Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường của người Bồ-tát

22/11/201014:27(Xem: 8270)
Con đường của người Bồ-tát

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong dịch
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨCĐẠT-LAI LẠT-MA
Nhà xuất bản Phương Đông

1

CON ĐƯỜNG TU TẬP CỦA NGƯỜI BỒ TÁT

Dù cho ta thuộc giốngdân da trắng, da vàng hay da đen, dù cho ta thuộc thành phần xã hội nào và dùcho ta đang ở vào lứa tuổi nào, tất cả chúng ta đây là những con người, và đốivới thú vật nữa, kể cả những côn trùng nhỏ bé nhất cũng vậy, tất cả đều mangnặng giác cảm về một « cái ta ». Nếu ta không đủ sức hiểu được bản chất của cáita ấy như thế nào, thì ít ra ta cũng có thể nhận ra rằng cái ta ấy đang mongmuốn điều gì : tránh khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc ; ta cảm thấy có quyềnthực hiện điều ấy, và trên thực tế thì ta cũng có cái quyền ấy. Thể dạng củakhổ đau hiển hiện dưới vô số những dạng thể khác nhau, chúng hết sức đa dạng,và tất cả chúng ta đều tìm cách tự che thân trước những khổ đau đó. Hàng thúvật cũng muốn làm như thế, và chúng cũng ngang hàng với ta trên bình diện này.Chỉ khác với ta ở chỗ chúng không đủ khả năng tiên đoán trước và không biếtnhững phương pháp để lẩn tránh khổ đau. Dù cho căn bản của sự thúc đẩy ấy– tức lẩn tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc – có giống nhau giữa tất cảchúng ta và muôn thú đi nữa, nhưng những phương tiện của con người dùng để thựchiện hạnh phúc vẫn phong phú hơn. Những thứ hạnh phúc mà chúng ta tìm kiếm, dùthể dạng bên ngoài có đa dạng, nhưng đều có một căn bản giống nhau.

Quan niệm về cái « tôi »của chính chúng ta trải rộng ra hơn : chúng ta muốn cho gia đình chúng ta đượchạnh phúc, cho cái gia đình « của tôi », cho bạn hữu « của tôi» cho tổ quốc «của tôi ». Và như thế những cái gì mà ta gọi là hạnh phúc và khổ đau lại khoácthêm một ý nghĩa rộng lớn hơn và sâu xa hơn. Khi những đòi hỏi cấp bách nhấtcủa con người được thoả mãn, ý niệm về hạnh phúc cũng sẽ biến đổi khác đi vànhững phương tiện để đạt được « hạnh phúc » cũng trở nên phức tạp hơn. Sáng tạora ngôn ngữ, chữ viết, nền móng giáo dục và nội dung giảng dạy, các hệ thống xãhội khác nhau, thủ công nghệ, trường học và bệnh viện, cơ xưởng, các tiến bộ ykhoa, tất cả đều phát sinh từ một ước vọng duy nhất : đạt được hạnh phúc vàtránh khỏi khổ đau. Sự sinh hoạt trên toàn thế giới đều liên đới với sự đòi hỏinày. Các triết gia tìm kiếm giải đáp cho các câu hỏi mà sự sống nêu lên và còntìm cách giải thích tại sao các câu hỏi như thế lại được đặt ra ; các câu hỏinày nhắm vào chủ đích tìm hiểu bản thể của chúng ta là gì, và cấu trúc của thếgiới này ra thế nào ; với hoài bão khám phá ra nguyên nhân thật của hạnh phúcvà của khổ đau để đi tìm một giải pháp.
Một vài trường pháitriết học gắn liền với hệ thống xã hội và sinh hoạt chính trị. Chủ nghĩa cộngsản chẳng hạn, cho rằng có thể đạt được hạnh phúc và loại trừ khổ đau bằng mộthệ thống bình đẳng giữa con người, trong đó một thành phần thiểu số ưu thế khaithác một thành phần đa số, sẽ không còn tồn tại nữa.

Các tôn giáo thì lại cốgắng giải quyết vấn đề muôn thuở ấy bằng cách giải thích nguyên nhân của nó,căn cứ trên các quan điểm cá biệt của mỗi tôn giáo. Người ta có thể phân biệthai nhóm người : một nhóm dựa vào học thuyết và mưu cầu tìm được một giải đápdựa trên nguyên lý về nguyên nhân và hậu quả với tính cách phổ quát ; nhóm thứhai phi-học-thuyết, họ tìm kiếm một một giải pháp thực tế trên mặt xã hội vàvật chất. Nếu căn cứ trên bình diện đó, Đạo Pháp của Phật là một họcthuyết.

Ta có thể nhận thấy rằngkhổ đau trên thân xác thường do nơi tâm thức gây ra, hoặc ít ra ta cũng nhậnthấy với cùng một đớn đau trên thân xác như nhau, nhưng một tâm linh an bình vàhạnh phúc cảm nhận sự đau đớn ấy ít hơn hẳn so với một tâm linh giao động và loâu. Ta cũng nhận thấy rất nhiều người có gia tài khổng lồ, đầy đủ tất cả mọitiện nghi vật chất mong muốn, nhưng họ lại rơi vào tình trạng suy nhược tâmthần, lo âu và bất hạnh..., trong khi đó đối với những người khác, dù cuộc sốngthực tế của họ vướng mắc đầy dẫy những phiền toái, nhưng tâm linh vẫnhạnh phúc, trong lòng vẫn an bình, họ biểu lộ một phong cách trong sáng. Mộtngười có tâm thức minh mẫn, cởi mở, thăng bằng, có thể dự trù cách xử thế củamình trước những khó khăn không thể tránh khỏi và giữ được an bình kể cả trườnghợp đối đầu với những điều bất hạnh lớn lao xảy ra, trong khi ấy một tâm thứcthiển cận, giao động và lo âu, không biết suy nghĩ, sẽ trở nên bối rối và thiếunghị lực trước một việc khó chịu bất ngờ xảy đến, dù cho có nhỏ nhoi đi nữa.Tâm thức quan trọng hơn thân xác rất nhiều. Vậy, nếu tâm thức có khả năng giúpta chịu đựng được khổ đau, cảm nhận được những đớn đau trên thân xác nhiều hayít, hoặc quá đáng hoặc đủ sức chịu đựng, thì điều ấy chứng tỏ cho ta hiểu rằngnên quan tâm nhiều hơn vào cách suy nghĩ của ta. Vậy « Chuẩn bị » cho tâm thứcthật hết sức quan trọng, và tu tập Đạo Pháp là một cách chuẩn bị tuyệt vời. Tạmthời ta khoan nói đến quy luật về nghiệp và kiếp sống tương lai về sau, vàtrong phần này ta chỉ quan tâm đến những hậu quả nào mà việc tu tập Đạo Pháp cóthể mang đến cho ta ngay trong kiếp sống hiện tại. Chính tâm thức ta và nhất làtâm thức của những kể khác nữa sẽ gặt hái những hậu quả đó. Với một tâm thứccao cả, tinh khiết và rộng lượng ta trải rộng sư an vui ra chung quanh ta, tasẽ cảm nhận trong cử chỉ đó một sự an bình to lớn và ta chia xẻ với kẻkhác.

Ta hãy cứ nhìn chungquanh ta về cái thế giới mà ta gọi là « văn minh », cái thế giới đó, từ hơn haingàn năm, đã truy tìm mọi cách để đạt được hạnh phúc và lẩn tránh khổ đau ;nhưng thế giới đó chỉ xử dụng những phương tiện sai lầm : sự lường gạt, thamnhũng, hận thù, lạm dụng quyền hành và khai thác con người. Cái thế giới đó chỉđi tìm hạnh phúc cá nhân và vật chất, bằng cách xúi giục người này chống đốivới kẻ khác, chủng tộc này với chủng tộc khác, hệ thống xã hội này với hệ thốngxã hội khác ; cái thế giới đó cuối cùng đang bước vào một giai đoạn đầy sợ hãi,khổ đau, chém giết, đói kém. Tại Ấn độ, Phi châu và các nước bần hàn khác, đóikém còn ngự trị, nhất định không phải vì tài nguyên thiên nhiên thiếu kém, cũngkhông phải không có những phương tiện đem đến tiện nghi. Nhưng chẳng qua đểthực hiện mục tiêu ích kỷ của mình, mỗi người đều tìm cách gom góp lợi lộcriêng cho họ, không màng đến kẻ khác bị ức hiếp, và từ đó đã sinh ra cái thếgiới khốn cùng và thảm thương này. Cội nguồn của nền văn minh ấy đã thối nát,thế giới đang khổ đau và, nếu cứ tiếp tục trên con đường đó, thế giới lại càngphải gánh chịu khổ đau nhiều hơn nữa.

Một số người có vốnliếng tinh thần và văn hóa cao, họ nhất quyết tin rằng họ có đủ tinh thần rộngrãi, và họ nghĩ rằng Đạo Pháp chẳng có ích lợi gì cả, họa chăng chỉ cần chonhững nơi nào bán khai và hẻo lánh.

Nhưng thật ra Đạo Pháplà gì ? Nhất định không phải là khoác lên người một chiếc áo đặc biệt, xây tuviện và bận rộn trong những nghi lễ phức tạp...Những điều này có thể đi đôi vớiviệc tu tập Đạo Pháp, nhưng tuyệt nhiên không phải là Đạo Pháp. Tu tập Đạo Phápthật sự thuộc về chiều sâu, trong một tâm thức an bình, cởi mở và rộng lượng,một tâm thức mà ta biết cách khắc phục, một tâm thức hoàn toàn được kiểm soát.

Cả trong trường hợp tacó thể tụng niệm thuộc lòng cả Tam Tạng Kinh, nhưng nếu ta còn ích kỷ và cònlàm thiệt hại đến kẻ khác, ta vẫn chưa phải là người tu tập Đạo Pháp.

Tu tập Đạo Pháp là tutập để trở thành chân chính, trung thành, lương thiện, khiêm tốn..., giúp đỡ vàkính trọng kẻ khác, hy sinh cho kẻ khác. Tìm cách tom góp của cải hoặc chiếmgiữ một địa vị xã hội cao, không đủ tạo ra sự tín nhiệm nơi kẻ khác, cũng khôngđưa đến an bình. Đứng trước những kẻ thế lực trong thế gian này, một số ngườicúi đầu thật thấp, nịnh hót tối đa, nhưng khi quay lưng thì họ lại chỉ trích vàkhinh thường. Những kẻ nào nuôi dưỡng sự thèm muốn, tâm thức của họ thườngkhông yên tĩnh, họ lo âu, bồn chồn vì sợ mất những gì họ đã đạt được bằng baonhiêu khổ nhọc. Khi ta chết, ta sẽ bắt buộc phải bỏ lại tất cả, kể cả những sốtiền đầu tư vững chắc nhất trong ngân hàng, mà có thể trước đây ta đã từng khổtâm biết bao nhiêu với chúng. Ta cũng sẽ bỏ lại cả thân thuộc, bạn bè. Nếu tatừng có một cuộc sống kém lương thiện, cuộc sống đó có thể sẽ làm cho ta hốihận nhiều, nhưng dù sao đi nữa, ta cũng không thụ hưởng được cái « quả » đemđến từ sự bất lương thiện của ta. Ta phải bỏ lại xác thân này. Cái xác thân củatôi đây, của người tên là Tenzin Gyatso, tôi cũng phải bỏ lại, và bỏ lại cả cáiáo nhà sư của tôi nữa, cái áo mà tôi chưa hề bao giờ bỏ nó, dù cho chỉ một đêm; vậy thì chúng ta sẽ bỏ lại tất cả, và nếu như tất cả những gì ta có, chỉ làvật chất và ích kỷ, những giây phút cuối cùng còn lại của ta sẽ rất hoang mangvì lo âu và buồn khổ.

Khắc phục tâm trí, từ bỏnhững gì phù phiếm, sống một cách hài hòa với kẻ khác và với chính ta, sẽ đemđến cho ta hạnh phúc, dù cho đời sống thường nhật của ta có thấp kém, ngay cảtrường hợp ta rơi vào cảnh bần hàn, sẽ có người khác giúp đỡ ta, vì trước đâyta đã từng là người tốt và nhân từ : chúng ta đừng quên là những ai dù đồi bạinhất và hung dữ nhất, nhưng khi nào họ vẫn còn là một con người, thì vẫn cònmột hạt giống nhỏ của yêu thương và từ bi trong lòng họ, để một ngày nào đó sẽbiến họ thành một vị Phật.

Đến đây, chúng ta cầnnghĩ đến kiếp sống của ta trong tương lai. Luật về nghiệp (karma) không phải dễhiểu, sự tái sinh cũng vậy. Nhưng nếu ta phân tích thật sâu xa những sự kiệntrong cuộc sống này, bằng một tâm trí lương thiện và khách quan, ta sẽ có thểhiểu được. Và từ đó, ta cũng sẽ nhận ra những lời giảng huấn của Phật xác nhậnvề sự tái sinh. Tất cả những gì xảy ra cũng đều do nơi luật nhân quả chi phối ;chúng ta bước theo con đường tốt, quả tốt sẽ đến với ta trong kiếp sau, sự cốgắng sẽ giúp ta đạt được một tâm linh cao cả và tinh khiết. Sự hiện diện củaquý vị hôm nay, tại nơi này, đã chứng minh cho những lời nói của tôi, quý vịđến đây để lãnh hội những giáo huấn về Đạo Pháp, và điều đó chứng tỏ Đạo Phápcó một ý nghĩa nào đó đối với quý vị. Đạo Pháp cũng có giá trị tươngđương với sự cao cả, và vì thế nếu ai gạt bỏ Đạo Pháp có nghĩa là họ không hiểuđược ý nghĩa của Đạo Pháp. Đạo Pháp là phương tiện duy nhất đem lại hạnh phúc.

Mỗi tôn giáo đều có mộtĐạo Pháp : trong số này có Đạo Pháp của Phật do Phật Cồ-Đàm[1] ( ) thuyếtgiảng. Một ngàn vị Phật sẽ xuất hiện trong kalpa [2]( ) này, Phật Cồ-đàm là vịPhật thứ tư. Ngài đã sống trong xứ sở mà chúng ta đang sống hôm nay ( )[3] vàcũng chính tại nơi này Ngài đã đạt được Giác ngộ. Sau khi Giác ngộ, Ngài liền «quay Bánh xe Đạo Pháp » lần đầu tiên tại Lộc Uyển (Sarnath), và Ngài đã tiếptục « quay » nhiều lần nữa trước khi nhập Niết bàn. Ngài từngthuyết giảng trước công chúng gồm những người bình thường có sức hiểu biết giớihạn, cũng như trước những đồ đệ với tâm linh rộng lớn hơn. Ngài đã giảng dạycho đại hội thông thường, cũng như các đại hội kín. Ngài đã giảng dạy cho cácthế giới khác. Ngài giảng dạy cho cả các bậc Déva [4]( ). Sự giáo huấn của Ngàitrải rộng ra theo nhiều cấp bậc, từ những ý nghĩa dễ hiểu cho mỗi người, chođến những gì thật thâm sâu và rộng lớn rất khó thấu triệt. Những giáo huấn ấygồm có Tiểu thừa (Hînayana) và Đại thừa (Mahâyâna) : Đại thừa cao hơn vì sựquyết tâm, vì cách thức tu tập cho đến mục đích của trường phái này. Sự quyếttâm ấy là đem đến hạnh phúc cho tất cả mọi chúng sinh thay vì sự an vui choriêng mình. Sự tu tập về sáu hay mười pâramitâ [5]( ) sẽ hỗ trợ cho sự quyếttâm đó mà mục đích không phải chỉ để tự Giải thoát ra khỏi Samsâra [6]( ) màcòn nhắm vào việc đạt được ba Kâya [7]( ) :Nirmânakâya, Shambhogakâya và Dharmakâya.

Đạo Pháp của Đại thừagồm có hai đường hướng tu học là Pâramitâyâna [8]( ) và Vajrayâna [9]( ). Conđường tu học kể sau có nhiều phẩm tính trội hơn so với con đường tu học vềpâramitâ (ba-la-mật-đa), nhưng nếu kết hợp được cả hai thì hết sức là hữu ích.

Chúng ta đặc biệt đượcưu đãi vì Phật giáo được đưa thẳng từ Ấn độ vào Tây Tạng ; vì thế chúng ta đượcthừa hưởng một Đạo Pháp chính thống và đầy đủ. Theo như lời tiên tri của Phật,Đạo Pháp sẽ đi từ phương nam lên phương bắc…Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, NhậtBản : có vẻ như hành trình đó đã chấm dứt, tôi không hiểu là còn một phương bắcnào khác nữa hay chăng ! Suốt trong lịch sử, Phật-giáo – Đạo-Pháp đã từngcó những thời kỳ phồn thịnh, và những thời kỳ gần như biến mất. Trong khoảngthời gian Đức Phật Cồ-đàm còn tại thế, Tiểu thừa rất phát triển, vì Tiểu thừadễ hiểu, nên cũng dễ đem ra giảng dạy cho số đông người nghe. Đại thừa đòi hỏiphải có một tâm thức đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, vì thế có tính cách ít đạichúng hơn, và chỉ được giảng dạy cho các đệ tử thuộc vào các cấp bậc cao. Dođó, Đại thừa đã bị chỉ trích, và sự xuất hiện rất sớm của nó, ngay trong nhữngbước đầu của Phật giáo cũng đã bị nghi ngờ, kể cả ngày nay vài người vẫn cònhoài nghi như thế. Tuy nhiên, thật sự Đại thừa đã hiện diện ngay từ khiPhật bắt đầu giảng đạo. Sau khi Phật nhập niết bàn, Đại thừa có vẻ như bị giánđoạn suốt nhiều thế kỷ. Đại thừa lại bành trướng tở lạivào thời kỳ Long Thọ (Nâgârjuna)[10] ( ) xuất hiện.

Long Thọ là người táilập lại Đại thừa. Sự xuất hiện của Long Thọ đã được Phật tiên đoán trongnhiều kinh và nhất là trong kinh « Manjushrî Mûla Tantra » [11]( ). Long Thọsống sau Phật khoảng bốn trăm năm, và từ thời của Long Thọ trở về sau, Đại thừabành trướng rộng rãi, rồi vài thế kỷ tiếp theo sau đó, Đại thừa lại suy vi trởlại. Trong suốt một khoảng thời gian lịch sử, Phật giáo gần như hoàn toàn biếnmất tại Ấn Độ. Từ khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng, và cho đến gần đây vẫncòn tồn tại trên xứ sở của chúng ta ; tuy nhiên, nền Phật giáo ấy cũng từng bịlu mờ dưới thời đại vua Lang-dar-ma trong suốt tám mươi năm, nhưng ngay trongthời đại này Phật giáo vẫn tồn tại trong các vùng phía tây và phía đông Tâytạng. Cả về sau này nữa, Phật giáo Tây tạng cũng trải qua những thời kỳ yếukém, nhưng người ta có thể nói rằng từ gần một ngàn năm nay, truyền thống tinhkhiết của Đạo Pháp, sự phối hợp giữa Pâramitâyâna [12]( ) và Tantrayâna [13]( )vẫn tồn tại. Chúng ta có nhiều học phái khác nhau, đôi khi được đặt tên tùytheo thời gian lịch sử mà các học phái ấy được thành lập (chẳng hạn như họcphái Nyingma-pa), đôi khi lại dựa vào địa điểm nơi xuất phát (chẳng hạn như cáchọc phái Sakya-pa, Kagyu-pa) hoặc dựa vào người sáng lập, hay phần giáo lý. Tấtcả các học phái đó đều tuân theo một truyền thống duy nhất, ấy là sự phối hợpgiữa Pârâmitâ (Lục độ hay Thập độ) và Tan-tra. Có một ít khác biệt thứ yếutrong cách diễn đạt các phương pháp và vài cách ứng dụng trong việc tu tập,nhưng phần tinh túy vẫn là một. Sự tu tập, phương pháp của Đại thừa Tây Tạng,là những giáo huấn liên kết giữa Su-tra (Kinh điển) và Tan-tra (Mật tông) trongmục đích đạt được Bodhichitta [14]( ) (tâm thức của Phật [15]( ) ; ước vọng đạtđược Bồ đề tâm là bản thể của Pâramitâyana (Lục độ) và mục đích tối thượng củanó là Shûnyatâ (Tánh không). Muốn tu tập Tan-tra thừa, tuyệt đối phải có quyếttâm đạt được tâm thức của Phật. Bồ-đề tâm là động cơ thúc đẩy không thể thiếusót để thực hiện sự biến cải tâm linh. « Con đường » đó khởi sự bằng quyết tâmchối bỏ không chấp nhận thể dạng luân hồi và sau đó phát triển tình thương vàlòng từ bi, giai đoạn này gọi là Bồ-đề tâm tương đối ; tiếp theo nữa là thựchiện được bản thể tối hậu của mọi vật thể, tức sự thực hiện Tánh không(Shûnyatâ), hay ít ra cũng phải hiểu được Tánh không là gì trên bình diện quyước. Chỉ sau khi đã thực hiện được những điều trên đây ta mới có thể đề cập đếnTan-tra (Mật tông), con đường Tan-tra gồm có hai giai đoạn, bắt đầu là giaiđoạn « sinh khởi », tiếp theo là giai đoạn « hoàn tất » đem đến « quả » thật sựcho ta.

Quả chỉ có thể chín saukhi trải đã qua quá trình trên đây ; nếu thiếu ba cơ sở căn bản (sự chối bỏ,Bồ-đề tâm, Tánh không), cách thiền định liên quan đến các thần linh (thực chấtcủa con đường tu tập) và các cách thực tập về nâdî [16]( ) chẳng những khôngđem đến ích lợi gì, mà lại còn có thể nguy hiểm nữa, dù cho ta biết cách tu tậptrên mặt kỹ thuật đi nữa.

[1] Cồ-đàm(Gautama) : là một trong nhiều tên gọi của Phật, đây là tên Thánh của Ngài.Thích-ca (Sakya) là tên họ thuộc hoàng tộc của vua cha. Khi từ bỏ cung điện đivào vùng Hy mã lạp sơn để tu thiền, Ngài lấy tên là Sa-môn Cồ-đàm, sa-môn nghĩanguyên thủy là người tu khổ hạnh.
[2] Kalpa : dịchâm là kiếp hay kiếp-ba, dịch nghĩa là Đại-thời, một khái niệm trong Phật giáochỉ một đơn vị thời gian thật dài. Mỗi kiếp chia ra làm bốn giai đoạn : sinh,thành, hoại, diệt của các thế giới (vũ trụ). Trong giai đoạn một, vi sinh vậtsơ khai phát hiện và sinh sôi nẩy nở trong không gian, giai đoạn hai các thiênthể (hành tinh) được sinh ra, giai đoạn ba sinh vật phát triển và có đời sốngtập thể, trong giai đoạn ba và bốn các yếu tố như nước lửa và gió sẽ hủy hoạitoàn bộ thế giới (vũ trụ).

