Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4- Mục Tiêu Của Đời Sống Và Lợi Ích Của Những Vấn Nạn

26/12/201017:35(Xem: 8969)
4- Mục Tiêu Của Đời Sống Và Lợi Ích Của Những Vấn Nạn

SỐNG AN VUI, CHẾT AN LÀNH
Nguyên tác: Living Well, Dying Well
Tác giả: Kyabje Lama Zopa Rinpoche
tại Theosophical Society, Brisbane, Australia
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển-07/10/2010

MỤC TIÊU CỦA ĐỜISỐNG VÀ LỢI ÍCH CỦA NHỮNG VẤN NẠN

 

…lòng vị tha, làm thế nào để làm điều này. Thế thì, chúng ta phải quyết tâm mạnh mẽ, hình thành xu hướng của thái độđối với đời sống, làm thế nào để sống cuộc sống của mình, đấy là thái độ. Vì rằng, hạnh phúc của chúng ta và của tất cảchúng sinh đến từ lòng vị tha, từ bi; và những rắc rối đến từ vị kỷ, tư tưởngngã chấp. Những vấn nạn đến cho chínhchúng ta, những vấn nạn mà một người tạo ra cho những người khác; tất cả đến từtự ngã, tư tưởng ngã chấp. Vì thế khichúng ta quyết định, chúng ta làm những người khác lo âu từ tự ngã, từ ngã chấp. Và khi chúng ta hạ quyết tâm, hay những ngườinào đấy, đang thực hành thiền quán, Phật Pháp, thế rồi, [chúng ta hạ quyết tâm]cho đến khi đạt đến hạnh phúc tối thượng, giác ngộ hoàn toàn, cho đến khi chết,năm này, tháng này, tuần này, đặc biệt ngày hôm nay, chúng ta sẽ không để mình ởdưới sự khống chế của tư tưởng ngã chấp, vị kỷ, vì đấy là cội nguồn của tất cảnhững thảm họa, tất cả những bất thành, và tất cả những rắc rối, bệnh tật vàv.v… Chúng ta sẽ không để mình ở dưới sựkhống chế của tư tưởng ngã chấp, vị kỳ ngay cả trong một giây, đặc biệt ngàyhôm nay. Chúng ta sẽ không bao giờ táchrời khỏi tâm đại bi, tâm bồ đề, tâm giác ngộ hay lòng vị tha, yêu mến nhữngchúng sinh khác, đặc biệt ngày hôm nay, rồi thì ngay cả một giây chúng ta sẽkhông rời khỏi trái tim thánh thiện này, tâm giác ngộ hay lòng vị tha này. Đấy, đấy chính là thái độ đối với sự sống.

Rồithì, khi chúng ta mặc áo quần vào, cũng hãy vui với điều ấy, ôi may mắn làm saomà chúng ta đã không chết, rằng chúng ta có thể sống lâu. Lại nữa hôm nay chúng ta có thể là những conngười, có một sự tái sinh toàn vẹn của loài người, có thể thực hành tâm bồ đề,có cơ hội để thực tập tâm đại bi, lòng vị tha, lòng từ bi, rồi thì có thể làm lợiích, có thể phụng sự những chúng sinh khác, có thể làm lợi ích cho những chúngsinh khác. Tuy nhiên nếu chúng ta thựchành thiền quán thì chúng ta lại có cơ hội để trở nên gần gũi hơn với sự giácngộ bằng thiền quán, ngay cả bằng việc thực hành thiền quán trực tiếp trên conđường tiệm tiến đến giác ngộ, mà có nghĩa là để đem tất cả chúng sinh đến giácngộ, làm điều này, chúng ta trở nên gần gũi hơn [với giác ngộ]. Tuy thế, khi chúng ta hoan hỉ, trong khichúng ta mặc áo quần thế thì nên nhớ ý nghĩa của đời sống, là để giải thoát mọingười khỏi tất cả những khổ đau, nguyên nhân của đau khổ, để cung hiến niềm hạnhphúc, và để làm điều ấy thế rồi chúng ta cần trường thọ và sức khỏe, vì thếchúng ta mặc áo quần này. Do vậy, trongcách này, ngay cả khi đang mặc áo quần [chúng ta cũng] trở thành việc phục vụchúng sinh, để cống hiến hạnh phúc, để giải thoát tất cả khỏi khổ đau và để cốnghiến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, vì thế nó trở thành một việc phụng sự vĩđại dâng hiến cho toàn thể chúng sinh. Thế nên, nó trở thành một hành động không bị ô nhiễm bởi tư tưởng ngã chấp,vị kỷ, và vì thế nó trở thành Giáo Pháp thanh tịnh, sự thực hành tâm linh tinhkhiết hay thanh tịnh Pháp, nó trở thành đạo đức tinh khiết nhất, nguyên nhânthanh tịnh nhất cho hạnh phúc, trong khi mặc áo quần.

