Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XI: Duy Trì Điềm Tĩnh

08/12/201016:56(Xem: 11125)
Chương XI: Duy Trì Điềm Tĩnh

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG XI
DUY TRÌ ĐIỀM TĨNH
(CALM ABIDING)

Duy trì sự điềm tĩnh, sựtập trung vào một điểm duy nhất, là một hình thức thiền định mà ở đó bạn chọnra một đối tượng và ấn định tâm trí mình lên đối tượng đó. Đ ể có được mức độtập trung này bạn không thể vừa ngồi xuống đã có được. Chầm chậm , bạn sẽ thấyrằng tâm trí của bạn có khả năng tập trung ngày càng cao và kéo dài điềm tĩnhlà một trạng thái đều đặn vững chắc mà tâm trí của bạn có thể giữ tập trung vàomột đối tượng tinh thần trong một khoảng thời gian bao lâu tuỳ ý với sự điềmtĩnh tuyệt đối không hề sao lãng.

Trong sự luyện tập thiềnđịnh này và luyện tập nhiều đức tính khác, một lần nữa động cơ thúc đẩy rấtquan trọng. Những kỹ năng liên quan đến việc tập trung vào một đối tượng duynhất có thể được ứng dụng ở những mức độ khác nhau. Đây là một kỹ thuật giámsát hoàn toàn chuyên môn và kết quả của nó được quyết định bởi những động cơthúc đẩy của bạn.

Đương nhiên, là nhữngngười rèn luyện tâm hồn, chúng ta quan tâm đến một động cơ thúc đẩy đạo đức vàmột kết quả đạo đức. Bây giờ chúng ta hãy phân tích khía cạnh chuyên môn củacách luyện tập này.

Kéo dài điềm tĩnh đượcluyện tập bởi những ai có nhiều lòng tin tưởng. Một người thiền định bắt đầuquá trình rèn luyện tâm hồn của mình bằng cách chọn lựa một mục tiêu nào đó làmđối tượng của việc thiền định. Một người luyện tập Thiên Chúa giáo có thể lấy thậptự giá hoặc Đức Mẹ Đ ồng Trinh Mary làm tiêu điểm duy nhất cho việc thiền địnhcủa mình. Đối với những người luyện tập Hồi giáo thì có khó khăn hơn bởi vìthiếu hình tượng trong Hồi giáo, tuy vậy người ta có thể lấy lòng tin nơi thánhAllah làm đối tượng của việc thiền đ?nh của mình, bởi đối tượng của việc thiềnđịnh không nhất thiết phải là một đối tượng vật chất cụ thể. Vì vậy , người tacó thể giữ tập trung vào lòng tin sâu sắc nơi Thượng Đế (God). Người ta cũng cóthể tập trung vào thành phố thần thánh Mecca. Kinh Phật thường sử dụng hìnhtượng Đức Phật Shakyamuni làm ví dụ điển hình cho một đối tượng của việc tậptrung thiền định.Một trong số những lợi ích của việc này là nó làm cho nhậnthức của mọi người về những phẩm chất cao cả vĩ đại của Đức Phật thêm sâu sắc,cùng với sự suy ngẫm về lòng tử tế của

Đức Phật thêm, kết quảlà mọi người có được sự gần gũi hơn với Đức Phật.

Hình tượng Đức Phật màbạn tập trung vào ở phương pháp này không phải là một bức ảnh hoặc là một bứctượng. Tuy vậy bạn cũng có thể sử dụng một bức ảnh để dễ hòa mình vào hình dángvà từng bộ phận của Đức Phật, nhưng bạn phải tập trung vào hình tượng Đức Phậttrong tâm trí của bạn. Bức ảnh Đức Phật mà bạn có thể nhìn thấy phải được gợilại trong tâm trí bạn. Một khi bạn có thể làm được như vậy bạn mới có thể bắtđầu quá trình kéo dài điềm tĩnh của mình.

