Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương I: Khát Vọng Hạnh Phúc

08/12/201016:41(Xem: 10634)
Chương I: Khát Vọng Hạnh Phúc

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

 

CHƯƠNG I
KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC
(THE DESIRE FOR HAPPINESS)


Tôi mong rằng độc giảcủa cuốn sách nhỏ này sẽ có được những kiến thức cơ bản về Phật giáo và hiểubiết một số phương pháp cơ bản nhờ vậy có thể mở rộng lòng từ bi và hiểu biếttrong cuộc sống cùa mình. Những phương pháp được thảo luận sau đây được tríchtừ 3 quyển kinh của Phật giáo. Kamalashila là một người Ấn Độ ông đã phát triểnvà khai thông việc rèn luyện Phật giáo ở Tây Tạng. Tác phẩm của ông - cuốn"Thiền định trung hạn" (middle-length of meditation), chứa đựng mọivấn đề cốt lõi của Phật giáo, cuốn "37 bài luyện tập của những vị BồTát" (the thirty-seven practices of Bodhisattvas) của Togmay Sangpo vàcuốn "8 tiết luyện tập tâm hồn" (eight verses on training the mind) củaLangry Tangpa cũng được trích dẫn để viết nên quyển sách này. Đầu tiên tôimuốn nhấn mạnh rằng bạn không cần phải là người theo Phật giáo mới có thể ứngdụng được những phương pháp này. Thực ra thì phương pháp không thể đem đến chochúng ta sự giác ngộ hay lòng từ bi và tấm lòng nhân hậu. Điều đó hoàn toàn tùythuộc vào bạn, tuỳ thuộc vào những nổ lực và động cơ thúc đẩy mà bạn có đượckhi luyện tập tâm hồn.

Mục đích của việc luyệntập tâm hồn là thỏa mãn khát vọng hạnh phúc của chúng ta. Tất cả chúng ta cócùng một khát vọng về niềm hạnh phúc và vượt qua những đau khổ bất hạnh và tôitin rằng chúng ta sẽ cùng nhau chia xẻ nhằm đạt được khát vọng này.

Khi chúng ta xem xét kỹcàng những niềm hạnh phúc mà chúng ta cố gắng theo đuổi và những nổi đau khổbất hạnh mà chúng ta cố né tránh, thì chúng ta thấy rằng tất cả những cảm giácdễ chịu và hài lòng cũng như những cảm giác khó chịu và không hài lòng củachúng ta đều thông qua những giác quan của chúng ta về vị giác, khứu giác,thính giác và mọi giác quan giúp ta cảm nhận được những điều xung quanh. Tuynhiên, còn có một cách cảm nhận khác hơn - hạnh phúc phải được cảm nhận bằngtâm hồn.

Nếu chúng ta so sánhgiữa hạnh phúc thể xác và hạnh phúc tâm hồn, chúng ta sẽ thấy rằng những hạnhphúc đau khổ diễn ra trong tâm hồn thật sự mãnh liệt hơn rất nhiều. Ví dụ, mặcdù bạn sống trong một môi trường rất dễ chịu, nếu bạn cảm thấy trong lòng luônlo âu hoặc nếu bạn luôn suy nghĩ về một điều gì đó thì bạn sẽ không cảm nhậnđược những điều dễ chịu xung quanh. Ngược lại, bạn sống trong môi trường khókhăn, nếu trong tâm hồn bạn có niềm vui thì bạn sẽ dễ dàng đối mặt vượt quanhũng khó khăn thử thách và nghịch cảnh. Vậy thì, những nổi đau và niềm hạnhphúc về tình cảm và tâm hồn thì luôn mạnh hơn nhiều so với những nổi đau vàniềm hạnh phúc về thể xác.