Rồithì, khi chúng ta ăn, uống, lúc này nữa chúng nhớ rằng, tại sao chúng ta ăn cáinày? Tại sao chúng ta làm điều này? Thế nên nếu có ngã chấp trong động cơ của việcăn điểm tâm, nếu có tự ngã, trong việc ăn điểm tâm chỉ vì sự hạnh phúc củariêng mình, thế thì nếu đó là động cơ, chúng ta chợt nhớ lại, ý nghĩa của đời sốnglà gì? Ý nghĩa của đời sống là để giảithoát mọi người khỏi tất cả mọi sự khổ đau và nguyên nhân của nó và để đạt đếnhạnh phúc, do thế vì việc ấy chúng ta cần sự sống lâu và sức khỏe, vì lý do ấy nên phải ăn buổi điểm tâmnày. Thế nên trong trái tim của chúngta, ăn điểm tâm là vì tất cả mọi người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh, như ýnghĩa của đời sống. Và rồi một lần nữa,việc ăn trở thành Pháp bảo thanh tịnh không bị nhiễm ô tư tưởng vị kỷ, chấpngã, tư tưởng tinh khiết nhất của hạnh phúc, bởi vì hành động ăn uống được hoàntất vì một thái độ thanh tịnh nhất không bị nhiễm ô bởi tư tưởng vị kỷ, chấpngã.

Rồithì đối với công việc. Khi chúng ta đilàm, trước khi đi làm, chúng ta nhớ lại một lần nữa ý nghĩa của đời sống, đểlàm lắng dịu khổ đau, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, và đây là mụctiêu của đời sống. Do thế, bây giờ,chúng ta sẽ làm việc. Hãy nhận ra, mặcdù, chúng ta đang kiếm tiền tại sở làm, chúng ta nhận tiền từ sở làm, nhưng điềuquan trọng là thay đổi thái độ, chuyển biến tâm thức. Công việc là giống nhau, đi làm một nghề nghiệp,làm công việc giống nhau, nhưng hãy nhận thức rằng làm việc là để phụng sự,công việc này mà chúng ta đang làm là để phục vụ những chúng sinh khác. Thí dụ, nếu đấy là một hảng xưởng, công ty,hay cửa hàng, làm việc trong một cửa hàng, chúng ta cần vui vẻ, chúng ta cầnthành công. Sự thành công ấy, sự vui vẻhạnh phúc ấy của chúng ta chúng lệ thuộc trên sự giúp đở của những người khác,việc làm của những người khác, nó tùythuộc trên việc làm của những người khác cho chúng ta. Do thế, chúng ta đang làm việc để phục vụ chonhững chúng sinh khác, vì những người này họ cần chúng ta, niềm hạnh phúc, sựthành công của họ tủy thuộc trên chúng ta. Rồi thì, không chỉ những người này, mà tất cả những người tiêu thụ sảnphẩm từ công ty, cho dù nó là vật dụng gì, mà tất cả những người này được thoảimái do việc sử dụng những sản phẩm này; những gì người ta mua sắm từ cửa hàng,những gì người ta tiêu thụ từ nhà máy, và người ta được thoãi mái nhờ những sảnphẩm ấy, do thế sự thoãi mái này mà người ta có được tử những sản phẩm này, đấylà những gì mà chúng ta đã cống hiến cho họ. Đây là niềm hạnh phúc, đây là sự thoãi mái, đây là những gì chúng ta dãdâng hiến. Nhằm để cho điều này xãy rathế thì những người khác cần phải hoạt động, làm cho chúng sẳn sàng, để sản xuất,v.v… Vì thế, bất cứ cách nào đi nữa, sự thoãi mái này, niềm hạnh phúc này, nhữnggì mà người khác vui thích, thụ hưởng, đây là những gì tôi sẽ cống hiến cho ngườikhác bằng việc thực hiện sự phụng sự. Dovậy, viễn tượng khả dĩ bao quát như thế nào chúng ta có thể nghĩ đến.

Thếnên ngay cả một ngôi nhà được dựng lên, không chỉ con người mà cũng có nhữngcon vật, chim, thú, những người khác họ sống, họ vui sống với ngôi nhànày. Do vậy, chúng ta có thể nghĩ về tấtcả chúng sinh, những người vui mừng với vật chất, ngôi nhà, hay bất cứ điều gì,và đây chính là những gì chúng ta dâng hiến đến cho họ. Trong thực tế, có những thứ nào đấy mà chúngta cống hiến cho họ, mà chúng ta phải nhận ra điều ấy. Chúng ta đang làm điều gì đấy, chúng ta đanghiến tặng một niềm vui nào đấy, sự thoãi mái nào đấy, niềm hạnh phúc nào đấycho người khác, và vì thế chúng ta phải nhận ra và chúng ta phải suy nghĩ cách ấy,động viên cách ấy, khi chúng ta hành động.

