Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XIII: Sự Thông Suốt

08/12/201016:59(Xem: 11116)
Chương XIII: Sự Thông Suốt

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG XIII
SỰ THÔNG SUỐT
(WISDOM)


Đến đây chúng ta đã làmquen với những kỹ thuật rèn luyện tâm trí của mình vì vậy nên chúng ta có thểgiữ cho tâm trí của mình tập trung hoàn toàn vào một đối tượng thiện định. Khảnăng này là một phương tiện cần thiết để nắm bắt được sự trống rỗng(emptiness)riêng biệt thông suốt. Mặc dù tôi đã đề cập đến "sự trống rỗng" trongsuốt cuốn sách này, bây giờ chúng ta hãy khảo sát sâu hơn về "sự trốngrỗng".

BẢN NGÃ (CÁI TÔI)
(THE SELF)

Tát cả chúng ta đều có ýthức rõ rệt về "bản ngã", cũng như một ý thức rõ rệt về "cáitôi". Chúng ta biết rằng chúng ta đang ám chỉ ai khi chúng ta nghĩ"Tôi sắp sửa đi làm", "Tôi đang đi về nhà" hoặc "Tôiđói bụng". Thậm chí loài vật cũng có ý thức về đồng loại của chúng, tuynhiên chúng không thể diễn đạt bằng lời nói như chúng ta. Khi chúng ta cố gắngtìm hiểu "cái tôi" là gì, chúng ta khó có thể xác định được.

Ở Aán Độ cổ đại, nhiềunhà triết học Hindu đã cho rằng "cái tôi" này tuỳ thuộc vào thể xácvà tâm hồn của từng người. Họ cho là ắt hẳn phải có một nhân tố nào đó tạo rasự liên tục giữa những giai đoạn khác nhau của "cái tôi" , ví dụ nhưlà "cái tôi" trong: "khi tôi còn trẻ" hoặc "khi tôi vềgià" và thậm chí là "cái tôi" trong kiếp trước và "cáitôi" trong kiếp sau. Vì tất cả những "cái tôi" này đều tồn tạingắn ngũi và không vĩnh viễn, người ta thấy là ắt hẳn phải có một "cáitôi" nào đó độc lập và vĩnh cửu sở hữu mọi giai đoạn của sự sống này. Đâylà nền tảng cho việc thừa nhận một "cái tôi" riêng biệt với tâm hồnvà thể xác, người ta gọi nó là "linh hồn" (atman).

Thật ra, tất cả chúngđều có những quan điểm về cái tôi giống như vậy, chúng ta xem nó như nòng cốtcủa đời sống chúng ta. Chúng ta không cảm nhận được nó như những bộ phận tay,chân, đầu và mình, đúng hơn là chúng ta xem nó như là chủ nhân của những bộphận này. Tôi tin vào "cái tôi" độc lập nằm tận nơi sâu thẳm tronglòng mình, nó sở hữu những bộ phận hợp thành chúng ta.

Có gì không ổn với đứctin này? Tại sao một cái tôi độc lập với thể xác và tâm hồn lại bị phản đối?Những nhà triết học Phật giáo cho rằng một "cái tôi" có thể được xemlà có mối quan hệ với tâm hồn và thể xác. Họ giải thích rằng nếu một "linhhồn" hay "cái tôi" tồn tại, thì hoặc là nó tách rời với những bộphận tạo ra nó hoặc là nó có những bộ phận riêng biệt của nó. Tuy nhiên , nếunó tách rời với tâm hồn và thể xác, thì sẽ không xác đáng, bởi vì như vậy cónghĩa là nó không có liên quan gì đến tâm hồn và thể xác. Và việc đề xướng ramột cái tôi không thể phân chia và vĩnh cửu tạo nên tâm hồn và thể xác là buồncười và lố bịch. Tại sao? Bởi vì một cái tôi không thể phân chia, trong khi đóbộ phận cơ thể thì rất nhiều. Cái tôi chỉ có một thì làm sao đóng nhiều vai tròtrong việc điều khiển cơ thể?

