Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Các Quan điểm của học phái Duy thức

05/01/201116:46(Xem: 13810)
5. Các Quan điểm của học phái Duy thức

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TU
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhàxuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de laSagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

5
Các Quan điểm của họcphái Duy thức

BÌNH GIẢI

Thế giới bên ngoài

Đến đây chúng ta sẽ đềcập đến phần văn bản nói về sự phủ nhận của những người thuộc phái Trung đạo vềcác quan điểm của những người thuộc phái Duy thức, còn gọi là phái Tâm thức duynhất hay Cittamatra. Những người phái Trung đạo trình bày học thuyết Duy thứcdưới hình thức những câu hỏi như sau :

15cd- (Người Duy thức)Nếu tâm thức ảo giác không hiện hữu, vậy cái gì đứng ra cảm nhận ảo giác ?

Câu này có ý nghĩa nhưsau : nếu đúng như lời của những người Trung đạo, tất cả những hiện tượng đềugiống như ảo giác, vậy thì những quan niệm, những cảm nhận và tri thức cũngphải bắt buộc giống như ảo giác. Nếu đúng như thế, những ảo giác được nhận biếtbằng thứ gì ?

Có nhiều cách để phủnhận sự bài bác đó của học phái Duy thức. Trước hết bằng cách thiết lập sự songhành. Bốn học phái về tư tưởng Phật giáo gồm có hai học phái thuộc Tiểu thừa –Kinh lượng bộ ( Sautrantika ) và Đại-tỳ-bà-sa luận (Vaibhashika) – và hai họcphái Đại thừa – Duy thức (Cittamatra) còn gọi là học phái Tâm thức duy nhất, vàhọc phái Trung đạo (Madhyamika), còn gọi là học phái Con đường Trung dung. Cảhai học phái Đại thừa đều chấp nhận khái niệm về vô ngã của mọi hiện tượng,nhưng lại không đồng ý với nhau về ý nghĩa của khái niệm này.

Theo học phái Duy thức,hiện thực hiển hiện ra trong tâm thức được chỉ định bằng ba bản chất khác nhau– bản chất hoàn toàn có tính cách tưởng tượng, bản chất lệ thuộc và bản chấtđược thiết lập một cách hoàn hảo, còn gọi là bản chất tối hậu. Dựa vào kháiniệm trên đây, người thuộc phái Duy thức nhận thức vô-ngã của mọi hiện tượngbằng cách cho rằng cái ngã, hay cá thể bị phủ nhận, nhất thiết chỉ là những gìliên hệ đến ngôn từ và khái niệm chỉ định những vật thể mà những quy chiếu củachúng mà thôi. Ví dụ, những người thuộc phái Duy thức xác nhận rằng hình tướnghay những vật thể hằng ngày, chẳng hạn như cái bình, cây cột, cái bàn, tự nơichúng, chúng không hiện hữu như những cơ sở chống đỡ cho ngôn từ đứng ra chỉđịnh chúng. Theo quan điểm của họ, tất cả những hiện tượng bên ngoài, sau khiđược phân tích rốt ráo, đều là những phóng ảnh của tâm thức mà thôi – trênphương diện tối hậu, đó chỉ là những phóng đại của tâm thức. Trên phương diệnnày, người phái Duy thức bác bỏ hẳn hiện thực của thế giới bên ngoài, bởi vìkhi ta khảo xác cẩn thận các vật thể hằng ngày, ta sẽ thấy chúng hiển hiện nhưhàm chứa một quy chế độc lập – giống như hiện hữu thật « ở bên ngoài » –, nhưngthật ra chúng chỉ là những phóng ảnh, những phóng đại bên trong tâm thức, nhữngtạo tác của tâm thần, vì thế chúng không hàm chứa một thực thể khách quan vàđộc lập nào cả. Khái niệm vô ngã này về các hiện tượng có thể làm nhẹ bớt sựbám níu của ta vào những gì bên ngoài, ta không còn cảm nhận chúng như thuộcvào một thế giới vững chắc nữa. Vì thế, luận thuyết trọng yếu của học phái Duythức – mà Tịch Thiên không chấp nhận – ấy là thế giới bên ngoài chỉ toàn là ảogiác, và những cảm nhận của ta về các vật thể chỉ là những tạo tác tinh thần,xuất phát từ những xu hướng sẳn có đã ăn sâu vào tri thức của ta.

Trong tiết sau đây, tácgiả của Tập Hành trình đến giác ngộ xác nhận rằng, theo học phái Duy thức, ngaycả thực tại của thế giới bên ngoài cũng không thể đứng vững được.

16a- (Trung Đạo) Và nếutheo các ông, ngay cả ảo giác cũng không hiện hữu, vậy thì cái gì đã được nhậnbiết ?

16b- (Duy thức) Các vậtthể hiện hữu bằng một phương cách khác (khác hơn là thể dạng của hiện thực thôthiển) : đó là những hình ảnh, và hình ảnh thì có khác gì với tâm thức.

Khi các người pháiDuy thức xác nhận rằng các vật thể bên ngoài không hiện hữu thật và chúng chỉlà những phóng ảnh tâm thần, tất nhiên họ chấp nhận có một sự sai lệch nào đógiữa sự cảm nhận của ta và thực tại của thế giới bên ngoài. Các người thuộcphái Trung đạo đã viện dẫn rằng, nếu đúng như thế, các ông là những người Duythức nếu các ông đã chấp nhận khái niệm theo đó bản thể của thực tại giống nhưmột ảo giác, ít ra là đối với thế giới bên ngoài, trong trương hợp đó các ôngđương nhiên phải chấp nhận khái niệm theo đó các vật thể bên ngoài không hàmchứa một sự hiện hữu thật sự hay nội tại – tức không có một bản thể thật sự nàocả. Các ông bắt buộc phải phủ nhận luôn cả tánh cách hiện thực của ảo giác nữa.