Khi phân tích chúng tanhận thấy rằng những cảm xúc mãnh liệt mà chúng ta có (ví như lòng khát khao,oán ghét và tức giận) hầu như không đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc lâu bềnvà sâu sắc. Khát vọng được thoả mãn có thể cho chúng ta một cảm giác hàilòngtạm thời; sự hài lòng khi chúng ta có được một chiếc xe mới hay một căn nhà mớithường diễn ra rất ngắn ngủi. Khi chúng ta ấp ủ những khát vọng, chúng cókhuynh hướng mạnh dần theo cấp số nhân; chúng ta càng ngày càng có nhiềuthamvọng hơn và càng cảm thấy không mãn nguyện; chúng ta sẽ thấy rằng thật khó màđáp ứng được tất cả những nhu cầu của mình. Theo quan điểm Phật giáo, tham vọng, oán ghét và tức giận là những cảm xúc tình cảm đau khổ, chúngchỉ làm chochúng ta lo âu và buồn phiền. Những lo âu buồn phiền này là do tình trạng bứtrứt khó chịu trong lòng, tiếp theo là sự bộc phát của những cảm xúc này.Thậmchí tình trạng ức chế tâm lý này có thể gây đau đớn về thể xác.

Vậy thì những cảm xúcnày bắt nguồn từ đâu? Theo quan điểm Phật giáo, chúng có nguồn gốc từ nhữngthói quen từ khi chúng ta vừa sinh ra đời. Chúng gắn liền với chúng ta từ kiếpnày sang kiếp khác.

Nếu chúng ta dung dưỡngnhững đức tính đó, chúng sẽ càng ngày càng mạnh mẽ hơn, gây tác hại lên cả conngười chúng ta. Vậy nên, việc luyện tập tâm hồn là một quá trình chế ngự nhữngcảm xúc này và giảm thiểu những tác động của chúng. Để đạt được niềm hạnh phúcsâu sắc, chúng ta cần phải tẩy sạch những cảm xúc đó.

Chúng ta cũng ban bốnhững khung hình phạt chung nhằm điều khiển xã hội. Nội quy, pháp luật và tínngưỡng tôn giáo là những ví dụ điển hình về những hình phạt mà ta phải gánhchịu vì thái độ đạo đức và lối cư xử của mình. Thoạt nhiên, việc phát huynhững cảm xúc tích cực nhằm hoàn thiện bản thân có thể sẽ rất khó khăn, nhưngnếu chúng ta phát huy liên tục những thái độ thân thiện thì chúng ta sẽ có đượctrang thái hạnh phúc và vui vẻ hơn là một cuộc sống trụy lạc vô tâm.

KỶ CƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ THẤU HIỂU MỌI ĐIỀU
(ETHICS DISCIPLINE ANDTHE UNDERSTANDING OF THE WAY THINGS ARE)
Khi chúng ta xem xétnhững cảm xúc nóng nảy bực tức của mình, chúng ta thấy rằng những cảm xúc đógây phiền muộn cho chúng ta rất nhiều, chúng ta co ùkhuynh hướng liên quan đến"những phóng đại (thổi phồng) trong tư tưởng" (mental projections) .Điều này có nghĩa là sao? Những phóng đại gây ra sự ảnh hưởng thay đổi về mặttình cảm mạnh mẽ giữa bản thân chúng ta và những đối tượng xung quanh chúng ta.Ví dụ, khi chúng tabị một vật gì đó hấp dẫn, chúng ta có xu hướng thổi phồngnhững phẩm chất của nó, chúng ta thấy rằng vật đó là hoàn toàn tốt, hoàn toànđáng giá và chúng ta trở nên ngu muội vì lòng ham muốn được sở hữu vật đó. Mộtsự thổi phồng như vậy có thể gây cho chúng ta cảm giác rằng một máy tính hiệnđại hơn, mới hơn có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta và giải quyết mọi vấn đề.

