Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến Thắng và Chiến Bại - KINH SANGAMA - SUTTA

30/11/201016:58(Xem: 5953)
Chiến Thắng và Chiến Bại - KINH SANGAMA - SUTTA

Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010

Chiến Thằng và Chiến Bại
KINH SANGAMA - SUTTA

Dướiđây là một bản kinh ngắn trích từ Tương ưng bộ kinh(Samyutta-Nikaya),gồm 5 quyển, Ấn bản PTS, 1892-1898. Bản kinh này được Đại Đức Môhan Wijayaratnadịch từ tiếng Pali sang tiếng Pháp trong quyển "Những bài thuyết pháp của Đức Phật"(LesSermons du Bouddha, nhà xuất bản Cerf, 1988, Paris, tr.46-48). Tên của bàikinh này là Sangama(tiếng Pali) cónghĩa là một trận chiến haymột cuộc chiến.

Một lần, Đấng Thế Tôn đang ở thành XáVệ (Savatthi). Lúc đó vua Vedehiputta Ajatasattu của xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) đangthúc quân gồm bốn sư đoàn (1) tiến đến tận thành Kasi để khai chiến với vuaPasenadi Kosala của xứ Kiều Tát La (Kosala). Hay tin vua Vedehiputta mang quântấn công lãnh thổ của mình, vua Pasenadi cũng tức thời khởi binh kéo bốn sưđoàn đến thành Kasi để nghênh chiến. Thế là hai vị quốc vương xua quân nhập trậnvà sau một cuộc hỗn chiến thì vua Vedehiputta đánh thắng được vua Pasenadi. Vịvua bại trận phải rút về kinh đô của mình là thành Xá Vệ.

Hôm đó, như thường lệ các đệ tửkhoác áo (2), ôm bình bát đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Sau khi khất thực trởvề và ăn xong thì họ tìm đến bên cạnh Đấng Thế Tôn. Khi đến gần thì họ đảnh lễĐấng Thế Tôn rồi lùi ra ngồi một bên. Tiếp theo đó họ trình với Đấng Thế Tônnhư thế này : "Bạch Thế Tôn, vua Vedehiputta Ajatasattu của xứ Ma Kiệt Đàkhởi binh gồm bốn sư đoàn tiến về thành Kasi để khai chiến với vua PasedaniKosala. Vua Pasedani hay tin vua Vedehiputta xua quân xâm lược, cũng đã khởibinh gồm bốn sư đoàn tiến về thành Kasi để chống lại quân của vua Vedehiputta(...)".

Đấng Thế Tôn nói như sau :

"Này các tỳ kheo, Vedehiputta là một người bạn thiếu đạo hạnh, là mộtngười đồng hành thiếu đạo hạnh, là một người thân thuộc thiếu đạo hạnh (3).Này các tỳ kheo, trong khi đó thì vuaPasedani Kosala là một người bạn đạo hạnh, là một người đồng hành đạo hạnh, làmột người thân thuộc đạo hạnh. Trong lúc này vì thất bại nên vua PasedaniKosala sẽ phải chịu cảnh đau buồn ".

Kế đó Đấng Thế Tôn nói tiếp như sau:

" Chiến tranh gây ra hận thù,

Kẻ bại trận rơi vào cảnh khốn cùng.

Ai muốn tìm lấy sự yên tịnh,

Từ bỏ mọi ý nghĩ về chiến thắng hay bại trận,

Sẽ tìm thấy an lạc cho chính mình".

[Mộtthời gian sau, vào một lần khác], vua Vedehiputta của xứ Ma Kiệt Đà một lần nữalại khởi binh gồm bốn sư đoàn tiến đến thành Kasi để khai chiến với vuaPasedani của xứ Kiều Tát La. Hay tin vua Vedehiputta xua quân tấn công, vuaPasedani cũng khởi binh gồm bốn sư đoàn tiến về thành Kasi để chống lại. Thế làhai vị quốc vương xua quân vào trận chiến. Lầnnày, vua Pasedani là người chiến thắng, bắt sống được vua Vedehiputta. VuaPasedani tự nhủ rằng : "Mặc dầu ta không hề hận thù vị vua này, [nhưng] vịvua này lại hận thù ta. Và dầu sao đi nữa, hắn cũng là cháu ta (4). [Vì thế] tachỉ nên tóm thâu quân đội của hắn mà thôi, gồm sư đoàn voi trận, sư đoàn kỵbinh, sư đoàn chiến xa, sư đoàn bộ binh. Riêng Vedehiputta thì ta không giết màtha cho hắn được tự do". Và thế là vua Pasedani tịch thu cả đạo quân củaVedehiputta và tha cho ông ta.