Rồithì, nếu có thể, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến thể trạng giácngộ trọn vẹn, niềm hạnh phúc không thể nghĩ bàn, thể trạng toàn giác, thể trạngcủa tâm toàn tri toàn thiện, để giải thoát mọi người khỏi tất cả những khổ đauvà nguyên nhân của đau khổ và mang đến niểm an lạc tối thượng. Vì lý do này, khi chúng ta thực hành ba la mật,ba la mật đạo đức, trì giới ba la mật hành động vì chúng sinh, hành động vì nhữngngười khác, những người cần sự giúp đở của chúng ta. Vì thế, chúng ta sẽ làm để phụng sự cho nhữngchúng sinh khác, chúng ta có thể suy nghĩ như thế ấy.

Trongcách này, khi chúng ta đi từ nhà đến sở làm, chúng ta được thúc đẩy như thế nàyrồi thì trong khi làm việc ở văn phòng, trong khi chúng ta làm việc ở hảng xưởng,rồi thì lúc này đến lúc khác hãy nhớ mục tiêu của đời sống, trong mọi thời hãynhớ rằng chúng ta đang hoạt động cho những người khác, để đạt đến hạnh phúc chonhững chúng sinh khác, lúc này đến lúc khác chúng ta nên nhớ động cơ của cuộc sống. Tuy nhiên, trong cách này, hành động trởthành Pháp Bảo, Giáo Pháp thanh tịnh bởi vì hành động không chỉ cho cá nhânmình, mà hoàn thành vì những chúng sinh khác. Vì thế không chỉ Pháp Bảo thôi mà là Giáo Pháp thanh tịnh không bị nhiễmô bởi tâm tư vị kỷ, chấp ngã, là nguyên nhân tinh khiết nhất cho hạnhphúc. Vì thế kết quả chỉ là hạnhphúc. Thế thì hãy hành động, hãy làm việcvới động cơ này.

Rồithì vấn đề ngủ nghỉ. Liền ngay sau đấylà ngủ, okay. Khi chúng ta đi ngủ, thếthì cũng hãy nghĩ về ý nghĩa của đời sống, là để giải thoát mọi chúng sinh khỏitất cả khổ đau và nguyên nhân của đau khổ, để hướng đến hạnh phúc tối tượng,giác ngộ trọn vẹn, đấy là mục tiêu đời sống của chúng ta, để làm hạnh phúc chotất cả chúng sinh, vì thế làm điều phụng sự này, nhằm để làm điều này chúng tacần trường thọ, khỏe mạnh, vì thế chúng ta sẽ đi ngủ như một loại y dược. Và trong cách này, thuốc được dùng như thuốcmen, ngủ được dùng như thuốc men, và vì thế trong cách này giấc ngủ cũng trởthành Pháp Bảo, với động cơ nên nó cũng trở thành việc phụng sự cho tất cảchúng sinh, trở thành Giáo Pháp, trở thành nguyên nhân thanh tịnh nhất của hạnhphúc an lạc không bị nhiễm ô bởi tư tưởng tự kỷ, chấp ngã. Rồi thì cũng giống như thế khi chúng ta giặtgiủ, một lần nữa chúng ta nhớ lại ý nghĩa của đời sống là để cung hiến hạnhphúc cho tất cả chúng sinh, nhằm để làm điều phục vụ này chúng ta cần sống lâuvà mạnh khỏe, vì thế chúng ta sẽ giặt giủ. Và thế là với cách này giặt giủ cũng trở thành việc làm vì những chúngsinh khác. Nó cống hiến cho những chúngsinh khác.

Vàrồi khi chúng ta có tiệc tùng, một lần nữa hãy suy nghĩ, hãy nhớ ý nghĩa của đờisống, là để đạt đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh và để có sự thành côngtrong điều này, chúng ta cần tích lũy nhiều công đức, nhiều thiện nghiệp, và vìlý do ấy, chúng ta cần làm từ thiện, và ngay cả bố thí một cốc nước, một ly tràcho người khác, thức ăn, chúng ta sẽ làm việc từ thiện này vì những chúng sinhkhác. Ngay cả tiệc tùng, thực hiện tiệctùng cũng có thể dâng hiến trong cách này và rồi hồi hướng cho tất cả chúngsinh, để cống hiến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Vì thế trong cách này, ngay cả tổ chức tiệctùng nó cũng trở thành Pháp Bảo, bố thí thức ăn uống cũng trở thành Pháp Bảo. Dovậy trong cách này, từ buổi sáng đến chiều tối, như thế này, ăn uống, đi bộ, ngồi,ngủ nghĩ, tất cả những hành vi từ buổi sáng cho đến tối, nếu chúng ta hành độngtrong cách này, với thái độ này, tất cả sẽ biến thành Pháp Bảo, nguyên nhân củahạnh phúc. Thế nên trong tâm tư, trongtrái tim, tốt hơn thay vì suy nghĩ về riêng mình, sự hạnh phúc của chính mình,hãy nghĩ về tất cả chúng sinh, để cống hiến hạnh phúc đến cho họ. Trong trái tim, thay vì suy nghĩ về chínhmình, suy nghĩ về “cái tôi”, yêu mến cái tôi trong trái tim, thì hãy yêu mến,suy nghĩ về tất cả những chúng sinh khác, yêu mến họ, suy nghĩ về tất cả nhữngngười ấy trong trái tim, và rồi hãy hành động.

