Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Hạnh cứu khổ của Bồ-tát Quán Thế Âm

02/01/201107:24(Xem: 10005)
8. Hạnh cứu khổ của Bồ-tát Quán Thế Âm

8. Hạnh cứu khổ của Bồ-tát Quán Thế Âm

Trong kinh Đức Phật dạy rằng: "Nếu đời không có khổ sanh lão bệnh chết, không có khổ ânái xa lìa, không có khổ oán thù gặp gỡ, không có khổ vì cầu mong không được thì Ta đã không ra đời". Như vậy Đức Phật ra đời là vì lòng từ bi cứu khổ cho chúng sanh. Đức Quán Thế Âm thể hiện lòng từ bi đó của Đức Phật, nên ngài đã quyết chí tu hành và đã trở nên một vị Bồ-tát với một tâm nguyện từ bi rộng lớn, cứu khổ cho tất cả chúng sanh trong mọi trường hợp và trong mọi thời đại như ngài đã nguyện.

Trong kinh Phổ Môn nói:

Lúc bấy giờ Bồ-tátVô Tận Ý chắp tay bạch đức Thế Tôn rằng: Bồ-tát Quan Âm vì lý do gì mà có danh hiệu ấy? Đức Phật dạy: Vô số trăm ngàn vạn ức chúng sanh chịu đủkhổ não, nếu nghe danh hiệu Bồ-tát Quan Âm một lòng xưng niệm thì Ngài liền nghe được âm thanh ấy và làm cho họ đều được giải thoát.

Người nào trì niệmdanh hiệu của ngài, dù có rơi vào đống lửa dữ dội, lửa không đốt cháy do vì thần lực của Quán Thế Âm. Nếu bị cuốn trôi bởi dòng nước lớn, mà niệm hồng danh Bồ-tát Quan Âm, thì liền gặp được chỗ đất khô cạn. Giả sửcó trăm ngàn vạn ức người vì kiếm vàng bạc, lưu ly xà cừ mã não san hô,hổ phách, trân châu và những ngọc quý, mà vào biển lớn, rồi bị trật gióhắc ám cuồng phong thổi giạt thuyền buồm sa vào nước quỷ. Nếu trong đoàn ấy dù chỉ một người, xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quan Âm, thì cả mọingười đều được giải thoát khỏi tai nạn qủy dữ. Vì duyên cớ ấy mà danh hiệu của ngài là Quan Thế Âm. Lại nếu có người sắp bị hành hình mà niệm danh hiệu Bồ-tát Quan Âm, dao gậy trong tay người kia đang nắm gẫy ra từng đoạn và kẻ tội nhân liền được giải thoát. Giả sử trong cõi đại thiên thế giới đầy dẫy qủy dữ Dạ xoa, La sát muốn hại người nào, mà nghengười ấy xưng niệm hồng danh Bồ-tát Quan Âm, thì các qủy dữ còn không thể đem con mắt dữ dằn mà nhìn người ấy, huống hồ làm hại. Lại nữa nhữngngười có tội hoặc không, đang bị gông cùm xiềng xích thân thể, mà niệm danh hiệu Bồ-tát Quan Âm, thì những gông xiềng đều bị hư hỏng, làm cho người ấy liền được giải thoát. Trong cõi đại thiên đầy dẫy giặc thù, có người dẫn đầu một đoàn lái buôn mang các báu vật đi qua đường hiểm, trong đoàn có kẻ nói lên lời rằng, này các bạn ơi, đừng có sợ hãi, hãy chuyên một lòng trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quan Âm, vị Bồ-tát ấy thường đem cho ta sự không khiếp sợ, nếu các anh niệm danh hiệu Bồ-tát thì sẽ thoát được nạn giặc cướp nầy. Những người lái buôn nghe nói đồng thanh cất tiếng: Nam Mô Quan Âm Bồ-tát, mà được giải thoát. Nầy Vô Tận Ý, Thầnlực uy lực Bồ-tát Quan Âm rất lớn lao. Người nhiều dâm dục, nếu thường cung kính niệm hiệu Quan Âm thì lìa dâm dục, người nhiều giận dữ nếu thường cung kính niệm hiệu Quan Âm thì lìa được giận dữ, người nhiều ngusi, nếu thường cung kính niệm hiệu Quan Âm, thì lìa được ngu si Bồ-tát Quan Âm có sức oai thần rất lớn lao nên làm cho chúng sanh được nhiều lợi ích. Bởi thế mọi người thường nên tâm niệm đến ngài. Nếu có nữ nhân cầu sinh con trai, lễ bái cúng dường Bồ-tát Quan Âm thì liền sinh được con trai đầy đủ phước đức trí tuệ, gốc rễ phước đức, mọi người yêu kính.Bồ-tát Quan Âm thần lực như vậy, người nào cung kính lễ bái Bồ-tát, được phước rất nhiều không phải công suông. Bởi thế mọi người nên niệm danh hiệu Quan Âm Bồ-tát. Nầy Vô Tận Ý, giả sử có người trì niệm danh hiệu sáu mươi hai ức hằng sa Bồ-tát, lại thêm suốt đời cúng dường đồ ăn,thức uống, y phục, đồ nằm, dược phẩm, ý ông nghĩ sao? Công đức của người cúng dường như vậy có được nhiều không? Vô Tận Ý bạch đức Thế Tôn,thật là nhiều lắm. Đức Phật lại dạy, như nếu có người thọ trì danh hiệuBồ-tát Quan Âm, lễ bái cúng dường dù chỉ một thời, phước đức hai người bằng nhau không khác, ngàn vạn ức kiếp hưởng phước không cùng. Nầy Vô Tận Ý, thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quan Âm phước đức vô lượng vô biên như vậy. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát Quan Âm du hành trong cõi thế giới Ta bà bằng cách nào, và thuyết pháp cho cả chúng sanh bằng cách ra sao?

