Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IV: Luật Nhân Quả

08/12/201016:45(Xem: 10663)
Chương IV: Luật Nhân Quả

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNG IV
LUẬT NHÂN QUẢ
(KARMA)


Mục đích cơ bản và chủyếu của chúng ta trong việc luyện tập Phật giáo là tiến tới sự giác ngộ hoàntoàn và có được trạng thái thông suốt của một Đ ức Phật. Phương tiện truyền bámà chúng ta cần phải có là một thể xác con người có một tâm hồn lành mạnh.

Hầu hết chúng ta đềusống một đời sống được gọi là tương đối lành mạnh. Thật ra , theo kinh Phật,đờisống con người rất phi thường và kỳ diệu. Nó là kết quả của sự hợp nhất vĩ đạicủa nhiều đức tính được tích luỹ trong chúng ta qua vô số sinh mạng . Mỗi conngười đều dành nhiều nổ lực cho việc đạt được trạng thái này. Tại sao đời sốngcon người lại có giá trị đến như vậy? Bởi vì đời sống cho ta cơ hội tốt nhất đểhoàn thiện tâm hồn: Việc tìm kiếm theo đuổi niềm hạnh phúc của bản thân. Đ ộngvật không có khả năng theo đuổi những phẩm chất đạo đức như con người. Chúng lànạn nhân của sự ngu dốt của chính bản thân chúng. Vì vậy chúng ta nên quý trọngđời sống quý giá của loài người và đồng thời phải làm tất cả những gì chúng tacó thể để đảm bảo được rằng chúng ta sẽ được tái sinh làm con người ở kiếp sau.Dù rằng chúng ta luôn khao khát đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta biếtrằng con đường dẫn tới Cõi Phật(Buddhahood) là một con đường rất dài mà nếuchúng ta muốn vượt qua được thì chúng ta phải có một sự chuẩn bị đầy đủ.

Như chúng ta đã thấy, đểđảm bảo được rằng kiếp sau được tái sinh làm loài người với đầy đủ khả năngtheo đuổi việc rèn luyện tâm hồn thì chúng ta phải đi theo một đường lối đạođức hợp với luân thường đạo lý. Theo học thuyết của Đ ức P hật, điều này đòihỏi chúng ta phải tránh 10 hành vi phi đạo đức. Những đau khỏâ do từng hành vinày gây ra sẽ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Để tự đưa ra cho bản thânmình nhiều lý do mà chúng ta nên tránh những hành vi phi đạo đức đó, chúng taphải hiểu rõ những nguyên tắc của luật nhân quả.

"Nhân quả" cónghĩa là "Hành vi", ám chỉ một hành vi nào đó mà chúng ta tham giavàovà những tác động ảnh hưởng của hành vi đó. Khi chúng ta nói về hành vi giếtngười, chính hành vi đó sẽ cướp đi sinh mạng của một người. Những điều liênquan đền hành vi này là những đau khổ mà nó gây ra cho nạn nhân cũng như nhữngngười yêu thương dựa dẫm vào nạn nhân đó. Nhân quả của hành vi này cũng bao gồmcảnhững ảnh hưởng tác động lên kẻ giết người. Không phải chỉ vậy thôi đâu! Thậtra, mầm mống của một hành vi phi đạo đức sẽ gia tăng phát triển theo thời gian,vì vậy nên sự thiếu lòng thương hại nơi kẻ sát nhân tàn nhẩn đó được bắt nguồntừ những quãng đời trong quá khứ của hắn, khiến hắn xem nhẹ mạng sống của mọingười như mạng sống của loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân khôngchắc là sẽ được tái sinh làm loài người ở kiếp sau. Chính hoàn cảnh dẫn đếnviệc giết người sẽ quyết định mức độ khốc liệt của những hậu quả mà kẻ giếtngười sẽ gánh chịu. Một tên sát nhân man rơ,ï khoái trá khi phạm tội ác, có lẽsẽ được tái sinh trong một thế giới tồn tại mà ta gọi là "Địa ngục".Một trường hợp kém khốc liệt hơn- ví dụ, một kẻ giết người vì tự vệ- có thể sẽđược tái sinh nơi một "Địa ngục" chịu ít đau đớn hơn. Những hành viphi đạo đức gây ra những hậu qủa không nghiêm trọng lắm có thể làm cho mộtngười bị tái sinh làm con vật- không có khả năng rèn luyện tâm hồn.