Bức ảnh Đức Phật mà bạncó thể nhìn thấy phải được đặt không quá xa cũng không quá gần. Khoảng 30 cmtrước mặt bạn và ngang tầm mắt của bạn là thích hợp. Bức ảnh đó phải có chiềucao 3 hoặc 4 inches hoặc nhỏ hơn. Nếu bức ảnh có đèn chiếu thì tốt hơn. Nhìnthấy bức ảnh tỏa sáng như vậy giúp bạn tránh được mệt mỏi và buồn ngủ. Mặt khácbạn cũng nên tưởng tượng rằng bức ảnh này khá nặng. Nếu bức ảnh được bạn cảmnhận với một trọng lượng nào đó thì tinh thần của bạn sẽ liên tục hoạt động.Cho dù bạn có chọn bất kỳ mục tiêu nào làm đối tượng để tập trung thiền định,thì sự tập trung vào một điểm duy nhất của bạn cũng phải kiên định và sángsuốt. Sự kiên định sẽ bị triệt phá bởi sự kích động và sự phân tán của tâm hồn– một khía cạnh của lòng lưu luyến. Tâm hồn chúng ta dễ dàng bị chi phối bởinhững suy nghĩ về những đối tượng mà chúng ta ao ước. Những suy nghĩ như vậycản trở chúng ta phát triển phẩm chất bình tĩnh kiên tâm cần thiết để kéo dàisự tập trung một cách điềm tĩnh về đối tượng mà chúng ta đã lựa chọn. Mặt khác,sự sáng suốt bị cản trở bởi sự lơi lỏng của tâm hồn.

Để kéo dài điềm tĩnh đòihỏi bạn phải hiến mình cho quá trình luyện tập một cách tuyệt đối cho tới lúcbạn có khả năng điều khiển được tâm trí của mình. Nếu bạn có được một môitrường tỉnh lặng để luyện tập thì có nghĩa là bạn có được những người bạn ủnghộ mình. Bạn nêngác sang một bên những lo lắng bận tâm về thế gian trần tục -gia đình, công việc hoặc những rắc rối trong xã hội – và đặc biệt là bạn phảicống hiến hết mình vào việc nâng cao sự tập trung. Lúc khởi đầu bạn nên thamgia những buổi luyện tập thiền định hàng ngày với khoảng thời gian ngắn. Khoảng10 tới 15 buổi, mổi buổi 15 tới 20 phút mỗi ngày là thích hợp nhất. Khi sự tậptrung của bạn tăng lên, bạn có thể tăng thời gian luyện tập của từng buổi vàgiảm số buổi luyện tập trong ngày. Bạn nên ngồi ở một tư thế thiền định trangtrọng, lưng của bạn phải thẳng. Nếu bạn theo đuổi việc luyện tập của mình một cáchsiêng năng cần mẫn, bạn dễ dàng kéo dài sự luyện tập của mình sau 6 tháng luyệntập.

Một người luyện tậpthiền định phải học cách áp dụng những biện pháp đối phó khi những trở lực xuấthiện. Khi tâm trí bị kích động hoặc chi phối bởi những cảm xúc vui buồn haynhững lo toan của đời sống hàng ngày, chúng ta phải chặn đứng và đưa tâm tríquay lại với sự tập trung vào đối tượng. Một lần nữa, sự lưu tâm ( mindfulness)là phương tiện để chúng ta thực hiện điều này. Khi lần đầu tiên bạn luyện tậpkéo dài điềm tĩnh, bạn khó có thể giữ cho tâm trí của mình tập trung cố địnhvào đối tượng lâu dài được. Bằng sự lưu tâm, bạn có thể đổi hướng tâm trí củamình , hướng nó quay trở lại với đối tượng tập trung, bạn phải thực hiện hếtlần này đến lần khác. Một khi tâm trí đã tập trung vào đối tượng của nó, cùngvới sự lưu tâm, nó cố định ngay tại đó, không trôi đi đâu cả.

