Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VIII: Thiền Định Về Lòng Từ Bi

08/12/201016:50(Xem: 11023)
Chương VIII: Thiền Định Về Lòng Từ Bi

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNGVIII
THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG TỪBI
(MEDITATING ONCOMPASSION)
LÒNG TỪ BI VÀ SỰ TRỐNGRỖNG (COMPASSION ANDEMPTINESS)

Lòng từ bi mà chúng taphải đạt được xuất phát từ sự thấu đáo về sự trống rỗng (emptiness), bản chấtcơ bản của mọi thực tại (reality). Tại điểm này, sự bao la(vast) và sự sâu sắc(profound) gặp nhau. Bản chất cơ bản này, đã được trình bày ở chương 6, cónghĩa là mọi khía cạnh của thực tại đều không tồn tại cố hữu, mọi sự vật hiệntượng đều không có bản chất đồng nhất. Chúng ta cho là tâm hồn và thể xác củachúng ta tồn tại cố định, từ đó chúng ta có khái miệm về " bản ngã" –"cái tôi". Rồi chúng ta ý thức mạnh mẽ về "bản ngã", bámchặt vào bản chất cố định của mọi sự vật hiện tượng, ví dụ như những phẩm chấtcủa một "chiếc xe" trong một chiếc xe mới mà chúng ta thích. Và kếtquả của nhận thức đó là chúng ta chịu nhũng cảm xúc tức giận và buồn bực khichúng ta không đạt được những gì mà chúng ta muốn : xe, máy tính, và mọi thứ.Chúng ta đã cụ thể hóa những phẩm chất của sự vật hiện tượng mà thực ra chúngkhông có.

Khi lòng từ bi được kếthợp với những hiểu biết rằng mọi đau khổ đều xuất phát từ những quan niệm sailầm về bản chất của thực tại, lúc đó chúng ta đến được nấc thang tiếp theo củacuộc hành trình rèn luyện tâm hồn. Khi chúng ta nhận thấy rằng căn nguyên của mọiđau khổ là nhận thức sai lầm này, nhận thức sai lầm về bản chất không thật sựtồn tại của sự vật hiện tượng, thì khi đó chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta cókhả năng loại trừ được những đau khổ.

Nhận thấy rằng đau khổcủa mọi người là khó có thể tránh khỏi, mọi đau khổ của mọi người đều có thểkhắc phục, thì sự cảm thông của chúng ta về việc họ không thể tự giải thoátchính mình sẽ làm cho chúng ta có được một lòng từ bi mạnh mẽ hơn. Nếu không,cho dù lòng từ bi của chúng ta có mạnh mẽ cách mấy thì nó cũng trở thành thấtvọng, thậm chí là vô vọng.

THIỀN ĐỊNH
VỀ LÒNG TỪ BI VÀ LÒNGYÊU THƯƠNG - TỬ TẾ

(HOW TO MEDITATE ONCOMPASSION AND LOVING – KINDNESS)

Nếu chúng ta thật sựmuốn phát triển lòng từ bi, chúng ta phải bỏ thời gian để mà luyện tập. Chúngta phải cống hiến hết sức và bằng cả trái tim mình để đạt được mục tiêu đó. Nếuchúng ta có thời gian ngồi thiền mỗi ngày thì rất tốt. Như tôi đã gợi ý, khoảngthời gian lúc sáng sớm là tốt nhất cho việc thiền định bởi vì khi đó tâm tríchúng ta rất sáng suốt. Tuy nhiên, để trau dồi lòng từ bi, lúc sáng sớm vẫnchưa đủ, chúng ta phải luyện tập thiền định nhiều hơn như thế. Ví dụ, trongsuốt buổi luyện tập thiền định chính thức của chúng ta, chúng ta cố gắng pháttriển lòng cảm thông và sự gần gũi đối với mọi người. Chúng ta suy niệm vềnhững đau khổ của họ. Và một khi chúng ta có được cảm xúc từ bi thật sự tronglòng, chúng ta nên cố gắng giữ cho tâm hồn mình luôn ở trạng thái như vậy bằngcách sử dụng "thiền định cố định" mà tôi đã mô tả. Làm như vậy giúp chúngta chìm đắm vào việc thiền định. Và khi cảm xúc đó giảm dần, chúng ta lại ápđặt một số lý do để khơi dậy lòng từ bi của mình. Chúng ta lần lượt sử dụngluân phiên hai phương pháp thiền định, giống như công việc của một người thợgốm, tẩm nước rồi tạo dáng, tạo dáng xong rồi lại tẩm nước.

Tốt hơn hết, khởi đầuchúng ta không nên tốn qúa nhiều thời gian vào việc thiền định nghi thức. Chúngta không thể phát sinh được lòng từ bi đối với mọi người chỉ qua một đêm, chúngta cũng không thể phát sinh được lòng từ bi đối với mọi người chỉ qua một thánghoặc một năm. Nếu chúng ta có thể giảm thiểu bản năng vị kỹ của mình và pháthuy lòng quan tâm đến mọi người trước khi chúng ta chết thì có nghĩa là chúngta đã trải qua một cuộc đời đẹp đẽ. Thay vì vậy, nếu chúng ta nôn nóng, thúcđẩy bản thân mau chóng đạt đến cõi Phật (Buddhahood) trong một thời gian ngắn,chúng ta sẽ nhanh chóng chán ngán với việc luyện tập của mình. Nếu chúng ta chỉngồi đó và thực hiện thiền định chính thức vào buổi sáng sớm thì chúng ta sẽgặp phải một sự đối kháng, chính bản thân chúng ta sẽ chán ngán.