Tri thức tự nhận biếtlấy chính nó

Học phái Duy thức có thểđưa ra câu trả lời về vấn đề này như sau : mặc dù các vật thể bên ngoài khônghiện hữu giống như cách ta nhận biết chúng – như hàm chứa một thực thể kháchquan và tự chủ –, nhưng không có nghĩa là chúng không hiện hữu với tư cách lànhững biểu lộ của tâm thức. Tuy rằng chúng không hiện hữu một cách độc lập,người ta vẫn có thể xem chúng hiện hữu nhưng với tư cách là những hiện tượngtâm thần. Đấy cũng là một cách chống đỡ, nhưng dù sao những người thuộc pháiTrung đạo cũng có thể lập luận và phản kháng lại ý kiến ấy bằng cách diễn đạtnhư sau :

17- (Trung đạo) Nhưngnếu vật thể ảo giác lại chính là tâm thức, vậy ai thấy và cái gì đã được nhậnthấy ? Người Bảo vệ thế giới (51) đã nói rằng : « Tâm thức không thể nhận thấyđược bằng tâm thức ».

Nếu các vật thể, giốngnhư ảo giác, chỉ là những phóng đại đơn thuần của tâm thức, nhưng trên thực tếchúng thuộc hẳn vào thành phần của tâm thức. Nếu đúng như thế, người phái Duythức bắt buộc phải xác nhận rằng, khi tâm thức nhận biết các vật thể bên ngoài,họ cũng nhận biết chính họ nữa. Làm thế nào chúng ta có thể tránh khỏi mâuthuẫn khi nói đến vừa chủ thể và vừa đối tượng trong một vị thế mà rốtráo không còn gì cả, chẳng có gì khác hơn ngoài tri thức ?

Tịch Thiên trích dẫntrong một bộ kinh cho biết Phật đã xác nhận rằng, dù cho sắc bén như một lưỡidao, nó cũng không thể tự cắt nó được.

18a- Tâm thứcgiống như lưỡi kiếm, nó không thể tự cắt nó được.
18a- (Duy thức) Nógiống như một ngọn đèn, nó có thể soi sáng cho nó được.

Cũng thế, tri thức khôngthể tự nhận biết được nó – khái niệm về tri thức tự nhận biết lấy nó không thểđứng vững. Học phái Duy thức đáp lại sự chỉ trích này bằng luận cứ cho rằng cóthể hình dung một tâm thức có thể tự nhận biết được nó bằng cách dẫn chứng sauđây : cũng giống như một ngọn đèn soi sáng những vật thể khác –, từ bản chất nóđã hàm chứa đặc tính tự soi sáng lấy nó –, tri thức cũng thế cũng có thể nhậnbiết những vật thể bởi vì nó cũng tự nhận biết được nó. Những người Trung đạokhông chấp nhận cách giải thích này và đã phản ứng lại như sau :

19ab- (Trung đạo) Mộtngọn đèn không tự soi sáng cho nó, bởi vì nó không tối tăm.

Học phái Duy thứclại đưa ra một cách so sánh tương đồng khác :

19cd- (Duy thức) Màuxanh lam (của loại đá xanh da trời tên là thạch bích - lapis-lazuli) tự nó cómàu xanh không cần lệ thuộc vào màu xanh nào khác nữa, khác với một khối thủytinh (cần phải đặt lên một tấm vải màu xanh).

20ab- Vì thế, một sốnhững cảm nhận có tính cách độc lập, một số khác thì lệ thuộc.

Chúng tôi là những ngườiDuy thức, chúng tôi có thể xác định hai loại màu xanh khác nhau. Ví dụ, mộtkhối thủy tinh đặt lên trên một mảnh vải màu xanh sẽ trở nên xanh. Màu sắc mớicủa nó do những yếu tố khác – sự hiện diện của một mảnh vải nhìn xuyên qua mộtvật trong suốt. Trái với trường hợp trên đây, có những loại đá quý mà màu xanhkhông xuất phát từ những yếu tố khác ; trong trường hợp thứ hai này, màu sắc làmột đẳc tính nhất thiết của vật thể, trong khi đó đối với trường hợp thứ nhất,màu sắc là do một sự ngẫu nhiên tùy theo trường hợp. Cũng giống thế, có hailoại hiện tượng nhận thức chính yếu. Loại thứ nhất gồm những nhận thức do nơigiác quan của ta, chúng nhận biết những vật thể bên ngoài. Loại thứ hai khôngnhận biết các vật thể bên ngoài nhưng nhận biết chính nó. Vì thế mà học pháiDuy thức phân biệt giữa hai hiện tượng : tự cảm nhận và cảm nhận những vật thểkhác. Những người thuộc phái Trung đạo bác bỏ cách chống đỡ này của những ngườithuộc phái Duy thức.

20cd- (Trung đạo)Màu xanh không phải tự nó xanh ; nó không thể tự nó hoá thành xanh được.

Không có màu xanh nàolại không lệ thuộc vào những yếu tố khác. Màu xanh là phẩm tính của một vậtthể, nhưng tất cả các vật thể và tất cả các biến cố muốn hiển hiện đều phải lệthuộc vào sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện. Chẳng hạn nhưmàu xanh của khối thủy tinh, màu xanh của viên ngọc thạch bích đều phải lệ thuộcvào những yếu tố khác. Tịch Thiên lại phát biểu thêm :

21- Tâm thức nhận thấyvà xác nhận ngọn đèn soi sáng ; vậy thì ai giữ vai trò nhận thấy và xác nhậntâm thức soi sáng ?