Đức Phật dạy: Người ở nước nào đáng dùng thân Phật để mà giáo hóa, Bồ-tát Quan Âm liềnhiện thân Phật. Đáng được hóa độ bằng thân Duyên giác, Bồ-tát liền hiệnra thân Duyên giác. Đáng được hóa độ bằng thân Thanh văn, Bồ-tát liền hiện ra thân Thanh văn. Đáng được hóa độ bằng thân Phạm vương, Bồ-tát liền hiện ra thân Phạm vương. Đáng được hóa độ bằng thân Đế-thích, Bồ-tát liền hiện ra thân Đế-thích. Đáng được hóa độ bằng thân Tự Tại, Bồ-tát liền hiện thân trời Tự Tại. Đáng được hóa độ bằng Đại Tự Tại, Bồ-tát liền hiện trời Đại Tự Tại. Đáng được hóa độ bằng thân hình của Thiên đại tướng quân, Bồ-tát hiện thân Thiên đại tướng quân. Đáng được hóa độ bằng Tì-sa-môn, Bồ-tát liền hiện thân Tì-sa-môn. Đáng được hóa độbằng thân Tiểu vương, Bồ-tát liền hiện thân hình Tiểu vương. Đáng được hóa độ bằng thân trưởng giả, Bồ-tát liền hiện thân hình Trưởng giả. Đángđược hóa độ bằng thân cư sĩ, Bồ-tát liền hiện thân hình cư sĩ. Đáng được hóa độ bằng thân Tể quan, Bồ-tát liền hiện thân hình Tể quan. Đáng được hóa độ bằng thân Bà-la-môn, Bồ-tát liền hiện thân Bà-la-môn. Đáng được hóa độ bằng các loại hình: Tỳ-kheo-tăng, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắchay Ưu-bà-di, Bồ-tát liền hiện các loại thân ấy. Đáng được hóa độ bằng thân phụ nữ của các trưởng giả, cư sĩ tể quan, hay Bà-la-môn, Bồ-tát liền hiện thân hình phụ nữ. Đáng được hóa độ bằng thân đồng nam hay thânđồng nữ Bồ-tát liền hiện thân đồng nam đồng nữ. Đáng được hóa độ bằng các loài trời, rồng hoặc Dạ-xoa, hay Càn-thát-bà hoặc A-tu-la hoặc Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-dà, người hoặc phi nhân, Bồ-tát liền hiện các loại thân kia. Đáng được hóa độ bằng thần Kim Cang, Bồ-tát liền hiện thần Chấp Kim Cang. Bồ-tát Quan Âm đã thành tựu được công đức như vậy, dùng đủ loại hình du hành thế gian cứu vớt chúng sanh, bởi thế các ngươi hãy nên nhất tâm cúng dường Bồ-tát. Vị Bồ-tát ấy bậc đại hữu tình, thường cónăng lực đem lại can đảm trong lúc nguy cấp, trong nỗi kinh hoàng, trong chốn tai nạn, cho nên mọi người trong cõi Ta bà mệnh danh Bồ-tát là Người ban bố sự không khiếp sợ.

