Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tại sao phải mở trường Phật học

02/01/201107:27(Xem: 10135)
11. Tại sao phải mở trường Phật học

11. Tại sao phải mở trường Phật học

Các trường Cơ bản Phật học mở ra là cốt để đào tạo các vị Tăng Ni trẻ có đủ trình độ học vấn cơ bản và một sự tu hành vững chắc. Đến khi lớn lên làm một vị Tăng, vị Ni cũng cómột trình độ vững chắc như vậy để hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần sanh.

Chúng đệ tử của Phật có bốn, là Tăng, Ni, cư sĩ Nam và cư sĩ Nữ. Như vậy Ni ở vị trí thứ hai trong hàng đệ tử bốn chúng của Phật. Nên đối với Phật pháp, đối với bản hoài của Đức Phật, là người đệ tử luôn luôn phải tâm niệm thực hiện cho được bản hoài của Ngài để chứng minh cho việc làm đệ tử. Được như vậy thật là mộtđiều hết sức sung sướng. Nhưng làm sao để được Phật chứng minh? Chính Đức Phật cũng đã từng dạy: "Ở gần bên Ta mà không thực hành theo lời dạycủa Ta thì như cách xa Ta ngàn dặm. Trái lại, dù ở xa Ta nhưng thực hành theo lời dạy của Ta thì cũng như ở gần hai bên Ta". Ngày hôm nay chúng ta đã cách Phật rất xa, thuộc về đời mạt pháp. Tuy cách xa Phật nhưng chúng ta còn có đủ thiện duyên để tin Phật, học hiểu giáo lý của Phật, gặp thầy, gặp bạn để trau giồi đức hạnh, để tu tập, để tiến lên con đường giải thoát của Phật, thì đó là một điều hạnh phúc, rất là may mắn cho chúng ta.

Như Đức Phật đã dạy, tất cả mọi chúng sanh còn đang ở trong vòng đau khổ. Nhưng sự đau khổ đó có từ đâu có và nguyên nhân của sự đau khổ đó thế nào? Thì chính Đức Phật dạy: Nguyên nhân của sự đau khổ đó, nguồn gốc không ở đâu xa lạ hết, mà chínhngay trong bản thân của mỗi người. Trong bản thân của mỗi người tùy theo sự nhận thức như thế nào thì cuộc đời nó sẽ hiện ra như thế đó. Nênnói cuộc đời an lạc hay cuộc đời đau khổ, cái đau khổ an lạc bên ngoài có cái thủ, có cái duyên, nhưng chính cái an lạc, cái đau khổ bắt gốc từsự nhận thức của con người. Nếu sự nhận thức đó mang cái chấp ngã điên đảo, tham lam, ích kỷ, thì sự nhận thức đó sẽ đưa đến sự đau khổ. Ngược lại, một sự nhân thức sáng suốt, nhìn sự vật một cách như thật, như Đức Phật đã từng dạy: Là vô thường, vô ngã. Nhận thức đúng như vậy, không sinh ngã chấp, không đắm trước, thì đó là một nhận thức đúng đắn mang lại sự an lạc. Nếu không nhận thức đúng đắn thì sinh ra đau khổ. Vậy cáigì khổ? Cái cây nó không khổ, chén cơm nó không khổ, hòn núi nó không khổ, con sông nó không khổ, cái nhà nó không khổ, cục vàng nó không khổ,những thứ đó nó không khổ.