22- Bởi vì tâm thứckhông được trông thấy bởi bất cứ một ai cả để có thể biết nó có chiếu sáng haykhông ; cũng giống như trường hợp vô tích sự khi bàn cải về vẻ duyên dáng củamột người con gái, con của một người phụ nữ hiếm muộn (không có con).

Học phái Duy thức phảichấp nhận rằng một ngọn đèn không thể tự soi sáng cho nó, vì chưng nếu nó cóthể tự soi sáng cho nó, ta cũng phải chấp nhận rằng bóng tối tự nó che dấu chonó. Dù sao đi nữa, ngay cả trường hợp không chấp nhận quan điểm theo đó mộtngọn đèn có thể tự soi sáng cho nó, ta cũng phải công nhận ngọn đèn có khả năngsoi sáng. Sự kiện một sự hiểu biết không thể tự hiểu biết lấy chính nó khôngbắt buộc rằng, trên phương diện bản chất, nó không phải là một « sự hiểu biết».

Theo Tịch Thiên, hành vichiếu sáng lệ thuộc vào các yếu tố khác – không thể có sự chiếu sáng nếu khôngcó một vật thể nào đó để cho nó chiếu sáng. Cũng thế, không thể có sự hiểu biếtnếu không có một đối tượng để hiểu biết. Nếu không thì cũng giống như đề cậpđến đứa con gái của một người đàn bà hiếm muộn !

Tuy thế, học phái Duythức vẫn tiếp tục đưa ra một luận cứ khác chứng minh rằng sự nhận biết có thểnhận biết được chính nó.

23ab- (Duy thức) Nếu tâmthức không thể tự biết được chính nó, thì làm thế nào nó có thể nhớ lại được sựhiểu biết của nó.

Thông thường, những gìgiúp ta xác định sự hiện hữu của một vật thể hay một biến cố, chính là khả nănggiúp ta thiết lập sự xác định đó dựa trên một cảm nhận hay một nhận thức vữngchắc : thực tại của một hiện tượng tùy thuộc vào sự vững chắc của sự cảm nhậnhay sự nhận thức ấy. Dù sao đi nữa, sự vững chắc của sự cảm nhận, riêng phầnnó, lại lệ thuộc vào mối tương quan giữa nó với thực tại ; vì thế giữa sự nhậnthức và đối tượng có một sự tương quan lệ thuộc lẫn nhau. Không đối tượng, thìcũng không thể có chủ thể được ; do đó cũng không có nhận thức, cũng không cómột tri thức nào về vật thể cả.

Tuy nhiên, học phái Duythức không chấp nhận sự tương liên giữa hiểu biết và đối tượng của hiểu biết.Theo học phái này, vị thế ưu tiên được dành cho phần tri thức, tức là chủ thể,bởi vì chính những kinh nghiệm chủ quan đứng ra xác nhận sự hiện thực của đốitượng. Dù sao, tính cách thực tại của chủ thể cũng bắt buộc phải được xác nhận.Nói cách khác, chính sự hiểu biết – hay chủ thể – bắt buộc phải được nhận biếtnữa. Nếu như bất cứ một sự nhận thức nào cũng đòi hỏi phải có một sự nhận thứckhác mới có thể thiết lập được, thì chuỗi tiếp nối sẽ kéo dài tùy thích (adlibitum) (29). Do đó, học phái Duy thức đã bác lại điều trình bày trên đây vàxác nhận rằng sự nhận biết tự nhận biết được nó ; trong hiện tượng nhận biếtcủa ta nhất định phải có một khả năng tự động nhận biết, giúp cho sự nhận biếtcủa ta cảm nhận được chính nó.

Vì những lý do trên đây,học phái Duy thức xác nhận là tri thức biết được chính nó (tiếng Tây tạng :rang rik). Các luận cứ khác được thiết lập dựa trên các hiện tượng về trínhớ ; khi ta nhớ lại một vật nào đó, không phải ta chỉ nhớ đơn thuần về vật thểđó, mà cả sự cảm nhận của ta về vật thể đó. Điều này cho thấy khi ta nhận biếtmột vật thể lần đầu tiên, đồng thời cũng có một khả năng khác ghi nhận kinhnghiệm này của ta nữa – cũng giống như trường hợp khi ta dùng ngôn từ thườngnhật để nói đến sự kiện nhớ lại, nếu trước đó không hề có một sự nhận biết nàoxảy ra liên quan đến vật thể hay biến cố đó ; ta không thể nói đến việc nhớ lạimột kinh nghiệm nhận biết nếu không có một sự nhận biết trước đó về kinh nghiệmnày. Vì vậy phải có một tri thức đủ khả năng tự nhận biết được nó vào lúc mà takhởi sự lần đầu nhận biết được vật thể ấy.

Tịch Thiên đưa ra mộtcách giải thích khác hơn về trí nhớ.

23cd- (Trung đạo) Trínhớ phát sinh từ sự phối hợp với một vật thể bên ngoài, giống như thuốc giếtchuột.

Theo những ngườiTrung đạo, chủ thể và đối tượng có quyền lực ngang hàng với nhau, bởi vì cả haiđều gồm chung trong một mối liên hệ hổ tương, có nghĩa là bên này phải lệ thuộcvào bên kia để thiết lập sự vững chắc cho mỗi bên. Không có một ưu tiên nàodành riêng cho phía tri thức cả.

Khounou Lama Rinpochénói rằng khi ta cảm nhận một màu xanh chẳng hạn nhờ vào sự nhận biết của giácquan và sau đó ta nhớ lại sự nhận biết đó, chính sự kiện nhớ lại vật thể đã hòalẫn với sự kiện nhớ lại sự cảm nhận. Sự kiện nhớ lại một vật thể không thể hiểnhiện một cách độc lập với kinh nghiệm nhận biết về vật thể đó. Như thế ta sẽhiểu tại sao kinh nghiệm chủ quan cũng hiển hiện trở lại với ta khi ta nhớ lạicùng một vật thể. Không cần phải nhờ đến một khả năng tự nhận biết độc lập đểgiải thích trí nhớ.