Như vậy, lòng từ bi của đức Quán Thế Âm không phải thuộc dạng hình thức mà lòng từ bi hiến thân khắp tất cả mọi hình dạng; lòng từ bi không phải vì tướng mà luôn cả vô tướng; không phải hữu tình mà luôn cả vô tình. Cho nên lòng từ bi đó mới lan khắp tất cả mọi nơi mà trong kinh gọi là Phổ môn thị hiện (thị hiện khắp mọi nhà): nhà Tể Tướng, nhà Sa-môn, Bà-la-môn, nhà cư sĩ, nhà phụ nữ, nhà trần trục, mọi nhà. (Cho nên gọi là Phổ môn thị hiện). Vì phổ môn thị hiện nên đã cảm ứng tất cả chúng sanh và chúng sanh cũng cảm ứng đến ngài, nên dù có gặp tai nạn thì cũng được qua khỏi. Nhờ gặp tai nạn mà qua khỏi đó, nên tượng ngài luôn luôn được tôn thờ và được mọi người nhớ và niệm đến.

Chính ngay tại đấtnước Việt Nam chúng ta cũng đã có hai mẩu chuyện về đức Quan Thế Âm, đólà chuyện Quan Âm Thị Kính và chuyện Nam Hải Quan Âm. Chuyện Quan Âm Thị Kính tôi thiết tưởng rằng đa số các vị đều đã hiểu, tuy nhiên để hiểu cho cặn kẽ hơn, chúng ta hãy nghe Giáo sư Hoàng Như Mai thuật lại trong Tập Văn số 32 (1995) như sau:

"Truyện Quan Âm Thị Kính là một truyện Nôm hay trong kho tàng truyện Nôm của ta. Cốt truyện hấp dẫn, ý nghĩa sâu sắc, văn chương trang nhã.

Đây là sự tích đức Quan Âm Bồ-tát theo truyền thuyết dân gian có câu thành ngữ: "Oan như oan bà Thị Kính", ấy là truyện này.

Thị Kính là một phụ nữ ở nước Cao Ly (nay là Triều Tiên). Kiếp trước là trai và đã tu được chín kiếp, còn một kiếp nữa, kiếp thứ mười thì thành công quả. Để thử thách, đức Thích-ca Mâu-ni hiện ra làm một cô gái đẹp đến quyến rũ. Chàng trai khước từ nhưng lại lỡ lời nói câu:

Có chăng kiếp khác họa là.

Tuy là lỡ lời, nhưng điều này chứng tỏ là có động tâm phát sinh ý niệm. Về điểm này, khoa tâm lý ngôn ngữ học cũng xác minh: Lỡ lời nói nhầm không phải là một sự lỡ nhầm mà có nguyên nhân trong tư duy, có ý nghĩ nhưng giấu diếm, ý nghĩ ấy bộc lộ trong những trường hợp lỡ lời nói nhầm.

Nào ngờ phép Phật nhiệm thay
Lỡ lời mà đã vịn ngay lấy lời.

Đức Thích-ca thấy người này cần phải trải qua một kiếp nữa để tu dưỡng thêm.

Kiếp sau ấy là ThịKính, con gái duy nhất của nhà họ Mãng. Tại sao từ là trai, lại đầu thai thành gái? Bởi vì kiếp trước người này đã có biểu hiện xiêu lòng vìmột cô gái, cho nên kiếp này người này mang thân gái và chịu những sự khổ não vì tình duyên là để hiểu thấu: Tình là khổ.

Tình là khổ lần thứ nhất: Thị Kính đến tuổi lấy chồng. Nhà họ Sung có con trai tên là Thiện Sĩ, muốn cầu hôn.

Thị Kính vì đạo hiếu không muốn đi lấy chồng, ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, nhưng lại cũng vì đạo hiếu mà khi cha mẹ khuyên bảo, Thị Kính vâng lời lấy Thiện Sĩ.

Bước đi một bước là sa vào đường tình và ngày càng đắm đuối.

Một đôi tài sắc vừa xinh
Đố tang đồ vẽ bức tranh nào bằng
Có đêm thề thốt dưới trăng
Một rằng thế thế, hai rằng sinh sinh
Đá kia tạc lấy lời mình
Vàng kia thếp lấy chữ tình mà trao.

