Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài lời của người dịch

05/01/201116:40(Xem: 11212)
Vài lời của người dịch

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh: Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

Vàilời của người dịch

Tựasách là Tu Tuệ, Tuệ là Trí Tuệ hay Tuệ Giác, tiếng Phạnlà Prajna. Người ta thường phân biệt ba loại tu tập : tuhạnh (giữ giới), tu thiền (nhập định) và tu tuệ (quánthấy). Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải,tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sựhiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọivật thể và mọi biến cố, một sự hiểu biết tối thượngcó thể xoá bỏ vô minh để đưa thẳng đến Giác ngộ.

NhưNgài Thupten Jinpa đã trình bày trong phần lời tựa, đây làquyển sách ghi chép lại những lời giảng của Đức Đạt-LaiLạt-Ma tại Pháp về chương IX trong tập Luận Hành Trình đến Giác ngộ của Ngài Tịch Thiên. Vậy nguồn gốc của tậpsách này như thế nào, tại sao lại là chương IX, và NgàiTịch Thiên là ai ?

Sauđây là vài nét tóm lược tiểu sử của Ngài Tịch Thiênvà nguồn gốc tập Hành trình đến Giác ngộ. Tiểu sửcủa Ngài Tịch Thiên, theo như kinh sách ghi chép, có thể phảngphất một vài nét huyền thoại. Trong thời đại của chúngta, dù tin hay không tin những nét huyền thoại ấy nhưng khiđã đọc tập sách của Ngài thì chúng ta không thể nào khôngthán phục và ngưỡng mộ một trí thông minh siêu phàm, mộtcon người ngoại lệ hay đúng hơn là một vị Bồ-tát đãđạt được Giác ngộ. Tập sách Hành trình đến Giác ngộquả thật là một trong những trước tác cổ điển đẹpnhất trong lịch sử Phật giáo, đúng như lời của Ngài ThuptenJinpa trình bày trong phần lời tựa.

TịchThiên (Shântideva) là một vị cao tăng người Ấn, sinh vàokhoảng cuối thế kỷ thứ VII hay đầu thế kỷ thứ VIII,ngày mất thì không ai được biết. Ông là con của vua Kalyânavaraman.Khi còn nhỏ, ông được một nhà tu khổ hạnh truyền cho giáopháp của Bồ-tát Văn Thù (Mansjurhi), ông tu tập rất chuyêncần và đã đắc Đạo. Khi vua cha qua đời, ông nhất địnhkhông lên ngôi kế vị, bỏ trốn vào Tu viện Đại học Na-lan-đà,thụ giới làm một tì kheo. Ông thường thức một mình trongđêm và soạn được hai bộ sách, sau này rất nối tiếng.Bộ thứ nhất là Siksâmuccaya (Bồ-tát học luận), một tậpsách giản yếu về giáo huấn, và bộ thứ hai là Sutrasâmuccaya(Kinh luận), một tập sách giản yếu về kinh điển, tậpsách thứ hai đã thất truyền và ngày nay chỉ còn bản dịchbằng tiếng Hán. Cả tu viện không ai hay biết gì về việcsoạn thảo hai tập sách trên đây của ông. Vì ông ngủ libì suốt ngày nên các vị thầy và các vị đồng tu đềucho ông là người lười biếng, ngu đần và đặt cho ông biệtdanh là bhushuku, có nghĩa là « người chỉ biết ăn, ngủvà tiêu hoá ».