Học phái Duy thức lạiđưa ra một lập luận khác để chống đở cho luận thuyết về sự kiện tự hiểu biết.

24- (Duy thức) Bởi vìtrong một số điều kiện (nhờ vào sự tập trung, sự sáng suốt) ta có thể nhìn thấyđược tư tưởng của kẻ khác, vậy ta lại không thấy được những tư tưởng của ta haysao ? (Trung đạo) Không, chẳng hạn khi thoa một thứ dầu thuốc lên mắt ta có thểnhìn thấy một cái vại được dấu kín, nhưng ta không thể thấy được chính chất dầuthuốc trên mắt.

Nhờ vào cách lắngsâu trong thiền định, một vài người có thể đạt được sự sáng suốt giúp họ nhậnbiết được tâm thức của kẻ khác. Vậy tâm thức bắt buộc phải có một khả năng nhậnbiết những gì gần gũi hơn và thân thiện hơn với nó : tức là chính nó.

Để trả lời lại luận cứnày, những người thuộc Trung đạo dùng một cách so sánh tương đồng khác hơn :mặc dù có thể xử dụng một sức mạnh nào đó hoặc các chất liệu mang khảnăng ma thuật giúp con mắt nhận thấy được những vât chôn giấu dưới đất, nhưngđiều ấy không thể ban cho con mắt của họ sức mạnh để nhìn thấy được chính nó.Cũng thế, sự kiện một tâm thức có thể nhìn thấy tâm thức của kẻ khác không nhấtthiết cũng phải đưa đến việc tâm thức ấy có thể nhận biết được chính nó.

Theo học phái Duy thức,nếu chúng ta không công nhận khả năng của tri thức nhận biết được chính nó,chúng ta sẽ không còn có cơ sở cần thiết nào khác để thiết lập sự vững chắc củatri thức. Tịch Thiên liền đáp lại như sau : chúng tôi không phủ nhận những gìchúng tôi nhìn thấy, chúng tôi nghe thấy và những gì chúng tôi biết được :

25- Chúng tôi không nghingờ những cảm nhận của thị giác, của thính giác, của tri thức, nhưng không chấpnhận chúng là thật, giống như một sự thật tuyệt đối, đó là chủ chủ thuyết màchúng tôi bác bỏ như một nguyên nhân tạo ra khổ đau.

Chúng tôi phủ nhận sựcảm nhận sai lầm về mọi vật thể mà chúng tôi nhìn thấy, nghe thấy, cảm biếtđược, vì nó làm cho những thứ ấy hiển hiện ra với ta như hàm chứa một sự hiệnhữu thật và nội tại ; chúng tôi phủ nhận sự cảm nhận sai lầm ấy vì nó là cănnguyên đem đến khổ đau cho chúng ta.

Vượt ra khỏi sự bám níuvào cái « ngã »

Để giúp ta có thểhiểu được thế nào là vô minh nguyên thủy – tức sự kiện bám níu vào sự hiện hữunội tại của các hiện tượng – đã nô lệ hóa ta như thế nào, ta cần phải nắm vữngnhững quá trình về hiện tượng học và tâm lý học sinh ra từ những tư tưởng bấnloạn. Khi những xúc cảm tiêu cực, chẳng hạn như khi giận dữ, hận thù và bám níuphát hiện, ta phải khảo sát xem những đối tượng của những xúc cảm ấy đã hiểnhiện với ta như thế nào, có nghĩa là cách thức mà ta cảm nhận được chúng. Trongnhững mối tương tác bình thường giữa ta và thế giới chung quanh, Ta liên hệ vớithế giới ngoại quan chung quanh ta và tương quan với nó qua những cảm nhận cótính cách nhị nguyên, và qua những mối tương quan tự nhiên giữa ta và thế giớiđó, ta cảm nhận mọi vật thể giống như chúng hàm chứa một quy chế độc lập vàkhách quan, đang hiện hữu « sờ sờ ra đó, ở bên ngoài đó ». Ta tự ghép mình vàonhững cảm nhận này và bám vào những hình ảnh của các vật thể đang hiển hiện ravới ta như hàm chứa một thứ hiện thực nội tại, khách quan. Điều này lại càngtrở nên hết sức đúng, nhất là trong trường hợp khi ta đang làm con mồi chonhững xúc cảm mạnh liệt.

Ví dụ như khi ta đangphát lộ một sự thèm muốn mãnh liệt đối với một người nào đó hay một vật thể nàođó, đối tượng thu hút hiện ra với ta thật hoàn hảo và đáng cho ta thèm muốn mộttrăm phần trăm. Đặc tính của sự thèm muốn đó có vẽ như hiện hữu độc lập vớinhững cảm nhận của ta. Cũng thế, khi ta phát lộ sự giận dữ hay hận thù mãnhliệt, những gì khơi động sự hận thù của ta có vẽ như một đặc tính cố hữu thuộcvề đối tượng gây ra sự giận dữ của ta. Khi làm con mồi cho những xúc cảm mãnhliệt, ta có chiều hướng nhìn thấy tất cả mọi sự dưới dạng thể đen trắng, cảmnhận chúng, hoặc là hoàn toàn tốt, hoặc là hoàn toàn xấu. Chúng ta nên nắm ngaylấy những cơ hội ấy để tìm hiểu mối tương quan giữa ta và thế giới chung quanh,mối tương quan này đã bị bóp méo như thế nào bởi những cảm nhận sai lầm của tavề những vật thể và hiện tượng mà ta vẩn xem chúng như có thật một cách tựtại.