Tương tự, nếu chúng takhông thích một vật nào đó, chúng ta thấy rằng nó hoàn toàn không đáng giá,chúng ta tìm mọi cách chê bai, cho dù là vật đó có một số phẩm chất tốt thìchúng ta cũng cố tình phớt lờ đi. Ví dụ, một khi chúng ta muốn mua một máy tínhmới thì cái máy cũ đã phục vụ chúng ta rất tốt trong nhiều năm qua bất ngờ phảigánh chịu nhiều phầm chất tồi tệ. Chúng ta sẽ thấy rằng cái máy tính đó càng ngàycàng không chịu được - bởi vì chúng ta có những "phóng đại" này. Mộtông chủ khó tính hay một đồng nghiệp rắc rối chúng ta xem là những người cótính xấu. Chúng ta cũng thường xoi mói đánh giá vẻ đẹp của một người khônggiống như chúng ta mơ tưởng, mặc dù người đó hoàn toàn rất đẹp trong mắt củanhiều người khác.

Khi chúng ta dự trùnhững cách thức chúng ta phán xét mọi người, mọi vật cũng như mọi trường hợp,cho dù những đối tượng đó có những phẩm chất tích cực hay tiêu cực, thì chúngta nên bắt đầu bằng cách nhận thức được rằng những suy nghĩ và những cảm xúchợp lý thường dựa trên nền tảng là thực tế. Điều này là do những suy nghĩ vànhận xét hợp lý thường không bị ảnh hưởng bởi những sự "thổi phồng" -trạng thái tinh thần như vậy phản ánh chính xác hơn về những phẩm chất thật sựtồn tại nơi một đối tượng nào đó. Vì vậy, tôi tin rằng việc trau dồi nhữnghiểu biết đúng đắn về mọi vật sẽ hỗ trợ cho việc tìm kiếm niềm hạnh phúc củachúng ta.

Chúng ta hãy cùng khámphá xem điều này được áp dụng vào việc rèn luyện tâm hồn của chúng ta như thếnào. Ví dụ, khi chúng ta thào ra những hình phạt đạo đức, đầu tiên chúng taphải hiểu rõ giá trị của việc tham gia vào những hành vi và những lối sống đạođức. Đối với những tín đồ Phật giáo, lối sống đạo đức nghĩa là phải tránh nhữnghành vi phi đạo đức. Có 3 loại hành vi phi đạo đức: hành vi phi đạo đức đượcthực hiện bằng thể xác, hành vi phi đạo đức được thực hiện qua lời nói; vànhững suy nghĩ phi đạo đức. Chúng ta phải chế ngự 3 hành vi phi đạo đức đượcthực hiện bởi thể xác: giết chóc, trộm cắp, gian dâm; 4 hành vi phi đạo đứcđược thực hiện bởi lời nói: nói dối, những lời nói gây chia rẽ, những lời nóilăng nhục kích động và những lời nói vô nghĩa; và 3 hành vi phi đạo đức trongsuy nghĩ: lòng tham, độc ác và những thái độ quan điểm sai trái.

Chúng ta có thể thấyrằng việc chế ngự những hành vi phi đạo đức chỉ có thể được thực hiện một khichúng ta ý thức rõ được những hậu quả mà những hành vi này gây ra. Ví dụ , câunói vô nghĩa này có tác hại gì? Nếu ta đam mê điều này thì hậu quả là gì? Trướchết, chúng ta phải suy xét được rằng những câu chuyện phiếm vô nghĩa thường tạođiều kiện cho ta hay nói xấu về người khác, hoang phí thời gian và khiến ta bịức chế . Sau đó, chúng ta suy xét thái độ của mình dành cho những người hayngồi lê đôi mách – chúng ta không thật sự tin tưởng họ, chúng ta không muốn xinhọ một lời khuyên nào cả. Nếu không, chúng ta cũng có thể suy xét về nhũng khíacạnh mà những câu nói vô nghĩa thường hay gây ra sự bực tức cho mọi người.Những suy nghĩ như vậy giúp chúng ta chế ngự được bản thân khi chúng ta bị cámdỗ bởi những kẻ ngồi lê đôi mách. Đây cũng có thể là một phương pháp luyện tậpthiền định sơ cấp – phương pháp hiệu quả nhất tạo ra những thay đổi cần thiếtcho việc tìm kiếm niềm hạnh phúc của chúng ta - tôi tin là như vậy.