[3] Xin nhắc lạiđây là những lời giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho những người Tây tạng tị nạntrên đất Ấn độ vào năm 1974

[4] Déva : (dịchâm là Đề-bà), có nghĩa là Thiên, Thiên nhân, người của cõi thiên.

[5] Pârâmitâ :dịch âm là Ba-la-mật-đa, dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (Đến được bờ bên kia). Sáupâramitâ (còn gọi là sáu Hạnh) gồm có : a) Bố thí ; b) Trì giới (Giới luật,những điều không được làm như sát sinh, trộm cắp…) ; c) Nhẫn nhục ; d) Tinhtiến ; e) Thiền định ; f) Trí tuệ (Giác ngộ). Có khi người ta còn thêm vào bốnHạnh nữa và gọi chung là Thập độ : g) Thiện xảo (phương cách của người Bồ-tátgiúp đỡ và giải thoát chúng sinh) ; h) Nguyện ; i) Lực ; j) Trí.

[6] Samsâra :thế giới Luân hồi

[7] Ba Kâya : làTam thân Phật, gồm có : a) Pháp thân (Dharmakâya): được xem như chính là ĐạoPháp; b) Báo thân (Sambhokâya) : xác thân hiển hiện do thiện nghiệp và sự giácngộ ; c) Ứng thân (Nirmânakâya) : thân biến hóa

[8] Ba-la-mật-đathừa : Cách tu về Lục độ hay Thập độ, đã ghi chú trên đây

[9] Kim cươngthừa : một Trường phái xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V và VI ở Bắc Ấn độ,bành trướng về phương Bắc như Tây tạng, Trung Quốc và Nhật. Trường phái này,tuy vẫn là Đại thừa, nhưng kèm thêm nhiều phương pháp huyền bí (Mật giáo) gọilà Tan-tra. Tu tập theo Trường phái này cần phải có một vị Thầy giỏi hướng dẫn.Trong thời gian đầu Trường phái này chỉ được truyền khẩu, nhưng sau đó, từ thếkỷ thứ VI đến thế kỷ thứ X, đã được hệ thống hoá một cách rộng rãi và hoànchỉnh hơn.

[10] Nâgârjuna :Long Thọ (còn viết là Long Thụ), sinh vào cuối thế kỷ thứ I (?), sáng lập họcphái Trung Quán. Còn một đại sư nữa trùng tên Long Thọ nhưng sinh rất trễsau này.

[11] Có lẽ đâylà bộ Kinh « Văn-thù Sư-lỵ căn bản nghi quỹ » (Arya-Manjurhî-Mûlakalpa).

[12] Pâramitâyâna : Ba-la-mât-đa thừa (đã được ghi chú trên đây).

[13] Tantrayâna: Thừa Tan-tra (còn gọi là Mật tông).

[14] Bồ-đề tâm.

[15] Phật tính.

[16] Nâdî : làcác tuyến năng lực trong cơ thể, các năng tuyến, lực tuyến, các tuyến dẫntruyền (đạo tuyến) qua đó chân khí được truyền đi khắp nơi.

Việc chuẩn bị để pháthuy theo Tan-tra thừa do đó rất quan trọng : chẳng những phải hiểu rõ thế nàolà chối bỏ, thế nào là Bồ-đề tâm và sự thực hiện Tánh không, mà còn phảisuy tư lâu dài về những chủ đề này, làm sao cho chúng thật thấm nhuần và ăn sâuvào tâm thức ta. Sau đó, con đường tu tậptan-tra mới có thể đem đến lợi ích. Điều thực hiện tiên quyết chính yếu nhất làBồ-đề tâm, và chính vì vậy mà hôm nay tôi sẽ trình bày về những lời giáo huấncủa Đạo sư Thogs-med bzang-po.

Ông là một vị Lạt-ma lỗilạc, tràn đầy tình thương và lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, khiêm tốn vàkiên nhẫn. Cạnh ông lúc nào cũng có một con chó sói làm bạn giống như một conchó nhà trung thành, ông đã biến cải bản chất của con chó sói này ; nói rõ hơnlà con chó sói ấy đã ăn chay ! Và mỗi khi chủ nó giảng về Bồ-đề tâm, sự khổ đaucủa chúng sinh hiển hiện ra trong tâm thức nó mãnh liệt đến độ làm cho nó chảynước mắt. Ông tu học ở Tu viện Sakya, và mãi về sau ông mới từ bỏ đời sống dângian, rút lui vào cảnh cô quạnh để phát động Bồ-đề tâm toàn diện hơn.

Những lời giáo huấn củaông được Kuondo Lama (Tenzin Gyaltsen) truyền lại cho tôi, về phần vị này, thìviện trưởng Tu viện Dzog-Tchèn đã truyền lại cho ông.

Phần dẫn nhập của « Bamươi bẩy cách Tu tập của người con Phật » (hay là người Bồ-tát) là những lờitôn vinh Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, dưới danh nghĩa là Lokeshvara (1). Ngài là đốitượng của sự tôn vinh, bởi vì những tiết thơ trình bày về cách tu tập của ngườiBồ-tát đều dựa vào lòng từ bi rộng lớn của Quán Thế Âm.

Xin nhắc lại ba « cửangõ » của Phật là Manjushri (2) (trí tuệ), Vajrapani (uy lực) vàAvalokiteshvara (Quán Thế Âm), Quán Thế Âm tượng trưng cho dạng thể gom góp tấtcả lòng từ bi của chư Phật.

Những lời tán tụng nàycũng hướng về Đạo sư nữa, vì Atisha (3) đã từng nói rằng, tất cả những phẩmtính dù lớn hay

1- Lokeshvara : Thế giới chủ, Thế tự tại vươnghay Tự tại vương, tức danh hiệu chỉ một vị Phật (Thế tự tại vương Phật, Tự tạivương Phật).
2- Manjushrî :Văn-Thù Sư-lị, vị Bồ-tát tượng trưng cho Trí Tuệ.
3- Atisha :(982-1054), dịch âm A-đề-sa, dịch nghĩa « Người xuất chúng » hay « Người phithường ». Ngài gốc người Ấn, sáng lập trường phái Kam đan (Kadampa) và rất cócông truyền bá Phật giáo từ Ấn độ sang Tây tạng. Ngài chuyên nghiên cứu cácphương thức tu tập để phát lộ Bồ-đề tâm.

nhỏ đều nhờ nơi ngườiĐạo sư mà có. Đặc biệt hơn nữa, những phẩm tính Đại thừa đều phát sinh từ ngườiĐạo sư ; và chỉ từ nơi ông, ta mới có thể tìm thấy những phương pháp thích nghicho sự phát triển của chính ta, và cũng vì thế ta « quy y » nơi người Đạo sư.

Sau đây là văn bản :

« Tôn kính Ngài Quán ThếÂm.

« Trước mặt những ai, dùđã nhìn thấy tất cả mọi hiện tượng không « đến » cũng chẳng « đi », nhưng vẫnhiến dâng tất cả nỗ lực của mình cho kẻ khác ; trước mặt những vị Đạo sư tốithượng đó, và trước mặt Ngài, là Quán Thế Âm, Người Bồ-tát che chở, tôi xinkính cẩn quỳ lạy để tỏ lòng tôn kính Ngài bằng ba cửa ngõ nơi tôi (thân xác,ngôn từ, tâm thức).

« Chư Phật Vinh quang(1), đem đến mọi phúc hạnh và tốt lành, đã đạt được sự thực hiện (2) bằng cáchtu tập Đạo Pháp, sự tu tập đó cũng nhờ vào sự hiểu biết mà ta sẳn có. Tôi sẽgiải thích sau đây các cách tu tập về Bồ-đề tâm ».

Người Đạo sư được tônkính trên đây cùng với Quán Thế Âm không phải là những sinh linh thông thường ;họ tạo thành « Đối tượng cho sự Quy Y », đối tượng này hàm chứa tất cả mọi sựthực hiện. Việc loại bỏ không những chỉ áp dụng vào những đam mê và ảo giác, màkể cả những vết hằn của chúng đã lắng đọng trong tâm thức, dù cho mỏng manhcách mấy đi nữa.

Ngay cả các vị Arhats(3) phi thường cũng chưa nhận thấy đồng loạt cùng một lúc hai Sự Thật :tương đối và tuyệt đối. Hoặc là họ chìm vào thiền địnhtrong Tánh không và không nhận ra những hiện tượng một cách minh bạch ; hoặc họnhìn thấy hiện tượng, nhưng không « thấy » Tánh không, dù

1- Vinh quang có nghĩa là Chiến thắng Vinhquang, tức chiến thắng Vô minh và đạt đến Giác ngộ.
2- Sự Giácngộ.
3- Arhats :A-la-hán, theo Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) là một Thánh nhân đã giác ngộ,trút bỏ được mọi trói buộc của Vô minh.

trước đó họ đã thực hiệnđược Tánh không khi thiền định. Chỉ có một sinh linh khi đã đạt đến Bản thể củaPhật mới có thể nhìn cùng một lúc hai sự thật. Muốn thực hiện được điều ấy phảithành công trong việc trút bỏ tột cùng, đó là sự trút bỏ tất cả các vết hằn(1). Sinh linh này đã hiểu rằng không có đi, cũng chẳng có đến ; Tánh không tốihậu là bất động.

Quán Thế Âm có nhiều đứctính có thể giúp tất cả mọi sinh linh, tùy theo khả năng và mức độ thức tỉnhcủa họ, trong mục đích thực hành thiền định, kết hợp giữa sự thực hiện Tánhkhông và sự nhận biết tất cả các hiện tượng. Chính vì thế mà tôi xin Quy y nơiQuán Thế Âm, và tôi xin tôn kính Ngài, không những cho ngày hôm nay mà cho mãimãi, một cách toàn diện, bằng ba cửa ngõ của chính tôi.

Cách Tu tập thứ nhất

Đạt được cơ sở conngười, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thểgiải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơsở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêmkhông ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Phúc hạnh thật sự chỉ cóthể đạt được nhờ vào đạo đức của nghiệp, tích lũy những hành vi đạo đức sẽ tạora trong tâm thức những « hạt giống » làm nẩy nở khả năng mang đến hạnh phúc.Phương pháp loại bỏ những sai lầm là cách làm cho phát sinh trong ta tâm thứccủa Phật, tức Bồ-đề tâm.

1- Tức là tất cả các nghiệp.

Muốn đạt được thể dạngcủa Phật, tức Bồ-đề tâm, phải tu tập về Đạo Pháp, tu tập để biết được « nhữnggì » phải trút bỏ và « những gì » phải thực hiện ; thân xác quý giá của conngười thật là cần thiết để thực thi điều này. Trong lúc này đây khi tôi đanggiảng huấn, chung quanh chúng ta có vô số sinh vật, trên nguyên tắc, chúng phảinghe được tiếng tôi giảng, nhưng dạng thể súc vật đã cản trở, không cho phépchúng hiểu được một điều gì cả. Chúng ta may mắn hơn, có được một cơ sở cầnthiết, đó là sự sống con người. Chúng ta lại có được sự sống đó trong một xứ sởmà Đạo Pháp nở hoa, chúng ta có khả năng biết đọc, biết nghe, biết suy nghĩ, vàbiết cả phân biệt. Vậy ta có tất cả các khả năng cần thiết để tu tập Đạo Pháp.Nếu trong số quý vị có những người đã già, không biết đọc, cũng chẳng biếtviết, nhưng ít ra cũng nghe được và hiểu được một vài câu về Đạo Pháp. Một thânxác dù quá già và quá mỏi mòn, nhưng vẫn là thân xác « quý giá » của con người,vẫn quý giá hơn là thân xác tốt đẹp của một con thú còn trẻ và khoẻ mạnh. Sựsống con người là một giá trị lớn lao, tuy rằng có đến hàng nhiều triệu conngười trên địa cầu này, nhưng dịp may được làm thân con người quả thật hiếmhoi. Chúng ta lại đang có nó trong lúc này, và hơn thế nữa, chúng ta đây lànhững người Tây Tạng, và một số người khác liên hệ ít nhiều với chúng ta hômnay, tất cả được biết đến một thứ Đạo Pháp vẹn toàn nhất, ấy là Đại thừatan-tra. Chúng ta đừng đánh mất dịp may đó ; chúng ta có thấy phi lý chăng nếumột người có nhiều tiền, đi vào một khu chợ đầy rẫy hàng hóa, nhưng khi trở vềthì hai bàn tay trống không. Dù cho ta còn trẻ hay già nua, mỗi người trongchúng ta cần phải cố gắng để đừng phí phạm sự sống con người « quý giá » này.

Sự sống con người, hếtsức là khó tìm ra nó và cũng hết sức dễ để đánh mất nó, muốn có nó phải cónhững hành vi đạo đức từ kiếp trước, nhưng không phải là những hành vi lẻ tẻ vàhời hợt, nhưng là những hành vi thường xuyên và liên tục. Ngay lúc này đây taphải tích lũy một số lớn những điều xứng đáng, không được chờ đến ngay mai, hayvề sau này. Những điều xứng đáng ta làm được sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng nếu có mộtchút lỗi lầm, kiêu ngạo, ác cảm, ích kỷ, đấy là những thứ xúc cảm mà chúng tađều có và chúng chỉ chờ bất cứ một dịp thuận tiện nhỏ nhoi nào đó để bất thầnxâm chiếm lấy ta. Vì thế, chắc gì những xứng đáng trong quá khứ, dựa vàođó ta có được sự sống hôm nay, sẽ vẫn còn nguyên vẹn mãi mãi. Chúng ta hãy đổimới chúng, gia tăng thêm và đừng nghĩ đến cái « gia tài » mà ta tự cho rằng đãcó sẵn.

Mỗi người đều có thể tutập Đạo Pháp, vì điều này không đòi hỏi phải hy sinh tất cả và phải chui vàomột cái hang để thiền định. Chúng ta có thể tu tập Đạo Pháp trong đời sống hằngngày bằng cách vẫn giữ một số sinh hoạt không thuộc thế tục. Cần có tâm linhcao cả, nhân từ, cởi mở, không giao động, cũng không hiếu chiến, để khi hoàncảnh bên ngoài trở nên thuận lợi, sẽ giúp ta thăng tiến nhanh chóng trên ConĐường. Hãy bắt đầu từ tối hôm nay, đừng trông chờ sau này. Hãy canh chừng nhữnglỗi lầm nhỏ bé, dù rằng khi thoạt nhìn chúng tỏ ra vô hại ; chẳng hạn canhchừng cả những chuyện nói dối vặt vãnh : có những kẻ chuyện gì cũng nói dối,chẳng nghĩ đến và cũng chẳng nhận ra là có hại. Đó là những xu hướng do nghiệpthúc đẩy ; cần phải tháo gỡ chúng từng tí một và đừng nản chí. Không nên nói :« Đạo Pháp quá lớn lao đối với tôi, tôi là một kẻ mang đầy tội lỗi ». Tất cả chúngta là những người mang đầy tội lỗi, thế nhưng kể từ tối hôm nay, chúng ta thửthay đổi một chút xem sao. Cả tôi đây, ngay từ lúc này, tôi cũng sẽ tự xét xemcòn những gì sai lầm sót lại trong tôi. Hãy làm như thế và đừng để mọi sự cứtiếp tục xảy ra như trước, đễ rồi ta tự đổ thừa là không làm nổi.

Tu tập Đạo Pháp, tức làloại dần những sai lầm và làm gia tăng các phẩm tính đích thực, để sau cùng đạtđược những gì tối thượng ; chính lúc ấy sự khéo léo của ta trong công tác giúpđỡ tất cả các sinh linh sẽ trở nên hoàn hảo. Bồ-đề tâm phát sinh từ sự tu tậpĐạo Pháp, và chỉ có thể dạng ấy mới có thể giúp ta tạo ra phúc hạnh tối thượngvà đích thực ; muốn hiểu được cái quả hoàn hảo ấy như thế nào khi biết tu tậpĐạo Pháp, ta cứ nhìn vào các vị Bồ-tát và Phật, ấy là những bằng chứng cho ta.Nhưng noi theo con đường đó không phải chỉ cần vỏn vẹn một mớ kiến thức thôngthái về Đạo Pháp là đủ ; các phẩm tính cần thiết chỉ có thể phát huy bằng sự tutập, và vì vậy phải biết « những gì » quan trọng cần nên đem ra thực hành.

Đạt được sự tu tập hoànhảo sẽ đem đến cho ta khả năng giúp đỡ được mọi sinh linh tùy theo trình độ củahọ. Sự hoàn hảo đó là hiện thân của Quán Thế Âm, và chính vì vậy, ta nên tuântheo văn bản này : « Tôi xin Quy y nơi Ngài, không phải cho ngày hôm nay màthôi, nhưng cho mãi mãi về sau, và không phải chỉ Quy y bằng cửa miệng tôi, màbằng cả ba cửa ngõ của thân tôi… Tôi xin tôn kính và quỳ lạy Ngài…».

Tất cả phúc hạnh và tấtcả an bình đều xuất phát từ những nghiệp « trắng », tức là từ những nghiệp tạodựng bằng sự tích lũy các hành động đúng đắn ; để nhắc lại thêm một lần nữa,con đường duy nhất phải theo là con đường giúp loại bỏ tất cả sai lầm tronghành vi, trong lời nói và cả trong tình cảm của ta. Tsong Khapa (1) có nói : «Dù cho thân xác tôi và sự sống của tôi có tiêu tan, và nếu như tiêu tan vìnguyên do tu tập Đạo Pháp, tôi vẫn cầu mong, dù bất cứ điều gì xảy ra, xin chotôi vẫn cứ tiếp tục tu tập Đạo Pháp ».

Ngoài những giờ học tập(Đức Đạt-Lai Lạt Ma quay sang nói với những người thế tục), quý vị hãy cố gắngsống thật đạo đức trong những ngày quý vị còn lưu lại nơi đây, tại BodhGaya (Chánh Giác sơn) này. Theo tập quán, nên đi tản bộ chung quanh các tháp xálợi ; trong lúc đi hãy tìm cách khơi động trong tâm thức ước vọng đạt được Bồ-đềtâm. Tập « Nhập Bồ-đề hành Kinh » (Bodhicharyâvatâra) có nói : «Rộng lớn như địa cầu và các thành phần vĩ đại, mênh mông

1- Tsong Khapa : Tôngkhách-ba (1357-1419) là một vi Lạt-Ma Tây Tạng, sáng lập tông phái Cách-lỗ(Guelugpa). Ngài là một đại sư nổi danh đã để lại nhiều trước tác quan trọng.

như không gian bao la,tôi cầu mong, vì vô số chúng sinh, xin được hoá làm cơ sở sinh động của yêuthương ! ». Lời nguyện cầu này cất lên khi đi quanh các tháp xá lợi, sẽ rấthiệu quả. Hãy hình dung ra con người của Phật, quán tưởng đến Ngài, nghĩ đếnnhững lời giáo huấn của Ngài, tình thương tràn đầy từ bi của Ngài và hãy tựnguyện noi theo con đường của Ngài đã đi. Sức mạnh phát hiện từ sự thúc đẩy ấysẽ còn được gia tăng thêm nữa về sau này.

(Tiếp đó, Đức Đạt-LaiLạt-Ma hướng về các người tu hành và nói :) Rút lui vào tu viện, khoáclên người chiếc áo nhà sư, chăm lo các nghi lễ thượng thặng pûjâ (1) theo đúngnhư tập tục Tan-tra, các điều ấy chứng tỏ như ta đang tu tập Đạo Pháp, nhưngnếu tâm thức bị xao lãng bởi những thứ vụn vặt bên ngoài của thế tục, thì nhấtđịnh không có gì gọi là tu tập Đạo Pháp cả. Lắm khi trong lúc thi hành đại lễpujâ, tôi vẫn thấy chung quanh tôi có nhiều người đang xao lãng, rõ ràng là họđang chìm đắm trong những lo âu thế tục, nhưng bên ngoài vẫn có vẻ như rấtnghiêm trang, tôi nghĩ rằng : « Thật là thảm thương cho họ ! » rồi tôi cũng cảmthấy nản lòng. Tu tập Đạo Pháp không phải chỉ tùy thuộc vào vẻ bên ngoài, nhưngđúng hơn phải từ nơi tâm thức của ta, từ sự thúc đẩy bên trong ta. Tâm thứcphải thoát khỏi những suy tư phù phiếm, phải tinh khiết và hoàn toàn cống hiếncho sự tu tập ; được như thế thì dù chỉ một giờ cũng quý báu.

Vậy thì một người giànua, ốm đau và không còn khả năng nào nữa, cũng đừng thối chí và phải cố gắngtùy theo sức mình ; tất cả những gì may mắn đang mời mọc chúng ta…,và tại saolại gọi là may mắn ? Chỉ vì chúng ta có được cái thân xác « quý giá » này củacon người.

(Ngài nói với tất cả mọingười :) Vậy thì, khi ta có được cơ hội tốt đẹp này, cái may mắn này, cái thânxác thuận lợi này, những giây phút nhàn hạ này, thời gian của những điều kiệnthuận lợi ấy phải được tận dụng tối đa, bằng cách tận lực

1- Pûjâ : là các nghilễ, cách tụng niệm man-tra, bắt ấn, v.v.

phát động những cố gắngđạt đến Niết bàn và Bồ-đề tâm, vì sự an vui của tất cả chúng sinh. Cố gắng củata để hoàn thành mục đích đem lại an lành cho tất cả chúng sinh phải liên tụcnhư một giòng sông. Phương pháp tốt nhầt là trước hết phải học hỏi để thấutriệt những gì cần phải biết, tiếp đó là thiền định về những điều giáo huấn ấycủa Đại thừa, đặt suy tư vào đó, phân tích những gì đã học, đào sâu cho đến lúchiểu thấu một cách vững chắc, sau cùng là tập trung vào những hiểu biết trongsáng và vững chắc đã quán nhận được. Ta có thể luân phiên tập luyện đồng đềugiữa cách thiền định bằng phân giải, và cách thiền định yên lặng chú tâm vàomột điểm. Xuyên qua cách thực thi thiền định như thế, ta sẽ đạt được một kinhnghiệm trực giác. Tóm lại, trước hết phải học cái đã, nhưng học vẫn chưa đủ ;phải suy tư và phân tích, và sau hết là thiền định bằng cách tập trung. Như thếta mới gặt hái được kết quả. Ta không nên tách rời ba cách thực tập ấy, nhưngphải thực hành luân phiên nhau.