Cuộc tình xem như rất tốt đẹp. Nhưng đó chỉ là giả tướng. Trong bông hoa tươi đã có con sâu, nó sẽ làm cho hoa héo rũ. Sự thế vốn là vô thường.

Một buổi tối, Thiện Sĩ ngồi học và Thị Kính ngồi kề bên may khâu. Thiện Sĩ đọc sách đến khuya, mỏi mệt dựa vào vợ ngủ. Thị Kính chợt trông thấy ở dưới cằm chồng có sợi râu mọc ngược, cho là điềm gở liền sẵn con dao cầm trên tay, toan cắt sợi râu ấy đi. vừa lúc ấy, Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, tưởng vợ định giết mình, nên la to lên.

Cha mẹ chàng chạy vào, chứng kiến sự việc, nghi là Thị Kính có tư tình toan hại chồng, không tin lời minh oan của nàng nên mời sui gia sang trả Thị Kính về nhàcha mẹ.

Về nhà Thị Kính rất buồn vì nỗi chưa báo đáp được chút gì mà lại làm rầu lòng cha mẹ. Nàng nghĩ chỉ có dốc lòng tu để độ cho cha mẹ thì mới đền đáp nghĩa sinhthành được thôi.

Nhưng nàng không dám ngỏ ý với cha mẹ, sợ cha mẹ thương không cho đi tu. Nàng bèn trốn nhà, cải dạng nam trang đến xin tu ở chùa Văn Tự. Sư phụ đặt tên cho là Kính Tâm.

Kính Tâm tưởng đã được yên tâm tu hành, bỏ hết mọi chuyện phiền não.

Thanh gươm trí tuệ mài đây
Bao nhiêu khổ não cắt ngay cho rồi
Hương xông pháp giới ngùi ngùi
Thông rung trống kệ, trúc hồi mõ kinh.
Nào ngờ lại xảy ra sự việc.

Trong làng có nhà giàu, cô con gái tên là Thị Mầu thường đến lễ chùa ngày rằm, mồng một. Thị Mầu nhìn thấy tiểu Kính Tâm đẹp trai liền mê và tìm cách quyến rũ. Nhưng tiểu Kính Tâm hoàn toàn không động lòng. Thị Mầu càng nặng lòng tương tư và không tự kềm chế được đã tư tình với đứa ở trai trong nhà vàmang bầu.

Bị làng tra hỏi, không thể chối cãi được và lại nhân câu dỗ dành của làng:

Phải ai thì thú thực tình,
Luật cho đoàn tụ cũng thành thất gia.

Thị Mầu bèn khai là đã trót tư tình với Kính Tâm. Thế là làng bắt Kính Tâm đem ra đánh đòn.

Thấy Kính Tâm bị đòn đau quá, sư phụ thương tình xin nộp khoán cho làng, lĩnh Kính Tâm vềrăn dạy. Dù thương, nhưng vì Kính Tâm đã phạm giới luật nên Sư phụ không thể để Kính Tâm tu trong chùa được nữa, khuyên Kính Tâm ra ở ngoàicổng chùa và cố gắng hối cải.

Đủ ngày đủ tháng, Thị Mầu đẻ ra một đứa con trai. Bị cha mẹ đay nghiến "Con ai thì trả chongười ta", Thị Mầu đành mặt dạn mày dầy đem con lên đặt ngoài cổng chùa. Kính Tâm thương đứa hài nhi, bồng lên nuôi nấng. Làm thế khác nào nhận đứa trẻ đích thực là con mình; Sư phụ cũng hoài nghi và mọi người thì chê cười. Kính Tâm nhẫn nhục nuôi đứa trẻ khôn lớn. Cháu nhỏ được batuổi thì Kính Tâm lìa trần. Đến khi khâm liệm, người ta mới phát hiện ra Kính Tâm là gái và bấy giờ mới rõ Thị Kính đã bị chịu tiếng oan bấy lâu nay.

Kiếp tu thứ mười này đã viên mãn, Thị Kính được thành Phật: đó là đức Quan Âm Bồ-tát".