Khi người ta được táisinh làm con người, những hậu quả của những hành vi phi đạo đức trong kiếptrước sẽ quyết định hoàn cảnh của người đó ở kiếp tái sinh mới theo nhiều cách.Giết chóc trong kiếp trước thì kiếp này phải chịu cuộc đời có tuổi thọ ngắnngủi hoặc mang nhiều bệnh tật; giết chóc cũng tạo ra khuynh hướng sẽ tiếp tụcgiết chóc ở kiếp sau. Tương tự, trộm cắp ở kiếp trước thì kiếp này bị nghèo khổhoặc bị trộm cắp; trộm cắp ở kiếp trước cũng có khuynh hướng tiếp tục trộm cắpở kiếp này. Tội lăng loàn ngoại tình sẽ dẫn đến hậu quả là kiếp sau phải chịusự phản bội. Đây là một số hậu quả của 3 hành vi phi đạo đức mà chúng ta phảigánh chịu.

Trong bốn hành vi phiđạo đức về lời nói thì nói dối dẫn đến một cuộc đời mà mọi người sẽ đặt điềuxấu cho mình . Nói dối cũng có khuynh hướng là sẽ tiếp tục nói dối ở kiếp sau,bị mọi người lừa dối hoặc mọi người sẽ không tin bạn kể cả khi bạn nói thật. Hậuquả phải gánh chịu ở kiếp sau vì những lời nói gây bất hòa chia rẽ, bao gồm sựcô đơn và khuynh hướng sẽ tiếp tục gây hại cho người khác. Những lòi nói thôtục lỗ mãng thì sẽ bị mọi người phỉ báng coi khinh hoặc sẽ làm một người cótính tình hung dữ ở kiếp sau. Thói ngồi lê đôi mách sẽ không được mọi ngườilắng nghe và sẽ nói nhảm không ngừng ở kiếp sau.

Cuối cùng,hậu quả của bahành vi phi đạo đức về tâm hồn là gì? Đ ời sống hiện tại chúng ta là kết quảcủa những hành vi của chúng ta ở kiếp trước. Hoàn cảnh tương lai của chúng ta,những thân phận mà chúng ta được tái sinh, những cơ hội mà ta sẽ có được hoặckhông thể có được để cải thiện tâm hồn mình đều tuỳ thuộc vào những hành vi củachúng ta ở kiếp này, những hành vi trong hiện tại của chúng ta.

Mặc dù hoàn cảnh hiệntại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi, thái độ của chúng ta trongkiếp trước, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành vi phi đạo đức củachúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm điều khiển nhữnghành vi của mình theo xu hướng đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắcmột hành vi nào đó, xem xét có hợp với đạo đức hay không, chúng ta nên cân nhắcnhững động cơ thúc đẩy của hành vi đó. Một người nào đó quyết định là sẽ khôngtrộm cắp chỉ vì anh ta sợ rằng trộm cắp sẽ bị bắt và bị trừng phạt bởi phápluật, vậy thì quyết định không trộm cắp của anh ta không được xem là hành viđạo đức, bởi vì trong trường hợp này những suy nghĩ đạo đức không tác động lênquyêt định của anh ta.

Một ví dụ khác, mộtngười quyết định không trộm cắp với đ?ng cơ là do anh ta sợ dư luận:

"Nếu mình trộm cắpthì bạn bè và hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình?Chắc là mọi người sẽ khinh bỉ mìnhlắm! Mình sẽ bị mọi người ruồng bỏ". Mặc dù quyết định đó được xem là mộtquyết định tích cực, nó vẫn không được xem là một hành vi đạo đức.

Bây giờ, một người cũngđi đến quyết định là sẽ không trộm cắp bởi vì anh ta suy nghĩ

rằng : "Nếu mìnhtrộm cắp thì có nghĩa là mình tham gia vào một hành vi trái với đạo trời ,tráivới đạo làm người!" Hoặc là: "Trộm cắp là một hành vi phi đạo đức, nólàm cho người khác chịu tổn thất và đau khổ!". Với những động cơ suy nghĩnhư vậy, quyết định của anh ta trong trường hợp này được xem là một hành vi đạođức, hợp luân thường đạo lý. Theo học thuyết của Đức Phật, nếu sự cân nhắccủa bạn dựa trên cơ sở của sự tránh né những hành vi phi đạo đức thì bạn sẽkhông thể vượt qua được những đau khổ buồn phiền, và quyết định đó không đượcxem là một hành vi đạo đức; nếu quyết định của bạn dựa trên cơ sở hạn chế nhữnghành vi phi đạo đức thì quyết định đó được xem là một hành vi đạo đức.