Vìthế đây là cách mà chúng ta thụ hưởng cuộc sống như thế nào, mỗi hành động trởthành nguyên nhân của hạnh phúc như thế nào, Pháp Bảo. Và cách này, Pháp Bảo và cuộc sống hằng ngày,Pháp Bảo và hành hoạt của đời sống, PhápBảo và thiền quán và đời sống hoạt động hợp thành một thể thống nhất. Pháp Bảo và đời sống hằng ngày là hợp nhất. Nó không trở thành hai thứ riêng biệt. Thiền quán, cung cách thiền quán này, GiáoPháp không chỉ ở trong thiền phòng hay sự thực hành tâm linh không chỉ ởtrongchùa chiền hay không chỉ ở trong tu viện.

Vìthế, hạnh phúc thật sự, vì thế cách này sẽ có một niềm vui lớn trong đời sống,có sự hài lòng nhiều hơn, hòa bình trongtrái tim. Thí dụ, trong khi chúng tađang làm việc trong gia đình hay trong văn phòng hay bước đi trên đường, độtnhiên, khi chúng tat hay đổi thái độ của chính mình, đột nhiên chúng ta nhớ lạiý nghĩa của đời sống và suy nghĩ rằng chúng ta hiện diện ở đây cho mọi người,chúng ta ở đây cho tất cả những người đang cất bước trên đường,những ngườitrong những gian hàng, những người trên xe; chúng ta ở đây cho mọi người, cho tấtcả mọi người, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả. Ngay khi chúng ta suy nghĩ [búng ngón tay], ngay khi chúng ta thay đổithái độ, ngay khi chúng ta suy nghĩ cách này, lập tức sự căng thẳng biến dạng,lập tức có thư thái, có hoà bình trong trái tim của chúng ta. Lập tức chúng ta tìm thấy hạnh phúc trong đờisống, chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự sống. Lập tức có niềm hoan hỉ trong đời sống. Vì thế con người trước, mới phút trước đây, giờ trước đây, chúng ta chỉyêu mến chính mình, nghĩ về cái tôi và do bởi thế, chúng ta chỉ nghĩ về nan đềcủa riêng mình, khi nào chúng ta có thể thoát khỏi nan đề riêng của mình, khinào chúng ta có thể đạt đến hạnh phúc cho riêng mình, do thế có nhiều căng thẳng;tư tưởng yêu mến cho riêng minh tạo nên nhiều căng thẳng trong trái tim, căngthẳng, giống như đặt chính mình vào trong nhà tù, giống như đặt tâm thức củamình trong nhà tù. Vì thế bằng sự nghĩ vềý nghĩa của đời sống, đột nhiên, khi chúng ta thay đổi thái độ của riêng mìn vàyêu mến người khác, lập tức có một sự hòa bình lớn lao trong trái tim, vì thếtrong cách này sẽ có một niềm hoan hỉ bao la trong sự sống.

Rồithì, như Đại Bồ Tát Thogme Zangpo [1] đã nói, chính mình và những người khác,thân thể giả huyển này, nếu nó bệnh, tốt để nó bệnh, bởi vì điều này đánh dấucho sự chấm dứt tất cả những nghiệp chướng bất thiện đã từng được tíchlũy. Hay có thể nghĩ cách khác, tất cảnhững nghiệp tiêu cực đã tích tập trong quá khứ, tất cả những việc làm bất thiệntrong quá khứ, làm nên đau khổ, đã từng được tích tập, được tịnh hóa bằng việctrãi nghiệm bệnh tật trong đời sống này. Vì thế một vấn đề rắc rối nhỏ hơn nào đó trong kiếp sống này. Vì thế tất cả những rắc rối to tát hơn, khổđau hơn, và chúng ta trãi nghiệm trong những cảnh giới bất hạnh, trong địa ngụchay ngã quỷ hay súc sinh, tất cả những vấn nạn nặng nề, những đau khổ nặng nề,chúng ta không phải trãi nghiệm. Và nhiềunghìn kiếp nhân sinh chúng ta phải trãi nghiệm rắc rối, tiếp diễn như thế, do vậythay vì chúng ta trãi nghiệm tất cả những vấn nạn này trong đời sống này bởi mộtchứng bệnh tật nào đấy, hoặc là ung thư hay AIDS hay bất cứ thứ gì, với một bệnhtật nào đấy, bất cứ cách nào với một nạn vấn nào đấy, thế thì cũng bằng việc thế ấy [rắc rối khổ đaubệnh tật trong kiếp sống này để không phải chịu nhiều kiếp sống khổ đau nữa, vàđể không phải rơi vào địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.]