Cục vàng dù có thể trong rương haycó rớt xuống khỏi bùn nó không khổ. Hòn núi có còn đó hay có tiêu đi hòn núi cũng không khổ, cái nhà có còn đó hay có cháy đi cái nhà đó cũngkhông khổ. Vậy ai khổ? Không phải cái nhà, không phải cục vàng mà cái khổ đó là con người khổ. Người có cục vàng mang cục vàng, đắm trước cục vàng, mất cục vàng thì đau khổ. Đó là sự đau khổ của trong tâm thức, sự đau khổ của sự nhận thức, chứ không phải sự đau khổ của cục vàng. Ta thường nói mất cục vàng cho nên ta đau khổ, có cục vàng cho nên ta an vui. Đó là một lời nói không xứng đáng, không đúng cách cho lắm. Bởi vì có người có vàng nhưng họ lại không vui, nhưng cũng có những người khôngcó vàng nhưng họ lại không khổ. Như vậy cục vàng cũng không phải là đaukhổ, cũng không phải là an vui. Mà đau khổ hay an vui chính tự nơi con người.

Ngày xưa, ở bên Trung Hoa có Hứa Do và Sào Phủ, hai ông này là hai nhà ẩn sĩ, bỏ hết cả danh lợi cả thế gian để đi ở ẩn. Thời đó vua Nghiêu cũng là một vị vua hiền, nghe Hứa Dolà một vị hiền sĩ, cho người đi mời Hứa Do về. Hứa Do nghe được vua chomời về nhưng cũng không biết vua nói chuyện gì. Khi vào gặp thì vua Nghiêu liền nói: Tôi nghe ngài là một bậc hiền sĩ, đức hạnh hơn tôi. Xinngài ở lại để ngài cai trị đất nước này thay tôi, đem lại sự an lạc thái bình cho thiên hạ, chứ tôi không đủ đức độ như ngài. Nghe xong, ôngHứa Do bịt tai bỏ đi. Bỏ đi và quay xuống sông rửa tai và lẩm bẩm nói: Xưa nay chưa từng nghe câu nói đó, nên nghe rồi nó chát chúa và bẩn thỉulỗ tai quá. Cho nên ông phải xuống sông rửa tai. Cùng lúc ấy Sào Phủ dẫn trâu đi uống nước, thấy Hứa Do đang rửa tai như vậy liền hỏi: Tại sao anh xuống đây rửa tai? Ông thuật lại chuyện vua Nghiêu mời ông ra trị nước, làm cho khó chịu quá nên phải xuống đây rửa tai. Nghe vậy, ôngSào Phủ liền dắt trâu đi chỗ khác, ông không cho trâu uống nước chỗ đó nữa vì sợ nhớp tai trâu của ông.

Câu chuyện đó là một điển hình để chứng tỏ rằng ngôi vị đó là ngôi vị nhiều người ham. Có được ngôi vị đó thì hết sức sung sướng, nhưng khi mất ngôi vị đó cũng rất đau buồn. Có người coi ngôi vị đó là một chướng ngại và triền phược, chỉ gây đau khổ cho mình mà thôi. Chứ không thêm không bớt gì hơn.

Thế cho biết rằng: Cái đau khổ hayan lạc là xuất phát từ cái tâm. Nên Đức Phật nói: Nhất thiết duy tâm tạo, không có sự vật gì gọi là chân thật hết. Những cái hiện tướng hiện ra trước mắt ta đều do tâm chứng ta biến hiện. Nó không phải như thế mà tâm ta biến ra như thế. Đó là duy tâm, cũng gọi là duy thức. Như vậy tâmthức chính nơi bản thân ta, nên khổ vui cũng từ nơi bản thân ta. Do đó khi mê lầm thì đau khổ, giác ngộ thì an vui. Đó là chân lý sáng suốt mà Đức Phật đã dạy trên 2500 năm cho đến bây giờ vẫn là chân lý bất di bất dịch. Là đệ tử của Đức Phật, điều trước tiên chúng ta phải học là học điều đó, gạt bỏ những gì Phật nói đó là xấu xa, hẹp hòi, ích kỷ, xan tham, tật đố, cống cao, ngã mạn. Chẳng hạn như vô minh, Phật biểu bỏ đi đừng có nhận hắn vào trong ta. Tham lam, sân hận, kiêu mạn, tật đố...phải vứt bỏ đi, các con đừng mang những thứ đó vào trong con người làm chi cho khổ. Đức Phật dạy như vậy.