Vậy thì bản chất của"cái tôi" mà chúng ta quá quen thuộc này là gì? Một số nhà triết họcPhật giáo hướng đến sự kết hợp giữa những bộ phận thể xác và tâm hồn và xemtoàn bộ tập hợp đó là cái tôi. Những người khác lại cho rằng sự liên tục ý thứcchúng ta chính là "cái tôi". Cũng có những người tin rằng những nănglực tinh thần, nền tảng tâm hồn của tất cả mọi người, là "cái tôi".Tất cả những quan điểm trên đều là những cố gắng để dung hòa những đức tin củachúng ta về "cái tôi". Trong khi chúng ta nhận ra được rằng sự cốđịnh và vĩnh cửu là phi lý, chúng ta tự nhiên gán cho "cái tôi" nhữngbản chất mà mình thấy hợp lý.

CÁI TÔI VÀ NHỮNG ĐAU KHỔ
(SELF ANDAFFLICTIONS)

Nếu chúng ta suy xétnhững cảm xúc của chúng ta, những kinh nghiệm của chúng ta về lòng lưu luyến vàsự thù địch mạnh mẽ, thì chúng ta sẽ thấy rằng căn nguyên của những tình cảmđau khổ đó là xúc cảm mãnh liệt bám vào "cái tôi". "Cáitôi" như vậy chúng ta cho là độc lập và tự chủ. Khi đức tin của chúng tavề "cái tôi" mạnh mẽ thêm thì mong ước bảo vệ và thỏa mãn mó cũngtăng lên.

Tôi sẽ cho bạn một vídụ: khi bạn trông thấy một chiếc đồng hồ đẹp trong cửa hiệu tự nhiên bạn bị lôicuốn. Nếu người bán hàng đánh rơi chiếc đống hồ đó, bạn sẽ nghĩ "Ô trời!Chiếc đồng hồ bị rơi xuống đất rồi". Điều này gây tác động lên bạn khôngmạnh mẽ lắm. Tuy nhiên, nếu bạn mua chiếc đông hồ đó, và từ đó bạn xem nó là"chiếc đồng hồ của tôi", rồi thì , nếu bạn đánh rơi nó, thì bạn sẽ bịtác động rất mạnh mẽ, bạn sẽ cảm thấy như tim của mình nhảy ra ngoài vậy!! Cảmxúc mạnh mẽ này xuất phát từ đâu? Sự sở hữu xuất phát từ "cái tôi".YÙ thức về "cái tôi’’ càng mạnh thì ý thức về "cái của tôi" cũngcàng mạnh. Đây chính là lý do tại sao bạn nên giảm bớt đức tin về một cái tôiđộc lập và tự chủ . Môt khi bạn loại bỏ được ý thức về cái tôi như vậy, nhữngcảm xúc được bắt nguồn từ cái tôi đó cũng biến mất.

LÒNG VỊ THA CỦA NHỮNG NGƯỜI PHI THƯỜNG
(SELFLESSNESS OF ALLPHENOMENA)

Họ không phải là nhữngngười không có "cái tôi". Tất cả những người phi thường đều có"cái tôi". Nếu chúng ta phân tích hay tìm hiểu một bông hoa, bằngcách nhìn nơi những bộ phận của nó, chúng ta sẽ không tìm thấy gì. Điều này chothấy rằng bông hoa thật sự không sở hữu những tính chất bên trong. Một chiếc xeca, một cái bàn hay một cái ghế cũng vậy. Thậm chí là chúng ta có thể tách mùicủa chúng ra được một cách khoa học, rồi đó chúng ta có thể chỉ ra được mùi vàvị của chúng.

Tuy vậy, chúng ta khôngthể phủ nhận sự tồn tại của bông hoa và mùi thơm của nó. Vậy thì chúng ta tồntại như thế nào? Một số nhà triết học Phật giáo đã giải thích rằng cái bông hoamà bạn trông thấy chỉ là dáng vẻ bên ngoài của nó mà thôi. Nó chỉ thật sự tồntại theo cách mà chúng ta cảm nhận nó thôi. Theo sự giải thích này, nếu có mộtbông hoa trên bàn, bông hoa mà tôi cảm nhận được bằng tâm hồn của tôi mới đúngthực chất là bông hoa đó, còn bông hoa mà bạn cảm nhận bằng mắt và trông thấy ởtrên bàn có thể chỉ là vẻ bên ngoài của nó mà thôi. Mùi của bông hoa mà bạnngữi thấy có thể cũng đúng mùi mà bạn cảm nhận được. Bông hoa mà tôi cảm nhậncó thể khác với bông hoa mà bạn cảm nhận.