Nếuchúng ta bệnh, thế thì bệnh tật hay bất cứ vấn đề rắc rối nào khác mà chúng tamắc phải thế thì điều này giúp chúng ta phát sinh lòng từ bi cho những ngườikhác có cùng cảnh ngộ, đặc biệt cho những người như thế, rồi toàn bộ chúng sinh;chúng ta có thể phát sinh lòng từ bi, mà đấy là điều quan trọng nhất, đấy là điềuquý giá nhất, điều quan trọng nhất trong đời sống này mà chúng ta phải nên hoànthành. Vì thế, với cách này chúng ta cóthể đạt đến bằng việc có những rắc rối, nếu chúng ta có thể phát sinh lòng từbi bằng việc cảm nhận rắc rối, rồi thì chúng ta cảm nhận những vấn đề của ngườikhác, giống như thế, vì thế nhiều người có ung thư hay AIDS là tại sao họ cảmthấy quá nhiều từ bi cho những người khác, lập tức họ muốn giúp đở những ngườikhác có cùng cảnh ngộ. Và thế đấy là nhữnglợi ích của những vấn nạn.

Rồithì, chúng ta nên nghĩ, có một loại thiền quán cho và nhận, với từ bi, nhận nhữngkhổ đau của những chúng sinh khác về cho chính mình, phá bỏ tự ngã, ngay cả cáitôi thật sự, cái tôi tồn tại cố hữu, cái tôi có tự tính, cái tự ngã yêu mến, vìthế nó trở nên trống rỗng, cùng với chúng nó trở nên hoàn toàn trống rỗng,không hiện hữu, không tồn tại. Rồi thìchúng ta thiền quán một ít về tính không. Rồi thì bằng việc phát sinh lòng từ ái, yêu thương, chúng ta hồi hướng,dâng hiến hạnh phúc, tất cả công đức, mọi thứ, cho những chúng sinh khác, vànhư thế chúng ta thực tập cho và nhận. Rồithì những vấn nạn bất cứ thứ gì mà chúng ta có, tương tự với vô lượng chúngsinh khác, họ có những vấn nạn hay có hạt giống của bất thiện nghiệp để tạo nênkhổ đau, thế là chúng ta đón nhận tất cả nhứng thứ ấy. Vì thế chúng ta quán chiếu như thế này, thựchành như thế này và rồi suốt cả ngày, chúng ta quán chiếu về điều này một vài lần;chúng ta có thể thực hiện vào buổi sáng, buổi trưa, và buổi tối, suốt thời giancòn lại rồi thì một cách liên tục, mỗi lần tư tưởng bệnh tật đến [búng ngóntay], mỗi lần tư tưởng về quan hệ rắc rối đến, mỗi lần tư tưởng bệnh tật đến;chúng ta có bệnh tật này, chúng ta có AIDS, chúng ta có ung thư, chúng ta có điềunày, điều nọ. Vì vậy, mỗi lần tư tưởng rắcrối đến, tốt hơn sử dụng sự tỉnh thức về rắc rối, tốt hơn sử dụng nguyên nhân củachán chường, băn khoăn, thì lập tức, tỉnh thức về vấn đề ấy, sử dụng phươngpháp quán chiếu. Lập tức chúng ta chuyểnhóa thành hạnh phúc, mà có nghĩa là ngay lập tức chúng ta chuyển hóa thành sựthực hành trên con đường tu tập, sự hổ trợ cho tâm thức chúng ta để đạt được kếtquả trên con đường tu tập.