BA NƠI NƯƠNG TỰA QUÝ BÁU
(THE THREE JEWELS OFREFUGE)
Theo phần mở đầu củađường hướng Phật giáo, sự liên kết giữa sự hiểu biết của chúng ta về mọi vật vàthái độ tinh thần của chúng ta là rất quan trọng. Khi chúng ta có được sự liênkết này, chúng ta trở thành một môn đồ của Đức Phật. Một tín đồ Phật giáo làmột người tìm kiếm sự che chở nơi Đức Phật, nơi Dharma (học thuyết của ĐứcPhật) và Sangha (một cộng đồng nhiều người luyện tập học thuyết Dharma của ĐứcPhật). Điều này được biết đến như là "ba nơi nương tựa quý báu". Đểcó được nghị lực và ý chí nhằm tìm kiếm nguồn hạnh phúc ở "ba nơi nươngtựa quý báu" này, chúng ta phải thấu đáo triệt để những điều mà chúng takhông hài lòng trong cuộc sống hiện tại của mình; chúng ta phải nhận thức đượcsự đau khổ của những điều không hài lòng đó. Nhận thức rõ về những điều này, tựnhiên chúng ta muốn thay đổi hoàn cảnh và kết thúc sự đau khổ của mình. Từ đóchúng ta có được động lực thúc đẩy nhằm tìm kiếm những phương pháp nhằm thựchiện những mong muốn của mình. Và rồi chúng ta thấy rằng "ba nơi nương tựaquý báu" là nơi để chúng ta nương tựa, trốn thoát những đau khổ. Buddha.Dharma và Sangha ban tặng sự che chở như vậy, giúp ta tránh những đau khổ và bấthạnh. Dựa trên tinh thần này, môn đồ Phật giáo tìm kiếm sự che chở ở "banơi nương tựa" đó.

Để tìm kiếm sự che chở,tránh những đau khổ bất hạnh, trước hết, chúng ta phải hiểu rõ nguyên nhân vàbản chất của đau khổ. Hiểu rõ được những điều đó, chúng ta sẽ quyết tâm tìmkiếm sự che chở, tránh những đau khổ và bất hạnh. Quá trình suy xét như vậy,cùng với sự xét đoán và nghiên cứu đều phải được áp dụng vào việc nghiên cứuxem xét những phẩm chất của Đức Phật. Từ đó giúp chúng ta hiểu thấu được phươngpháp mà Đức Phật đạt được học thuyết của người: Dharma; tiếp theo, lòng ngưỡngmộ mà chúng ta dành cho Sangha và những người luyện tập tâm hồn cũng như dànhcho Dharma.

Lòng ngưỡng mộ của chúngta về sự che chở này được tiếp sức bởi những suy xét như vậy và được chúng tathể hiện qua việc luyện tập tâm hồn hằng ngày.

Là môn đồ của Phật giáo,khi chúng ta nhận sự che chở từ học thuyết của Đức Phật- nơi nương tựa thứ haitrong ba nơi nương tựa- thực ra chúng ta nhận sự che chở về cả hai phương diện:thoát khỏi đau khổ bất hạnh và phương pháp chúng ta đạt được trạng thái đó.Phương pháp này - việc áp dụng học thuyết của Đức Phật vào việc rèn luyện ýthức tâm hồn - gọi là Dharma.