Sự tĩnh tâm(introspection) đảm bảo được rằng sự tĩnh tâm của chúng ta vững vàng,ổn định vàsáng suốt. Bằng những biện pháp của sự tĩnh tâm, chúng ta có thể giữ vững đượctâm trí của mình khi nó bị kích động hoặc phân tán. Có một số người đôi khikhông thể tập trung nhìn bạn khi họ đang nói chuyện với bạn, họ luôn nhìn hếtchỗ này đến chỗ nọ. Một tâm hồn bị phân tán cũng giống như vậy, không thể tập trungđược khi bị kích động. Sự tĩnh tâm giúp chúng ta có thể lôi kéo tâm trí mìnhtrở lại bằng cách tập trung nội tâm để giảm thiểu những kích động tinh thần.Điều này giúp tái lập sự ổn định vững vàng của tâm trí. Sự tĩnh tâm cũng giúpgiữ vững được tâm trí một khi nó trở nên sao lãng, ươn hèn hay mệt mỏi, nhanhchóng đưa nó quay về với đối tượng. Đây thường là một vấn đề khá khó khăn đốivới những người dễ bị lôi kéo bởi những bản năng tự nhiên. Sự thiền định củabạn trở nên qúa lỏng lẻo, yếu đuối và thiếu sức sống. Sự tĩnh tâm có thể thậntrọng giúp bạn vực dậy tâm trí của mình bằng những suy nghĩ về sự hân hoang vàbằng cách đó sự tĩnh tâm làm gia tăng tính sáng suốt, tính sắc sảo cho tinhthần của bạn.

Khi bạn bắt đầu rènluyện kéo dài điềm tĩnh, một điều rõ ràng là: giữ cho sự tập trung của bạn vàomột đối tượng mà bạn đã chọn lựa trong khoảng thời gian ngắn là một thách thứcto lớn. Đừng nản lòng! Chúng ta xem đây là một biểu hiện tích cực bởi vì ít rathì bạn cũng nhận ra được công việc khó khăn khắc nghiệt của tâm trí của mình.Bằng cách kiên trì tập luyện và khéo léo áp dụng sự lưu tâm và tĩnh tâm, bạn cóthể từng bước kéo dài sự tập trung của mình vào một đối tượng duy nhất, đốitượng mà bạn đã chọn lựa cho việc thiền định của mình, đồng thời bạn cũng sẽtừng bước giữ được sự tĩnh táo, sáng suốt và rung động trong suy nghĩ của mình.

Có nhiều loại đối tượng, cụ thể và trừu tượng, được dùng để phát triển sự tập trung. Bạn có thể traudồi sự kéo dài điềm tĩnh bằng cách lấy "ý thức" (consciousness) làm tiêuđiểm tập trung thiền định của mình. Tuy nhiên, bạn không dễ dàng có được kháiniệm về "ý thức", vì khái niệm này không thể diễn đạt bằng lời nói cụthể, nó là một trong những bản chất của tâm hồn. Một hiểu biết thật sự về bảnchất của tâm hồn phải được cảm nhận qua sự từng trải.

Vậy thì chúng ta phảitrau dồi sự hiểu biết này như thế nào? Trước tiên bạn phải xem xét lại nhữngsuy nghĩ và những cảm xúc mà bạn đã từng trải qua, cách mà ý thức xuất hiện,cách mà tâm trí của bạn hoạt động.