Rồithì bằng việc suy nghĩ, chúng ta đang trãi nghiệm rắc rối này, bởi vì qua thiềnquán chúng ta đã nhận những rắc rối, ung thư, AIDS, bất cứ điều gì mà người khác có, vì thế cả đời sống, chúngta suy đi nghĩ lại, đặc biệt khi tư tưởng rắc rối đến, tỉnh thức về rắc rốiđến, rồi thì lập tức chúng ta suy nghĩ, chúng ta đang trãi nghiệm điều này thaythế cho tất cả chúng sinh, và điều này là những gì chúng ta nên sống cho cuộcđời chúng ta. Những rắc rối tồn tại baolâu, bệnh tật hay quan hệ rối rắm, bất cứ điều gì, chúng tồn tại bao lâu, mộtngày, một tuần, một tháng, một năm, bao lâu mà nó hiện hữu, chúng ta nên luônluôn nghĩ như thế này. Và như thế vớicách này, chúng ta đang nhìn vào, bệnh tật, hay bất cứ vấn nạn nào hiện hữu, nótrở thành, đây là cung cách mà chúng ta nhìn vào tình trạng của đời sống hơn là nhìn vào rắc rối của nó; chúng ta nhìnvào hạnh phúc, hơn là nhìn vào những gì có thể ham muốn hay không thể ham muốn,tốt hơn là không cần, cần. Thế nên trongcách này, mọi thứ trở thành thích chí, hoan hỉ.

Vìthế bằng việc suy tư rằng có vô lượng chúng sinh, mỗi cá nhân chúng ta, ngay cảmỗi cá nhân chúng ta được giải thoát khỏi tất cả những khổ đau, nguyên nhân đaukhổ, những mỗi người chúng ta chỉ là một, không có gì thích thú nhiều. Ngay cả nếu một cá nhân chúng ta rơi vào địangục, không có gì thất vọng nhiều, bởi vì đấy chỉ là một chúng sinh. Mà những chúng sinh khác là vô lượng, có nhiềungười bị ung thư, AIDS, những người với nghiệp báo, những người đã có nhân đượctạo ra để phải trãi nghiệm khổ đau, họ là vô số. Do thế, thật là kỳ diệu như thế nào, nếu tấtcả chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả bệnh tật, ung thư, AIDS, tất cả nhữngrắc rối, khổ đau. Nếu họ được thoát khỏitất cả những thứ này và có hạnh phúc, vắng mặt tất cả những rắc rối này, mà mỗichúng ta, cá nhân chúng ta trãi nghiệm, cá nhân chúng ta là một con người nhậntất cả những rắc rối này, bất cứ cách nào, vì tôi phải đi xuyên qua những điềunày, tại sao không trãi nghiệm tất cả nhữngrắc rối của họ, kể cả nguyên nhân, chúng ta trãi nghiệm khổ đau và để mọi ngườicó hạnh phúc này. Thật là kỳ diệu như thếnào, thật là hoan hỉ như thế nào. Chúngta phải nên suy nghĩ như thế này.

Nhưthế, Bồ Tát Thogme Zangpo đã nói,nếu chúng ta không bệnh, nếu không chúng ta không có bệnh tật, điều ấy là tốtlành bởi vì nếu thân thể và tâm linh thoãi mái, mạnh khỏe, thế thì chúng ta cóthể phát triển sự thực tập, đạo đức. Nếuthân thể và tâm thức chúng ta lành mạnh rồi thì chúng ta có thể phát triển sựthực hành thiền quán, chúng ta có thể phát triển tâm thức trên con đường tutập, để rồi đưa mọi người đến hạnh phúc tối thượng vô tỷ, giác ngộ hoàntoàn. Chúng ta có thể dâng hiến lợi íchlớn hơn đến những chúng sinh khác. Tuynhiên đấy là những con người hay chúng ta là khỏe mạnh, thân thể và tâm linhlành mạnh, rồi thì chúng ta mới có thể dâng hiến nhiều cho việc phụng sự nhữngchúng sinh khác.

Rồi thì,nếu chúng takhông giàu có, thì cũng tốt nếu không giàu có, bời vì Bồ Tát Thogme Zangpo đãviết trong Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo GiácNgộ (hay ba mươi bảy pháp hành của bồ tát) rằng, Người ấy khôngcó một đời sống bận rộn, để bảo vệ gia sản, nói cách khác, tất cả những lo âu,không thể bảo vệ, không thể tích lũy, lo âu, sợ hãi mất mát, mọi thứ này, bị ăncắp, bị lấy đi bởi chính quyền, bởi những người khác, những người khác yêu cầugiúp đở, người khác yêu cầu ban cho, tất cả những thứ rắc rối này, lo âu, sợhãi, không xãy ra.

Rồi thì Bồ Tát ThogmeZangpo nói nếu chúng ta giàu có, thì cũng tốt đề có sự sung túc bởi vì chúng tacó thể tích lũy công đức. Bằng việc cótài sản, rồi thì chúng ta có thể tích tập công đức, bất cứ hạnh phúc nào màchúng ta mong ước, chúng ta có thể dùng nó đề tích tập công đức, tạo nên hạnhphúc, cao nhất, đề đạt đến hạnh phúc tối thượng vô tỷ, toàn giác, cho tất cảchúng sinh. Nếu chúng ta giảu có, điềuấy tốt, vì chúng ta có thể giúp đở người bệnh tật, người nghèo khó, những ngườicần sự giúp đở vật chất, chúng ta có thể hổ trợ.