Khi ta phân tích cẩnthận những xúc cảm mãnh liệt đó, chẳng hạn như sự giận dữ, sự bám níu hay ghenghét, ta sẽ khám phá ra bên trong của quá trình nhân quả tạo ra chững xúc cảmđó hàm chứa một thứ cảm tính mạnh mẽ về « cái tôi » hay « cái ngã ». Những cảmtính như « Tôi không muốn cái này », « Cái đó làm tôi kinh tởm », hoặc « Tôi cảmthấy thích cái này », những cảm tính đó chi phối những xúc cảm của ta. Làm thếnào để xử lý và ngăn chận cảm tính mạnh mẽ về « cái tôi » ? Trước hết là phảiphân tích cảm tính đó ; giai đoạn kế tiếp là tìm cách làm suy giảm sức mạnh bámníu vào khái niệm vững chắc về đối tượng của những xúc cảm của ta.

Ta lấy một thí dụ nhưsau, chẳng hạn như thái độ thường thấy của ta khi ta làm sở hữu chủ một vật thểgiá trị nào đó, chẳng hạn như một chiếc xe, một cái đồng hồ. Nếu ta phát lộ sựbám níu cực mạnh vào chiếc đồng hồ, ta thử nhớ lại xem tình trạng tình cảm củata như thế nào trước khi mua chiếc đồng hồ ấy, khi nó còn nằm trên kệ bày hàngtrong cửa tiệm, và sau đó so sánh với tình trạng tình cảm của ta từ khi ta đãmua xong chiếc đồng hồ. Bây giờ chiếc đồng hồ là của ta, nó được gắn chặt vớiphần tri thức thuộc vào cái ngã của ta, cái ngã ấy được biểu lộ bằng « tôi đây». Khi còn trong tiệm, nhất định ta bị thu hút bởi chiếc đồng hồ ấy, nhưng nóvẫn chưa thật sự gắn bó với cám tính của « cái tôi », bởi vì nó chưa phải làcủa tôi. Đến đây ta đã hiểu được là cùng một vật thể nhưng nó đã gợi lên cho tanhững cảm tính khác nhau.

Thông thường, những xúccảm như giận dữ và bám níu có thể phát lộ ở những cấp bậc khác nhau, tương ứngvới sức mạnh bám níu vào « cái tôi » hay là vào ý tưởng « tôi đây ». Đại khái,ta có chiều hướng hình dung « cái tôi » như một thực thể độc lập với thân xácta và tâm thức ta, giống như một nhân viên kiểm soát mang tính cách thực thể,độc lập và tự chủ. Ta bám níu vào cảm tính về cái tôi ấy giống như là một bảnnăng. Ta hãy lấy một thí dụ, trong trường hợp cần phải nhờ đến y khoa để ghéptim hay để cắt bỏ một phần tứ chi, ta nhận thấy điều ấy lợi ích cho ta và ta cóthể hoàn toàn chấp nhận. Trong một trường hợp khác, nếu cần phải thay toàn thểthân xác ta với thân xác của một người khác, và nếu chuyện ấy có thể thực hiệnđược, biết đâu ta cũng có thể chấp nhận ngay. Cũng vậy, nếu sự trao đổi chứngtỏ có lợi cho ta, biết đâu ta cũng có thể sẳn sàng trao đổi tâm thức của ta ?Những ham muốn đó cho thấy ta có một cảm tính về một « cái tôi » khá riêng rẽvới thân xác và tâm thức của ta. Tịch Thiên nhấn mạnh và chứng minh trong vănbản của ông là « cái tôi » như thế chỉ hiện hữu trên cơ sở của những cấu hợp màthôi ; nó không có tính cách cá thể như là một « cái tôi » đứng ra bênngoài thân xác và tâm thức.

Tất cả những gì trìnhbày trên đây có nghĩa là khi nào ta biết suy tư về sự vắng mặt của « cái tôi »đương nhiên sẽ làm giảm sút sự bám níu của ta vào « cái tôi » ấy, vào cảmtính vững chắc mà ta đã đem gán cho cái ngã của ta. Như tôi đã trình bày trênđây, sự kiện biết xem tất cả mọi vật thể bên ngoài chỉ là những phóng ảnh củatâm trí – chỉ là những sáng tạo của tâm thức vướng vào sai lầm – sẽ làm suygiảm một cách đáng kể sự bám níu của ta vào các vật thể đó. Cũng thế, khi tabắt đầu nhận ra sự vắng mặt của « cái tôi » độc lập, tự chủ, thì sức mạnh mà tadùng để bám níu như một bản năng vào « cái tôi » cũng sẽ khởi sự suy yếu đi.

Tâm thức và ảo giác

26- (Duy thức) Nếu tacho rằng một đối tượng ảo giác là một thứ gì khác với tâm thức, là sai ; nếu tanghĩ rằng nó cũng đơn thuần là tâm thức, cũng là sai nốt.
(Trung đạo) Nếu các ôngnói rằng tâm thức là thật, làm thế nào đối tượng lại có thể thuộc vào một bảnchất khác, bởi vì theo các ông đối tượng là không thật ? Nếu tâm thức có cùngmột bản chất với đối tượng không thật, làm sao tâm thức có thể thật cho được ?

Theo sự khẳng địnhcủa các người phái Duy thức, ảo giác không khác với tâm thức, và cũng khônggiống hệt với nó – ảo giác không phải là tâm thức ; nó không đồng nhất với tâmthức cũng không tách rời ra ngoài tâm thức, vậy nhất thiết nó chỉ có thể là mộtphóng ảnh của tâm thức mà thôi.