LÒNG TỪ BI CAO CẢ
(GREAT COMPASSION)

Việc đạt được trạng tháicuối cùng của Cõi Phật chỉ xảy ra đối với những người phi thường mà trong nhũngkiếp trước họ đã tu luyện và kiếp này họ mới có được cơ hội như vậy. Chúng tachỉ có thể thán phục họ và lấy họ làm gương để phát huy sự bền chí của mìnhthay vì nôn nóng thúc đẩy bản thân. Tốt hơn hết là mỗi chúng ta phải lựa chọncho mình một cường độ luyện tập thiền địmh tương đối, không quá chậm chạp lườibiếng mà cũng không quá nóng vội.

Chúng ta phải đảm bảođược rằng cho dù chúng ta có luyện tập thiền định theo cách nào đi nữa thìchúng ta cũng duy trì được những ảnh hưởng mà việc thiền định tác động lênchúng ta, từ đo ùthiền định hướng dẫn mọi hành vi của chúng ta trong đời sốnghàng ngày. Bằng cách đó, những hành vi mà chúng ta thực hiện ngoài lúc chúng taluyện tập thiền định cũng chính là một phần trong việc luyện tập lòng từ bi.Chúng ta dễ dàng có được sự cảm thông đối với một đứa bé đang nằm trên giườngbệnh hoặc một người có chồng hay vợ qua đời. Chúng ta phải cố gắng mở rộng tấmlòng của mình đối với những người mà chúng ta hay đố kỵ và ganh tị với nhữngngười đang sống một cuộc đời nhung lụa giàu sang. Hiểu rõ bản chất đau khổ quanhững buổi thiền định, chúng ta tự nhiên phát sinh được lòng từ bi đối vớinhững người như vậy. Cuối cùng, chúng ta nên trải lòng từ bi của mình ra vớitất cả mọi người theo cách này, nhận ra rằng mọi hoàn cảnh của họ luôn luônkhông ngoài phạm vi của vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Theo cách này, mọi tácđộng qua lại(interactions) với mọi người đều trở thành tác nhân làm cho lòng từbi của chúng ta thêm sâu sắc. Đây chính là cách chúng ta giữ cho lòng mình luônrộng mở trong đời sống hàng ngày.

Lòng từ bi chân thậtmang một sức mạnh rất mảnh liệt và mang tính tự phát giống như tình yêu thươngcủa một bà mẹ khi chăm sóc đứa con của mình đang nằm trên giường bệnh. Qua nămtháng, lòng quan tâm chăm sóc của bà mẹ dành cho đứa con thấm nhuần và ảnhhưởng lên mọi suy nghĩ và hành động của bà. Đây chính là thái độ đối với mọingười mà chúng ta cần phải trau dồi. Khi chúng ta có được thái độ này, chúng taphát sinh "lòng từ bi cao cả".

Một khi chúng ta phátsinh được lòng từ bi cao cả và lòng yêu thương – tử tế ,đồng thời trái tim củachúng ta được khuyến khích bởi những suy nghĩ vị tha, lúc đó chúng ta phải cốnghiến hết mình cho việc giải thoát mọi người khỏi những đau khổ mà họ phải gánhchịu trong cuộc sống luân hồi, cái vòng luẩn quẩn của việc sinh ra – chết đi –rồi lại được sinh ra mà tất cả chúng ta đều bị giam hảm trong đó. Đau khổ củachúng ta không giới hạn trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Theo quan điểmcủa Phật giáo, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta – loài người – là tương đối dểchịu. Tuy nhiên chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong tương lai nêu chúngta sử dụng một cách sai trái cơ hội hiện tại này. Lòng từ bi giúp chúng ta chếngự được những suy nghĩ ngạo mạn và ích kỹ. Chúng ta hưởng niềm hạnh phúc caocả và không bao giờ đi tìm hạnh phúc hay sự cứu vớt linh hồn cho riêng mình.Chúng ta liên tục phân đấu phát huy và rèn luyện tâm hồn cũng như đạo đức củachúng ta. Với lòng từ bi như vậy, cuối cùng rồi chúng ta sẽ tích luỹ được mọiđiều kiện cần thiết để đạt được sự giác ngộ hoàn toàn. Vì thế chúng ta cần phảitrau dồi lòng từ bi của mình ngay từ lúc khởi đầu việc luyện tập tâm hồn mình.

Đến đây chúng ta đã biếtđược những phương pháp rèn luyện giúp chúng ta chế ngự được những thái độ cư xửsai trái. Chúng ta đã thảo luận về nguyên tắc hoạt động của tâm hồn và nhữngphương pháp mà chúng ta tác động lên tâm hồn. Để có được lòng từ bi và lòng yêuthương – tử tế, chúng ta chẳng cần phải ứng dụng một phương pháp bí ẩn nào cả.Chúng ta phải rèn luyện tâm hồn một cách khéo léo với sự kiên tâm trì chí vàchúng ta sẽ nhận thấy rằng lòng quan tâm của chúng ta dành cho mọi người ngàymột tăng lên.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2010(Xem: 23687)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15406)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7171)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7299)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8655)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8649)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9064)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8649)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7845)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9321)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]