Vì thế ở đây, đây làcăn bản, sự khuyên bảo của Đại Bồ Tát Thogme Zangpo là bất cứ điều gì xãy ra,ngay cả chúng ta có hạnh phúc , ngay cả chúng ta có một đời sống an vui, hãylàm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn, dâng hiến đến những chúng sinh khác. Ngay cả người không có một đời sống hạnhphúc, đời sống khốn khổ, chúng ta cũng có thể làm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn,chúng ta dâng hiến, hồi hướng, cũng như làm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn bằngviệc trãi nghiệm nó vi lợi ích của tất cả chúng sinh.

Rồi thì, Bồ Tát ThogmeZangpo nói đến mức độ nào. Bao nhiêuhạnh phúc mà chúng ta có bây giờ và trong tương lai, tất cả đều là kết quả củacông đức. Nếu chúng ta chết một cáchnhanh chóng, thì tốt hơn là chết một cách nhanh chóng. Nếu cái chết xãy ra một cách nhanh chóng thếthì tốt lắm, nếu chúng ta đang chết một cách nhanh chóng thế thì tốt lắm đểchết. Tại sao? Chắc chắn là chúng ta có thể thể nhập vào conđường không sai lạc, không có chướng ngại, không có những điều kiện xấu, sựquấy rầy, chúng ta thiền quán, sử dụng cái chết cho sự thiền quán, sử dụng cáichết cho con đường tu tập, để nhanh chóng đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn cho tấtcả chúng sinh….

[1]Gyalsé Ngulchu Tokmé(Wyl.rgyalsras dngul chu thogs med) or Tokmé Zangpo(Wyl.thogsmed bzang po) (1297-1371), sinh tại Puljung, Tây Nam của Đại Tu ViệnSakya. Là một học giả cực kỳ thậm thâm,ngài đã học hỏi vô số những giáo huấn từ tất cả những tông phái, cống hiến củangài đến Phật Pháp qua trước tác, giảng dạy, và tranh luận. Ngài có thể giảng dạy một cách vững chải trênbất cứ đề tài hay kinh luận nào. Cũng thếngài có thể hoàn toàn nhận những khổ đau của người khác và ban cho sự cát tườngcủa ngài, với những kết quả không thể ngờ, ngài cực kỳ rộng rãi bố thí đến tấtcả, đặc biệt những người nghèo khổ, thiếu thốn, và khổ đau. Ngài đã diện kiến chư Phật, chư bổn tôn nhưQuán Thế Âm, Tara. Ngài đã dạy nhiều vịthầy lớn trong thời đại của ngài ở Trung bộ Tây Tạng,như Khenchen LochenChangchup Tsemo (1303-1380), ButönRinchen Drup(1290-1364),những đại đạo sư Sakya, v.v… Ngài thị tịch vào lúc 74 tuổi giữa những dấu hiệuphi thường của sự chứng đạo.