Nghiên cứu Đạo Phápkhông giống như nghiên cứu bất cứ một ngành khoa học nào cả, như lịch sửchẳng hạn. Tu tập Đạo Pháp đòi hỏi phải đem ra ứng dụng những phương pháp liênquan đến Đạo Pháp, và như thế chính là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách Tu tập thứ hai

Về phía bạn hữu của ta vànhững người ta yêu mến, giòng nước bám níu đang chảy siết ; về phía kẻ thù củata ngọn lửa ghét bỏ đang cháy rực ; trong chốn u tối của vô minh, ta đánh mấtnhững ý niệm về những gì cần phải bỏ và những gì cần phải thực thi. Giống nhưthế, từ bỏ quê quán ta và căn nhà của ta là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Để hội đủ khả năng thựcthi cách tu tập vừa kể trên đây, quả thật là cần thiết, nếu không muốn nói làbắt buộc, phải từ bỏ quê quán và xứ sở ta. Điều đó giúp ta cắt đứt sự bám níutự nhiên của ta vào những người thân thuộc, vào gia đình, và bạn hữu của ta.Điều ấy sẽ tránh cho ta những giao động, những phiền muộn và những bối rốithường nhật, liên quan đến đời sống vướng mắc trong môi trường thế tục gồm cómọi thứ vật dụng, điều kiện và hoàn cảnh, chúng chỉ tạo ra cho ta những ảo giácmà thôi. Sống trong gia đình, bắt buộc ta phải có bổn phận, dù tốt lành hay bấtlợi, những bổn phận ấy làm cho ta mất rất nhiều thời giờ. Một vị « tulku » (1)nếu có gia đình, có đồ đệ, có nhiều người chung quanh lúc nào cũng chờ đợi sựquan tâm của mình. Như thế dù muốn yên tĩnh cũng không được, nhiều người cầucạnh, hoàn cảnh trói buộc, trong đó kể cả những tình cảm trói buộc của ngườikhác đối với mình. Những phản ứng khi người khác tán đương mình hay khinh miệtmình là những thứ mê hoặc phát xuất từ những người chung quanh, dù cho hànhđộng của họ chỉ là vô tình.

Cũng vậy, cũng phải canhchừng sự u tối của vô minh không cho phép ta được « thảnh thơi » để tìm hiểunhững gì phải bỏ, những gì cần chấp nhận. Có vài nhà sư, an phận với những gìthật đơn giản, trong một gian phòng nghèo nàn, như một lỗ chuột, nhưng vẫnvướng mắc với những điều phức tạp, những phiền muộn và lo âu, cũng giống như họđang sống trong một cư xá sang trọng : họ hối hả như những con kiến, thu lượmnhững giẻ rách (vì họ nghĩ rằng những thứ này vẫn còn có thể dùng được), cáchộp không vứt đi, đem cất giữ những thứ đó cẩn thận, chồng chất những vật vôdụng, tìm kiếm và khám phá ra những thứ vô ích ấy làm mất hết thì giờ của họ.Những việc như thế, tự nó không có hại gì cả, nhưng thực ra

1- Tulku : dịch âm làChu-cô, đây là tiếng Tây Tạng dùng để dịch chữ Phạn Nirmânakayâ (Ứng thân, Ứnghoá thân hay Hoá thân) là thân xác của một vị Phật hiển hiện dưới nhiều dạngthể để cảm hoá chúng sinh tùy vào căn cơ của họ.

cũng không mang đến mộtlợi ích nào. Họ đặt trên bàn thờ những tập kinh sách thiêng liêng mà họ lauchùi bụi bặm rất cẩn thận, nhưng không bao giờ đọc đến…, họ chỉ thích lau chobóng những bát chén trên bàn thờ ! Tâm thức của họ bám vào những vật thể ấy vàquên mất sự tu tập. Cũng giống như thế, một sự bực bội nhỏ nhoi cũng có thể tạora cơ hội để ghét bỏ, một ham muốn vô nghĩa có vẻ như một chuyện đương nhiên,cũng có thể tạo sư thèm khát càng lúc càng mãnh liệt hơn ; tất cả những cơ sởcủa bám níu phải rứt bỏ, dù nhỏ nhoi cách mấy cũng vậy. Nếu như còn quan tâmđến những vật thể bên ngoài của thế tục, nhưng đồng thời tâm thức bên trong vẫncó thể liên tục tu tập Đạo Pháp thì tốt lắm. Nhưng thật ra rất khó, và thôngthường không làm được ; trái lại « từ bỏ ngôi nhà của mình chính là cách tu tậpcủa những người Bồ-tát ». Căn nhà của ta là nơi mà sự bám níu phát hiện mộtcách mãnh liệt hơn cả, nhiều quyến rũ hơn cả, chẳng qua vì sự bám níu đó rấtquanh co. Ba thứ nọc độc gồm có đam mê, ghét bỏ và vô minh. Trong đó vô minhđứng hàng đầu, nó có hai tên trợ tá : đam mê và ghét bỏ. Vô minh là vị hoàngđế, hắn dùng ghét bỏ để xua đuổi kẻ thù, dùng đam mê và bám níu để tăngcường uy quyền. Khi ta bất thần bắt gặp một người nào đó có vẻ khó thương đối vớita, tức thời sự ghét bỏ trổi dậy, giống như để bảo vệ cho ta (cách bộc lộ đểchống lại kẻ đó), nhưng thật ra kẻ ấy đang đưa ta vào chỗ thất bại. Sự bám níulà một kẻ đồng minh có dáng dấp thật khả ái, dịu dàng và hiền lành, nhưng bảnchất thật của nó sẽ làm cho ta thất vọng. Vậy phải ý thức là vô minh, ghét bỏvà bám níu là ba thứ nọc độc, và mỗi khi ta nhận ra rằng căn nhà, cái tổ ấm,nơi quê quán là một trong những nguồn năng lực thúc đẩy những thứ ấy, thì tacũng sẽ hiểu rằng xa lìa chúng là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ ba

Khi ta lìa bỏ nhữngngười vô bổ chung quanh, ảo giác cũng giảm đi, và vì lẽ không còn bị xao lãngnữa, sự tu tập về đạo đức của ta cũng sẽ tự động thăng tiến, giúp cho tâm thứctrong sáng hơn. Sự quán nhận vững chắc của ta về Đạo Pháp cũng gia tăng. Giữmình trong sự đơn độc là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Tuy nhiên nếu rời bỏ xómlàng để đi tìm một hoàn cảnh tương tợ nơi xa xôi, hay trong một xứ sở khác, cónghĩa là đi tìm một môi trường giống như trước đây với những việc xao lãngkhác, như thế nhất định không phải là mục đích của chúng ta (chúng ta cũng nhậnthấy chuyện đó chớ, chúng ta đây là những người Tây Tạng, chúng ta đã đánh mấtquê hương của chúng ta, và nhà cửa của chúng ta, nhưng chúng ta đâu có sốngtrong cô đơn và chúng ta vẫn còn bạn hữu, xum vầy với gia đình và vẫn còn nhữngnguy cơ chung quanh có thể cám dỗ chúng ta nữa). Cách tu tập đòi hỏi phải xalìa căn nhà của mình là có mục đích đem đến bình an cho tâm thức, và nhất định takhông thể nào tìm thấy sự bình yên đó trong một thành phố nhộn nhịp. Phải tìmthấy sự đơn độc hàm chứa những phẩm tính đã được nói đến trong Nhập Bồ-đề HànhKinh (Bodhicharyâvatàra), ta có thể tìm thấy dễ dàng sự đơn độc này trên đấtTây Tạng : một khí hậu tinh khiết và trong lành, sự yên tĩnh, nước non tinhkhiết, thiên nhiên xinh đẹp và thanh bình, thú vật dễ thương và hiền lành,chẳng hạn như đàn nai đang gặm cỏ. Nơi đó không có gì làm cho ta xao lãng, tacó thể thực tập và suy tư từ sáng đến tối và rồi suy tư sẽ trở thành thói quen.Cô đơn như thế rất cần thiết ; tất cả các vị Đạo sư ngày xưa đã đạt được nhữngcấp bậc cao về tâm linh, chẳng qua vì họ biết từ bỏ tất cả để tu tập Đạo Pháp.Và mặc dù ngày nay, ta không có hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện một hoài bảonhư thế, nhưng chúng ta cũng phải luôn luôn ghi nhớ điều ấy trong tâm; chúng tacần được thúc đẩy bởi ước mơ : « Rồi một ngày nào đó, tôi sẽ lìa bỏ tất cả, tôisẽ đi tìm một cảnh cô đơn để vung lên lá cờ biểu hiệu của thiền định ».

(Quay về phía các nhà sư:) Các nhà sư phải cẩn thận. Khi ta chọn đời sống trong tu viện, ta sẽ trởthành đối tượng của mọi sự sùng kính và cúng dường, ta thường xuyên phải làm lễpûjâ, mặc dù những nghi lễ ấy rất hữu ích, nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểmđối với một tâm thức dễ xao lãng hay chỉ biết vơ vét, vì ham thích lễ vật đikèm với nghi lễ cúng dường. Nếu ta ăn quá nhiều, sống cuộc sống tĩnh tại ru rú,không tự thanh lọc cho tinh khiết, cuộc sống tu viện như thế cũng sẽ trở nênnguy hiểm.

Sự tiện nghi, thiếutrách nhiệm, ăn ngon, sẽ làm cho tâm thức năng nề, u tối và lu mờ. Những cám dỗđó có thể tránh được bằng cách chọn lối sống đơn độc ; một chút điều độ trongẩm thực giúp cho tâm thức thêm sáng suốt, sự yên lặng giúp thêm cho sự tu tập.Thật nguy hiểm khi trở thành đối tượng cho sự sùng kính, và cũng thật nguy hiểmkhi mong chờ những lễ vật hay của cải cúng dường, bị thúc đẩy bởi bản năng chỉbiết quan tâm và kính cẩn hơn đối những ai có lễ vật hiến dâng, và thờ ơ vớinhững người khác khi họ không có gì cả (những người này có thể có tấm lòng tônkính đích thực hơn, nhưng chỉ vì họ có ít phương tiện hơn). Khi ta làm lễ thụphong để trở thành người tu hành, bổn phận của ta là hãy nhìn vào cái gương củaPhật, của các vị A-la-hán, các vị Đạo sư, phải chiến thắng những ảo giác, vàbiết hy sinh tất cả mọi vật trong thế giới này, tất cả lạc thú của luân hồi.Chỉ khi nào làm được như thế, ta mới trở thành một người tu hành thật sự (vàkhông phải khoác lên người chiếc áo cà sa là biến thành người tu hành).

Những vật dụng của thếtục là những sứ giả của Mârâ (1), và cũng như một vị Geshé (2) của học pháiKadampa (3)

1- Mârâ : là Ma hay Ma vương.
2- Geshé : danh hiệutiến sĩ, một tước danh của một nhà sư Tây Tạng. Giáo trình học tiến sĩ kéo dài31 năm, phải thi cử liên tục và không rớt mới được danh hiệu này. Nếu môn họcnào thi rớt phải học lại.

3- Kadampa : Kam-đanphái, một học phái phật giáo Tây Tạng.

đã từng nói : một nhà sưphải tự do và thiếu thốn tất cả, như một con chim sẻ. Người tu hành phải đơngiản trong cuộc sống thường nhật. Chỉ nên gói ghém vừa đủ cho cuộc sống và việcdinh dưỡng, không nên phù phiếm. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt lắm, khita lọt vào thế giới không Đạo Pháp, khi ấy mới có thể cho phép ta tỏ ra kháchơn với thường nhật. Người tu hành phải giáo huấn kẻ khác, và đời sống của tacũng phải đi đôi với những lời giáo huấn đó. Nếu ta cũng cưu mang những ảo giácvà bám níu giống như những người nghe ta giảng, lời nói của ta chẳng những sẽkhông có ích lợi gì, mà còn nguy hại nữa. Nếu trong tu viện ta sống tinh khiếtvà không vướng mắc vào những bám níu, tăng đoàn sẽ trở thành một « hội trườngxứng đáng » và như thế mới có thể quảng bá Đạo Pháp được. Sự tồn vong của ĐạoPháp tùy thuộc vào phẩm tính của tăng đoàn hành Đạo. Tuân theo học thuyết củachúng ta, quý vị phải giữ vững Con đường Trung Đạo, không khi nào được rơi vàocực đoan.

Kẻ tu hành và người thếtục phải giúp đỡ lẫn nhau ; ngày nay người tu hành không chỉ giảng dạy về tôngiáo mà thôi, mà cần phải giảng dạy về những hiểu biết thiết thực khác nữa, vàngười thế tục phải giúp đỡ họ, đó là việc hoàn toàn tự nhiên.

Nếu trong lúc này tachưa thể sống trong « cô đơn » thì phải sống cho đúng đắn, phải giữ được bìnhtâm và trong sáng, dù cho môi trường chung quanh có khó khăn đi nữa.

Cách tu tập thứ tư

Một ngày nào đó bạn hữutừ lâu và thân thiết phải chia tay nhau, của cải và giàu sang khổ công thu gópcũng phải bỏ lại phía sau. Tâm linh, chủ nhân của thân xác, tức cái bàn thờ nàyđây, cũng sẽ ra đi. Vì vậy, từ bỏ tất cả bám níu vào sự sống này là cách tu tậpcủa những người Bồ-tát.

Khi ta đi tìm sự vắngvẻ, và ta tìm thấy nó. Ta ra đi, từ bỏ căn nhà của ta, nhưng vẫn chưa đủ : taphải gạt bỏ mọi bám níu vào khoảng thời gian còn lại của ta, ta phải nhìn thấysự hiện hữu của ta là vô thường, sớm hay muộn nó sẽ chấm dứt. Ta sẽ phải chialìa tất cả vì cái chết. Để chuẩn bị cho sự ra đi của ta, ngoài sự tu tập ĐạoPháp, không có thứ gì có thể giúp ta được. Nếu ta đạt được một tâm linhcao cả, điều này sẽ giúp đỡ cho ta. Bạn hữu thân cận nhất không giúp ta được ;dù cho tất cả các sinh linh trên địa cầu này đều là bạn hữu của ta, cũngkhông thể giúp ta được. Dù cho ta giàu có như « Vaishravana » (1), khi chết tacũng chẳng còn gì.

Thân xác này đối với taquý giá biết bao nhiêu, lúc nào cũng là người bạn đồng hành của ta, nhưng tacũng sẽ bỏ nó lại và ta cũng chẳng biết chuyện ấy sẽ xảy ra lúc nào. Sự sốngcủa con người không hàm chứa một sự chắc chắn nào cả ; những người còn trẻ thườngphát biểu một cách ngây thơ : « Tôi còn trẻ và khoẻ mạnh, vậy tôi còn có thểsống và tôi sẽ tiếp tục sống ». Nhưng đó không phải là một lý do, cũng khôngphải là một bằng chứng. Trong số quý vị hôm nay, không phân biệt tuổi tác,không có một người nào có thể quả quyết chắc chắn 100% : « Tôi vẫn còn sống tốihôm nay ». Tóm lại : tất cả chúng ta đều chết, chúng ta không thể biết vào lúcnào, và ngoài sự tu tập Đạo Pháp ra, không có gì có thể giúp chúng ta được. Vậynếu ta có thể cởi bỏ được những trói buộc vào sự sống này, đấy mới là những gìđúng đắn và hữu ích. Nếu ta phải chết vào tối hôm nay, ta cần phải chuẩn bị chosự ra đi đó, và nếu như ta vẫn còn tiếp tục sống, như thế lại càng tốt hơn ; vìdù sao việc chuẩn bị của ta cũng không mất mát đi đâu cả.

1- Vaishravana : Đa-văn-thiên, còn gọi làTì-sa-môn Thiên, là một vị trời trong bốn vị Thiên vương hộ thế. Đa-văn-thiênlà vị trời hộ pháp và bố thí phúc.

Sự sống này, chính nócũng không đến nỗi quá quan trọng, nhưng ta lại thường xuyên lo lắng cho nó mộtcách quá đáng. Những rối rắm ở Tây Tạng đưa chúng ta đến đây, chúng ta đã bỏlại tất cả, và có nhiều người, ngày hôm trước khi ra đi, họ cũng chưa biết làphải ra đi. Và mặc dù thế, chúng ta vẫn còn đây, trên quả đất này của nhân loạivà mỗi người trong chúng ta vẫn còn đủ khả năng để sống còn nơi đây ; vậy nhữnglo âu của chúng ta là quá đáng.

Những gì quan trọng hơn,chính là giây phút ta phải rời bỏ thế giới này, trong giây phút ấy ta sẽ ra đimột mình để bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứVII đã cầu nguyện như thế này : « Phía bên kia thế giới này, là một khoảng cáchvô biên chia cách mọi vật và mọi người mà chúng tôi từng quen thuộc. Trong kiếpsống con người này, dù cho có gì xảy ra, chúng tôi vẫn còn có thể cầu cứu được; trong kiếp sống bardo (1), chúng tôi sẽ hoàn toàn cô đơn. Chúng tôi phải hiểunhư thế và phải chuẩn bị cho kiếp sống đó ».

Phật có nói : « Ta chỉcho các con con đường Giải thoát, nhưng tùy nơi các con, các con có tự mìnhbước vào con đương đó hay không ».

Nhiều người đến gặp tôivà nói với tôi rằng : « Xin hãy cầu nguyện cho tôi đừng rơi vào những cõi khốncùng ». Nhất định tôi cầu nguyện và sẽ còn cầu nguyện với tất cả tấm lòng củatôi ; mặc dù tôi không nhắm vào từng cá nhân mỗi người, nhưng tôi thiết tha cầunguyện cho tất cả. Tôi xin cầu mong giúp đỡ được tất cả, giúp đỡ tất cả quý vị,dù chỉ được một chút cũng tốt. Nhưng theo Đạo Pháp, mỗi người trongchúng ta phải tự nhận lãnh trách nhiệm về phần mình, tôi không thể kéo mộtngười nào đó ra khỏi cảnh khốn khổ, để đẩy họ vào Niết bàn. Vượt thoát ra khỏithế giới Luân hồi, bước vào cõi Niết bàn hay Phật tính, là tùy thuộc vào nhữngcố gắng của chính ta.

1- Bardo : tiếng Tây tạng, dịch là Trung hữu,có nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống.

Quý vị không thể ỷ lạivào người khác, kể cả vị Đạo sư, hay cả chư Phật và chư Bồ-tát cũng vậy. Tất cảđều mong muốn đem tặng những điều thoả nguyện cho chúng sinh, nhưng khó lắm, vìthế sự hợp tác của của quý vị nhất định là cần thiết, không thể không có được.Khi nhận biết được vô thường là gì, khi nhìn thấy tương lai nghiệt ngã sẽ trởthành hiện thực, ấy là cách giúp quý vị chuẩn bị và hiểu rằng dấn thân vàonhững sự việc và hành vi thế tục chỉ làm phung phí đời mình mà thôi. Sinh lựcđó, ý chí đó, phối hợp với ước vọng kiên quyết và vững chắc tu tập Đạo Pháp,không đánh mất thời giờ, sẽ giúp cho sự bám níu vào thế giới này suy giảm đi,và tắt lịm hoàn toàn, và như thế quý vị sẽ không còn gì lo âu trước thời giantrôi qua.

« …Không người thân thuợc,không bạn hữu, kể cả tình yêu trần tục lớn nhất, khi chết, ta không còn giữđược gì cả, kể cả cái tên gọi của ta cũng không ».

Thân xác này là một quántrọ, ta không thể ở lại đó mãi ; giờ đây ta đang làm chủ nó bằng tri thức củata, nhưng chủ-nhân-tri-thức ấy, người lữ hành muôn thuở, sẽ ra đi một ngày nàođó và sẽ quên cái lữ quán đã từng đón tiếp mình, sẽ bỏ nó lại phía sau.

Bạn hữu, thân xác, cảtên họ, không còn gì tồn tại để ta bám níu. Vậy, gỡ bỏ tất cả bám níu là cáchtu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ năm

Nếu ta có những ngườibạn đồng hành xấu, ba thứ nọc độc sẽ gia tăng thêm, sự suy tư và thiền định củata sẽ suy thoái ; tình thương và lòng từ bi sẽ bị hủy diệt. Từ bỏ đoàn đồnghành nguy hiểm đó là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Nếu ta theo một vị Đạosư giả mạo, những phẩm tính phát triển từ trước sẽ hao hụt đi, đồng thời ảogiác lại càng gia tăng. Qua các dấu hiệu đó ta có thể nhận ra một vị Đạo sư giảmạo, hoặc là một người bạn tinh thần giả mạo ; vô minh của ta sẽ trở nên « dầyđặc » thêm. Ba cách « tu tập » của ta (shîla, samâdhi, prajnâ) (1) sẽ yếu kémđi.

Nhất là khi đã noi theocon đường Đại thừa, ta phải cẩn thận đối với bạn hữu hay người đồng tu thiếutình thương, thiếu lòng từ bi, hoặc họ đã đánh mất những thứ đó, nhớ đừng để họảnh hưởng đến ta, vì chưng tinh anh của Đại thừa chính là tình thương và lòngtừ bi. Lánh xa những người bạn xấu chính là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Để có thể đạt được Phậttính, không có gì quan trọng hơn là theo một vị Đạo sư ; có một vị Đạo sư nổidanh là Potawa rất quan tâm đến điều này. Chúng ta cần được giáo huấn và giúpđỡ. Nếu ta đã bước « trên con Đường » rồi thì thật là điều tốt ; nhưng lại cònquan trọng hơn nữa nếu ta vừa vươn lên khỏi những cảnh giới khốn cùng. Bướctheo một người, mà nhờ họ ta thấy được những lỗi lầm của ta, và bên cạnh họ cácphẩm tính của ta sẽ gia tăng thêm như « vầng trăng lưỡi liềm » ; xem trọngngười bảo trợ ấy quý giá hơn mạng sống của chính ta, ấy là cách tu tập củanhững người Bồ-tát. Bởi vì muốn khai triển tâm trí còn u tối của ta, ta phảinoi theo một phương pháp tu tập và phải biết tu tập như thế nào. Người hướngđạo phải là một Đạo sư hoàn hảo, vạch ra con đường và giảng dạy phương pháp.Người này phải có nhiều kinh nghiệm để ta có thể hoàn toàn tin tưởng nơi họ.Một người bịnh mong muốn tìm được người thầy thuốc giỏi nhất, và thực hành theocách trị liệu mà người thầy thuốc đưa ra. Bịnh tật do ba thứ nọc độc gây ra cònnguy hiểm hơn nhiều so với bịnh tật trên cơ thể.