Sự quan sát bằng tâm hồnnày làm hạn chế tri giác của chúng ta về sự thật của vật thể, nó đóng một vaitrò quan trọng trong ý thức. Người ta nghĩ ra những sự việc khác nhau, bị kíchthích bởi những hiện tượng phi thường khác nhau và cuối cùng chẳng tìm thấyđược điều gì cả.

SỰ TRỐNG RỖNG VÀ CĂN NGUYÊN PHỤ THUỘC
(EMPTINESS AND DEPENDENTORIGINATION)

Vậy thì "sự trốngrỗng" là gì? Nó đơn giản là "chẳng tìm thấy được gì cả". Khichúng ta tìm kiếm bông hoa trong những bộ phận của nó, chúng ta đối mặt với"sự không hiện hữu" của bông hao mà chúng ta muôn tìm. "Sự khônghiện hữu" đó gọi là "sự trống rỗng" của bông hoa. Nhưng mà nếuvậy thì không có bông hoa sao? Dĩ nhiên là có. Tìm kiếm căn nguyên của bất kỳmột sự vật hiện tượng nào có nghĩa là đạt tới những cảm nhận tinh vi về"sự trống rỗng" của nó, cái sự "chẳng tìm thấy được gì cả".Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ là "sự trống rỗng" của một bông hoa đơn giảnlà tình trạng "chẳng tìm thấy được gì cả" của nó mà chúng ta đối mặtkhi chúng ta tìm kiếm những bộ phận của nó. Đúng hơn, nó là bản chất phụ thuộcvào bông hoa hoặc những bộ phận của nó mà bạn đặt tên, chính những điều đó cắtnghĩa "sự trống rỗng" của nó. Điều này đuợc gọi là "căn nguyênphụ thuộc".

THIỀN ĐỊNH VỀ "SỰ TRỐNG RỖNG"
(MEDITATION ONEMPTINESS)

Thấu hiểu được "sựtrống rỗng" không phải là điều dễ dàng thực hiện được, những trường đạihọc Tôn Giáo ở Tây Tạng đã bỏ ra nhiều năm để sinh viên học tập và nghiên cứuvề nó. Những nhà sư học thuộc lòng những bài kinh Phật và những lời bình chúqua những bậc thầy người Tây Tạng và Aán Độ. Họ học tập nghiên cứu cùng vớinhững học giả thông thái và trải qua nhiều giờ trong một ngày để tranh luận vềvấn đề. Để gia tăng hiểu biết về "sự trống rỗng", chúng ta phải họctập, nghiên cứu và suy niệm về nó rất nhiều. Điều quan trọng là phải làm côngviệc đó cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn của một bậc thầy có đủ năng lực, một ngườithấu hiểu "sự trống rỗng" hoàn tòan.

Cùng với những vấn đềkhác được đề cập trong sách này, sự thông thái được trau dồi bằng những kỹthuật "thiền định phân giải" và kỹ thuật "thiền định cốđịnh" . Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhằm nâng cao nhận thức hiểu biếtvề "sự trống rỗng", bạn không luân phiên 2 kỹ thuật này, mà thực rathì bạn kết hợp chúng. Bạn tập trung tâm trí mình vào việc phân tích "sựtrống rỗng" bằng phương pháp "tập trung vào một điểm duy nhất".Điều này được gọi là sự hợp nhất của duy trì điềm tĩnh và sự hiểu biết sâu sắcđặc biệt. Bằng cách liên tục thiền định theo cách này, sự hiểu biết của bạnbiến thành nhận thức thật sự về "sự trống rỗng". Ở điểm này, bạn đạttới "giai đoạn chuẩn bị".

Nhận thức của bạn chỉ làkhái quát, vì nhận thức của bạn về "sự trống rỗng’’ đã được xuất phát từnhững suy luận hợp lý. Tuy nhiên, điều này trang bị cho người thiền định để họcó thể đạt được những nhận thức đúng đắn về "sự trống rỗng".