Tịch Thiên lý luận rằng,nếu ảo giác chỉ hiện hữu bên ngoài, làm sao ta có thể khẳng định rằng nó là mộtphóng ảnh của tâm thức ? Trên một khía cạnh khác, nếu ảo giác không hàm chứamột thực tại bên ngoài, và nó chỉ đơn giản là một sản phẩm của tâm thức, làmthế nào ta có thể xác định được các vật thể hằng ngày, chẳng hạn như những hìnhtướng, như cái lọ, cái bàn có thể hiện hữu thật, khi mà quan điểm trên đây xemchúng không hàm chứa bất cứ một thứ hiện thực nào ?

Các người thuộc phái Duythức nhấn mạnh rằng : ngay các vật thể bên ngoài giống như những ảo giác vàkhông hiện hữu, chúng vẫn có thể quan sát được.

27- Các ông nói rằng mộtđối tượng ảo giác, không hiện hữu thật, vẫn có thể được nhận thấy : vậy thì mộttri thức ảo giác, không hiện hữu thật, vẫn nhận biết được.
(Duy thức) Thế giớiTa-bà có cơ sở là một thứ gì có thật (tâm thức), nếu không nó chỉ là một khoảngkhông gian trống rỗng.

Tịch Thiên đáp lạirằng, mặc dù tâm thức không hiện hữu trong bối cảnh của sự thực tối hậu, tuyvậy ta vẫn có thể khẳng định rằng nó có thể được quan sát thấy. Để trả lời chođiểm này, các người phái Duy thức phản công lại và cho rằng chu kỳ luân hồiphải có một thứ cơ sở thực thể nào đó, mang tính cách khách quan trong thựctại, nếu không nó cũng giống như không gian trống không, tức là một thực thểtrừu tượng. Tác giả tập Hành trình đến giác ngộ lại nhắc nhở một lần nữa, theonhững người thuộc phái Duy thức, chỉ có tâm thức mới hàm chứa một sự hiện hữuthật mà thôi.

28- (Trung đạo) Tại saomột vật không thật (thế giới Ta-bà) khi dựa trên một vật khác mang tích cáchthật (tâm tức), lại có thể giữ vững một chức năng ? Tâm thức của các ông chỉ cóthể có một người đồng hành duy nhất : là hư vô.

29- Nếu tâm thức mất đốitương, tất cả chúng sinh đều là Phật (bởi vì tính cách nhị nguyên không cònnữa). Vậy, đâu có ý nghĩa gì nữa khi nói rằng tất cả chỉ là tâm thức ?

Tính cách hợp lý(logic) mà những người thuộc phái Duy thức chủ trương đã dồn họ vào thế phảichấp nhận ý kiến theo đó tâm thức hiện hữu một cách độc lập với tất cả nhữngvật thể khác, bởi vì trên cấp bậc tối hậu, đó là những gì duy nhất hiện hữu. Nếuđúng như thế, điều này gợi lên thể dạng Pháp thân (30), nơi thể dạng đó tất cảnhững quá trình tư duy thuộc thế giới bên ngoài đều bi hòa tan, không còn lưulại bất cứ một dấu vết nhị nguyên nào nữa.

Rốt lại, các người pháiDuy thức nhất thiết phải nhìn nhận rằng, nếu như ngoài tâm thức ra chẳng có gìhiện hữu, thì tâm thức phải được giải thoát khỏi mọi tạo dựng nhị nguyên, bởivì mọi hình thức nhị nguyên chỉ là ảo giác nên không hiện hữu được. Quan điểmnày đương nhiên đòi hỏi phải chấp nhận rằng mọi sinh linh có giác cảm, hàm chứamột tâm thức, đều không vướng mắc vào những cảm nhận nhị nguyên và những kháiniệm sai lầm : các sinh sinh ấy đều là Phật, hoàn toàn giác ngộ. Như thế có lẽđã đủ để chứng minh rằng các quan điểm của học phái Duy thức đưa đến những kếtluận phi lý.

Tìm hiểu về Trungđạo

Đến đây Tịch Thiêntrình bày về những tranh luận liên quan đến việc cần thiết cần phải chọn conđường Trung đạo. Trước tiên, Tịch Thiên đưa ra lập luận của Trung đạo phủ nhậnsự hiện hữu nội tại :

30- (Hỏi) Nhưng nếu nhưđã thấu triệt được tánh cách ảo giác của tâm thức, dục vọng có vì thế mà bịloại trừ hay không ? Ta có thấy như thế cũng giống như một ảo thuật gia tạo raảo giác một người đàn bà và mê mệt người đàn bà ấy hay không ?

Tiếp theo, Tịch Thiênđáp lại sự chỉ trích này như sau :

31- (Trung đạo)Nhà ảo thuật không xóa bỏ được dục vọng phát sinh từ thói quen xem là hiện thựcnhững gì được nhận thấy ; đúng vào lúc mà hắn nhìn thấy sự sáng tạo của hắn,thói quen nhìn thấy được Tánh không còn quá yếu kém (để hắn có thể loại trừ dụcvọng của hắn).

Thật vậy, TịchThiên nói rằng ngay cả người làm ảo thuật – tạo ra một người đàn bà ảo giác –đôi khi cũng phát lộ những cảm tính dâm ô đối với sự sáng chế của mình, mặc dùhắn biết đấy chỉ là ảo giác. Tình trạng này là do những xu hướng và những biểuđồ tư tưởng đã quá quen thuộc. Dù đã hiểu thế nào là bản thể trống không củamọi hiện tượng, giống như ảo giác, nhưng vì thói quen, ngay cả chúng ta đâychúng ta vẫn giữ chiều hướng xem các vật thể và các hiện tượng giống như hàmchứa một sự hiện hữu nội tại. Đó là những thói quen bản năng đã được tạo lập từthật nhiều kiếp trước.