Ngày xưa có một vị Tỳ kheo đau rấtnặng không biết làm sao gặp Phật cho được, liền nhờ một vị Tỳ kheo khácthỉnh Phật tới cho ông ta gặp. Đến khi Phật tới thì ông Tỳ kheo đó lồm cồm ngồi dậy thì Phật bảo: Thôi thôi cứ nằm yên đó khỏi ngồi dậy. Phật mới hỏi rằng: Lâu nay ông có quán vô thường không? Dạ có, vị Tỳ kheo đáp. Có quán vô ngã không? Dạ có. Có quán ngũ uẩn giai không? Dạ có. Vậyông có điều gì mà không vừa ý ở nơi ta không? Dạ không, con không có điều gì không ưa ý nơi Đức Thế Tôn hết. Vậy có điều gì ông không thỏa mãn không? Dạ có. Phật hỏi điều gì thế? Vị Tỳ kheo nói: Dạ, con mong mỏiđược thấy Đức Thế Tôn nhưng vì con mang thân bệnh quá khổ nên con khônggặp được Thế Tôn, nên con không cảm thấy thỏa mãn. Đức Phật dạy: Thân Ta cũng là cái thân vô thường vô ngã, ngươi thấy cái chi thân ô uế này? Hễ ngươi thấy pháp tức là thấy Ta. Thấy Ta tức là thấy pháp. Phật dạy như vậy.

Nên có một vị thiền sư hỏi một người đi lễ Phật về câu hỏi như thế này: Này ông bạn, ông đi đâu về? Ôngta trả lời: Tôi đi lễ Phật về. Vị thiền sư hỏi: Phật ở đâu? Ông ta trả lời: Trong chùa. Vị thiền sư liền nói: Đó là cục gỗ chứ đâu phải Phật. Ông ta hoảng hồn, hoang mang. Ông nghĩ là ông đã lễ lạy mấy năm nay, bâygiờ thiền sư này nói không phải Phật nên ông ta quay hỏi lại: Thế Phật ởđâu? Vị thiền sư liền nói: Phật ở trong chùa. Tại sao có chuyện ngược xuôi như vậy? Khi ông vào lễ Phật trở ra, vị thiền sư hỏi Phật ở đâu? Ông trả lời: Phật ở trong chùa, vị thiền sư không chấp nhận đó là Phật. Nhưng đến khi ông hỏi lại, vậy thì Phật ở đâu? Vị thiền sư đó trả lời: Phật ở trong chùa! Vị thiền sư nói như vậy là nghĩa gì? Đó là một bài học để nhắc nhở không phải cho người lạy lễ Phật, mà cũng chính là nhắc nhở cho tất cả chúng ta. Nhắc nhở chúng ta bằng cách lễ Phật như thế nào? Lễ Phật như thế nào để thấy Phật? Lễ Phật như thế nào là không thấyPhật. Có nghĩa: Phật bảo chúng ta làm tất cả những gì Phật bảo làm, cònnhững gì Ngài không bảo, chúng ta không làm. Lễ Phật như thế là thấy Phật ở trước mắt, là sự lễ Phật để được thấy Phật.

Nói tóm lại, tinh thần của Đức Phật dạy chúng ta không gì khác hơn là cố nhắc nhở cho chúng ta, phải sửa cái nhìn của mình như thế nào để nhìn theo đúng với cái nhìn của ĐứcPhật. Thấy thế nào đúng theo cái thấy của Đức Phật. Nói thế nào đúng theo lời nói của Đức Phật, làm thế nào đúng theo lời dạy của Đức Phật, đó là điều Đức Phật luôn luôn nhắc nhở chúng ta.