Nhữngngười trong tu viện có ý định muốn tống khứ ông, nênhọ đồng tình dựng lên một đàn thuyết giảng còn gọilà cái ngai, nhưng lại dựng rất cao và rất khó trèo lên.Theo thông lệ, uy tín của người thuyết giảng càng cao thìngai thuyết giảng cũng phải có chiều cao tương xứng. Saukhi đàn được dựng xong, các người trong tu viện mới ônglên ngồi để thuyết giảng. Chưa dứt lời mời thì đã thấyông ngồi chểm chệ trên ngai làm cho mọi người hết sứckinh ngạc. Ông liền cất tiếng giảng về Nhập Bồ-đề Hànhluận (tức tập Hành trình đến giác ngộ) mà Đức Đạt-LaiLạt-Ma hơn mười thế kỷ sau đã đem ra giảng lại cho chúngta hôm nay. Khi Ngài Tịch Thiên giảng đến chương IX và đúngvào lúc ông thốt lên câu này : « Lúc không còn một sự hiệnthực nào hay một sự phi-hiện-thực nào nữa hiển hiện ratrong tâm thức… », và ông chưa kịp dứt câu thì mọi ngườibổng thấy ông bay vọt lên không trung đứng lơ lửng bêncạnh Bồ-tát Văn Thù. Câu giảng trên đây thuộc vào tiết34 của chương IX. Mặc dù trên đàn thuyết giảng lúc ấyđã trống không nhưng người ta vẫn tiếp tục nghe văng vẳngtiếng ông thuyết giảng cho đến câu cuối cùng của tậpluận.

Vìmuốn ghi lại bài giảng của ông, nên mọi người trong tuviện Na-lan-đà đã họp nhau chia thành hai nhóm, họ moi lạitrí nhớ và chép thành hai bản, một bản gồm 700 câu tứtuyệt, một bản gồm 1000 câu tứ tuyệt. Sau đó tu viện gởisứ giả đi tìm ông khắp nơi, và sau cùng đã tìm đượcông và mời ông về chùa. Tuy nhiên, ông chỉ nhận duyệt xétlại hai bản thảo và cho rằng bản 1000 câu tứ tuyệt gầnvới lời giảng của ông hơn. Ông chỉ chỗ cất hai tập sáchcủa ông trong chùa nhưng nhất định không trở về nữa. Ôngtrở thành một người du-già phiêu bạt, và không còn ai biếtông ở đâu. Chỉ nghe tiếng đồn ông thường xuất hiệnđể đấu lý với các vị thầy ngoài Phật giáo thời bấygiờ và thực hiện nhiều phép nhiệm mầu để cứu giúp ngườihoạn nạn khắp nơi. Nhưng về sau thì không còn ai nghe nóiđến ông nữa.

Tuygọi là phép tu Tuệ, nhưng phần kết luận của chương IXcũng như suốt trong những đoạn bình giảng của Đức Đạt-LaiLạt-Ma, Từ bi đã được nhắc nhở không ngừng, nếu Từbi không được xếp lên hàng đầu thì ít ra cũng ngang hàngvới Trí tuệ. Ta không thể nào hình dung một vị Phật vớimột Trí tuệ siêu nhiên nhưng lòng Từ bi lại có giới hạn.

Tôikhông dám tự cho là có thể nắm bắt được hết những gìthâm sâu và cao siêu trong quyển sách này. Nhưng vì tâm nguyệnmuốn được chia xẻ với người đọc một vài hiểu biếtnhỏ nhoi mà tôi có thể lãnh hội được, vì thế tôi đãcố gắng với tất cả lòng nhiệt tâm để phiên dịch mộttác phẩm có thể vượt xa hơn tầm tay của tôi nhiều. Dùcho lời dịch còn non nớt và vụng về đi nữa, tôi cũng xinchắp tay hồi hướng công lao nhỏ nhoi này để cầu xin chothế giới vô thường của chúng ta ít hận thù hơn, hạnhphúc hơn và an bình hơn, cầu xin cho không gian mênh mông trởthành mảnh đất của Trí tuệ vô biên. Lời cầu xin này khôngmang một cảm tính tự phụ nào cả, nó chỉ là một sứcmạnh vượt ra khỏi tim tôi và tâm thức tôi.

HoangPhong
04-10-2007

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5676)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5223)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6777)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6513)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6322)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7833)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7676)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6507)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7743)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7823)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]