Lúc này, người thiềnđịnh liên tục trau dồi và nâng cao nhận thức suy luận của mình về "sựtrống rỗng". Điều này dẫn đến việc đạt được "hướng nhìn nhận" .Bây giờ, người thiền định đó thấy được "sự trống rỗng" trực tiếp, rõràng như là họ gạch một đường thẳng lên tay của mình.

Bằng cách liên tục về"sự trống rỗng", người ta tiến tới "thiền định". Đến đây,không còn khía cạnh nào khác của cuộc hành trình tâm hồn cần thiết phải đượctrau dồi.

NHỮNG MỨC ĐỘ BỒ TÁT
(THE BODHISATTVALEVELS)

Một tín đồ Mahayana (một giáo phái của Phật giáo) bắt đầu quá trình trau dồi phát triển của họ quanhững giai đoạn dẫn tới Cõi Phật ở một mức độ phát sinh tấm lòng Bồ Tát. Là mộtngười luyện tập, chúng ta nên phát triển mọi phẩm chất khác nhau đã được trìnhbày trong cuốn sách này. Khi có được hiểu biết thật sự về luật nhân quả, chúngta phải loại bỏ những hành vi gây hại cho bản thân và cho mọi người. Chúng taphải nhận thức được rằng cuộc sống là một chuổi dài đau khổ. Chúng ta phải cókhát vọng vượt qua những đau khổ đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có khát vọngtừ bi giúp làm nhẹ bớt những đau khổ tràn lan của mọi người, những đau khổ đógiăng bẫy làm cho mọi người sa chân vào vũng bùn lầy lội của vòng luẩn quẩn.Chúng ta phải có được lòng yêu thương - tử tế lòng mong ước đem đến cho mọingười niềm hạnh phúc vô bờ bến. Chúng ta phải cảm nhận được trách nhiệm củamình là phải đạt tới sự giác ngộ cuối cùng.

Ở mức độ giác ngộ này,người ta đạt tới "sự tích lũy". Cùng với những động cơ thúc đẩy củatrạng thái bồ tát, người ta liên kết được "đức trầm tĩnh" và nhữnghiểu biết đặc biệt của mình, bằng cách đó người ta có được những nhận thức về"sự trống rỗng" đã được mô tả bên trên. Đến lúc này người ta đạt được"sự chuẩn bị". Trong suốt "sự tích lũy" và "sự chuẩnbị", vị Bồ Tát băng qua một khoảng thời gian vô tận của việc luyện tập,nhờ đó mà vị Bồ Tát tích lũy được vô số tài năng và đ?ng thời mở rộng, nâng caosự thông suốt của mình.

Khi nhận thức về"sự trống rỗng" của một người không còn ở mức độ suy luận nữa, ngườiđó đã đạt tới mức độ thứ nhất trong số 10 mức độ bồ tát dẫn đến Cõi Phật. Quaviệc suy niệm liên tục về "sự trống rỗng", người đó đã đạt tới mức độthứ hai dẫn đến Cõi Phật và đồng thời đạt được "sự thiền định". Theođà tiến triển, người đó vượt qua khoảng thời gian luyện tập vô tận thứ hai và đạtđược mức độ thứ ba, tích lũy vô số tài năng và sự thông suốt.

Liên tục duy trì ba mứcđộ bố tát này, người đó vượt qua khoảng thới gian tập luyện vô tận thứ ba vànhờ đó đạt được "sự nâng cao kiến thức".

Bây giờ, người đó đã làmột Đức Phật hoàn toàn giác ngộ.

Vậy thì phía trước vẫncòn nhiều khoảng thời gian vô tận của việc luyện tập nữa. Chúng ta phải kiêntrì. Chúng ta phải tiến lên từng bước một, liên tục trau dồi luyện tập. Chúngta cũng phải giúp mọi người luyện tập đạt tới mức độ như chúng ta và ngăn mìnhkhông gây hại cho mọi người. Khi lòng ích kỹ của chúng ta giảm dần và lòng vịtha của chúng ta tăng lên, chúng ta trở nên hạnh phúc hơn, mọi người xung quanhcũng hạnh phúc hơn. Đây là một cách để chúng ta tích lũy được những tài năng vàđức hạnh cần thiết nhằm đạt tới cõi Phật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2020(Xem: 5705)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6341)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6333)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5630)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6661)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6176)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7769)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7263)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 12794)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 14996)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]