Khi sự hiểu biết và lòngtin của chúng ta dành cho học thuyết Dharma tăng cao, chúng ta phát huy sự giácngộ về Shangha- một nhóm người đã luyện tập và đạt được trạng thái tự do thoátkhỏi những đau khổ bất hạnh. Sau đó, chúng ta sẽ có được những khả năng của mộtngười đã hoàn toàn thoát khỏi những suy nghĩ tầm thường trong tâm hồn: ĐứcPhật. Và khi nhận thức của chúng ta về sự đau khổ trong cuộc đời gia tăng; khihiểu biết của chúng ta về Đức Phật, Dharmavà Shangha tăng lên, thì mong muốn cóđược sự che chở trong lòng chúng ta cũng tăng lên.

Khi mọi người hướng vềPhật giáo, hầu hết mọi người đều mong mỏi được sự che chở ở "ba nơi nươngtựa" và đặt nhiều niềm tin vào "ba nơi nương tựa" này - đặc biệtđối với những ai có niềm tin tự đáy lòng. Bởi vì ba nơi nương tựa này cũnggiống như mọi truyền thống của mọi quốc gia, mọi dân tộc nên mọi người sẽ dễdàng ý thức được giá trị của nó.

LÁNH XA VÒNG LUẨN QUẨN
(LEAVING CYCLICEXISTENCE)
Một khi chúng ta ý thứcđược tình trạng bất hạnh mà chúng ta đang gặp phải, những đau khổ mà những cảmxúc đau khổ như tình cảm lưu luyến và sự tức giận gây ra cho chúng ta, chúngta càng thêm chán nản bất mãn với tình trạng khó khăn đó của mình.

Điều này, làm phát sinhkhát vọng tự giải phóng bản thân thoát khỏi tình trạng khó khăn đó - một vòngxoay vô tận của những đau khổ và thất vọng. Khi chúng ta quan tâm đến mọingười, hướng đến khát vọng giải phóng mọi người thoát khỏi đau khổ của họ - đólà lúc chúng ta có lòng từ bi. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta ý thức được nhữngđau khổ mà mình đang gánh chịu, phát huy lòng khao khát giải phóng chính bảnthân mình thoát khỏi những đau khở đó, thì chúng ta mới có được lòng từ bi khaokhát mọi người thoát khỏi những đau khổ mà họ gánh chịu. Quyết tâm giải phóngchính bản thân mình thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đau khổ phải xuất hiện trướclòng từ bi.

Trước khi chúng ta cóthể thoát được vòng luẩn quẩn đau khổ của cuộc đời, trước hết chúng ta phảinhận thức được một điều tất yếu là tất cả chúng ta đều phải chết. Chúng ta đượcsinh ra từ cái chết. Ngay từ lúc chúng ta vừa được sinh ra đời đến nay, chúngta vẫn đang tiếp tục tiến gần đến với cái chết tất yếu đó. Và một điều nữa màchúng ta phải ý thức được là tất cả chúng ta đều không thể biết được đến lúcnào thì chúng ta sẽ chết, cái chết đến với chúng ta rất đột ngột, nó không hềbáo trước để chúng ta có thể chuẩn bị sẳn sàng. Khi cái chết đến thì bạn bè,gia đình tất cả những tài sản mà ta đã cố gắng tích lũy trong suốt cuộc đời củamình sẽ trở nên vô nghĩa. Thậm chí chính thể xác quý giá của ta, đã mang linhhồn trong suốt cuộc đời cũng trở thành vô nghĩa. Những suy nghĩ như vậy giúpchúng ta vứt bỏ bớt những lo âu về những điều mà chúng ta quan tâm trong cuộcsống hằng ngày.

Tuy nhiên, chúng ta cầnphải nhận ra được những giá trị to lớn của đời sống con người, những cơ hội vànhững tiềm năng mà cuộc đời ngắn ngủi đem đến cho chúng ta. Chỉ có loài ngườimới có khả năng tạo ra những thay đổi cho cuộc đời mình. Loài vật được conngười huấn luyện làm một số trò xiếc và có mhững hữu ích đối với xã hội. Nhưngvới khả năng tư duy giới hạn, chúng không thể ý thức được đạo đức và không thểtạo ra được những thay đổi trong tâm hồn. Những suy nghĩ như vậy gíup cho tacảm thấy cuộc sống con người có ý nghĩa hơn.