Vào sáng sớm tinh sươnghôm đó, nhiều đệ tử mặc áo cà sa, ôm bình bát và khoác thêm áo ấm đi vào thànhXá Vệ khất thực. Sau khi khất thực trở về và ăn xong thì các vị tỳ kheo tìm đếnbên cạnh đấng Thế Tôn. Khi đến gần thì họ đảnh lễ Đấng Thế Tôn rồi lùi ra ngồi một bên. Tiếp theo đó họ trình với ĐấngThế Tôn như sau : " Bạch Thế Tôn, vua Vedehiputta của xứ Ma Kiệt Đà xuaquân gồm có bốn sư đoàn tiến đến tận thành Kasi khai chiến với vua PasedaniKosala. Vua Pasedani sau khi hay tin vua Vedehiputta kéo quân xâm lăng, cũng khởibinh gồm bốn sư đoàn tiến đến thành Kasi để chống cự với quân của vuaVedehiputta (...). Thế là vua Pasedani tịch thu cả quân đội của Vedehiputta vàtha cho vị vua này".

Sau khi nghe thuật lạichuyện và biết đuợc tự sự, Đấng Thế Tôn nói như sau :

"Một người làm tan tành sự nghiệp của người khác
cho đến một lúc hành động
(nghiệp)của mình sẽ làm tan tành sự nghiệp của chính mình.
Tuy thế, khi sự nghiệp của mình đã bị người khác làm cho tan tành,
và dù cho sự nghiệp đã tan tành, thì mình vẫn cứ làm cho người khác phải tan tành sự nghiệp.
Đến một lúc nào đó thì hành động
(nghiệp)của mình sẽ chín muồi,
[Nhưng ] kẻ ngu đần lại cứ tưởng rằng : " đây là thời cơ của mình đã đến".
Tuy nhiên, khi hành động
(nghiệp)của mình đến lúc đã chín muồi,
thì kẻ ngu đần ấy không sao thoát khỏi khổ đau.
Người sát nhân sẽ tìm thấy kẻ giết mình trong tương lai,
người chiến thắng sẽ tìm thấy kẻ đánh bại mình trong tương lai,
kẻ xúc phạm người khác sẽ tìm thấy người xúc phạm lại mình trong tương lai,
kẻ gian ác sẽ tìm thấy người gian ác với mình trong tương lai,
thế đó, tùy vào sự chín muồi của hành động đã thực thi,
và dù cho sự nghiệp đã tan tành, nhưng hắn
(kẻ ngu đần) vẫn làm cho tan tành sự nghiệp của người khác.
(Samyutta-Nikaya, I, 82-85)

Vài lời góp ý của người dịch :

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, chiếntranh mang tính cách trực tiếp và đơn giản hơn ngày nay rất nhiều, và chiến thắnghay chiến bại do đó cũng minh bạch hơn. Ngày nay xã hội con người trở nên phứctạp hơn, chiến tranh cũng theo đó mà đa dạng hơn, mang nhiều sắc thái và khía cạnhkhác nhau, từ kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cho đến nhân phẩm và cả sự tựtrọng của một dân tộc. Vì thế mà chiến thắng trên một khía cạnh nào đó cũng khôngcó nghĩa là chiến thắng được tất cả.

Câu chuyện chiến tranh trên đây chothấy trên cùng một mặt trận Kasi nhưng lúc thì vua này thắng, lúc thì vua kiathắng, vì thế không có một chiến thắng nào muôn đời, cũng không có một chiến bạinào mãi mãi. Cái chiến thắng vững bền hơn hết là chiến thắng chính mình trước nhữngkhích động của bản năng và tham vọng. Khi nào ta vẫn còn quan tâm đến chiến thắngvà chiến bại thì khi đó ta vẫn còn nô lệ cho những xúc cảm bấn loạn trong lòng.Trong kinh SangamaĐức Phật đã dạy nhưsau : "Nếu ai biết tìm lấy sự yên tịnh, đừng nghĩ đếnmình là người chiến thắng hay chiến bại, thì người ấy sẽ tìm thấy sự an lạc".

Bures-Sur-Yvette,15.07.10

Hoang Phong

Ghi chú :

1-Bốn sư đoàn có nghĩa là : sư đoàn voi trận, sự đoàn kỵ binh, sư đoàn chiến xa,sư đoàn bộ binh.

2- Khoác áo : có nghĩa là ngườitỳ kheo mặc thêm một áo ấm may bằng hai lớp vải gọi là sanghati.

3- Thiếu đạo hạnh ở đây có ý ámchỉ vua Vedehiputta Ajatasattu đã cướp ngôi cha, nhốt cha mình vào ngục và cốtình để cho cha chết đói.

4- Vua Vedehiputta Ajatasattu làcon trai của chị vua Pasedani Kosala, tức là cháu cùa vua Pasedani Kosala và gọivua Pasedani Kosala bằng cậu.

Bìa quyển sách "Những bài thuyết pháp của Đức Phật"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2012(Xem: 6440)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 11206)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 11731)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
23/06/2012(Xem: 6958)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 5505)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 5677)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 12417)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
17/06/2012(Xem: 5901)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 4465)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 4524)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567