Khi nói đến những chủngtử hay những gì tiềm ẩn, thật hết sức hệ trọng phải đồng ý với nhau về sự kiệncó hai loại vết hằn (31) khác nhau. Các chủng tử có thể làm hiển hiện trởlại trong tri thức ta những yếu tố mà chúng đã để lại từ trước ; nhữngtiềm ẩn tức là những xu hướng còn lưu giữ trong tâm thức ta dưới hình thứcnhững biểu đồ quen thuộc, ảnh hưởng đến sự nhận biết và những thái độ của ta.

Tịch Thiên tuyên bố rằngkhi đã quen dần một cách thường xuyên với sự hiểu biết về Tánh không, ta có thểloại trừ dần dần những ảnh hưởng phát sinh từ những phản ứng bản năngquen thuộc đó. Một khi sự bám níu của ta vào tất cả những cực đoạn đã bị loạitrừ, những khuynh hướng nhị nguyên và bám níu của ta cũng sẽ biến mất. Như vậy,nhờ vào sự khai triển liên tục về sự hiểu biết sâu xa ấy, ta sẽ có thể vượt lên trên những xu hướng của thói quen thúc đẩy ta bám níu vào ý niệm về sựhiện hữu nội tại.

Điều hệ trọng nhất làphải nhổ bỏ tận rễ vô minh căn bản và thực hiện cho được Tánh không tinh tế,phủ nhận tất cả những cấp bậc thực thể của hiện thực và hiện thực nội tại.Nhưng chính yếu hơn hết là đừng để sự thực hiện Tánh không thiếu hoàn hảo,giống như trường hợp đã xảy ra cho học phái Duy thức ; những người Duy thứckhông chấp nhận sự hiện thực của thế giới bên ngoài và xác nhận rằng tâm thứchay tri thức hàm chứa một thứ hiện thực tuyệt đối nào đó, vì thế họ vẫn còn duytrì một cơ sở vững chắc để bám níu.

Trường phái Trung quántông – Y tự khởi tông (Madhyamika - Svatantrika) bước xa hơn một bước so vớitrường phái Duy thức khi xác nhận rằng cả tâm thức cũng như những vật thể bênngoài đều không hàm chứa bất cứ một sự hiện hữu thực thể nào cả. Tuy nhiên,trường phái này vẫn còn chấp nhận một hình thức tinh tế nào đó về hiện thực nộitại của tâm thức và cả đối tượng của nó nữa ; vì thế sự hiểu biết Tánh khôngcủa học phái này vẫn chưa phải là rốt ráo.

Chủ trương phủ nhận mọihiện thực nội tại, học phái Trung quán tông - Cụ duyên tông (Madhyamika -Prasangika) đã chứng tỏ cho thấy một sự hiểu biết về Tánh không toàn vẹn và dứtkhoát, hoá giải bất cứ xu hướng nào đưa đến sự bám níu vào các hiện tượng đượccho là tuyệt đối. Đó chính là sự hiểu biết đích thực của Tánh không mà ta phảivun xới.

Tịch Thiên đã cảnh giácta bằng tiết sau đây trong văn bản :

32- Nhưng, một khi đãthấm nhuần với ý nghĩ trống không, thói quen về sự hiên thực của mọi hiện tươngsẽ biến mất ; nếu tự nhắc nhở thường xuyên rằng mọi sự đều không thật, về lâudài ngay cả ý nghĩ về Tánh không cũng sẽ biến mất.

Tịch Thiên chorằng cần phải thật ý thức về nguy cơ có thể ngoại vật hoá (32) ngay cả Tánhkhông nữa. Ta có thể vướng vào ý nghĩ là mặc dù tất cả mọi vật và mọi hiệntượng không hàm chứa sự hiện hữu nội tại, nhưng riêng Tánh không thì tuyệt đối.Nhưng Tịch Thiên đã tuyên bố khi sự quán nhận của ta về Tánh không đã hoàn hảo,ngay cả tình trạng ngoại vật hoá Tánh không hay cách hình dung Tánh không nhưmột thứ gì tuyệt đối cũng sẽ tan biến hết. Mặc dù có sự khác biệt trong cáchdiễn đạt giữa Khentchen Kunzang Palden và của Minyak Kunzang Seunan về điểmnày, nhưng sau cùng cả hai đều đi đến những nhận xét giống nhau : sự thực hiệntoàn diện về Tánh không sẽ không cho phép ta cảm nhận nó như một sự hiện hữuthật sự.
Trong hai tiết sauđây, Tịch Thiên chứng minh cho thấy khi thiền định về Tánh không ta có thể đạtđược dạng thể phi khái niệm.

33- Khi ta bảo rằngkhông có gì hiện hữu cả, trong trường hợp đó, đối tượng của sư tìm kiếm, tức làhiện thực, không thể cảm biết được, làm thế nào sự phi-hiện-thực, không cơ sởchống đở, lại có thể hiện ra trong tâm trí ?

34- Khi mà hiện thực vàcả phi-hiện-thực không còn hiện ra trong tâm trí, lúc ấy không còn bất cứ mộtvọng tưởng nào nữa, và tâm thức khi đã được giải thoát khỏi mọi khái niệm sẽlắng dịu xuống.