Người Đạo sư phải cónhững phẩm tính nào đó để ta có

1- Shîla : Giới hạnh,giới luật ; Samadhi : Định, tức thiền định chú tâm vào một đối tượng duy nhất ;Prajnâ : Trí tuệ hay Bát-nhã.

thể đặt lòng tin nơi họ.Sakya-Pandita (1) có nói rằng : « Kể cả việc mua một con ngựa ta cũngphải dọ hỏi, phải hết sức thận trọng…Huống chi đối với sự an-vui vĩnh cữu củata, ta còn phải thận trọng nhiều hơn thế nữa ».

Trước khi chọn một vịĐạo sư, và trước khi quyết định người này có thể trở thành vị Đạo sư của ta haykhông, ta phải biết rõ những phẩm tính sẵn có nơi người này, xét theo Vinaya(Tạng Luật), Sû-tra (Kinh điển) và sức tu tập Tan-tra của họ, và ta chỉ nênchọn người nào mang hầu hết những phẩm tính đó.

Khi ta đã tìm thấy vịĐạo sư « đích thật », ta phải tuân theo người đó và xem như ngang hàng vớiPhật, có thể xếp lên hàng cao hơn nếu căn cứ vào sự chăm sóc của họ đối với ta.Chính với cái nhìn tinh khiết ấy, ta sẽ phát huy tấm lòng sùng đạo lớn lao vàmãnh liệt trong tận cùng thâm tâm ta : dốc lòng tin tưởng hơn nơi Đạo Pháp khithấy được phẩm tính của vị Đạo sư, ta sẽ kính trọng người Đạo sư hơn khi nhìnthấy lòng nhân từ của ông, khi thấy được cả hai ta lại càng yêu quý ông hơnnữa.

Ta phải biểu lộ sự quýmến đó bằng cách tu tập đúng như lời chỉ dẫn của ông. Ta có thể đem đến niềmvui cho người Đạo sư bằng ba cách : dâng lễ vật, chăm sóc người Đạo sư và sự tutập chuyên cần của ta. Nhưng nếu đúng là một vị Đạo sư chân chính, thì sự tutập của ta phải đem đến cho ông nhiều niềm vui sướng hơn, so với những gì thuộcvề lễ vật ; một vị Đạo sư đích thật phải như thế.

Marpa (2) có hai ngườiđệ tử, một người rất giàu có và người này đã hiến dâng tất cả gia sản của ôngcho người Đạo

1- Sakya-Pandita : nhàHọc giả có tên là Thich-ca
2- Marpa : Mã-nhĩ-ba(1012-1097) là một Đạo sư nổi tiếng người Tây Tạng, đi tu học tại Ấn Độ và mangvề truyền bá ở Tây Tạng giáo pháp Đại-thủ-ấn (Mahâmudrâ).

sự, người thứ hai tên làMilerepa (1), hoàn toàn chẳng có gì cả.

Mã-nhĩ-ba (Marpa) khôngtỏ ra một mảy may phân biệt nào giữa hai người đồ đệ và nói rằng :

« Người đồ đệMật-lặc-nhật-ba (Milerepa) của ta chẳng có gì, và người đồ đệ kia lại cho tatất cả, cho ta đến con dê què cuối cùng trong bầy, nhưng tôi chẳng có một sựphân biệt nào trên phương diện giáo huấn tôi đã giảng dạy cho họ ».

Sha-ra-wa nói rằng cácđồ đệ phải « hiến dâng » vì lòng tôn kính đối với vị Đạo sư, nhưng vị Đạo sưkhông được phép cảm thấy dính líu đến lễ vật, nếu không ta không thể xem ngườinày như một vị Đạo sư đại thừa. Tuân theo Đạo sư một cách đúng đắn là cách tutập của những người Bồ-tát.

Ngày giảng huấn đầu tiênđã chấm dứt hôm qua. Hôm nay là ngày thứ hai, khởi sự cho ngày hôm nay là phầndẫn nhập, sau đó sẽ tóm lược lại những gì đã được nói đến hôm qua.

NGÀY GIẢNG HUẤN THỨ HAI

« Ba thế giới (2)đều vô thường như những đám mây mùa thu ; sự sinh và sự chết của con ngườigiống như một trò chơi, như giòng nước trút nhanh từ một con thác trên núi». Tất cả mọi hiện tượng tổng hợp, con người, nơi chốn đều vô

1- Milerepa : Mật-lặc-nhật-ba (1052-1135) đệ tửcủa Mã-nhĩ-ba, nhưng cũng là một đại sư lừng danh người Tây Tạng, tác giả củaThập vạn ca (một trăm ngàn bài thơ đạo). Ông được người thầy Đạo sư Mã-nhĩ-batruyền cho hai giáo pháp là Đại thủ ấn và Na-rô lục pháp. Cuộc đời của ông thậtphóng khoáng, phiêu bạt và đầy kỳ thú.
2- Ba thế giới gọi làTam giới, tức là ba thế giới của vòng sinh tử. Ba thế giới ấy là : a) Dục giới: thế giới của ái dục, b) Sắc giới : thế giới của thiên nhân trong cõi Thiên,thiên nhân không còn dục tính nhưng vẫn còn thich thú (ăn uống, hưởng thụ…), b)Vô sắc giới : thế giới thuần túy tâm thức.

thường và biến đổi.Không có gì trường tồn vô tận cả. Sự sống của con người, là một dạng thể thậtsơ khai và thô thiển của vô thường ; nó bất định một cách kinh khiếp, nhất làtrong thời đại của chúng ta. Khi mới sinh ra đời, con người đã biết chắc chắnrồi đây sẽ chết và giây phút đó càng lúc càng đến gần hơn. Cái chết xảy đến nhưmột tia chớp phũ phàng mà chúng ta không kịp dự trù trước, cũng không kịp đểchờ đợi. Từ lúc khởi nguyên của thế giới này, con người được sinh ra, rồi sauđó lại chết. Có thể họ rất khôn ngoan, có có thể họ rất cường tráng ; nhưngkhông một ai tránh khỏi những điều kiện thiên nhiên : sinh và tử thuộc vàonhững tình huống đó. Mỗi con người đều trải qua một quá trình thoái hóa nhưnhau : khi còn trẻ ta không cần kính mắt, trước đây tôi không có, nhưng hôm naytôi đã bắt đầu đeo kính rồi, thị giác của tôi suy giảm dần dần cho đến lúc tôikhông còn nhìn thấy gì cả ! Thân xác cũng suy thoái liên tục, các nếp nhăn hiệnra, tóc rụng, thính giác cũng trở nên yếu hơn và khi thời gian càng dồn thêm,ta lại càng thấy mỏi mệt hơn, mỏi mệt đủ thứ. Những người trẻ tuổi hơn sẽ thayvào chỗ của chúng ta, họ sẽ cho những ý kiến của chúng ta là lỗi thời và áp đặtmột cách kiêu hãnh ý kiến của họ, cứ xem như là ý kiến của Phật vậy. Tuy thế,họ cũng sẽ đi chung một con đường như ta, tuy rằng hôm nay họ vẫn đối xử vớichúng ta như những người già lẩm cẩm ; tất cả những gì ta đã từng trải qua trongkhi còn trẻ với bao thích thú, bây giờ đã trở nên nhờm chán ; những đối tượngta bám níu trước đây cũng có thể trở thành những đối tượng của ghét bỏ. Ta mangđầy hối tiếc vì đã từng hoạch định biết bao nhiêu dự án nhưng ta không đem rathực hiện được, ta không còn đủ sức lực cũng như can đảm để thực hiện nhữngchương trình đã thiết lập với biết bao hăng say và sinh lực, thiết lập vào cáithuở mà ta nghĩ rằng ta dư sức « bắt được con chim đang bay trên trời ».

Cái thuở đó qua nhanh ;nếu ta là người thế tục, ta lập gia đình ; vợ con buộc ta vào những trách nhiệmnặng nề hơn, và nghị lực phải tiêu hao để mong luôn luôn tìm được một mức sốngxã hội cao hơn, một « địa vị » nghề nghiệp tốt hơn. Đạt được những thứ ấy,không tránh khỏi đưa đến những tình cảm ly gián : như sự tranh đua, ganh tỵ vàtiếp đó là sự khinh thường, cuối cùng ta tự tạo ra cho ta « một chỗ nắng » (1); ta không thể thực hiện được việc ấy nếu không tìm cách loại trừ bớt những kẻkhác ! Trong lúc ta bận rộn với các chuyện này thì ngày tháng trôi qua, rồi đếnnăm tháng cũng trôi theo…

Đối với một người tuhành, các chuyện ấy cũng có thể xảy ra ở Tây tạng. Nhất định cũng có nhiều khoásinh hăng say học tập ước mong đạt được Phật tính, được các Đạo sư chăm lo, cónhiều bạn đồng tu tốt, nhưng trong số những người tu hành trẻ tuổi ấy, cũng cóngười chỉ tu học trong mục đích ngắn hạn : trở thành một nhà thông thái, mộtngười giỏi chữ nghĩa, một nhà bác học nổi danh, để trèo lên cấp bậc cao nhấtcủa chức Geshé ; nhưng nếu chỉ nhắm duy nhất vào mục đích đó, thì chức Geshéđúng như ở Tây Tạng chúng ta thường nói, chỉ là một tước hiệu « trống rỗng » ;tuy nhiên vẫn có một số các khoá sinh ham muốn cái tước hiệu « trống rỗng » đó; và dùng tước hiệu ấy để tranh dành chức viện trưởng trong một Tu viện nào đó.Họ cũng chẳng khác gì những người thế tục dấn thân vào những con đường thế tục,giống như những đợt sóng trên mặt hồ. Hết đợt sóng này lại đến đợt sóng khác,đã đủ cao rồi, nhưng đợt sóng thứ ba lại đến và còn cao hơn nữa, và cứ tiếp tụcnhư thế, ào ạt không ngừng, đợt này cao hơn đợt kia. Tốt hơn nên chấm dứt ngaytức thời quá trình đó để bước hẳn vào con đường Đạo Pháp ? Nếu ta không hànhđộng như thế, dù cho ta có khoác lên người chiếc áo tuyệt vời của một nhà sư,và có thể ta cũng mang thêm một pháp danh thật đẹp, nhưng chúng ta cũng chỉsống dựa vào tám nguyên lý của thế tục, trói buộc ta vào thế giới Luân hồi : tacó nhiều đồ đệ chung góp

1- Tức là đứng trơ vơ giữa chỗ nắng cháy khôngbóng mát, có nghĩa là trong một vị thế không thuận lợi.

thêm tài sản cho ta, thếrồi ta phải tìm thêm người quản lý để lo toan các việc này, từ đó sự phiền muộnvà trách nhiệm của ta cũng gia tăng, nếu như ta đã hoàn toàn chế ngự được tâmlinh thì không sao, nếu không, sự tu tập Đạo Pháp của ta ít nhất cũng đáng nghingờ.

Dù sao ta cũng phải đứngra để giảng dạy, vì ta có đồ đệ, nhưng ta biết rằng cách sống của ta không phùhợp với sự giảng dạy đó, hoặc là ta tự đánh lừa ta, ta không sống theo Đạo Phápnhưng lại chạy theo tám nguyên tắc của thế tục (thích được tán dương và khôngchấp nhận sự chê trách, hám lợi, lo sợ bị thiệt thòi, thích tiện nghi và xahoa, lo sợ bần hàn và thiếu thốn, tiếp nhận những gì thích thú, gạt bỏ những gìđau đớn).

Nếu một người nào đó,trong cương vị của họ, trên nguyên tắc họ phải hiểu biết Đạo Pháp, nhưng lạihành động như trường hợp vừa kể trên đây và theo đuổi một cuộc sống trái ngượcvới những gì Đạo Pháp đã khuyên bảo, vậy làm thế nào một kẻ khác chưa hề biếtDạo Pháp là gì, có thể « ra thoát » được ? Cuộc sống lãng phí trôi nhanh, cuốicùng sẽ là sợ hãi, lúc ấy dù có muốn tu tập Đạo Pháp, nhưng sẽ không còn đủ hơisức nữa.

Cuộc sống phí phạm đóđôi khi có thể tóm lược như sau : hai mươi năm đầu trải qua với sự hồ hởi,không hề nghĩ đến Đạo Pháp, hai mươi năm kế tiếp có ý định thoang thoáng là sẽtu tập Đạo Pháp, nhưng không có thời giờ, hai mươi năm sau cùng sống trong sựhối tiếc, vì không còn đủ sức lực để tu tập Đạo Pháp nữa. Chính là như thế đấy,cuộc sống trôi qua trong trống rỗng, nhưng không phải cái trống rỗng của Tánhkhông mà ta tìm kiếm ! Nếu tâm thức không luôn luôn nghĩ đến Đạo Pháp, hoàntoàn lắng chìm trong Đạo Pháp, thì tu tập sẽ không mang một ý nghĩa nào cả ;một vị thầy có nói rằng : « Nếu tâm thức không hoàn toàn chìm ngập trong ĐạoPháp, kinh điển man-tra chỉ làm cho cùn các đầu móng tay mà thôi ».

Không bao giờ được làmmất thời giờ, hoàn cảnh có thể bất thần trở nên bất lợi. Bất kể cái vẻ bênngoài của ta ra thế nào, hay sự phán đoán của kẻ khác đối với ta ra sao, quantrọng là phải tự làm nhân chứng cho chính ta ; tự làm nhân chứng để không baogiờ hối tiếc, ân hận, và thỉnh thoảng phải tự xét cẩn thận nôi tâm của ta !Liên tục kiểm xoát bản thân là điều hệ trọng. Nếu sự sống tiếp tục chờ đợi chota có đủ thời giờ thực hiện những ước muốn tốt đẹp, thì chẳng có vấn đề gì phảinói, nhưng sự sống không chờ đợi, thời gian cứ trôi đi là vì « đời sống của tamgiới là vô thường giống như những đám mây mùa thu ».

Có những hoàn cảnh hữuhiệu giúp ta tu học về 84 000 giáo huấn của Phật (1) ; ngay cả các thánh nhânnhư Long Thọ cũng không thu thập được hết. Khi khởi sự tu tập để phát triển tâmlinh, Long Thọ cũng chỉ là một con người bình thường, như chúng ta đây ; chỉkhác là sự cố gắng kiên trì đã giúp ông dần dần thăng tiến, và làm gia tăngthêm các năng khiếu, và rồi ông đã biến thành một con người như thế ấy.

Thiếu cố gắng, không mộtvị Thầy nổi danh nào trước đây có thể thành đạt được, và khi biết nghĩ như vậylòng hăng say sẽ gia tăng, vì trong Kinh Bodhicharyâvatâra (Nhập Bồ-đề hànhKinh) có nói « ngay cả một con ruồi cũng có khả năng trở thành Phật ». Nếu mộtcon ruồi cũng có khả năng thành Phật, vậy thì khả năng đạt đến Phật tính của taphải nhanh hơn khả năng của một con ruồi biết bao nhiêu lần. Suy nghĩ như thế nhấtđịnh sẽ đem đến cho ta nhiều khích lệ, phải tận dụng ngay tiềm năng ấy, vàkhông nên lần lữa hẹn lại sẽ cố gắng về sau này ; tất cả dịp may sẽ nằm trongtay ta, nếu ta biết bắt tay ngay từ bây giờ ; thực hiện được như thế sẽ đưa đếnnhững biến cải trong tâm thức.

Những hành vi xuất pháttừ thân xác ta và lời nói của ta

1- Theo thống kê có 84000 Kinh sách ghi chép những lời giáo huấn của Phật.

đều tùy thuộc vào sựkiểm soát của sức mạnh tâm thức, và dù cho một người sống trong lãnh vực bìnhthường của thế tục, một lãnh vực mang nặng những hành động hầu hết sai lầm, họvẫn có thể biến cải được những sai lầm đó bằng tâm linh. Dù cho chìm ngập trongvô minh dầy đặc, nhưng nếu họ có « một chút » thiện chí, các hành vi xấu cũngcó thể biến cải để trở thành tốt được ; vì thế nhất định nếu có một người nàotu tập cao hơn, họ chỉ cần một thiện chí trung bình cũng sẽ có thể biến cảinhững hành vi thờ ơ của họ thành những hành vi « thật » tốt. Phát huy tâm thứclà một điều cực kỳ hệ trọng.

Trong việc tu tập ĐạoPháp, khi khởi sự không nên nhìn quá cao, cũng như quá xa ; nên bắt đầu bằngnhững thứ nhỏ nhặt với sự khéo léo sẵn có của ta (những ai thích ăn ngon, nhưngkhông có phương tiện cung ứng cho mình những thức ăn tuyệt hảo, nên tập ăn bấtcứ gì để sống là được) ; không nên xông thẳng vào những cách tu tập cao siêu ;các lối tu tập nhỏ sẽ biến cải từng chút một ; từng giọt và từng giọt, một đạidương sẽ thành hình. Đừng nhìn quá xa, nhưng phải bắt đầu lên đường ngay. Nhưngta bắt đầu tu tập cái gì bây giờ ? Có hai thứ : Đạo Pháp tiểu thừa và Đạo Phápđại thừa ; có Sûtrayana (Thừa Kinh điển), có Pâramitâyâna (Ba-la-mật-đa thừa =Lục độ) và Tantrayâna (Tan-tra thừa). Đạo Pháp của chúng ta ở Tây tạng bao gồmthừa Kinh điển, Ba-la-mật-đa thừa và Tan-tra thừa. Muốn tu tập ta phải hiểu, vàmuốn hiểu ta phải nghe giảng. Tôi tin rằng quý vị hiện diện hôm nay cũng là vìmục đích đó. Bài giảng huấn này của vị Lạt-ma Togs-med bzang-po tóm lược cáccách tu tập của người Bồ-tát thành ba mươi bẩy phẩm ; hãy chú tâm lắng nghe bàigiảng của ông : « Chính nơi đây Phật Cồ Đàm chứng minh cho thấy sự Giác ngộ,tôi xin phát hiện trong tôi tinh thần Bồ-tát và gom góp những điều xứng đáng đểđạt đến thể dạng toàn vẹn của Giác ngộ và Phật tính ».

Trong mục đích đó vàbằng những chú tâm cao độ, quý vị hãy lắng nghe những lời giảng huấn này.

Cách tu tập thứ sáu

Đặt lòng tin vào mộtngười bạn đã loại bỏ được tất cả mọi ảo giác, sự tinh thông Kinh điển và tu tậpcủa người bạn tinh thần ấy cũng đã hoàn toàn viên mãn và cả những phẩm tínhcũng thăng tiến như một vầng trăng lưỡi liềm ; quý mến người Đạo sư hoàn hảo ấyhơn cả chính thân xác ta, là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Rút lui vào chốn côquanh chưa đủ, phải hoàn toàn nhổ bỏ tận rễ những ảo giác, phương pháp duy nhấtgiúp ta làm được việc ấy là thực hiện Shûnyatâ (1) : Prajnâ (2). Sự thực hiệnTánh không chỉ có thể đem đến bằng Samatha (3) (thiền định bình lặng chú tâmvào một điểm) và bằng Vipassyanâ (4) (quán xét), tất cả kết hợp lại với nhau.Đây là phương pháp duy nhất có thể có. Thiếu nó, dù cho suốt đời đạo hạnh, tụngniệm man-tra và cầu nguyện, tất cả dù cho hữu ích, nhưng cũng chỉ là những hữuích tạm thời. Muốn đạt đến sự Tốt lành thường xuyên, sự An lạc hoàn hảo, phảinhổ bỏ tận rễ những ảo giác.

1- Đó là Tánh không của mọi vật thể và hiệntượng. Xin người đọc kiên nhẫn, Đức Lạt-Lai Lạt-Ma sẽ dành riêng phần hai củaquyển sách này để giải thích Tánh không. Tánh không có lẽ là một trong nhữngkhái niệm quan trọng nhất của Triết học Phật giáo. Thấu triệt được khái niệmnày có thể xem như đã bước được một bước thật dài trên đường tu học. Đạt đượcTánh không một cách toàn vẹn là Giác ngộ.
2- Prajnâ : làTrí tuệ. Mục đích của Phật giáo là đạt được sự hiểu biết đúng đắn, thâm sâu vàtoàn vẹn về thực tính của mọi vật thể và mọi hiện tượng, trong mục đích phá bỏvô minh, tức u mê, sai lầm. Sự hiểu biết đó gọi là Trí tuệ, Trí tuệ là Giácngộ, Giác ngộ lả Giải thoát, Giải thoát là Niết bàn.
3- Samatha : làChỉ hay Định, tức là Nhất tâm, loại bỏ được mọi giao động và bấn loạn của tâmthức.
4- Vipassyanâ :là Quán, tức quán xét phù hợp và đúng với sự thật. Sự kết hợp giữa samatha vàvipassyanâ gọi là Chỉ-Quán.

Sự luyện tập tâm thứctheo thứ tự sau đây :

- Shîla : dùng để tự chechở cho mình, giống như một bộ áo giáp.

- Prajnâ : là khí giớiđể đẩy lui kẻ thù.

- Samâdhi : là sức mạnhcần thiết để có thể nắm vững khí giới.

Kẻ thù nói đến ở đâychính là những quan điểm sai lầm, những ảo giác đã ảnh hưởng trong ta từ nhữngthời gian vô tận cho đến nay. Không phải chỉ nghỉ đến ngày hôm nay, mà phải dựtrù một trận chiến kéo dài ; cả ngày mai, suốt cả một cuộc đời, và luôn cảnhững kiếp sau nữa. Giới (shîla) là bức rào cản che chở, phía sau bức rào taphải phát động càng ngày càng mãnh liệt hơn sức mạnh của Prajnâ (Trí tuệ) vàcủa Samâdhi (Định) ; sau khi đã được chuẩn bị như thế ta sẽ sẵn sàng lăn vàocuộc chiến.

Từ lúc này, để gia tăngnhững phẩm tính đạo đức, để khai triển sức cố gắng, ta cần có một người canhchừng ta, hướng dẫn ta trên đường đi, ta phải xem người bạn tinh thần này quýhơn cả chính sự sống của ta.

Trong một trường họcthông thường, ta đòi hỏi người thầy giáo phải có một vài phẩm tính nào đó ;chẳng hạn như sức hiểu biết về những những điều giảng dạy, tánh tình tốt, cáchcư xử có thể đem ra làm gương mẫu. Vậy ta còn phải đòi hỏi biết bao nhiêu lầnnhiều hơn nữa đối với đức tính của một người đứng ra giảng dạy những phươngcách đưa ta đến sự an vui trường cửu.