Hầu hết thời gian thìtâm trí và ý thức của chúng ta luôn trải qua những tác động hỗ tương với thếgiới bên ngoài - ký ức của chúng ta và những dự trù, kế hoạch trong tương lai.Bạn có thường hay cáu kỉnh vào buởi sáng không? Bạn có hay bối rối vào buổichiều không? Bạn có thường bị ám ảnh bởi những mối quan hệ thất bại không? Bạncó thường lo lắng về sức khỏe của con cái không? Hãy đặt tất cả những điều nàysang một bên. Bản năng thật sự của tâm trí và những hiểu biết sáng suốt bị mờdần bởi những suy nghĩ và những mối bận tâm bình thường. Khi thiền định tâmhồn, bạn phải cố gắng giữ tập trung ngay từ lúc đầu. Bạn phải ngăn không cho kýức xen vào suy nghĩ của bạn. Bạn phải giữ cho tâm trí mình không trôi về nhữngký ức qúa khứ mà cũng chẳng trôi về những hy vọng hoặc sợ hãi trong tương lai.Một khi bạn đã làm được như vậy, những gì còn lại là khoảng cách giữa quá khứvà tương lai. Khoảng cách này là một khoảng không (có giá trị bằng không). Bạnphải cố gắng giữ tập trung vào khoảng không này.

Ban đầu bạn chỉ có thểgiữ tập trung vào khoảng không này trong thoáng chốc. Tuy nhiên, khi tiếp tụcluyện tập, bạn sẽ ngày càng có thể kéo dài khoảng thời gian tập trung vàokhoảng không này. Làm như vậy, bạn có thể vứt bỏ được những suy nghĩ gây cảntrở cho những bản năng thật sự của tâm trí. Dần dần, những hi?u biết thanhkhiết sẽ rọi vào tâm hồn bạn, thời gian bạn có thể tập trung vào khoảng khôngnày ngày càng lâu hơn cho tới một lúc bạn có thể hiểu ra được "ýthức" là gì. Bạn cần phải hiểu được rằng trạng thái tinh thần này - khôngtồn tại qúa trình suy nghĩ trong tâm trí - không giống như trạng thái tâm hồntrống rỗng. Nó không phải là trạng thái khi mà bạn đang ngủ say hay bị ngất đi." Mình sẽ không để cho tâm trí của mình bị sao lãng bởi những suy nghĩ vềquá khứ lẫn tương lai. Mình sẽ giữ cho tâm trí mình tập trung vào hiệntại". Một khi bạn trau dồi ý chí như vậy, bạn lấy khoảng cách giữa qúa khứvà tương lai( có gía trị bằng 0 đến hiện tại) làm đối tượng cho việc thiền địnhvà dễ dàng tập trung vào đối tượng đó, thoát khỏi mọi quá trình suy nghĩ.

HAI MỨC ĐỘ CỦA TÂM HỒN
(THE TWO LEVELS OFMIND)

Tâm hồn có hai mức độ vềbản năng. Mức độ thứ nhất là sự hiểu biết thông suốt như đã được mô tả. Mức độthứ hai và cũng là bản chất của tâm hồn, là nhận thức về sự không tồn tại cốđịnh của tâm hồn. Để phát triển được sự tập trung vào bản chất chủ yếu này,khởi đầu bạn lấy mức độ thứ nhất của tâm hồn – sự hiểu biết thông suốt – làmtiêu điểm cho việc thiền định. Một khi bạn đã tập trung vào t iêu điểm đó đượcrồi, bạn suy niệm về sự không tồn tại của tâm hồn. Và rồi những gì xuất hiệntrong tâm hồn bạn chính là "không có gì tồn tại trong tâm hồn bạncả".

Đó là bước đầu tiên. Sauđó bạn lấy điều đó("không có gì tồn tại trong tâm hồn") làm đối tượngcho sự tập trung của mình. Đây là một hình thức thiền đinh đầy khó khăn và thửthách. Người ta nói rằng một người luyện tập có bản lĩnh và năng lự c cao nhấtđầu tiên phải trau dồi hiểu biết về "sự trống rỗng" (emptiness) vàsau đó dựa trên nền tảng của sự hiểu biết này, sử dụng chính "sự trốngrỗng" đó làm đối tượng thiền định. Tuy nhiên, trước hết bạn nên có đượcnhững phẩm chất về "kéo dài điềm tĩnh" và dùng nó làm phương tiện đểđạt được sự hiểu biết về "sự trống rỗng" sâu sắc hơn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6365)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6392)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5534)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3861)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3952)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4733)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4747)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5120)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5265)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6541)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]