*

Kế đến truyện Nam Hải Quán Thế Âm, truyện nầy còn có tên thông thường là truyện Bà Lại Chúa Ba. Diệu Thiện tài sắc đức độ hơn cả hai chị, lại khước từ việc lấychồng và xin đi tu theo đạo Phật, vì nàng rất mộ đạo. Vua bảo thế nào nàng cũng không chịu nghe, nên nàng đã bị vua cha tức giận hành hạ. Sau đó nàng đã trốn lên núi Yên Tử tu hành cho đến ngày thành chánh quả, tứclà đức Quán Thế Âm mà trong Quan Âm Nam Hải đã nói như thế này:

Chơn như đạo Phật rất mầu,
Tâm Trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân,
Hiếu là độ được song thân,
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
Linh trong nghìn mắt nghìn tai,
Cũng trong một điểm linh đài mà ra
Ngẫm trong biển khổ nam ta
Phổ môn cứu khổ Phật bà Quan Âm.

*

Cho nên đối với tất cả chúng sanh ngài là một bậc Bồ-tát thí vô úy như trong kinh Phổ Môn đã nói. Ở trong các độ thì bố thí độ là ban bố sự không sợ hãi. Do đó, chúng sanh trong Ta-bà thế giới xưng niệm danh hiệu ngài là bậc bố thí vô úy. Bố thí trong nhà Phật có ba thứ: Một là tài thí, hai là pháp thí và ba là vô úy thí. Vô úy thí là cách bố thí cao nhất. Đức Quán Thế Âm đã thành tựu tài thí, pháp thí cho nên ngài cũng thành tựu vô úy thí.

Sự sợ hãi của chúng sanh lan khắp nơi bất cứ giờ nào, bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra cho tất cả. Nhưng làm sao để tránh sự sợ hãi đó? Tức nhiên là phải cósự nỗ lực tự thân của mình, nhưng đồng thời cũng phải có sự hỗ trợ của các đấng từ bi. Cho nên khi gặp những lúc khổ não, mà niệm đến đức từ bicủa ngày Quán Thế Âm thì liền được cảm ứng. Cảm ứng đó vừa là tự lực, vừa là tha lực. Niệm đức Quán Thế Âm, tức tâm ta đã hướng về Ngài. Ngay giờ phút đó ta không còn lo trở ngại gì cả, không còn lo tai nạn, không còn lo tâm hồn bị khủng bố, không còn lo tâm vị ngã mà ta và tâm ta hòa quyện cùng tâm từ bi của đức Quán Thế Âm và đức từ bi của Ngài cũng cảm ứng đến ta, mà hình thành một sự độ thoát cho chúng ta khi lâm tai nạn.

Hiểu rõ ý nghĩa đức từ bi của ngài luôn luôn độ thoát cho chúng sanh, nên trong kinh dạy: Niệm Quán Thế Âm, tu theo hành đức Quán Thế Âm thì cái niệm của chúng ta mới được thành tựu như ý nguyện. Vì vậy chúng ta niệm đức Quán Thế Âm để tu tập hạnh Quán Thế Âm, bất cứ ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, ngài cũng cảm ứng, hộ trì; khi ấy cái nguyện của chúng ta mới có kết quảviên mãn theo ý nguyện của chúng ta. Vì lòng từ bi lớn lao ấy cho nên nghe tới đức Quán Thế Âm thì chúng ta liền tưởng đến lòng từ bi của ngài. Ngài luôn luôn nhìn xuống chúng ta, tức là đem lòng từ bi ấy phủ trùm cho chúng ta, và chúng ta khi ngước lên nhìn ngài cũng với lòng tônkính. Đó là một cái nhìn độ lượng, cái nhìn có sự cảm ứng đạo giao nan tư nghì.

Tôn trí tượng QuánThế Âm để thờ cũng là do sự cảm ứng đạo giao nan tư nghì đó. Tượng QuánThế Âm đã đi vào tâm hồn chúng ta, vào trong nhà của chúng ta, đi vào văn học dân gian của dân tộc ta. Cũng là do cái sự cảm ứng đạo giao nan tư nghì đó. Cho nên Phật tử chúng ta thờ đức Quán Thế Âm với tâm tưởng sáng suốt, với một tâm từ bi quảng đại bao la, do đó chúng ta luôn luôn được sự gia hộ của đức Quán Thế Âm bất cứ lúc nào.

Hôm nay là ngày vía của đức Quán Thế Âm, tôi lược qua hạnh nguyện từ bi của ngài cũng đểcầu nguyện cho tất cả chúng ta, gia đình, xã hội, đất nước chúng ta đềuđược an lành và cầu nguyện cho tất cả chúng ta luôn được sự gia hộ của đức Quán Thế Âm Bồ-tát.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4706)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5012)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4509)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3740)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7553)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4743)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6171)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12118)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5349)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]