Với tư cách mộtngười Trung đạo, Tịch Thiên chấp nhận sự vững chắc của tất cả những quy ướcthuộc vào thế giới tương đối – chẳng hạn như luật nguyên nhân và hậu quảvà khả năng đạt được sự giải thoát khỏi chu kỳ hiện hữu. Các người phái Duythực, chấp nhận sự hiện hữu thật sự của mọi vật thể và mọi hiện tượng, đồngthời cũng nói đến con đường đưa đến giải thoát hoàn toàn và khả năng giúp đạtđược mục đích đó. Theo tác giả của tập Hành trình đến Giác ngộ, mặc dù đã xácnhận trên phương diện tối hậu rằng không có bất cứ một thứ gì mang đặc tínhhiện thực hay sự hiện hữu nội tại cả, nhưng đồng thời ta vẫn có thể nói đến khảnăng đạt được Phật tính mà không sợ mâu thuẫn ; điểm này sẽ được khai triểntrong những tiết sau đây :

35. Giống như tảng đáthần diệu và gốc cây linh ứng đem đến sự toại nguyện cho những người đến cầuxin, phát nguyên của chư Phật vì sự an vui của chúng sinh cũng hiển hiện nhưthế.

36- Tuy rằng nhà sư Bà-la-mônShanku đã chết từ lâu, nhưng ngôi Chùa Ca-lâu-la (Garuda) do ông hiến dâng vẫntiếp tục chữa khỏi những hậu quả của thuốc độc và những tại ương khác.

37- Cũng thế, ngôi Chùado những kẻ Vinh quang (33) hiến dâng, đúng với nguyện vọng tu tập hướng vềGiác ngộ của họ, vẫn tiếp tục bảo toàn những chức năng của nó, dù rằng những vịBồ-tát đã tịch diệt.

Tịch Thiên tự đặtmình vào vị trí những người phản kháng bằng câu hỏi sau đây :

38ab- (Thanh vănthừa) Làm thế nào việc thờ phụng một Người không còn vướng mắc những tư duy tảnmạn (tức là Phật) lại có thể đem đến kết quả ?

Tịch Thiên trả lờicho câu hỏi trên đây như sau :

38cd- (Trung đạo) Như đãnói đến trên đây là sự thờ phụng một vị Phật còn hiện thân hay một vị Phật đãtịch diệt cũng đều bằng như nhau.

39- Dù cho đạo hạnh củaPhật tính được xem như ảo giác, hoặc theo như các ông, là thật, nhưng kinh sáchđều xác nhận sự phát sinh ra quả. Dù Phật được xem là thật hay không thật, quảđạt được cũng giống như nhau.

THIỀN ĐỊNH

Đến đây, chúng tahãy để ra vài phút để thiền định. Hãy tưởng tượng ta đang cảm nhận một xúc cảmthật mãnh liệt, đang giận dữ hay đang bám níu vào một người nào đó. Ta lại tiếptục, dưới sự chi phối của xúc cảm, tưởng tượng ra phản ứng của ta trong tìnhtrạng liên hệ với người ấy. Hãy phân tích những xúc cảm phát sinh và đem rachúng so sánh với những xúc cảm mà ta biểu lộ trong những lúc bình thường đốivới những người khác. Hãy phân tích những khác biệt trong hai trường hợp và sosánh những khác biệt ấy. Cứ tập như thế, dần dần ta sẽ nhận diện được những quátrình tâm lý liên hệ đến những xúc cảm bấn loạn cực mạnh, chẳng hạn nhưsự giận dữ, và rồi ta sẽ hiểu được tại sao sự kiện bám níu vào một vài đặc tínhchủ quan được đem ra « cụ thể hoá » và áp đặt cho một người nào đó lại là cănnguyên tạo ra mọi thứ xúc cảm khổ sở cho ta.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2019(Xem: 9242)
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc, với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ.
15/06/2019(Xem: 5922)
Tôi luôn luôn nói trong cung cách bình thường như bổ sung cho tiếng Anh không lưu loát của tôi. Tôi không thích nghi thức. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng là những con người từ thân thể, tinh thần đến cảm xúc. Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
13/06/2019(Xem: 5929)
Cái đề của bài viết “Giọt Nước Mắt Sa Di”, thoạt nghe, cứ tưởng như tiếng vọng ai hoài của một cuốn phim truyện đầy tình cảm éo le như Dạ Cổ Hoài Lang hay Hồi Chuông Thiên Mụ… vào một thuở xa xưa!
13/06/2019(Xem: 7856)
Chúng tôi đã dành mấy tháng nay để đến với miền quê các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh và huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi đến những cánh đồng để quan sát. Mà kết quả là rác nhiều vô cùng. Rác ở đây là túi ni lông, vỏ gói thuốc và vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu. Tại rất nhiều nơi, hai bên đường và cả dưới kênh, mương, bờ ruộng à vô vàn bịch ni nông đựng rác (không rõ bên trong là loại rác nào). Chúng tôi thật sự bất ngờ về túi ni lông bay khắp nơi, bên bờ ruộng, bên đường làng. Nhiều kênh, mương, sông nhỏ ở một số vùng quê này cũng đã bị ô nhiễm, không thể tắm được như hồi chúng tôi còn nhỏ. Giật mình đau xót.
28/05/2019(Xem: 6168)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
27/05/2019(Xem: 9014)
Một hành giả tiến tới Quả Phật như thế nào qua việc trau đồi thiền quán những con đường của động cơ và tuệ trí? Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật trình bày những trình độ của con đường trong một tuyên bố ngắn gọn và thậm thâm, “Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha,” có nghĩa là, “Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.”
27/05/2019(Xem: 6450)
Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:
27/05/2019(Xem: 6217)
Vào mỗi lần đại gia đình nhà tôi khi có dịp gặp mặt đầy đủ vào những ngày giỗ lễ lớn quan trọng và phù hợp với School holiday, tôi thường lắng tai nghe các con tôi trao đổi kinh nghiệm sống khi tiếp xúc và xã giao với các bạn bè hay trong công việc của chúng ( hai đứa con tôi mỗi gia đình ngụ tại hai thành phố khác nhau của Australia- Sydney / Melbourne) .
25/05/2019(Xem: 7510)
SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
20/05/2019(Xem: 7659)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]