Theo Kinh « SûtraAlankâra » (1) của Maitreya (Đức Di lặc), một vị Đạo sư phải có bốn phẩm tínhchính : « Phải có kỷ luật, hiền hòa, bình thản, đạt được tối đa những đức tínhtốt thông thường, không bao giờ nản chí ; sự giảng huấn phải phong phú, đủ khảnăng trình bày sự thực trong sáng là Shûnyata (Tánh không) và các phương phápchỉ dẫn giúp đạt được Tánh không ; ngôn từ phải luôn luôn đúng đắn ; phảiluôn

1- Đại thừa Kinh Trangnghiêm Luận (?).

luôn tỏ ra nhân hậu, vàkhông bao giờ mất kiên nhẫn ». Phải tìm ra người thầy có những đặc tính như thếđể theo họ, và đồng thời chính ta cũng phải có những đặc tính của một người đồđệ, các đặc tính này gồm có chín điểm : phải có thái độ của một đứa trẻ ngoanngoãn, cách cư xử không ích kỷ, tuân theo những lời chỉ dạy của vị Đạo sư,chuẩn nhận những nguyên vọng của vị này, cảm thấy gần gũi và yêu quý vị này.

Hãy giữ lấy tinh thầnnhư thế, và nếu như người Đạo sư có phẩm tính đúng thật thì chắc chắn người đồđệ sẽ thăng tiến. Người đồ đệ càng cảm thấy gần với vị Thầy, vị Thầy càng tincậy nơi họ, sự tương liên ấy càng đem đến nhiều kết quả hơn. Ta phải đủ sứcnhìn thấy Phật xuyên qua con người của vị Thầy, để kính trọng và phục vụ nhưđối với Phật. Trước khi có thể chấp nhận như thế, vị Đạo sư phải đánh giá ngườiđồ đệ. Đặc biệt đối với thừa Tan-tra, Đạo sư và đồ đệ phải hoàn toàn hiểu rõnhững phẩm tính của nhau. Không phải chỉ có cái tên Lạt-ma hay Tul-ku là có thểtạo ra một vị Đạo sư tốt, phải có những đức tính tôi đã kể trên đây, nếu khôngtìm thấy những đức tính ấy, thì vị Đạo sư có mang danh hiệu gì đi nữa, ta cũngphải xa lánh hắn, không do dự gì cả. Nếu ta không tìm thấy những đặc tính ấynơi con người của Gyalwa Rimpoché (Đạt-Lai Lạt-Ma), ta cũng bỏ. Chúng ta khôngnên kính trọng vị Thầy chỉ vì cấp bậc và cương vị của họ, ta hoàn toàn tự dochọn lựa ; Đạo Pháp đòi hỏi phải có sự tự do đó. Bất kể vị Thầy là ai, và dùcho ta thuộc vào Truyền thống nào, ta phải giữ tâm thức cởi mở và tự do, bảnthể của tâm thức là như thế ; nếu ta ép buộc nó, nó sẽ bướng bỉnh và phản ứngbằng cách nổi loạn ; tâm thức chỉ có thể được khắc phục trong sự tự do mà thôi.

Tất cả những gì ta làm,đều cần phải suy nghĩ chín chắn. Dấn thân một cách hời hợt trong việc tu tậpĐạo Pháp sẽ đưa tới chỗ chán nản, rồi ta chỉ trích nó, và tốt hơn nên chỉ tríchkhi ta chưa hiểu nó là gì. Vậy hãy hoàn toàn tự do chọn lựa vị Đạo sư Vajradhâravới sự thận trọng tối đa, và khi đã chọn được rồi, thì phải tuân theo mọi thứvà không được ích kỷ ; phải tuân theo những lời giáo huấn và nhường cho họquyết định. Phải thật hết sức cẩn thận, đừng để liên lụy với bất cứ ai qua sựhồ hởi ban đầu. Ta không thể bắn một mũi tên trong bóng tối. Không thể noi theoPhật-Đạo-Pháp một cách mù quáng ; từng điểm trong giáo lý cũng như trong phươngpháp đều có một căn bản chính xác và hữu lý. Ngay trong thời đại suy đồi này,Phật-Đạo-Pháp vẫn rạng rỡ và hoàn hảo, không lu mờ một chút nào. Hoàn tất làmục đích, Đạo sư là gương mẫu, hạnh kiểm của người Đạo sư là động cơ khích lệgiúp ta thực hiện một cuộc sống đạo đức hơn, đem đến một cuộc sống phong phú,một sự nẩy nở vẹn toàn của con người. Vì thế ta phải chọn thật kỹ lưỡng vị Thầycủa ta, họ sẽ là « cội rễ » của con đường Đạo Pháp, và khi nào ta tìm thấy đượcvị Thầy như thế, ta sẽ theo vị Thầy đó với một lòng tin tưởng vĩnh viễn.

Cách tu tập thứ bẩy

Những vị Trời trong cõithế gian này làm thế nào có đủ khả năng để giải thoát cho ta, khi mà chính họcòn bị cột chặt trong tù ngục của Luân hồi. Tốt hơn là hãy nương tựa nơi nhữnggì mà ta có thể tin tưởng được. Hãy Quy y nơi Ba Vật Báu đó là cách tu tập củanhững người Bồ-tát.

Trước khi ta đặt niềmtin vào ai, ta phải biết chắc chắn người này có xứng đáng hay không, có nghĩalà họ có đủ sức giúp ta hay chăng, và chỉ khi nào ta được bảo đảm chắc chắn nhưthế, ta mới nương tựa nơi họ.

Vậy ai là « đối tượng »của sự Quy y không đem đến thất vọng ? Ba Vật Báu : Phật, Đạo Pháp, Tăng Đoàn(Sangha) là những nơi Nương tựa Hoàn hảo, và quy y nơi Ba Vật Báu ấy chính làcách tu tập của những người Bồ-tát.

Quy y là một hành độngquan trọng, vì nó giúp phân biệt rõ rệt ai là người Phật giáo, ai là ngườikhông Phật giáo. Người nào chấp nhận Ba Vật Báu là nơi nương tựa tối thượng, vàtuân theo sự giáo huấn từ nơi Ba Vật Báu ấy mới đúng là một người Phật giáo.

Người nào chưa cảm nhậnđược sự liên hệ sâu xa ấy, dù cho họ hiểu biết Kinh sách một cách rốt ráo đinữa, và cách tu tập của họ có vẽ vững chắc đi nữa, họ vẫn không phải là một đồđệ của Đạo Pháp và không phải là một người Phật giáo.

Sự kiện Quy y cho thấysự khác biệt giữa một người Phật giáo và không Phật giáo, và điểm then chốt nàycũng giúp phân biệt giữa một môn đệ và một người không phải là môn đệ của Phật.Quy y cũng có nhiều cấp bậc tùy theo khả năng lĩnh hội của từng ngườì, ai chấpnhận từ trong thâm tâm Ba Vật Báu như đối tượng tối hậu của sự Nương tựa, sẽtìm được giải pháp đúng thực.

Sau đây là cách giải thíchcho biết Ba Vật Báu là gì : Chữ « Phật » (tiếng Tây Tạng là Sanghié) thực rachữ này có nghĩa là triển khai toàn vẹn, Người Thức tỉnh, không vướng mắc mộtsai lầm nào, không tì vết ; chữ tì vết bao gồm chung những ảo giác và nhữngđiều không hoàn hảo bên trong của con người, và của cả thế giới bên ngoài. Lầmlỗi bên trong và những khiếm khuyết bên ngoài, như tôi đã giải thích trong ngàyhôm qua, là những gì xuất phát từ nghiệp, và nghiệp lại xuất phát từ một tâmthức chưa được khắc phục, còn bị khống chế bởi ảo giác.

Vậy ảo giác là gì ? Đólà đặc tính của xúc cảm nơi tâm thức, làm hoang mang, hủy hoại sự an bình vàhạnh phúc của tâm thức. Tiếng Tây Tạng « nyong mong » thay cho chữ klesha (đammê) có nghĩa là giao động tâm thần, đó là một khái niệm, một tư duy, hay là mộtcách thức suy nghĩ mà sự khơi động của nó làm đảo lộn tâm thần. Dạng thể đókhống trị tâm thức, biến tâm thức thành bất trị, vô kỷ luật, gây ra nhữnghành vi tạo nghiệp.

Tạo tác nghiệp lệ thuộcvào sự kiểm soát hay không kiểm soát được tâm thức, khi nào ảo giác còn hiệndiện và chi phối tâm thức, kiểm soát tâm thức sẽ không thể thực hiện được, ảogiác sẽ tuôn ra từ nguyên nhân Vô minh. Tất cả những khiếm khuyết bên trong vàbên ngoài đều phát xuất từ quá trình đó : một tâm thức bất trị là hậu quả củaảo giác, và ảo giác là hậu quả của Vô minh, Vô minh là tin một cách sai lầm vàomột cái-ta-hiện-hữu độc lập.

Khi một cá nhân hoàntoàn khắc phục được tâm thức, tất cả những khiếm khuyết bên trong cũng như bênngoài và những hậu quả của nó cũng sẽ bị loại bỏ. Trong trường hợp một vị Phật,những sai lầm căn bản, chẳng hạn như sự thèm khát, ghét bỏ và những hậu quảsinh ra từ những thứ đó, tự động được nhổ bỏ tận rễ ; vị Bồ-tát phải trút bỏ «jnânavarana » tức những chướng ngại cản trở sự hiểu biết toàn vẹn về thực chấtcủa sự hiện hữu. Ngay cả các vị Bồ-tát nổi danh, vẫn còn vướng một tấm màn mỏngnào đó phân cách họ với sự hiểu biết toàn năng. Khi sự hiểu biết hoàn hảo đãđạt được, tâm thức hoàn toàn giải thoát sẽ mở rộng, và rạng rỡ. Giác ngộ toànvẹn sẽ chận đứng quá trình Vô minh không cho tái lập trở lại, và một người nàođó khi đã đạt đến thể dạng tối thượng như vừa kể, với tất cả những tiềm nănghiểu biết được phát huy một cách vẹn toàn, sẽ là một vị Phật. Thể dạng đó làPhật tính, một thể dạng không xảy ra một cách vô tình, mà đòi hỏi một sự cốgắng tự nguyện của tâm thức. Nó không phải vô cớ, nó cũng không phải là một sựhiện hữu thường trực và tự tại. Đạo Pháp dạy rằng con người không bao giờ đứngyên trong một dạng thể bất động.

Tất cả các vị Phật,chẳng hạn như Shâkyamuni (Thích-Ca Mâu-ni) đã từng « giác ngộ » tại nơi đây (làChính giác Sơn), trước khi giác ngộ, các vị ấy cũng giống như chúng ta hôm nay,cũng mang một tâm linh như chúng ta hiện có. Nhưng từ từ, họ thăng tiến trên Conđường, lột bỏ dần dần những khiếm khuyết, khai triển những phẩm tính đạo hạnh,từng phẩm tính một, và sau cùng họ đã trở thành những vị Phật. Loại bỏ nhữnglỗi lầm và gặt hái những phẩm hạnh phần lớn chỉ có thể hoàn tất bởi tâm thức,vì tâm thức có vô số những khả năng khác thường. Quý vị nhìn tôi và nghe tôinói, và đồng thời quý vị cũng nhận biết được nhiều thứ khác, nhiều đối tượnghiểu biết khác : âm thanh, màu sắc, hình dạng…, xuất phát từ giác quan và chúngtrở thành những hiểu biết tâm thần, ngày nay người ta mô tả những hiểu biết đónhư thuộc vào lãnh vực của bộ óc. Sự hiểu biết tâm thần ấy là sự hiểu biết quantrọng hơn hết. Mỗi một thứ hiểu biết bằng giác cảm đều giữ một vai trò riêngbiệt của nó, vai trò của thấy, của sờ mó, của nghe…, nhưng sau hết, kết quả từnhững nhận biết đó chiếm chỗ trong tâm thức và từ đấy ý tưởng nổi lên : « Tôithấy », « tôi sờ thấy »…v.v. Khái niệm về « cái tôi » và « cái ta », cái yếu tốnổi bật đó có tính cách tâm thần : nó là phần tri thức đứng ra rút tỉa những kếtluận.

Có nhiều cấp bậc trithức khác nhau, từ thật thô thiển đến thật tinh tế. Ngay trong lúc này, trithức của ta đang hoạt động trên một bình diện nào đó. Trong tình trạng chiêmbao, nó lại hoạt động trên một bình diện khác, tinh tế hơn ; nó còn có thể đạtđến một mức độ khác nữa trong khi bất tỉnh, và còn tiếp tục đạt đến những cấpbậc cao hơn như thế, và tinh tế hơn như thế trong tình trạng khi xảy ra cáichết (1). Trường hợp này,

1- Trong tình trạng bình thường khi ta thức,giác cảm của ta bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh, tâm thức của ta thườngtrực bị chi phối bởi giác cảm, do đó tâm thức trọng tình trạng này rất thôthiển. Khi ngủ, tâm thức vẫn hoạt động nhưng ít bị chi phối hơn bỏi giác cảm vàmôi trường nên trở nên tinh tề hơn. Trong lúc bất tỉnh sự chi phối của giáccảm từ thân xác trỏ nên rất thấp, nên tâm thức có dạng thể tinh tế hơnnữa. Lúc chết, tâm thức loại bỏ được hết phần thân xác (tứ đại), hoàn toànthoát khỏi sự chi phối của giác cảm nên trở nên thật tinh tế, đỉnh cao nhất củatâm thức là « ánh sáng trong suốt », tức giai đoạn chuyển tiếp trước khi trởnên thô thiển hơn khi chuyển qua quá trình của sự tái sinh.

ta lại bước vào mộttrạng thái tri thức khác nữa. Vào giây phút tối hậu đó, phần tri thức thô thiểnsẽ biến mất, đồng thời hơi thở, thuộc dạng thể bên ngoài, chấm dứt và hơi thởchấm dứt có vẻ như báo hiệu đã chết, nhưng trên thực tế, sự sống vẫn tiếp tụcvới phần tri thức tinh tế nhất. Bản thể đích thực của tâm thức chính là cái bảnthể tinh tế nhất đó, không vướng mắc bất cứ một ảo giác nào, vì khi đó những ảogiác trổi dậy và tác động trên bình diện thô thiển của tri thức đều biến mất.

Vì thế, thể dạng tinh tếnhất của tâm thức ấy thật tinh khiết, không mang một khiếm khuyết nào, điều nàycho thấy các sai lầm đều có tính cách tạm thời. Bản thể tối hậu của tâm thứckhông mang một sự ô nhiễm nào cả.

Không có người nào nổigiận một cách thường trực ; nếu sự ghét bỏ kéo dài, tâm thức của một người nổigiận sẽ luôn luôn bực bội. Vậy, nếu như một người nào đó dễ phát « điên rồ quáđáng », nhưng rồi họ cũng lắng xuống và sự ghét bỏ cũng ra đi. Sự nóng giận ấycũng có tánh cách tạm thời ; vậy những khuyết điểm này của tâm tức khôngcó tánh cách tự tại.

Thèm khát, bám níu, ganhtỵ đều được phân loại thành các « họ » khác nhau. Những ảo giác này phátkhởi cực mãnh liệt, nhưng vẫn có thể bị phá tan và tránh né được. Lấy ví dụ nhưtrường hợp ghét bỏ : ảo giác bất thân thiện ấy nổi lên trước một vật thể tỏ rakhó chịu đối với ta, làm ta nảy sinh ra ý muốn gạt bỏ nó đi, hay quay lưng đichỗ khác, ngay cả có ý muốn làm hại nó, nhưng thực tế, đấy chỉ là một thểdạng thô lỗ của tâm thức. Hơn nữa, trước một vật thể dễ chịu, tâm thức tạo ramột thể dạng dịu dàng, tử tế, lòng thân thiện. Hai thể dạng đó của tâm thức đốichọi nhau và không thể cùng tồn tại chung với nhau.

Vì thế những phẩm tínhcủa tâm thức có những bản chất khác nhau, và thường thường đối nghịch hẳn vớinhau. Những thể dạng xấu của tâm thức do vô minh tạo ra, do đó chúng không đượcsự hiểu biết vững chắc chấp nhận, cách nhận biết này về sự hiện hữu nội tại chỉcó thể xảy ra do sự thiếu hiểu biết về bản thể tối hậu của sự thật mà thôi.

Sự hiểu biết cảm nhậnmột vật thể hiện hữu một cách riêng rẽ là một sự hiểu biết sai lạc. Thực sự,chẳng có một thứ gì hiện hữu riêng rẽ như thế cả. Nếu dùng cách phân tích dựatrên căn bản hiện hữu đó, ta càng phân tích sâu xa các vật thể và các kháiniệm, ta càng thấy những thứ này tan biến đi. Thông thường, khi ta khảo sát cựckỳ kỹ lưỡng một vật thể, trên nguyên tắc, nó phải trở nên rõ rệt và chính xáchơn ; nhưng nếu như vật thể không hiện hữu một cách thực sự, thì ý nghĩ của ta« cho rằng » nó hiện hữu một cách thực sự sẽ không còn đứng vững được nữa. Mộtbài diễn thuyết yếu kém về nội dung do một « người thật hùng biện » thuyếttrình sẽ làm choá mắt lúc ban đầu, nhưng khi trầm tĩnh đem ra phân tích, ta cóthể kết luận rằng những điều trái ngược với những gì hắn nói, cũng có thể làđúng. Đối với sự hiện hữu mà ta gán cho mỗi vật thể cũng thế, khi ta đã khámphá ra sự thật ấy rồi, vô minh sẽ bắt đầu biến mất và sự bám níu quá độ của tavào những nhân dạng và vật thể sẽ mất đi sức mạnh của nó.
Vì tất cả lànguyên nhân « ảo giác », nên những khiếm khuyết của tâm thức lúc ban đầu có vẽnhư không khuất phục nổi, nhưng vì lệ thuộc trên căn bản « ảo giác » cho nênchúng chỉ có tánh cách tạm thời. Trái lại những phẩm tính đạo đức và tốt củatâm thức không dựa vào những khái niệm sai lầm, vì thế ta có hai thể dạng tâmthức đối chọi lẫn nhau… một thể dạng có nền móng vững chắc như vừa kể, và mộtthể dạng hoàn toàn thiếu hẳn cơ sở này.

Vì sự kiện ấy, khi ta cốgắng phát huy những phẩm tính tích cực của tâm thức trên một cơ sở đúng đắn,những gì tiêu cực sẽ không thể nào hàm chứa trong đó, chúng phân rã dần dần chođến lúc tan biến hết ; khi sức nóng và ánh sáng gia tăng, cảm giác lạnh và bóngtối sẽ giảm thiểu.

Tuy nhiên, trong nhữngbước đầu tu tập, các sức mạnh tiêu cực đôi khi có thể thắng thế : với một tháiđộ ban đầu thiếu kính cẩn, sự mộ đạo sẽ khó mà phát triển, bằng sự cốgắng và nồng nhiệt, ta có thể tỏ ra rộng lượng với kẻ khác và quên đi sự ích kỷcủa ta trong chốc lát, rồi ta lại tiếp tục chán ngấy sự cố gắng ấy, để quay lạivới những thói quen ích kỷ lâu đời của ta. Tại sao lại như thế ?... Chỉ vìchúng ta chưa xây dựng được một công trình nội tâm có nền móng vững chắc, nềnmóng đó chính là cách thực hiện được sự quán nhận về đặc tínhphi-hiện-hữu của cái « ta », và chỉ vì các hành vi đạo hạnh của ta còn phátxuất từ những « quan điểm » dính đầy những ảo giác của thế giới luân hồi. Do đóchúng ta phải tận dụng đồng lượt vừa « phương cách » lẫn « trí tuệ ». Chỉ nhưthế mới có thể giúp những sức mạnh tích cực thăng tiến một cách không sai trái,hành động được như vậy sẽ góp phần phát triển đến vô cực những thể dạng đạohạnh của tâm thức, và đồng thời khuất phục dần dần những sức mạnh tiêu cực.Xuyên qua quá trình đó, khi những phẩm tính tích cực đã được thực hiện toànvẹn, ta sẽ đi đến Giải thoát và đạt được Phật tính.

Một vị « Phật » như thếcó thể gọi như là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ; theo các môn đệ của Thừa Theravâda(1), trong giai đoạn đầu cuộc đời của Ngài, Ngài chỉ là một vị Bồ-tát, sau đóNgài đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề để trở thành Phật, nhưng vẫn tiếp tụcsinh sống bình thường trong thân xác trần tục này cho đến lúc nhập Niết bàn,đưa Ngài vào cảnh giới Dharmadhâtu (2), cảnh giới tượng trưng cho sự tắt nghỉhoàn toàn của giòng tri thức.

Theo Đại thừa, khôngđúng hẳn như thế : Phật không cần đến dạng thể vật chất bên ngoài, Phật hiệnhữu chính yếu trong Pháp thân (Dharmakâya), từ Pháp thân ấy Ngài hiển hiện dướinhiều hình tướng khác nhau để thường xuyên giúp đỡ tất cả mọi chúng sinh, khôngnhững chúng sinh thuộc vào thế giới này, mà cả những thế giới mà chúng ta khônghề biết. Ngài

1- Theravâda : Thượng tọa bộ, hay Phật giáonguyên thủy.
2- Dharmadhâtu :dịch âm là Đạt-ma-đà-đô, dịch nghĩa là Pháp giới, cũng được gọi là Pháp tínhhay Thực tướng.

« vẫn sống » và sựsống đó là một biểu hiện của Phật Thích-ca Mâu-ni bằng Pháp thân.

Vậy, theo Đại thừa, mặcdù Phật Cồ-đàm sinh ra là một hoàng tử và đã trải qua nhiều biến cố, sự sống «biểu hiện » đó của Ngài cũng gần tương tợ như một « vai trò » Ngài đã diễnxuất, chứng minh cho chúng ta thấy một tấm gương trong mục đích giúp đỡ chúng ta, nhưng thực ra Ngài đã Giác ngộ từ trước rồi.

Tâm thức của một vị Phậtnhư thế được gọi là Jnânadharmakayâ (1), dạng thể tinh tế nhất của tâm thức,một dạng thể đã hoàn toàn loại trừ được tất cả mọi chướng ngại cản trở một cáinhìn đúng đắn về bản thể của tất cả mọi hiện tượng (Shûnyatâ = Tánh không),Phật lắng chìm trong Tánh không và quán nhận đồng lúc nơi mỗi biện tượng bảnchất tối hậu của nó và những biểu hiện bên ngoài của nó. Dạng thể đó của Tâmthức Phật, Jnânadharmakayâ, được « bao bọc » bởi một xác thân tinh tế (mà khảnăng tri thức hiện tại của ta chưa đủ sức đểtưởng tượng), xác thân tinh tế đó gọi là Sambhogakayâ (Thân xác Hoan hỷ) (2) vànó hiện hữu cho đến khi nào chấm dứt Luân hồi. Từ nơi Sambhogakâya sẽ hiển hiệnra Nirmânakâya (Thân xác biểu lộ), Nirmânakâya biểu lộ dưới nhiều dạngthể sinh linh khác nhau và trong nhiều thế giới khác nhau.