Vậy mở trường, dạy học cho học Tăng học Ni không có gì cao quí hơn là trao truyền lời dạy cao cả, sáng ngời đó của Đức Phật đến cho các vị. Nếu các vị thành tâm cần mẫn, siêngnăng học hỏi, tu trì, không những chỉ nghe mà còn phải suy nghĩ, chẳng những phải suy nghĩ mà còn tu tập - văn, tư, tu đầy đủ trong mỗi câu kinh, trong mỗi bài học. Có như vậy các vị mới có thể tiến gần với lời dạy của Đức Phật, gạt bỏ những cái nhìn sai quấy, hẹp hòi, ích kỷ, ngã chấp của mình để có được một cái nhìn sáng suốt và giác ngộ. Đó là tôn chỉ để Giáo hội mở trường Cơ bản.

Vậy tôi mong các vị thấu hiểu điềuđó mà vâng lời các vị giáo thọ, các vị giáo sư. Ngoài ra, các vị giáo sư cũng cố gắng tìm tòi học hỏi thêm ở các vị cao minh khác, trong sách vở khác, học rất kỹ, học thật sâu để cho lời giáo lý của Phật được thấm nhuần. Được như vậy thì giáo lý của Đức Phật một ngày nào đó không phải là giáo lý của Phật nữa mà chính là giáo lý của mình. Học như thế nào đểcho giáo lý của Phật trở thành giáo lý của mình. Nếu là giáo lý của Phật thì có khi ta nhớ, có khi ta quên. Nhưng khi nó đã trở thành giáo lý của mình rồi thì không bao giờ mình quên hết. Khi mình đã trở thành giáo lý và giáo lý đã trở thành mình thì mình và giáo lý tuy hai mà một.Được như thế mới đạt được kết quả thành tựu viên mãn.