Nếu bạn thấu đáo mọikhía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được xem như một người có được mộttâm hồn toàn thức thông suốt( giác ngộ). Sự hiểu biết tầm thường của chúng takhông thể nắm bắt được đầy đủ hoàn toàn luật nhân quả. Để nắm bắt được mọi lờitruyền dạy của Đức Phật, chúng ta cần phải có được một mức độ tin tưởng nhấtđịnh vào những lời truyền giáo của người! Khi người nói giết chóc thì phải chịusự đoản mệnh, trộm cắp thì phải chịu nghèo túng, thật sự không có cách nào đểchứng minh được những lời người nói là đúng. Tuy nhiên, những điều đó phải đượcchúng ta tin tưởng tuyệt đối. Chúng ta phải có được một niềm tin mạnh mẽ nơiĐức Phật và học thuyết của người. Chúng ta phải tiếp thu những lời truyền giáocủa người một cách nghiêm túc với những lập luận chắc chắn. Bằng cách nghiêncứu những đề tài của Dharma được sáng lập bởi những suy luận hợp lý- những lờitruyền dạy của Đức Phật về tính tạm thời và trống rỗng của cuộc đời, chúng tasẽ khám phá về những điều này ở chương 13- và nhận ra rằng chúng thật sự đúngđắn thì niềm tin của chúng ta có được nơi những lời truyền dạy mơ hồ đó-ví dụ,luật nhân quả sẽ tự nhiên tăng lên . Khi chúng ta muốn tìm kiếm một lời khuyên,chúng ta tìm gặp một người nào đo ùxứng đáng cho ta lời khuyên. Lời khuyên củangười đó càng rõ ràng hợp lý thì chúng ta càng trân trọng, tin tưởng vào lờikhuyên đó. Niềm tin của bạn vào những lời khuyên của Đức Phật cũng sẽ tăng lêntheo xu hướng như vậy.

Tôi tin rằng chúng tacần phải có một ít sự từng trải và một ít hứng thú để có được một niềm tin sâusắc thành khẩn trong lòng. Dường như có 2 hình thức của sự từng trải khác nhau.Có người rất sùng đạo, họ có những kinh nghiệm mà chúng ta khó có thể có được.Và có những kinh nghiệm mà chúng ta đạt được qua sự luyện tập hàng ngày. Chúngta có thể phát triển những ý thức về sự ngắn ngủi tạm thời của cuộc đời. Chúngta có thể nhận thấy được sự tàn phá của những cảm xúc đau khổ . Chúng ta có thểcó được lòng từ bi quảng đại hơn hoặc lòng kiên nhẫn mạnh mẽ hơn khi chúng taphải xếp hàng chờ đợi.

Những kinh nghiệm nhưvậy tạo cho chúng ta một cảm giác hài lòng và thỏa mãn , và lòng tin của chúngta vào những lời truyền dạy mà chúng ta đã được nghe cũng tăng lên. Lòng tincủa chúng ta vào những bậc thầy của mình người truyền cho chúng ta những kinhnghiệm này , cũng tăng lên. Lòng tin vào học thuyết mà vị thầy của chúng tađang theo đuổi và chỉ dạy cũng tăng lên. Từ những kinh nghiệmthực tế, chúng tacó thể tiên đoán được rằng việc luyện tập của chúng ta sẽ được đỉnh cao, giốngnhư những người đã được lưu danh đời đời trong quá khứ.

Những niềm tin hợp lýnhư vậy có được nhờ sự luyện tập tâm hồn, giúp chúng ta cũng cố sự tin cậy vàonhững lời giãng của Đức Phật về luật nhân quả. Hơn nữa, những niềm tin này giúpchúng ta quyết tâm từ bỏ những hành vi phi đạo đức gây đau khổ cho chúng ta.Niềm tin này giúp chúng ta cố gắng thiền định và nhận ra là chúng ta đã có lòngtin và biết được lòng tin đó xuất phát từ đâu. Sự phản xạ này được xem là mộtphần trong quá trình thiền định của chúng ta. Nó cũng cố sự tin cậy của chúngta vào 3 nơi nương tựa: Đức Phật, Dharma và Shangha- giúp chúng ta có thêm dũngkhí để tiếp bước.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2022(Xem: 5492)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5194)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7375)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5078)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 3842)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 4687)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 10432)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 4759)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/06/2022(Xem: 5560)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3379)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]