Quy y nơi Phật tức làquy nơi Tam thân của Phật. (Đến đây, quý vị đã hiểu rõ quy y Phật là thế nàochưa ?).

Bây giờ chúng ta hãy nóiđến Đạo Pháp. Đạo Pháp tối hậu là chấm dứt mọi lỗi lầm, loại bỏ tất cả mọi ảogiác bằng cách thực hiện Tánh không. Đạo Pháp tối hậu là Con đường Đích thực,khi bước vào con đường này tất cả các vị Phật, các vị Bồ-tát lỗi lạc, các vịThánh nhân Bồ-tát (Aryabodhisattva) sẽ bước đến thật gần với Phật tính. (Ngườita gọi là Con đường vì

1- Jnânadharmakayâ : tiếng ghép từ hai chữJnâna : Trí tuệ và Dharmakayâ : Pháp thân.
2- Sambhogakayâ: Báo thân hay Thụ dụng thân.

sự thực hiện có nhiềugiai đoạn thăng tiến tiếp nối nhau, phẩm tính hoàn hảo đạt được từ những kinhnghiệm thực hiện này chính là bản thể của Phật). Các vị Aryashrâvaka (1) và cácvị Aryapratyekabudda (2) cũng đều đạt đến sự Chấm dứt Đích thực và thực hiệnđược sự Chấm dứt ấy chính là Đạo Pháp Tối hậu.

Loại bỏ được mọi sai lầmvà mọi u tối (những điều này chỉ có thể làm được bằng cách thực hiện Tánhkhông) chính là đối tượng của « Quy y nơi Đạo Pháp ». Vì thế Đạo Pháp là nơiNương tựa Đích thực, và khi nào thực hiện được sự Nương tựa đó một cách toànvẹn, nó có thể giải thoát ta thoát khỏi tất cả mọi khổ đau và tất cả mọi giớihạn. Quy y Đạo Pháp là chính yếu hơn hết.

Trong nhãn quan này «Sangha » (Tăng đoàn) có thể gọi là những người đang thực nghiệm trên đường thựchiện sự Chấm dứt Đích thực và Con đường Đích thực sẽ là : Arya-Shanga (Tăngđoàn Thánh thiện) hay Tăng đoàn tối thượng : ấy là những người đã thực hiệnđược Tánh không.

Trên đây là Ba Đối tượngQuy y của những đệ tử của Phật-Đạo-Pháp.

Nếu xem Ba Đối tượng ấylà những gì thuộc bên ngoài, có thể nói trong trường hợp đó ta chỉ biết Quy ynơi Nguyên-nhân-Quy-y (giống như một kẻ rụt rè hoặc khiếp sợ tìm cách nương tựavào một người mạnh mẽ hơn), trong khi ấy mục đích tối hậu là chính ta phải đạtđược những đối tượng ấy, vì đó là khát vọng ban đầu của ta : « Giải thoát khỏikhổ đau, đạt được hạnh phúc ». Hành vi ấy là một hành vi bên trong vì tất cảmọi

1- Các vị Thánh Thanh văn (Arya=Thánh,shrâvaka= Thanh văn, hay Thính giả). Thanh văn là những đệ tử của Phật, còn cónghĩ là những người nghe giảng mà đắc đạo.
2-Aryapratyekabudda : Các vị Thánh Bích-chi-phật, còn gọi là Duyên giác phật, hayĐộc giác phật, là các vị đạt đến giác ngộ bằng tri kiến. Đây là những vịThánh có quả vị giữa A-la-hán và Phật.

khổ đau đều xuất phát từnghiệp, từ những ảo giác, từ Vô minh. Vô minh, ảo giác và nghiệp, ba thứnày do nơi nguyên nhân (vô minh) của chúng nên từ cái này (nghiệp) chúng sinhra cái khác (ảo giác), chấm dứt dần dần những thứ ấy là cách duy nhất giúp tatự giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Nếu chỉ có một ý niệm vềsự « hiện diện bên ngoài » của Phật, của Đạo Pháp và của Tăng Đoàn, sẽ khôngđủ. Phải nhìn thấy trong Tam Bảo cả một « chương trình » chỉ dẫn các phươngtiện đưa đến mục đích theo đuổi.

Phải nhìn thấy Phật nhưmột vị thầy một vị bác sĩ và phải biết tuân theo những lời giáo huấn của Ngàihay là những toa thuốc trị liệu của Ngài, giáo huấn ấy và những toa thuốc ấy làĐạo Pháp, và sự tu tập của ta cũng phải thích nghi với những thứ ấy.

Dù ngay từ lúc đầu tachưa có thể đạt được Đạo Pháp tối thượng, nhưng khi khởi sự bước vào Con đường,ta đã bắt đầu khai triển những phẩm tính có thể hướng dẫn ta, và sau cùng từngbước và từng bước, ta sẽ đạt được Đạo Pháp tối thượng không sai lầm. Nhưng muốnđược như thế, ta phải khởi sự ngay từ những bước đầu, có nghĩa là phải loại bỏnhững hành vi độc hại của thân xác, của ngôn từ và tâm thức.

Những hành vi độc hạicủa thân xác là : sát sinh, giết người hay giết bất cứ một côn trùng nhỏ bé nào(và kể cả trứng của một con rận !), nhưng đối với những sinh vật vừa nói, chỉthật sự phạm tội khi ta cố tình giết hại.

Sát sinh là hành vi đemđến nhiều hậu quả nhất, vì nó gây ra khổ đau ngay trước mắt. Không thể đỗ lỗicho bất cứ một lý do nào, chẳng hạn như đỗ lỗi cho sự tức giận hay ghét bỏ. Đốivới hàng thú vật, Đạo Pháp có dự trù một vài điều khoản : dù sao không thể chấpnhận được nếu sự kiện ham muốn ăn thịt là lý do khẩn thiết bắt buộc phải giếtmột sinh vật, mua một ít thịt của một con vật đã bị giết không phải là mộttrọng tội. Một số Kinh sách có đề cập vấn đề ăn thịt với ít nhiều khác biệt ;sự khác biệt đề cập trong Kinh sách liên hệ đến các người tu hành khi gặp phảinhững hoàn cảnh và những điều kiện sinh sống cá biệt.

Vậy ta không được chủtâm giết hại một con vật để ăn thịt nó, nhưng nếu tình trạng sức khoẻ của tabắt buộc, ta có thể ăn thịt một con vật đã bị giết và đồng thời nghĩ rằng cầnphải có một thân xác khoẻ mạnh và rắn rỏi để tu tập Đạo Pháp trong mục đíchgiúp đỡ mọi chúng sinh. Dù sao, không bao giờ được phép xem đấy như một hànhđộng giúp thỏa mãn khẩu vị của ta hay làm thỏa thích sự ham ăn của ta, và nhấtđịnh ăn chay bao giờ cũng tốt hơn.

Ăn cắp là một hành vikém đạo hạnh, tạo ra đau khổ cho kẻ khác vì họ bị tước đoạt gia sản.

Hành vi thiếu hạnh kiểmvề tình dục là những lỗi lầm quan trọng do thân xác gây ra. Thông thường nhữnghành vi này là sự gian dâm, đấy là những liên hệ thân xác với một kẻ khác hơnlà người vợ của mình. Một phần lớn những phiền toái của cuộc sống thường nhậtlà do sự kiện ấy sinh ra, từ giới đại thượng lưu của những xã hội siêu pháttriển cho đến những người sinh sống trong rừng rú, nguồn gốc bất hòa với nhauchính là những xáo trộn sinh ra từ những loại giao du như thế.

Nói dối là một thói quendùng để đánh lừa hay dối gạt kẻ khác. Tuy nhiên, dù phải trả cái giá của sự nóidối nhưng để cứu mạng sống của một chúng sinh, hay bảo vệ được Đạo Pháp, thìcũng có thể tìm thấy một chút tha thứ nào đó cho sự thiếu ngay thẳng này.

Gièm pha và vu khống tạora sự hiềm khích giữa cá nhân hay là giữa những tập thể với nhau, và từ đó cóthể gây ra thiệt hại nặng nề. Các vị thầy thường nói rằng khi đã là bạn đồnghành với nhau ta cần phải thận trọng trong ngôn từ, khi đơn độc một mình taphải phải thận trọng với chính tâm thức ta.

Ngôn từ phù phiếm, huyênthiên, « tầm phào » thật là vô ích. Thông thường đấy là những ngôn từ nhắm vàonhững ham muốn, sự bám níu hay bất thân thiện, và chúng chỉ làm gia tăng thêmnhững ảo giác của ta mà thôi.

Tham lam, ý đồ bất chínhvà những cái nhìn lệch lạc là những gì xuất phát từ tâm thức. Thái độ của tâmthức luôn luôn phát sinh từ hành vi thèm muốn những thứ gì mà kẻ khác có, vàthông thường không phải chỉ nhắm vào những thứ nhỏ mọn. Những ý đồ bất chínhphát sinh từ thái độ tâm thần hung hãn đối với kẻ khác ; những cái nhìn lệchlạc là cung cách không chịu thừa nhận quy luật của nghiệp, của sự tái sinh vàsự đích thực của Tam Bảo.

Loại bỏ được nhóm mườihành vi nguy hại ấy có giá trị tương đương như đạt được mười điều đạo hạnh đốinghịch với chúng, và đấy cũng là bước đầu tiên trên đường Đạo Pháp. Chỉcó thể phát triển những hành vi đúng đắn của thân xác, của ngôn từ và tâm thứctrên cơ sở ấy mà thôi. Ta có thể góp thêm vào những hành vi đó ước vọngmãnh liệt đạt được Bồ-đề tâm và những phương cách tu tập khác nữa trong mụcđích triển khai Bồ-đề tâm. Sau khi thức tỉnh nhờ hiểu biết về vô thường, taphát huy sự chú tâm vào nó, và khi đã nhận thức được bản chất của khổ đau, tasẽ tìm hiểu Shûnyatâ, đấy là sự thực tối hậu, là Tánh không ; và như thế dầndần Đạo Pháp Tối thượng sẽ sinh khởi trong ta. Quy y Đích thực, tức là Quy yPháp, sẽ giải thoát cho ta bằng phương cách như thế.

Đạo Pháp còn có nghĩa làtu tập về bất cứ gì có thể giúp ta đạt đến đích.

Tăng đoàn phải là mộttấm gương, một khuôn mẫu. Nhiều câu chuyện xưa kể lại các vị Đạo sư pháthuy Bồ-đề tâm và quán triệt được Tánh không, những câu chuyện như thế khích lệchúng ta thật mãnh liệt. Người xưa thực hiện được những việc ấy, tại sao chúngta không thể làm được ? Biết suy nghĩ như thế là phương cách gợi lên cảm hứngcho ta. Vì vậy tăng đoàn là gương mẫu hướng dẫn ta trong suốt quá trình tu tậpĐạo Pháp.

Ta được biết, qua nhiềucâu chuyện xưa, những gương dũng cảm của các vị Thánh Bồ-tát xả thân giúp đỡchúng sinh. Đó là niềm khích lệ chúng ta nên bước theo đúng những vết chân củahọ. Trên đây là những gì tóm tắt về thái độ của ta đối với Tăng đoàn.

Phật là người thầy dẫndắt, Đạo Pháp là nơi nương tựa Đích thực, Tăng đoàn là người bạn mà ta có thểđặt lòng tin khi cần đến. Quy y nơi họ là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ tám

Phật bảo rằng khổ đaukhông chịu đựng nổi của những kẻ mang phần số khốn khổ là kết quả của nghiệp,vì thế không bao giờ phạm vào những hành vi xấu là cách tu tập của những ngườiBồ-tát.

Nghiệp tốt là nguyênnhân đưa đến những hành vị tuyệt vời của các vị Phật và của các vịBồ-tát, nhưng nghiệp tiêu cực sẽ kéo theo vô số những khổ đau đủ mọi loạivà tiếp nối đến vô tận ; chúng thuộc vào ba « cảnh giới thấp ». Tất cả nhữngkhổ đau này xuất phát từ một tâm thức bị đánh lừa. Vô số sinh linh mà ta biếtđược, và cả những sinh linh mà ta không biết hết, đều là hậu quả của nghiệp (kểcả những sinh linh nơi ngục giới, đã được mô tả hay chưa hề được nói đến trongcác Kinh Abhidharma (1), đều là những tác tạo của nghiệp). Ngay trong số nhữngsinh linh mà ta biết đã mang vô số những thể dạng rất khác biệt nhau, từ hìnhtướng cho đến cách thức sinh sống, vì vậy ta cũng có thể suy đoán có vô số nhữngdạng thể sinh linh

1- Abhidharma : Luận Tạng, là tên của Tạng thứba trong Tam tạng kinh, ghi chép những lời giảng huấn của Phật và các đệ tử củaNgài.

khác hơn, tràn đầy trongthật nhiều thế giới khác nữa.

Xúc vật biết khổ đau làchuyện hiển nhiên, chẳng hạn như dê trừu bị người đồ tể giết thịt nhưng chúngkhông có phương tiện gì để bảo vệ lấy sinh mạng của chúng. Xúc vật vô hại,chúng hoàn toàn thiếu thốn, chỉ được một ít nước hay một ít thức ăn người tacung cấp. Chúng rất đơn sơ, ngốc nghếch và u mê, không có phương tiện gì để tựvệ, vì thế con người đừng nên lợi dụng sự đơn sơ và ngốc nghếch ấy để tự bancho mình cái quyền săn bắt chúng, giết hại chúng để ăn. Bò, ngựa, la và nhữngxúc vật khác đều có một đời sống buồn tẻ và một phần số tối tăm. Chúng chẳngđược hưởng bất cứ một tiện nghi nào của ta ban cho chúng : ngay cả những chữatrị thú y cũng nhắm vào lợi lộc về phần ta hơn là sự an vui cho chúng. Trongtrường hợp tai nạn xe cộ, cá nhân con người có thể đòi hỏi luật pháp phải bảovệ nếu không phải là lỗi do họ gây ra. Trong một tại nạn như vậy, nếu nạn nhânlà một con vật bị gẩy hai chân, nó chỉ có quyền được giết bỏ. Chẳng có một cônglý nào cho chúng. Sư sống của xúc sinh chỉ là khổ đau mà thôi.

Ta đặt sang một bên,không nói đến những khổ đau trong những cảnh gìới địa ngục và những cảnh giớiprêta (1), mặc dù chúng ta đây vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn là sẽ không táisinh trong những cảnh giới ấy ; chỉ có một cuộc sống đạo hạnh mới bảo đảm phầnnào sự tái sinh làm người. Đức Phật là người chỉ biết giảng dạy Sự Thật màthôi, và chính Ngài đã giảng rằng khổ đau là quả của những hành vi xấu.

Khi nghĩ đến điều này vàkhi đã tin tưởng vào những lời giảng dạy của Phật, ta phải từ bỏ mọi hành vixấu, ngay cả trong trường hợp phương hại đến mạng sống của ta.

Phần trên đây chúng tachỉ mới đề cập đến đoạn đường dành cho những người có sức Quán thấy Hạn hẹp,phần tiếp theo sẽ nói đến những người có sức Quán thấy Trung Bình.

1- Prêta : ngạ quỷ, quỷ đói.

Cách tu tập thứ chín

Hạnh phúc trong ba cảnhgiới giống như một hạt sương mai trên đầu ngọn cỏ, có thể tan đi trong chốclát. Ước vọng đạt được sự Giải thoát tối thượng không có gì làm lay chuyểnđược, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Đôi khi ta tưởng rằng cóthể tìm thấy sự hoàn hảo trong thế giới Luân hồi, nhưng sự hoàn hảo đó rất phùdu như một giọt sương trên lá, đang long lanh trong giây phút này, nhưng sẽbiến mất một lúc sau, chỉ có Giải thoát mới là dạng thể hạnh phúc bền vững vàthường trực. Không nên xem hạnh phúc của cảnh giới luân hồi là thật, vì hạnhphúc ấy vô thực thể và phù du, chính là cách tu tập của những người Bồ-tát.

So với những dạng thểkhác của sự sống thì đời sống con người nhiều hạnh phúc hơn cả, mặc dù thế tavẫn chưa có thể hoàn toàn vững tâm trong thể dạng con người, vì ngoại trừtrường hợp đã thoát ra khỏi cảnh giới luân hồi và được tự do thì thôi, nếukhông ta vẫn luôn luôn nằm trong tình trạng vướng mắc có thể rơi xuống một cảnhgiới thấp hơn. Nếu trong những tuần lễ đầu hiện hữu trong tử cung, bào thai chưacó phần tri thức để ý thức được dạng thể bất an, nhưng khi thai nhi đã bắt đầuhình thành, sự bất tiện nghi của môi trường liền bắt đầu tác động với nó. Thựcsự, ngay khi bắt đầu thụ thai hài nhi đã khổ đau rồi, nhưng không có cách gì đểloại trừ. Hài nhi đau đớn khi chui ra khỏi bụng mẹ, và từ đó cho đến lúc chậpchửng những bước đầu tiên, đứa bé yếu đuối như một con sâu con và phải chịu khổđau vì lệ thuộc. Như thế đó, sự sống bắt đầu bằng khổ đau, và tiếp tục cho đếnlúc già nua và cái chết, mặc dù chẳng có ai mong muốn cái chết. Và dù cho giâyphút cuối cùng sẽ xảy ra như thế nào đi nữa, thì giây phút ấy vẫn là đau khổ.Dù thân xác có khoẻ mạnh và dẻo dai như thế nào, nhưng một ngày nào đó cái thânxác ấy cũng ngã xuống, như một thân cây cằn cỗi. Trong giây phút cuối cùng này,ta sẽ mất hết khả năng chủ động để tự kiểm soát lấy ta và thông thường ta chỉcòn biết phó mặc cho nhân viên bịnh viện. Nếu phải giải phẩu, thân xác phải bịcắt và trở thành tật nguyền, người ta đã thử giải phẩu phổi, kể cả việc thaytim. Nhưng dù bất cứ thế nào sự sống cũng chấm dứt, giống như một cơn mơ trongmột đêm ngắn ngủi, và ta sẽ xa lìa vĩnh viễn những người thân thuộc và bạn bè.

Đỉnh cao của sự sống conngười là vào khoảng ba mươi tuổi ; đó là lúc con người cường lực nhất và nănghoạt nhất. Nhưng ngay cả trong giai đoạn ấy, không phải tất cả những thứ gìcũng trôi chảy không gặp khó khăn ; sau những lo phiền của người sinh viên vìviệc học vấn, sau đó phải chọn lựa và tìm kiếm một « nghề nghiệp », tiếp theolà những lo âu trong việc lập gia đình. Hai vợ chồng muốn sinh con, nhưng cóthể không sinh đẻ được, hoặc trớ trêu, lại đẻ nhiều quá. Nếu ta mong muốn cómột người vợ đẹp, tính tình tốt và có dáng dấp duyên dáng ta sẽ gặp nhiều khókhăn hơn để tìm, và rồi ta lại lo sợ sẽ bị mất ! Lương bổng càng nhiều lo âucàng lắm : nhưng nếu không có việc làm ta lại khổ vì thất nghiệp, có quá nhiềuviệc lại làm ta kiệt sức và lại tiếp tục khổ đau. Ta khổ đau vì cô đơn và khita có bạn bè bên cạnh ta lại khổ đau vì sự chung đụng.

Vậy cho nên trong khoảngthời gian ngắn ngủi này của kiếp sống, ta có rất ít dịp may dành cho hạnh phúc.Sinh ra làm người tự nó cũng không mang một ý nghĩa nào. Chúng ta nô lệ chonhững gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang có, và tâm thức ta đối với thân xác,cũng giống như một tên gác cửa canh chừng căn nhà của ta mà thôi. Sự sống đầylo âu và liên tục đổi thay đem đến cho ta biết bao nhiêu điều bất toại nguyện,ý thức được những đổi thay nghịch ý này có thể làm cho ta tự tử, nhưng tự tửcũng chỉ đưa đến một kiếp sống khác mà ta không có quyền chọn lựa. Vậy phảivĩnh viễn ra thoát vòng lẫn quẫn của tử sinh.

Bắt buộc phải tái sinhlà tình trạng do nghiệp tạo ra, và chấm dứt tái sinh chỉ có thể thực hiện đượckhi nào đã loại bỏ nghiệp, và chỉ có thể loại bỏ hết nghiệp bằng sự giác ngộ,không còn vướng mắc vào một ảo giác nào nữa. Vậy thể dạng hạnh phúc trường cữuchỉ có thể đạt được bằng cách loại bỏ hoàn toàn Vô minh.

Chấm dứt Vô minh là Giảithoát. Đừng lầm lộn giữa Niết bàn (Nirvâna) và thể dạng chấm dứt tầt cả mọihiện hữu (giống như nhiều sách tây phương vẫn lầm lẫn).

Chúng ta vẫn tiếp tụchiện hữu, nhưng tất cả mọi ảo giác của thế giới luân hồi đều tan biến, sự hiệnhữu đó là một sự độc lập hoàn toàn, là phúc hạnh đích thực.

Cần phải khảo sát thậttỉ mĩ xem dạng thể đó phải dùng cách nào để đạt được, và những ảo giác nào phảiloại bỏ trước nhất. Ảo giác đầu tiên phải loại bỏ chính là cái « tôi ». Nhữngtrói buộc của tham lam, của ghét bỏ và của bám níu vương lên một cách thật mạnhmẽ từ nơi cái « tôi ». Đấy là cái ảo-giác-cội-rễ phải đem ra phân tích,muốn phân tích ta nên xử dụng phương pháp của trường phái (Trung đạo)Mâdhyamaka (1) giúp ta « nhìn thấy » bản thể thực của sự hiện hữu, nhìn thấybản thể thực của hiện hữu tức là xoá bỏ vô minh.

Trên đây là cách tu tậpcủa người Bồ-tát gọi là « Cái nhìn Trung dung » được mô tả trong Lam-rim (2).

Cách tu tập thứ mười

1- Mâdhyamaka : trường phái, hay học pháiTrung đạo, còn gọi là Trung Luận tông, hay Trung Quán tông.
2- Lam-rim :dịch là Bồ-đề Đạo thứ đệ luận, gồm chung những bộ luận do rất nhiều vị Đại sưlừng danh Tây tạng sáng tác, đề cập đến tất cả các khía cạnh khác nhaucủa Phật pháp, và từ đó đưa ra những phương thức tu tập thích nghi.

Từ những thời gian khôngkhởi thủy mẹ ta đã chăm sóc ta với tất cả sự dịu dàng. Trong khi mẹ ta đau khổ,thì có nghĩa gì cái hạnh phúc này đây đối với ta ? Cũng thế, phát huy Bồ-đề tâmđể giải thoát vô tận chúng sinh là cách tu tập của những người Bồ-tát (1).