Hôm nay tôi tâm sự với các vị như vậy để các vị thấy rõ mục đích tôn chỉ của Trường Cơ bản mở ra là để dạycho Tăng Ni học cái gì? Làm cái gì để các vị có cách đào tạo giúp cho các Tăng Ni trên bước đường tu học. Mong rằng sau này trở nên một vị Tăng, vị Ni có đủ tài đức giúp cho việc hoằng dương Chánh pháp, góp sức với các vị khác trong tỉnh mà nói rộng ra là góp sức với Giáo hội để duytrì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp cửu trụ thế gian lâu bền như chúng ta hằng mong muốn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2017(Xem: 11078)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
24/04/2017(Xem: 9740)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh van xin vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
17/04/2017(Xem: 7131)
Một công dân Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm, giám đốc điều hành dự án KOTO ( Know One Teach One) tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc. TJ Park POSCO là giải được phát hàng năm, bao gồm bốn hạng mục khoa học, kỹ thuật, phát triển cộng đồng và học bổng. Năm nay anh Jimmy Phạm là ứng viên Việt Nam với tổ chức KOTO được đánh giá là một cơ sở từ thiện xã hội đạt tiêu chí sáng tạo, có hệ thống hoạt động hữu hiệu, có kết quả tốt đẹp, thực tiễn và bền vững.
17/04/2017(Xem: 6758)
Trong nội dung điều thứ ba (trong 108 điều dạy), Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”. Dễ nói khó làm Đây là một việc làm tốt, thế nhưng không dễ làm chút nào. Ta có thể khuyên người khác thực hành điều này vì biết rõ nó đưa đến lợi ích cho nhiều người. Ta nghĩ rằng mình có thể tha thứ dễ dàng khi chưa “đụng chuyện”, khi chưa bị người làm tổn thương. Thế nhưng khi xúc cảnh, bản ngã bị chạm đến, ta nhói đau và sự tha thứ lúc này là cả một thử thách lớn.
13/04/2017(Xem: 8785)
Ngày 9/4/2017, tại tổ đình Phụng Nguyên – Seoul – Hàn Quốc, hội phật tử Việt Nam chùa Pháp Môn tại Hàn Quốc đã tổ chức đại lễ cầu siêu – tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sỹ tử trận và đồng bào tử nạn để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, đặc biệt là 64 liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma. Buổi lễ do sư cô Thích Nữ Giới Tánh – Giáo thọ hội Phật tử chùa Pháp Môn Việt Nam tại Hàn Quốc làm trưởng BTC.
11/04/2017(Xem: 8332)
Ngay tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đã xuất hiện sự kiện người xuất gia lễ lạy cha mẹ đã khuất. Vấn đề vừa nảy sinh từ hiện thực, đã tạo cho người viết thao thức về việc cần phải khảo cứu lại những tư liệu liên quan đến việc lễ lạy cha mẹ của người xuất gia, thông qua kinh, luật và điển tịch Phật giáo. Trong giới hạn đề tài, người xuất gia được hiểu là toàn bộ người xuất gia nói chung và lễ lạy theo cách hiểu là năm vóc sát đất (五 體 投 地).http://quangduc.com/a60471/nguoi-xuat-gia-van-de-le-lay-cha-me
05/04/2017(Xem: 6961)
Hôm nay là ngày Húy Kỵ thường niên cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn, một bậc Long Tượng Phật Pháp mà các thế hệ tu sỹ Phật Giáo tại Bình Định thường tán dương nhắc nhở. Ngày 06 tháng 03 năm nay ( Đinh Dậu) còn đặc biệt hơn các năm khác là Đại Giới Đàn Phật Giáo Tỉnh Bình Định được khai mở với Hồng Danh của Ngài – Tâm Hoàn. Sư Anh biết là các Sư Em (xin được mượn cách gọi của Làng Mai như thế để chỉ cho tình Huynh Đệ, thứ lớp trước sau trong Tăng Đoàn) đang ưu tư nhất, hy vọng nhất, trang nghiêm thành kính nhất để chuẩn bị đăng đàn thọ giới, tâm trạng mà Sư Anh đã trải qua cách đây hơn 22 năm về trước. Với kinh nghiệm là người đi trước, giờ này Sư Anh tâm tình với các Sư Em về những gì các Sư Em cần tâm niệm, cần hướng đến, cần làm để xứng đáng đánh dấu một bước ngoặc mới trong hành trình tu học của mình.
05/04/2017(Xem: 11235)
Ngày 3.4.2017 tại chùa 정토사 - Jungtosa -Tịnh Độ, Hàn Quốc, đạo tràng Viên Ngộ Ulsan đã tổ chức buổi Talkshow giao lưu với MC Lâm Ánh Ngọc trong khóa tu An Lạc Hành của đạo tràng nhân chuyến làm việc của MC L.A.N tại xứ sở kim chi.
05/04/2017(Xem: 6717)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về. Tại một vài khu phố nổi tiếng bạo lực ở Hoa Kỳ, khi bóng đêm buông xuống, và những hoạt động mờ ám của xã hội trở nên dày đặc hơn, người cảnh sát có khi phản ứng chậm là chết; nhưng nếu phản ứng hấp tấp và bất cẩn, có khi lại gây ra những thương tích và tử vong oan ức. Do vậy, căng thẳng là bệnh thường nhất của cảnh sát.
04/04/2017(Xem: 9626)
"Khi hành giả niệm danh hiệu Phật đến mức nhứt tâm (không xen tạp), tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Tâm và Phật như là một. Tôi e rằng nguyên lí và cách thực hành nầy không phải ai cũng hiểu được. Tôi luôn luôn có khát vọng xiển dương những điều đó cùng với đại nguyện của đức Phật A-di-đà nhằm cứu độ tất cả chúng sanh. Làm sao tôi dám che giấu sự thật nầy và chỉ tiết lộ cho một mình ngài? Nếu nói có một chơn lí chỉ được kín đáo tiết lộ cho cá nhân, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải Phật pháp. Tuy nhiên, dầu nói thế, lão đạo nầy có một pháp bí mật tuyệt vời của riêng mình. Hôm nay, do quí vị yêu cầu nên tôi không ngại n
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]