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=625&chid=1587

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2021(Xem: 6805)
Nhân ngày Lễ Phật Thành Đạo năm nay, trong tâm tình hộ trì Tam Bảo, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ tu hành nơi xứ Phật, đặc biệt là chư Tăng thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo.. Xin tường trình cùng chư vị một số hình ảnh của buổi cúng dường chư Tăng các truyền thống Đạo Phật (International Maha Sangha), chư Tăng Tibet, India, Lào, Miến, Thái, Bangladesh, Việt Nam.. tai Bồ Đề Đạo Tràng. (Với tổng số 500 vị, mỗi vị thọ nhận 1 phong bì với tịnh tài 1000Rupees- tương đương 14usd và cúng dường thọ trai)
21/01/2021(Xem: 4782)
Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng tổ chức Pháp hội Nyingma Monlam Chenmo lần thứ 32 tại Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, nơi mà ngày xưa, cách đây 2550 năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giác ngộ chân lý tối thượng dưới gốc cây Bồ-đề sau 6 năm khổ hạnh tinh chuyên. Sự kiện bắt đầu khai mạc vào ngày 14 tháng Giêng và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng Giêng năm 2021. Tuân theo nguyên tắc và hạn chế tập trung đông người do đại dịch Covid-19, sự kiện diễn ra chỉ có khoảng 100 vị Tăng sĩ Phật giáo tham dự.
21/01/2021(Xem: 4444)
Cư sĩ Matthew Kapstein, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1949, Giáo sư thỉnh giảng, nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, học giả triết học Phật giáo Đại học Chicago, chuyên về lịch sử triết học Ấn Độ, Tây Tạng, và lịch sử văn hóa Phật giáo Tây Tạng, nghiên cứu những ảnh hưởng văn hóa trong việc Trung cộng cưỡng chiếm Tây Tạng. Ông là Giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Phật học tại Trường Đại học Thần học Chicago, Hoa Kỳ và Giám đốc Nghiên cứu Tây Tạng tại École pratique des hautes études ở Paris, Pháp.
20/01/2021(Xem: 4975)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca (theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sinh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch). Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của sự thành đạo. Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, và đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ở cõi trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới.
20/01/2021(Xem: 5730)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng mọi người và mọi vật có thường xuất hiện đến chúng ta trong cách này hay không. Khi chúng ta bị tác động bởi những tư tưởng trong một trình độ vi tế, thật khó để xác định chúng ta nắm bắt chúng như thế nào. Do thế, hãy xem xét một thời điểm khi mà chúng ta cảm thấy thù hận và khao khát mạnh mẽ. Một con người và sự kiện thù hận và khao khát dường như cực kỳ cụ thể, ngay cả hoàn toàn không thay đổi, có phải thế không? Khi chúng ta nhìn một cách sát sao, chúng ta sẽ thấy rằng không có cách nào để thừa nhận là chúng ta đã thấy những hiện tượng như lệ thuộc trên tư tưởng rồi. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng dường như tồn tại trong những điều kiện của chính chúng.
19/01/2021(Xem: 4249)
Những món quà Phật giáo Hàn Quốc đã gieo hạt giống Bồ đề, hoa Bát nhã, đầy hy vọng tại Tanzania, đang hướng đến Châu Phi. Tổ chức phi lợi nhuận “Đồng hành Xinh đẹp” (Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36) bắt đầu chiến dịch gây Quỹ để gửi các vật phẩm cần thiết cho hoạt động của Trường Đại học Công nghệ và Nông nghiệp Bodhi Garam (보리가람농업기술대학) ở Tanzania, Châu Phi. Đây là một chiến dịch nhằm thu hút sự tham gia của chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử tại các cơ sở tự viện Phật giáo trên khắp đất nước Hàn Quốc, với đầy ý nghĩa bởi mang lại niềm hy vọng cho Châu Phi. Quang cảnh Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông nghiệp Barley Garam và các sinh viên đang thực tập tại thao trường.
19/01/2021(Xem: 4388)
Tiến sĩ Frederick Lenz được biết đến với biệt danh là “Rama” (tiếng Phạn: रामा) và “Atmananda” (tiếng Phạn: आत्मानदा), ông bắt đầu công phu tu tập và hướng dẫn thiền định Phật giáo từ tuổi thập niên 20. Trong suốt cuộc đời, ông miệt mài truyền tải tinh hoa Phật giáo đến sinh viên phương Tây, bậc thầy về tâm linh, truyền bá Phật pháp tại Hoa Kỳ, bao gồm các giáo trình Phật giáo Tây Tạng, Thiền định, Advaita Vedanta (IAST Advaita Vedānta; Sanskrit अद्वैत वेदान्त; là một tiểu trường phái của triết lý Vedānta; và Huyền bí học (Mysticism), tác giả, nhà thiết kế phần mềm, nhà kinh doanh và sản xuất thu âm. . .
18/01/2021(Xem: 8877)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
17/01/2021(Xem: 4936)
Các học giả Phật giáo Ấn Độ, Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar đã phát hành một cuốn sách mới được biên tập có tựa đề “Sangitiyavamso: The Chronicle of Buddhist Councils on Dhamma & Vinaya” (Biên niên Sử các Hội đồng Phật giáo về Đạo pháp và Giới luật) của tác giả Sangitiyavamso. Các học biên tập viên miêu tả cuốn sách do Aditya Prakashan, New Delhi xuất bản, là một trong những biên niên sử toàn diện nhất của Thái Lan, kết hợp lịch sử Phật giáo với Lịch sử Vương quốc.
17/01/2021(Xem: 4698)
Trong một loạt các hội thảo hàng tuần, bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 năm 2021, các học giả từ khắp nơi trên thế giới, sẽ thảo luận về các nghiên cứu So sánh Luật Hiến pháp và tư tưởng pháp lý của Phật giáo. Các buổi hội thảo dự kiến diễn ra trong tám tuần. Theo các nhà tổ chức, trong khi sự giao thoa giữa luật phát thế tục và các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, trong những thập kỷ gần đây đã được nghiên cứu rất nhiều, cho đến nay thù Phật giáo vẫn bị loại khỏi cuộc đối thoại. Chuỗi hội thảo này nhằm giảm bớt khoảng cách đó, bao gồm nghiên cứu về các giao điểm lịch sử, cũng như đương đại của Phật giáo và các quy tắc pháp lý quốc gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]