Từ những thời gian vôtận, phần lớn những sinh linh, nếu không muốn nói là tất cả, đã từng là cha mẹcủa ta và đã từng chăm sóc cho ta với sự triều mến.

Hãy tưởng tượng ra rằngnhững « người mẹ » ấy đang khổ đau trong luân hồi và ta thì vô tình, thái độ ấyquả thật là đốn mạt. Tự giải thoát cho ta khỏi khổ đau và đạt được Giác ngộ vàAn bình cho riêng ta không phải là một mục đích cao cả lắm ; nếu không muốn nóilà một thứ hạnh phúc mà ta phải phải cảm thấy xấu hổ khi chỉ biết tìm kiếm nócho riêng ta. Đừng quên là ta cũng giống y hệt với tất cả các sinh linh khác ;vì rằng từ những sinh linh mang bản năng đơn sơ nhất cho đến những sinh linhthông minh nhất, tất cả đều mưu cầu hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau, và tất cảđều có cái quyền ấy, cho nên chúng cũng ngang hàng với ta trong ước vọng tìmđược sự nhẹ nhõm…Tôi đã lập đi lập lại nhiều lần với quý vị về điểm này.

Hy sinh một vật nhỏ béđể đạt được một thứ gì to lớn hơn là một nguyên tắc luôn luôn có giá trị, vậyhy sinh hạnh phúc cá nhân (của chính ta) vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh làmột nguyên tắc giá trị. Ta nên cảm thấy quyền hạn mà tất cả mọi chúng sinh đòihỏi phải được hưởng hạnh phúc là một món nợ mà ta phải trả cho chúng sinh. Thậtra, ta và chúng sinh đều tùy thuộc lẫn nhau ; ngay trên bình diện hiện tại, nhucầu thường nhật của ta đều lệ thuộc vào sự tương quan đó, nhưng ta

1- Đoạn này có nghĩa «tất cả chúng sinh đều là mẹ ta, khi mẹ ta đang đau khổ làm sao ta có thể thụhưởng hạnh phúc của riêng ta, vì thế ta phải phát huy Bồ-đề tâm để giải thoátmẹ ta, tức cho vô tận chúng sinh ».

không chịu nghĩ đến mộtcách sâu xa thế thôi. Cách tu tập Đạo Pháp đại thừa của ta cũng tùy thuộc mộtcách chặt chẻ vào mối tương quan giữa các sinh linh với nhau. Nếu như nhữngsinh linh không có đó, làm thế nào Bồ-đề tâm có thể tìm thấy đối tượng để khơiđộng trong ta ?

Từ muôn thuở, sinh linhgiúp ta có quần áo để mặc, nuôi dững ta, giúp ta đạt được lợi nhuận ; trongcuộc sống luân hồi này, tất cả những điều tốt đẹp phát xuất từ nơi chúng sinh,trực tiếp hay gián tiếp.

Biết đâu ta cũng có thểthắc mắc khi nghĩ rằng : hình như đối với ta chỉ có bạn hữu ta, cha mẹ ta chămsóc cho ta với tất cả ân cần và chỉ với họ ta mới có bổn phận phải yêu thươngvà giúp đỡ. Nhưng khi giết hay hành hạ một con thú ta cũng có thể bất thần cảmthấy thương con vật, mặc dù ta chưa hề có một liên hệ gì với nó trước đây. Tìnhcảm ấy thật tự nhiên. Vậy thì, dù cho ta không hề « biết » hết các sinh linh,nhưng nếu ta không đủ sức quan tâm hay ta vô tình với những sinh linh ấylà một hành vi thiếu đúng đắn và không bình thường.

Một thắc mắc khác cũngcó thể được nêu lên : như trên đây ta đã hiểu tại sao bè bạn và những người xalạ đều là những đối tượng chung cho lòng từ bi của ta và sự tử tế của ta, nhưngtại sao với những kẻ làm hại ta, ta cũng vẫn phải có một thái độ từ bi và tử tếgiống như thế ?

Ta phải nghĩ rằng « kẻđịch đó » cũng có thể, hay chắc chắn, là một người bạn tốt nhất của ta trên mộtbình diện đặc biệt nào đó. Sự khiêu khích của họ là một hành vi tử tế đối vớita, vì nó giúp ta tập phát huy Bồ-đề tâm, Bồ-đề tâm là tinh anh của Đại thừa.Bồ-đề tâm dựa hoàn toàn trên tình thương và lòng từ bi.

Bực dọc hay ghét bỏ chờcơ hội để khích động ta, khi nào hoàn toàn kiểm soát được chúng, ta sẽ đạt đượcBồ-đề tâm.

Tham lam và thù ghét lànhững ảo giác « cội rễ » từ đó tuôn ra tất cả những sai lầm khác. Thoạt nhìn,tham lam có vẽ như nguy hại cho ta, và thù ghét thì nguy hại cho kẻ khác, nhưngkhi suy xét kỹ lưỡng về hai thái độ đó ta sẽ nhận thấy thù ghét tạo ra nhiềutai hại hệ trọng cả cho ta cũng như cho kẻ khác. Loại xúc cảm đó và nguyên nhâncủa nó có thể được khắc phục bằng một thứ thuốc giải độc, thứ thuốc đó chính làsự nhẫn nhục đối với người đã gây ra cho ta sự thù ghé. Phát huy nhẫn nhục tasẽ không cho phép bực dọc có thêm một dịp may nào nữa để phát sinh.

Cách tu tập này là mộttrong những cách tu tập quan trọng nhất. Nó khởi sự bằng những chịu đựng thườngnhật phát sinh từ những phiền toái vụn vặt cho đến những khổ đau trường kỳ gâyra bởi những người mà ta gọi một cách sai lầm là kẻ thù của ta. Ta không thểgọi họ là kẻ thù, vì những người giúp ta luyện tập nhẫn nhục phải được xem nhưnhững người bạn thân thiết nhất. Kể cả người Đạo sư ban cho ta những lời giảnghuấn, cho đến cha mẹ ta và bạn hữu ta cũng không có ai quý giá bằng những kẻlàm phật lòng ta. Trên bình diện luật pháp, ta có quyền tranh đấu chống lạinhững ai làm hại ta, nhưng trong cách tu tập nhẫn nhục, Bồ-tát hạnh phát khởicực mạnh và thật tinh khiết giúp ta nắm vững một trọng trách ngang hàng đối vớitất cả mọi sinh linh. Đôi khi với chính bạn hữu của ta, biết đâu ta cũng có dịpthực thi nhẫn nhục ; tình thân hữu trong cảnh giới luân hồi không bền vững vàcó thể đổi thay, từ bạn hữu trở thành thù nghịch một cách dễ dàng.

Cũng thế, đối với nhữngai muốn bước vào con đường Bồ-tát hạnh phải nhớ lại « sự Tập luyện Tâm thứcbằng tám tiết mục » (1), trong ấy có nói rằng : « Khi một kẻ nào đó mà tôi bancho tất cả mọi thứ nhưng lại làm hại tôi, tôi cầu xin được xem người ấy như vịĐạo sư tối thượng của tôi ! ».

Khi ta thực hiện đượcđiểm khó khăn này, thay vì « trả thù » kẻ nào làm phiền toái ta, ta phải thươnghọ hơn cả Thầy

1- Tức là Bát chánh đạo : chính kiến, chính tưduy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chínhđịnh.

ta nữa và phải đối xử tửtế với họ, khi làm được như thế ta sẽ không còn một khó khăn nào khi phải đốixử với bất cứ ai khác, và ta cũng sẽ hiểu rằng ta không được bỏ rơi bất cứ mộtsinh linh nào. Sự kiện không chăm sóc đến kẻ khác chẳng những trái với Đạo Phápmà còn trái với sự sống thường nhật nữa, bởi vì khả năng đặc biệt của conngười, của sự hiện hữu nhân sinh là lòng thương người và tốt bụng. Nếu có ai dùkhông tin vào Luật nhân quả, nhưng vẫn xả thân suốt đời để làm những điều tốtcho kẻ khác, họ sẽ gặt hái được những quả tốt hổ trợ cho kiếp sống tương laicủa họ, riêng chúng ta, chúng ta tin có kiếp sống ấy ; trong khi đó cũng cóngười suốt đời rao giảng, quảng bá lòng tin và kiến thức Đạo Pháp, nhưng tháiđộ của họ lại ích kỷ và bất thân thiện, kẻ đó chỉ làm phí phạm cả « sự sống conngười quý giá » của họ mà thôi.

Nói suông không quantrọng, làm việc từ thiện và phát lộ tình thương mới quan trọng, điều này cũngáp dụng cho những người vô tôn giáo.

Có một tâm hồn cao cả làmột dấu hiệu của Đạo Pháp Đại thừa. Khi A-đề-sa qua đời, ngài đã thốt lên nhữnglời cuối cùng như sau : « Hãy giữ lấy một tâm hồn cao cả ! ». Vị Cư sĩDrom-Teun-Pa lúc sắp chết, được các đồ đệ quây quần chung quanh. Ông nằmnghiêng về bên phải, gò má đặt lên đầu gối của một đệ tử, người này rất buồnkhổ và nước mắt rơi xuống ướt má của Drom-Teun-Pa, ngài liền nói rằng : « Có gìđâu mà phải buồn khổ về việc ấy, hãy tu tập Bồ-đề tâm và giữ lấy một tâm hồncao cả » nói xong thì ông qua đời. Đó cũng là những lời cuối cùng của nhiều vịĐại sư, và cũng là lời cuối cùng của Tsong Khapa (1)… các đệ tử quây quần chungquanh ông vào giây phút chót và bất thình lình ông cầm chiếc nón của mình némthẳng vào người đệ tử kế tục (tên là Darma-Rinchen, sau này trở thành ngàiGyäl-Tsab-je), ông nhìn thẳng vào người
1- Tsong Khapa : Tông-khách-ba (1357-1419),một vị Đại sư Tây tạng, sáng lập tông phái Cách-lỗ (Gélugpa), còn gọi là Hoàngmạo phái, vì các nhà sư đều đội mũ màu vàng.

đệ tử thật lâu rồi thốtlên « Hãy giữ cho tâm hồn cao cả », rồi ông ra đi… Sau này chính Darma-Rinchencũng tuyên bố rằng : « Tâm hồn cao cả là tinh anh của Đại thừa ».

Hành vi giúp ta xem sựan vui của kẻ khác hệ trọng hơn sự an vui của chính mình là cách cư xử đúng đắnduy nhất, nó khuyến khích ta, từng chút một, phải luôn luôn hy sinh nhiêu hơnnữa cho kẻ khác.

Trong Nhập Bồ-đề hànhKinh (Bodhicharyâvatàra) có ghi như sau :

« Vì chưng những kẻkhác, cũng như chính tôi đây, tất cả không có gì khác biệt nhau trên phươngdiện mưu cầu hạnh phúc, tại sao tôi phải dồn tất cả cố gắng của tôi cho sự anvui nhỏ nhoi của riêng tôi. Vì chưng những kẻ khác, cũng như chính tôi đây,không có gì khác biệt trên phương diện lẫn tránh khổ đau, tại sao tôi chỉ biếtlo cho hạnh phúc của riêng tôi ? »

Long Thọ (Nâgârjuna) cónói : « Chúng ta sống trong thế gian này là để triển khai tâm thức của ta trongmục đích phục vụ kẻ khác và để cho kẻ khác xử dụng tâm thức của ta ».

Giữ vững trách nhiệm đốivới kẻ khác sẽ đem đến cho ta một sức mạnh rạng rỡ, nồng nhiệt, can trường. Nếuta không biết nắm lấy trọng trách đối với kẻ khác, ta cũng sẽ trở thành như thúvật. Thú vật biết tự che thân, biết xoay xở để kiếm ăn và tự vệ. Nếu ta chỉbiết hành động như chúng, thì ta cũng chẳng khác biệt với chúng bao nhiêu,ngoài cái hình tướng bên ngoài của ta. Vậy chúng ta hãy khai triển Bồ-đề tâmđúng như đã trình bày trong các Kinh điển Sû-tra và Tan-tra.

Nhưng chúng ta phải làmthế nào đây ? Chúng ta có những khả năng vô cùng giới hạn… « Giống như mộtngười mẹ cụt tay muốn vớt con mình bị chìm dưới sông ». Trong lúc này đây tađang được thúc đẩy bởi một thiện tâm trong sáng, nhưng lại không có phươngtiện. Vị Đạt-lai Lạt-ma thứ I nguyện cầu như thế này : « Tôi nguyện cầu khôngbao giờ quan tâm đến sự an vui của chính tôi, nhưng tôi cầu xin luôn luôn đượcchăm lo cho sự an vui của kẻ khác ! Để giúp tôi thực hiện điều này, xin cho tôiđạt được năm phẩm tính của mắt : mắt xương thịt, mắt thiên nhân (déva), mắt trítuệ, mắt sáng suốt, mắt lo xa ! Và sáu năng khiếu đúng đắn : tai thiên nhân,ngôn từ đúng mực, khả năng, sự hội nhập vào tâm thức kẻ khác, nhớ lại đượcnhững kiếp trước, chấm dứt hoàn toàn những lỗi lầm ».

Nếu chúng ta không hộiđủ những năng khiếu ấy chúng ta sẽ không thể làm gì được cả. Để có đủ khả nănggiúp đỡ toàn diện, phải vượt qua hết con đường để đến đích trước đã. Chính vìvậy mà tôi đưa ra những lời giảng huấn hôm nay. Chúng ta đây, gồm quý vị vàtôi, chúng ta có chung những mối giây nghiệp báo rất chặt chẻ ; sự kiện chúngta tụ họp nơi đây là cái quả xuất phát từ những nguyên nhân có thể rất xa, sâuthẳm trong quá khứ. (Tất cả các câu chuyện về Phật đều nói lên những mối tươngquan nghiệp báo đó, những mối tương quan ấy tạo ra thật nhiều dịp may gặp gởgiữa người thầy và các môn đệ trước khi thực hiện được sự kết hợp cuối cùng).Nếu một ngày nào đó tôi đạt được Bồ-tát hạnh tôi có thể giúp đỡ quý vị hữu hiệuhơn, hơn cả những vị Phật khác có thể giúp quý vị, chẳng qua vì những mối tươngquan mà chúng ta đã có sẳn từ thật lâu đời. Đối với quý vị cũng thế. Đối vớinhững người chăm sóc quý vị và những người đã từng gặp gở quý vị trong suốtkiếp sống này, hay trong nhiều kiếp sống trước của « quý vị », quý vị có thể sẽgiúp đỡ họ thật chu tất khi quý vị đạt được thể dạng của Phật. Mỗi vị Phật phảilấy trọng trách, nặng nề hơn cả trọng trách của các sinh linh khác, trong việcgiúp đỡ những ai đã từng liên hệ với vị Phật ấy. Nếu quý vị hiểu được nguyên lýnày, quý vị có thể bắt đầu thực hiện sự giúp đỡ trong giới hạn ấy, rồi sau nàyquý vị sẽ cảm thấy cần phải nắm lấy trách nhiệm to lớn hơn nữa, mở rộng ra vớitất cả chúng sinh.

Vậy, khả năng giúp đỡchúng sinh chỉ có thể nẩy nở qua thể dạng của Phật ; ngay trong giai đoạn pháttriển thứ mười (bhûmi) (1) một vị Bồ-tát (mặc dù đã có thể giúp đỡ rất nhiều)cũng không hoàn toàn thực hiện được tất cả khả năng. Cần phải có Phật tính…Phảiđược như thế mới đúng, nhưng còn thêm một điều kiện cuối cùng phải hội đủ, đólà khả năng hội nhập với chúng sinh. Có hai hành vi tâm thức : thứ nhất là ướcvọng giúp đỡ mọi chúng sinh, thứ hai là đạt được Phật tính để thực thi sự giúpđỡ đó. Từ hai hành vi ấy sẽ sinh ra một tâm thức gọi là Bồ-đề tâm.

Ta không thể xem Bồ-đềtâm là một thứ ước vọng có tính cách tình cảm và tạm thời để giúp đỡ kẻ kháckhi ta gặp một số hoàn cảnh nào đó thúc dục, hoặc là do tâm trạng tùy hứng củata đưa đẩy. Ước vọng ấy phải là một quyết tâm mạnh mẽ, bình thản và bền vững,luôn luôn hiện diện trong tâm thức ta. Khởi sự cần nhiều cố gắng, và tìnhthương của ta đối với chúng sinh vẫn còn yếu và giới hạn, nhưng tâm thức sẽquen dần với hai thứ tình cảm song song đó và sẽ phát triển thêm để trở thànhchính bản thể của nó. Và chính lúc ấy ta mới có thể gọi là Bồ-đề tâm thựcsự.

Làm sinh khởi những gìchưa nẩy nở, tiếp đó khai triển những gì đã phát sinh rồi, chính đấy là tinhanh trong cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ mườimột

Tất cả mọi khổ đau,không phân biệt một thứ khổ đau nào, đều xuất phát từ sự ham muốn hạnh phúc choriêng bản thân mình, trong khi ấy Phật tính Hoàn hảo được sinh ra từ

1- Bhûmi : địa giới,tức các quả vị tu chứng của các vị Bồ-tát. Có mười cấp bậc gọi là Thập địa.

khát vọng giúp kẻ khácđược hạnh phúc. Vì thế, trao đổi hoàn toàn hạnh phúc của ta với kẻ khác là cáchtu tập của những người Bồ-tát.

Người ta thấy trong NhậpBồ-đề hành Kinh có ghi như sau :

« Tất cả khổ đau trongthế giới này sinh ra từ khát vọng hạnh phúc cho riêng mình. Tất cả hạnh phúccủa thế giới này sinh ra từ khát vọng đem đến hạnh phúc cho kẻ khác ».

Và trong Guru-Pûjâ (Nghilễ Đạo sư) cũng có ghi :

« Không cần phải giảithích dông dài, chỉ cần nhìn vào sự kiện : những kẻ ấu trỉ chỉ nghĩ đến tiệnnghi cho riêng mình, Phật xả thân chỉ vì sự tốt đẹp cho kẻ khác ».

Chúng ta có dịp may quýbáu được nghe những lời giảng dạy của Phật, nhờ có Văn-thù-sư-lị (Manjushrî),Long Thọ (Nâgârjuna), Tịch Thiên (Shântideva) truyền lại ; vậy ta hãy đem ra ápdụng và xem kẻ khác thân thiết hơn cả với chính ta, bằng cách từ bỏ tất cảnhững thái độ ích kỷ vì các lý do sau đây : khát vọng hạnh phúc chochính mình là cội rễ của tất cả mọi quán nhận sai lầm. Tự chau chuốt lấy thânta là cửa ngõ đưa đến mọi thứ tội lỗi, chau chuốt kẻ khác là mảnh đất thuận lợiđem đến tất cả mọi đức tính tốt.

Để có thể làm gia tăngsinh lực cho thái độ ấy, hãy luyện tập tâm thức theo phương pháp gọi là « traođổi giữa ta với kẻ khác » và phương pháp « Nhận và cho » (Thong lèn) (1).

Phương pháp nay có nghĩalà : hãy nghĩ đến những khổ đau buộc chặt tất cả mọi sinh linh, phân tích chitiết những khổ đau ấy, ghi nhớ và liệt kê những khổ đau ấy, nghiền ngẫm sâu xavề những khổ đau ấy bằng cách nghĩ đến những nguyên nhân tạo tác ra những khổđau ấy và những hậu quả của những khổ đau ấy ; phát huy lòng tư bi thật mãnhliệt, rồi quán tưởng ta đang hòa mình với tất cả những sinh linh ấy để phátnguyện nhận lảnh hết về phía ta những khổ đau của họ và những khó

1- Chữ này là Tiếng Tây tạng.

khăn của họ, và thiếttha trao cho họ sự an bình của ta và niềm hân hoan của ta. Hãy tập hít thở thậtsâu kèm theo với những ý nghĩ ấy, hãy quán tưởng khi hít vào ta kéo về ta tấtcả những khổ đau của chúng sinh, và khi thở ra ta gởi đến họ tất cả quả tốt từnhững hành vị xứng đáng của ta, sự an bình của ta, niềm hân hoan của ta và takhông giữ lại một chút nào cho ta cả.

Dựa theo những lời cầunguyện « Guru-Pûjâ » (Nghi lễ Đạo sư của Lama Chöpa) ta cầu nguyện rằng :

« Thưa Người Thầy tônkính, hãy ban phước lành cho con, con xin tất cả những hạt giống sinh ra từnhững hành vị xấu của chúng sinh sẽ chín mùi trong con, tất cả các chúng sinhấy đều giống như những người mẹ của con, và xin cho con biết cách trao cho họnhững gì xứng đáng của con và những niềm hân hoan của con, để tất cả mọi chúngsinh đều đạt được hạnh phúc ».

NGÀY THUYẾT GIẢNG CUỐI CÙNG

Sự kiện theo đuổi đếnngày cuối cùng loạt thuyết giảng này nhắc nhở cho chúng ta về hiện tượng vôthường của vạn vật và cũng nhắc ta, thêm một lần nữa, cuộc sống của chúng tatrôi nhanh biết chừng nào và cái ngày cuối cùng rồi cũng sẽ đến rất nhanh. Cànghay, nếu kiếp sống ấy tròn đầy, nhưng nếu chỉ là một kiếp sống vô nghĩa,thì chẳng còn gì để tát nữa, ngoài việc cố gắng cưỡng lại sự hối hận, cững lạisự hối hận cũng là một sức mạnh. Hối hận thấm nhuần vào tâm thức ta quả là mộtđiều cực kỳ hệ trọng. Không nên biến nó thành một thứ tình cảm đứt quảng vàgiai đoạn, lệ thuộc vào những xúc cảm thoáng qua. Hối hận phải có tính cáchthường xuyên, phát xuất từ sự quán nhận trong sáng về những lỗi lầm của ta, từsự hiểu biết sâu xa về quy luật của nghiệp và những hậu quả của nghiệp. Taphải quyết tâm xử dụng tất cả thời gian còn lại của ta, dù cho còn dàihay sắp hết tùy nơi nghiệp của ta, để bước vào con đường đạo hạnh, tránh những« quan điểm sai lầm » và những hậu quả do chúng sinh ra, ta hành động đúng theonhững lời chỉ dẫn của Phật, đúng với những mệnh lệnh của Ngài, để sống một cách« thận trọng » trong kiếp sống « quý giá » này của con người. Và muốn làm chosự sống đó trở nên thật sự quý giá, thì hãy lắng nghe và đem ra thực hành nhữnglời giáo huấn về « Ba mươi bẩy cách tu tập của những người Con Phật » (1), hômqua tôi đã nêu lên vài điểm trong đó và tôi sẽ vắn tắt trở lại như sau.