NHỮNG NGƯỜI BẠN TÂM HỒN / SỰ HƯỚNG DẪN TÂMHỒN
(SPIRITUAL FRIENDS/SPIRITUAL GUIDANCE)
Ngoài việc suy xét chínchắn, chúng ta còn phải sống một cuộc đời trách nhiệm. Chúng ta phải tránhnhững tình bạn vô nghĩa, những người bạn xấu làm cho chúng ta lạc lối và u mê.Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được đâu là bạn tốt và đâu là bạnxấu, nhưng chúng ta dễ dàng nhận ra những lối sống thiếu chính trực. Một ngườihiền lành tử tế có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người bạn xấu và từ đó đitheo những lối mòn phi đạo đức. Chúng ta phải cẩn thận tránh những ảnh hưởngxấu như vậy và phải quý trọng những người bạn tốt biết giúp đỡ mọi người làmcho cuộc đ?i thêm ý nghĩa.

Việc quý trọng bạn bè vàthầy cô giáo là một điều đặc biệt quan trọng. Chúng ta học hỏi và trau dồinhững điều tốt từ chính người đó. Nói chung, chúng ta tìm những bậc thầy cónhững phẩm chất tốt đẹp, có những hiểu biết sâu sắc về một đề tài nào đó để họchỏi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Một bậc thầy có thể là một thầy giáo giỏivề môn vật lý học nhưng không chắc là có đủ khả năng để giảng dạy tốt môn triếthọc. Một bậc thầy tâm hồn (người hướng dẫn chỉ dạy chúng ta về những luân thườngđạo lý) phải có đủ phẩm chất mà ta muốn học hỏi. Danh tiếng, của cải, quyền lựckhông phải là những phẩm chất cần thiết cho bất kỳ một bậc thầy nào mà ta muốnhọc hỏi. Một bậc thầy tâm hồn phải có được những kiến thức thiêng liêng, nhữngkiến thức nhất định về học thuyết mà ông ta truyền đạt, cũng như những kiếnthức kinh nghiệm mà ông ta tích luỹ được trong suốt cuộc đời của mình.

Tôi muốn nhấn mạnh rằngchúng ta phải bảo đảm rằng người mà chúng ta đang theo học hỏi phải là mộtngười có đủ năng lực cũng như những phẩm chất tốt đẹp cần thiết. Chúng ta khôngnên dựa vào những gì mà họ nói về bản thân họ rồi đi đến kết luận: họ là ngườicó năng lực. Để đánh giá chính xác năng lực và những phẩm chất cần thiết cùamột bậc thầy tâm hồn mà chúng ta đang muốn theo học hỏi, chúng ta cần có đượcnhững kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Phật giáo và phải biết rõ một bậcthầy tâm hồn thì cần phải có những phẩm chất nào. Chúng ta phải lắng nghe họtruyền đạt một cách khách quan và xem xét cách cư xử của họ trong suốt mộtkhoảng thời gian dài. Bằng những cách như vậy, chúng ta có thể quyết định đượcliệu người đó có đủ khả năng để dẫn dắt chúng ta tới sự giác ngộ hay không.

Người ta nói rằng chúngta nên sẵn sàng bỏ ra 12 năm để chắc chắn rằng người thầy mà chúng ta đang theohọc hỏi thật sự là một người có năng lực. Tôi không nghĩ rằng như vậy là hoangphí thời gian. Ngược lại, chúng ta càng hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp nơingười thầy của chúng ta, chúng ta càng trân trọng ông ta hơn. Nếu chúng ta hấptấp vội vã, hiến mình theo học những người không có đủ năng lực thì hậu quả sẽrất thảm khốc. Vậy nên, chúng ta hãy bỏ thời gian để mà nhận xét đánh giá chínhxác người thầy của chúng ta, họ có thể là một tín đồ Phật giáo hoặc là tín đồcủa một tôn giáo nào đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2020(Xem: 4884)
Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.
31/10/2020(Xem: 4636)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo. Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.
31/10/2020(Xem: 17541)
Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa Sư Bị (835-908) Vị Thiền Sư đặt nền móng cho Thiền Phái Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/10/2020 (15/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phật pháp trụ trì Huyền lão gia Tây thiên Đông độ diễn ma-ha Thường ngồi hành đạo Hiếp tôn giả Ít muốn khiêm cung lão thượng tòa Nghìn dặm mang thư toàn giấy trắng Vạn thiên hùng biện vẫn không ngoa Tài ba xuất chúng hàng long tượng Pháp hội nương nhờ đạo mật-la (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
31/10/2020(Xem: 4411)
Hội thảo Học thuật sẽ được tổ chức để Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Đại sư Tây Sơn (서산대사-西山大師, 1520-1604), người sẵn sàng quên mình vì nước, khi tổ quốc lâm nguy san hà nguy biến, khi triều đình liên tục bị đánh bại trong Chiến tranh Nhật-Hàn năm Nhâm Thìn (1592). Sự thiệt hại khủng khiếp trong cuộc chiến tranh này:
31/10/2020(Xem: 5564)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
31/10/2020(Xem: 7560)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Chưa lúc nào bản thân chúng tôi thấm thía Lý Duyên Sinh Phật dạy như lúc này. Quả thật..''Cái này sinh thì cái kia sinh'', chân lý này vận hành trong mọi sự vật và mọi sự kiện, bởi vậy một khi Dịch Covid còn kéo dài là nạn đói xứ Ấn còn tiếp tục lê thê..
29/10/2020(Xem: 4621)
Dharamshala: Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông báo Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn là Honduras, cho phép “văn bản lịch sử” bắt đầu có hiệu lực sau 90 ngày. Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, là người ủng hộ suốt đời cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Đức Đạt Lai Lạt Ma hoan nghênh thông tin, ca ngợi hiệp ước “một bước đi đúng hướng để tìm ra những thỏa thuận sáng suốt và văn minh hơn để giải quyết xung đột”.
29/10/2020(Xem: 4784)
Cư sĩ Phan Cơ Văn (Ban Ki-moon-반기문-潘基文, hậu duệ cụ Phan Huy Chú, Việt Nam), cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đương nhiệm Chủ tịch “Hội đồng quốc gia về khí hậu và chất lượng không khí” đã đến viếng cố Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山), Đại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung tại nhà Tang lễ Bệnh viện Samsung, Ilwon-dong, Gangnam-gu, Seoul lúc 3:06 chiều ngày 26 tháng 10 năm 2020. Khoảng 15 phút phúng viếng và chia buồn cùng tang môn hiếu quyến. Ngay sau khi lễ viếng và chia buồn, Chủ tịch Samsung Electronics Cư sĩ Lee In-yong đã đưa tiễn Ngài cựu Tổng Thư ký LHQ ra về. Ảnh: Jeong Ye-rin
27/10/2020(Xem: 5791)
Thấm thoát mà hôm nay ngày 11.8. Canh Tý, nhằm chủ nhật 27.9 đã thất tuần rồi. Dì dâng hương hoa cúng Mười Phương Chư Phật cũng như cơm canh để cúng cửu huyền thất tổ, hương hồn con linh thiêng về đây cùng ngồi tụng kinh Địa Tạng với dì, dì cháu mình cùng đảnh lễ xưng danh hiệu chư Phật phẩm thứ chín hầu mong đem lại lợi ích được cho tất cả những loài hữu hình hay vô hình nếu ai đó hữu duyên để lắng nghe lời Phật dạy:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]