Tôi đã nói trước đây vềbẩy cách luyện tập, và về vấn đề Quy y, còn cần bổ túc thêm vài lời bình giảinữa.

Ta phải tuân thủ nhữngnguyên tắc gắn liền với việc Quy y, chỉ nên Quy y nơi Phật và Phật tính, khôngđược Quy y thêm các vị trời thuộc các truyền thống khác hoặc thần thánh nàokhác.

Còn một kỹ luật khác nữalà phải kính trọng tất cả những ảnh tượng của Phật, và nói chung là tất cả cácvật có tính cách thiêng liêng.

Trong thời đại suy thoáinày, buôn bán các vật dụng tôn giáo đã trở thành chuyện thông thường, và đấy làmột sự sai lầm. Trong hoàn cảnh ấy, nếu có ý định chép lại hay tân trang mộtquyển sách xưa với ước mong bảo tồn hay quảng bá Đạo Pháp là một hành vi thậtxứng đáng, nhưng nếu hành vi ấy chỉ có mục đích lợi lộc, đó là một điều xấu. Inmột quyển sách « nói lên » Đạo Pháp là chính đáng, nhưng nếu lấy đó để làmthương mại vì tư lợi, không mang tính cách tư liệu tôn giáo hay Kinh sáchthiêng liêng là một điều đáng tiếc. Cử chỉ của ta phải
luôn luôn kính cẩn :không được ném xuống đát sách nói về Đạo Pháp, không được vứt bỏ vô ý thức bấtcứ tượng ảnh hay
1- Tam thập thấtđạo phẩm : Bốn niệm xứ, Bốn chính cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảygiác chi, Tám chính đạo.

kinh sách thiêng liêng.Một trong những quy luật liên hệ đến Đạo Pháp là phải đặc biệt cẩn thận, saukhi đã « Quy y » không đuợc cố tình làm hại đến bất cứ một sinh vật nào, khôngđược có một ý nghĩ hung hãn nào đối với chúng. Như tôi đã nói với quý vị, sựkính trọng rất là quan hệ. Dưới bất cứ hình thức nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,bất kính là một nguyên nhân của vô minh. Trong thời đại chúng ta đang sống, quảthật hết sức khó khăn, nhưng tôi vẫn xin quý vị phải thật cẩn thận đừng đánhmất sự kính trọng. Đừng chỉ trích Tăng đoàn ; khi ta chỉ trích một nhà sư, ấylà ta chỉ trích tất cả… dù cho ta không thể nào bắt chước được vị Lat-MaDom-Teun-pa chăm lo cho Tăng đoàn, chẳng hạn như câu chuyện kể lại rằng tự ôngđi mót nhặt từng mảnh vải đỏ, vải vàng (vì những mảnh vụn ấy có thể dùng để mayvá áo mặc cho các nhà sư), thì ít ra ta cũng biết kính nể đôi chút các sư tăngvà sư ni. Người thế tục biết kính mến một sư tăng sẽ xem cả Tăng đoàn là một «địa giới của phẩm hạnh », và khi nghĩ rằng mỗi vị sư là một « đối tượng » chota Quy y, thì điều ấy cũng đòi hỏi ngược lại tất cả các nhà sư phải xứng đángvới « đối tượng » Quy y. Một quy tắc khác liên hệ đến việc Quy y nơi Tăng đoànlà không nên giao du quá dễ dãi với những người bạn đồng hành mới, không nên cảtin bất cứ ai không thuộc vào tập thể Đạo Pháp, dù họ có phô trương một chút uyquyền nào đó trên lãnh vực tâm linh.

Chúng ta lại nói đếncách tu tập thứ tám, đề cập đến Quy luật của nghiệp và những hành vi thiếu đạohạnh cần phải từ bỏ, tuy rằng cách tu tập này cũng là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát, nhưng nó chỉ có tầm ảnh hưởng đáng kể trong những bước đầu tuhọc, và vì thế nó vẫn còn thuộc vào Con Đường của sự Quán nhận Hẹp.

Cách tu tập thứ chín bắtđầu bước vào Con Đường Quán nhận Trung bình. Con đường này khởi sự bằng cáchthực hiện sự hiểu biết sâu xa về những nỗi khổ đau Thực sự ; Kinh sách Lam-rim(Bồ-đề Đạo thứ đệ luận) ghi rõ rằng ta cần phải đào sâu và nắm vững những nguyênnhân của khổ đau, đấy là những sai lầm buộc ta vào thế giới Luân hồi, phải tậpluyện tâm trí để quán nhận và phát triển bằng ba cách tu tập : Shîla (Đạo đức),Samâdhi (Thiền định) và Prajnâ (Trí tuệ), các cách tu tập này được hổ trợ bằngmột ước vọng cực kỳ mãnh liệt phải đạt được Giải thoát. Ba cách tu tập ấy làphương pháp chắc chắn đưa đến tám điều chín chắn (1). Tsong Khapa (TôngKhách Ba) có nói : « Không bao giờ tự thoả mãn với những thứ thích thú của luânhồi ; dù cho chúng có vẽ hoàn hảo, nhưng thật ra chúng chỉ là những cửa ngõ đưađến khổ đau…Nhìn thấy được điều ấy rồi, tôi cầu xin hãy ban phước lành cho tôi,để tôi đủ sức phát huy trong tôi cái ước vọng mãnh liệt đạt đến Niết bàn ».

Một trong những đặc điểmcủa đau khổ là : khi ta càng nắm, ta càng được, và ta càng muốn được thêm, talại càng mất đi sự thoả mãn về những gì ta đã nắm được. Sự thiếu thoả mãntrường kỳ đó là vì hạnh phúc của thế giới luân hồi không bao giờ bền vững cả,ta không thể tin vào thời gian tồn vong của nó. Không có gì bền vững cả đối với« địa vị xã hội cao sang » của ta, những quyến luyến của ta, kể cả thân xác củata cũng vậy. Nếu ta có được một người bạn đồng hành tuyệt vời sống với ta trongsuốt cuộc đời này, ta cũng sẽ bỏ lại khi ta chết, và ta cũng sẽ không nhận ra đượchọ trong kiếp sống mới của ta. Cuộc du hành của luân hồi là một cuộc du hànhđơn độc. Sự cô đơn đó và hoàn cảnh tạo ra từ sự « chia lìa » là những khổ đautrong số những khổ đau tồi tệ nhất của luân hồi. Có rất nhiều loại khổ đau,nhưng có thể xếp vào sáu nhóm chính như đã nêu lên trên đây, và trong sốnày có một thứ khổ đau ta chưa có dịp nói đến, và khổ đau này lại không phải làmột thứ khổ đau thuộc loại nhỏ nhoi, ấy là sự kiện bắt buộc phải tái sinh trởlại trong thế giới Luân hồi. Bởi vì khi nào nguyên nhân đầu tiên ấy của sự táisinh phát hiện, tất cả các nguyên nhân khác sẽ tự động nối đuôi theo sau và rồicái vòng tròn của Luân hồi tiếp tục xoay đều… mỗi vòng, chúng ta lại tiếptục ăn những quả

1- Có lẽ đây là Bát chính đạo (?).

đắng gặt hái từ trongquá khứ. Những « ảo giác » là những nguyên nhân ô nhiễm của Luân hồi, hậu quảlà sự tái sinh liên tục, tạo ra những ảo giác mới và một nghiệp mới… Bản chấtcủa Luân hồi là khổ đau, nó mang năm thuộc tính khổ đau : sinh ra trong khổ đau– sinh ra từ những nguyên nhân sai lầm (hướng dẫn bởi Vô minh) và hình thànhtrong những thân xác không thích nghi (1) – tiếp tục phạm vào cùng một lỗi lầmtrong tương lai – bị kích động bởi nghiệp nên mất hết tự do trong kiếp sốnghiện tại – mất hết tự do trong kiếp sống tương lai. Và những thứ này cứ tiếptục xảy ra như thế cho đến khi nào ta thoát ra khỏi sự hiện hữu này. Ngoàinhững tạo tác do nghiệp đưa đẩy và các hậu quả của nó, không có gì khác hơn đểta có thể gọi là hạnh phúc trường tồn. Ta phải vượt thoát ra khỏi cảnh tù ngụcđó, khỏi thể dạng luân hồi đó, và ba cách tu tập đã nói đến : Shîla (Giới),Samâdhi (Chỉ), Prajnâ (Huệ) là những liều thuốc hoá giải hiệu nghiệm, đủ khảnăng hoá giải mọi nguyên nhân và hoàn cảnh. Chúng ta đã nói khá dài về cách tutập thứ mười ; tuy nhiên cũng cần nêu thêm ra đây một vài mối quan tâm về chủđề « tu tập của những người Bồ-tát liên quan đến con đường Quán nhận Rộng lớn». Trong cách tu tập tâm thức gọi là « Bánh xe Khí giới » nhắm vào mục đíchchống lại sự ích kỷ, có ghi như sau : « Một con quỷ thông thường và thuộc lãnhvực bên ngoài có thể gây ra tai hại, nhưng chỉ là những tai hại tạm thời, trongkhi đó một con quỷ bên trong gây ra tai hại thường xuyên ». Con quỷ bên trongsâu kín nhất, bám chặt nhất trong ta, chính là khái niệm cho rằng có cái tariêng biệt, có một cái « tôi » để bám chặt vào đó ; tiếp theo, thứ vô minh sâuthẳm trên đây lại lôi kéo theo với nó tất cả những quan niệm sai lầm khác,trong số này thương yêu cái ta là quan niệm sai lầm chính yếu hơn cả. Hai thứsai-lầm-cội-rễ : sự cảm nhận cái ta và yêu mến cái ta là hai thứ sai lầm tệ hạinhất có thể có. Chúng đi đôi với nhau và hỗ trợ cho nhau ;

1- Thân xác tật nguyền, đau yếu, xấu xí…, haykhông phải thân xác con người chẳng hạn.

ganh ghét, ham muốn,ghét bỏ và còn nhiều thể dạng đớn đau khác nữa đều tuôn ra từ đó. Trong lúcthiền định, hai thứ sai lầm căn bản này sẽ làm cho tâm thức yếu mềm, tư tưởngphân tán và tâm trí sao lãng. Do đó tu tập đứng đắn về Đạo Pháp không phải dễ,và người tu tập đích thực phải hành động như một người lính, chiến đấu khôngngừng chống lại những kẻ thù bên trong mà người chỉ huy của chúng là sự tintưởng vào cái « ta », đông đảo bộ hạ bao quanh hắn và nghe lệnh của hắn. Đôikhi ta có thể chán nãn vì nhiều khó khăn hiện ra, nhưng phải nghĩ rằng trongnhững trận chiến trên thế giới này không có một cuộc chiến nào đem đến chiếnthắng cuối cùng, nhưng trong trận chiến của tâm linh, chiến thắng hoàn toàn cóthể đạt được.

Trong thế giới này mộttrận chiến không làm chấm dứt được một cuộc chiến tranh (và hơn nữa thôngthường một cuộc chiến tranh lại tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc chiến khác) ;bên trong ta, một trận chiến khi đã thắng có thể hóa giải hoàn toàn những conquỷ đã bị đánh bại.

Những vị Đạo sư củatrường phái Kadampa (Cam-đan phái) nói rằng : « Chiến đấu chống lại những ảogiác là trọng trách của chúng ta ». Geshé Ben-Gung-gyal nói rằng :

« Cách tu tập của tôi làcanh chừng ảo giác không cho lọt vào ngưỡng cửa của tâm thức, bằng cách xử dụngnhững vũ khí tương xứng với chúng…nếu chúng hung hãn, tôi sẽ chiến đấu…nếuchúng giữ yên, tôi sẽ hòa hoãn ».

Trọng trách khó khăn đóđều giống nhau đối với tất cả những ai tu tập Đạo Pháp ; Bồ-đề tâm và sự thựchiện Shûnyatâ (Tánh không) là những cơ sở lành mạnh luôn luôn giúp ta chiếnthắng. Đó chính là những khí giới của chúng ta, những khí giới ấy không thể nàobị hũy diệt được.

Sự cảm nhận cái ta và nuông chiều cái ta được các
Mâra (1) hỗ trợ và chúnggiúp sức cho vô minh trong ta tạo ra ảo giác.

1- Mâra : là Ma hay Ma vương.

Nhưng chính chúng, chínhnhững Ma vương đó cũng chịu ảnh hưởng nơi quyền lực của Vô minh, nhưng quyềnlực Vô minh chỉ có tánh cách tạm thời và không có cơ sở vững chắc, không có mộtthực thể nào cả. Sớm hay muộn sự Quán nhận Đúng đắn sẽ chiến thắng với sự giúpsức của chư Phật và các vị Bồ-tát, các vị ấy chiến đấu vì ta bằng sức mạnh vàlòng từ bi của họ.

Trong tập Bồ-đề hànhKinh có nói : « Từ những kalpa vô tận, dựa vào sự hiểu biết toàn năng, các chưPhật cho rằng Bồ-đề tâm là nguồn trợ lực chính yếu của mọi chúng sinh ».

Hành trang của ta hiệnnay tuy còn ít ỏi, nhưng khi ta biết suy tư như các chư Phật, cố gắng phát huyBồ-đề tâm và cố sức đạt được Shunyatâ (Tánh không), chắc chắn ta sẽ đi đếnchiến thắng, sẽ vượt qua những chướng ngại dựng lên từ ảo giác. Bản thể củanhững chướng ngại ấy là suy vong, trong khi tâm linh tinh tế nhất của con ngườilại có tiềm năng thực hiện được sự Quán nhận Đúng đắn Tánh không. Khi tâm linhtinh tế thực hiện được Tánh không, các phần tâm trí thô thiển giúp nhận biếtnhững hình tướng bên ngoài giống như những hiện hữu thật, sẽ tan biến đi. Nhậnthấy được rõ rệt quá trình ấy là điều đáng mừng. Bước đầu ta phải chiến thắngthái độ ích kỷ bằng cách nhìn vào những phẩm tính tốt của kẻ khác và yêu quýnhững phẩm tính ấy. Trong các Nghi lễ Đạo sư có ghi chú : « Người nàobiết dẫn dắt kẻ khác đến an vui, họ có thể xem đấy như một cánh cửa mở rộng đónlấy vô số những phẩm hạnh. Hãy ban ân huệ cho tôi để giúp tôi có đủ sức xemchúng sinh quý giá hơn chính mạng sống của tôi ». Thái độ đó của tâm thức là vịthầy bên trong của ta, là người cứu vớt mọi chúng sinh. Tất cả các hành vi củata đều phải hướng vào sự thực hiện những phẩm tính ấy ; trong khi đi, trong khiăn, trong khi đi dạo, ngay cả lúc nằm ngủ, ta phải nghĩ đến việc khai triển tâmthức ta. Nếu làm được như thế, ta sẽ trở nên « tối thượng » trong việc tu tậpĐạo Pháp, và đấy cũng là cách tu tập cao nhất để tự tinh khiết hoá. Không có gìcao rộng hơn nữa.

Cách tu tập thứ mườihai

Nếu chỉ vì ảnh hưởng củatham lam cực mạnh hay bởi nhu cầu khốc liệt mà một kẻ bần hàn đánh cắp, hoặcxúi dục kẻ khác đánh cắp tài sản của ta, với tấm lòng tràn đầy từ bi, ta hiếndâng cho người ấy thân xác ta, của cải của ta và cả đạo hạnh của ta đã tích lũytừ ba thời gian vô tận, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Hôm qua chúng ta đã nóisơ lược về thong lèn « trao đổi giữa ta và những kẻ khác » ; ta dành đặcbiệt ngày hôm nay để nói thêm về cách tu tập này. Trong tình cảnh nói đến trênđây, ghét bỏ kẻ cưỡng đoạt tài sản của ta hoàn toàn là một hành vi hợp pháp, cóthể xem là chính đáng nữa, và ta có thể xử dụng các phương tiện mà xã hội dànhcho ta để chống lại kẻ ấy. Nhưng đối với một người ước mong tu tập Bồ-đề tâm,phải tuyệt đối tránh không được làm như thế. Chúng ta không những đem cho nhữnggì họ cần đến, mà tất cả những gì họ đòi hỏi nhiều hơn nữa ở ta, dù đó là thânxác ta, tài sản của ta hay mạng sống của ta, ta cho một cách tư nhiên không cầnsuy nghĩ, làm như thế để tránh cho người nhận khỏi phạm vào hành vi tệhại xử sự hung dữ để cưỡng đoạt.

Sau đây là phản ứng củangười Đạo sưu đã soạn thảo bài giảng huấn này, ông đã từng gặp trường hợp tươngtự như thế. Ông ta là người từ Tu viện Sakya đến và bị cướp sạch trên đường đi.Các tên cướp sợ ông kêu cứu nên hấp tấp bỏ trốn. Ông khẩn cầu họ không cần phảihành động như thế, rồi nói với họ rằng : « Tôi không kêu cầu cứu đâu, nhưng nếucác ông bỏ đi ngay bây giờ có nghĩa là các ông « lấy » của tôi những vật ấy vànhư thế các ông đã làm một việc lầm lỗi, vậy để giúp các ông tránh khỏi nhữnghậu quả của hành vi ấy, tôi xin dâng hết cho các ông đấy, kể như tôi cho cácông, và như thế các ông chiếm giữ những vật ấy một cách hợp pháp ». Sự xúc độngbất ngờ của những người bất lương mạnh đến mức làm cho tâm thức họ biến đổi hẳnvà họ xin được làm đồ đệ của ông.

Cách tu tập thứ mườiba

Dù cho người ta có đánhđập ta hay hành hạ ta, ta không được để cho bất cứ một sự ghét bỏ nào trỗi dậytrong ta. Mở rộng lòng từ bi vô biên với tất cả những sinh linh đáng thương vìvô minh đã đối xử tệ hại với ta, ấy là cách tu tâp của những người Bồ-tát.

Cách tu tập này cũnggiống như cách vừa nói đến trên đây. Hãy nhận lấy về phần mình những hậu quả từnhững hành vi xấu, những hành vi ấy luôn luôn là những hành động vô minh, đấylà cách luyện tập hữu hiệu về « sự trao đổi giữa ta và kẻ khác ».

Cách tu tập thứ mườibốn
(Cũng giống như cách tutập trên đây)

Nếu bổng dưng chẳng vìmột lý do nào cả, mà một số người vu khống cho ta, đến độ có thể chất đầy cảthế giới này bằng những lời gièm pha ; ta vẫn tán tụng với tình thương yêuhưóng vào những đức hạnh của họ, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ mườilăm

Nếu trong một tập thểnhiều người, có một người nêu lên một lỗi lầm mà ta muốn giấu kín, ta khôngphẫn nộ đối với người đã làm việc ấy, nhưng xem hắn như chính vị Đạo sư tốithượng của ta, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Và tại sao ta lại phảixem người hại ta như « Đạo sư tối thượng » của ta ? Chỉ vì thông thường takhông bao giờ chịu nhận những lỗi lầm, ta đánh lạc hướng và tìm cách thu nhỏnhững lỗi lầm của ta. Nhưng Kinh sách có nói người Thầy phải dùng Đạo Pháp nhưmột tấm gương cho ta soi, nhìn vào tấm gương đó để ta nhận ra những lỗi lầm,những lỗi lầm nơi thân xác, nơi ngôn từ và nơi tâm thức. Vậy nếu như có ai đứngra nhận lảnh trong trách làm tấm gương soi, kẻ ấy đã ban cho ta những huấn thịđích thực về tinh thần. Người Thầy ban cho ta những quở trách cũng như lời khenthưởng ; cả hai cũng đều tốt như nhau, vì khen thưởng làm cho ta sung sướng vàta cảm thấy khoan khoái. Nhưng khiển trách lại còn tốt hơn như thế, vì nó chota thấy những điểm yếu kém của ta, trong khi những lời khen thưởng chỉ khơiđộng thêm sự kiêu hãnh trong ta mà thôi. Với cùng một cách lý luận như thế, khổđau có thể xem như một phương thuốc hay, vì nó nhắc nhở ta về Đạo Pháp, trongkhi ấy, lúc ta được sung sướng, tức là lúc ta « ăn » những quả lành từ nghiệpxứng đáng của ta, và khi đã ăn quả thì quả sẽ hết.

Cách tu tập thứ mườisáu

Nếu một người nào đó, màta giúp đỡ và đùm bọc như chính con của ta nhưng họ đáp lại bằng sự vô ơn hayghét bỏ ; hãy thương hại họ một cách dịu dàng như một người mẹ chăm xóc cho conmình đang đau yếu, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập này của cácngười Bồ-tát thật khó ; vì thế tôi xin đưa ra đây một giai thoại của xứ Tâytạng, được ghi chép trong « Những lời tán tụng vị Dạt-Lai Lạt-Ma thứ VII ».

Vị này có một ngườithuộc hạ mà ông rất tin cậy và ông đặc biệt ưu đãi người này. Dần dần tạo đượcmột uy thế cá nhân càng lúc càng mạnh thêm, và sau cùng người này chống lại vớivị Đạt-Lai Lạt-Ma, tìm cách truất phế vị này, và sau đó còn có ý định giết ôngnữa. Vị Đạt-Lai Lạt Ma không hề xử dụng uy quyền hợp pháp của mình chống lạihắn ; ông vẫn giữ trầm tĩnh và thanh thản, nói năng rất triều mến với hắn, vàngười thuật lại câu chuyện này chấm dứt bằng câu kết luận như sau : « Giống nhưmột đứa con có tâm thức lầm lạc dùng dao đâm mẹ mình, người mẹ đáp lại hành vitrái luân thường đạo lý ấy bằng một tình thương gia tăng hơn nữa, về phần chúngta và với lòng từ bi, chúng ta nên tự hỏi có đủ sức giúp đỡ và biện hộ cho mộtkẻ hư hỏng muốn làm hại ta hay chăng ».

Cách tu tập thứ mườibảy

Nếu có một người nào đóngang hàng với ta hay thấp kém hơn ta một cách rõ rệt nhưng lại khinh thường tahoặc vì tự cao tự đại mà tìm cách hạ thấp ta, thì ta hãy kính trọng người ấynhư vị thầy của ta, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Đó là cách tu tập rấthiệu quả vì trường hợp như thế rất thường xảy ra trong cuộc sống thường nhậtcủa ta. Nếu có ai đối xử với ta như một cấp trên hoặc nịnh hót ta với nhữngđiều hiểu biết mà hắn không hề có. Phản ứng tức thời của ta là một thứ tình cảmbực bội và mất kiên nhẫn. Cách « luyện tập tâm thức » là ngồi xuống trong tưthế thiền định, quán tưởng người ấy ra trước mặt, chiêm ngưỡng người ấymột cách trầm tĩnh, đồng thời nhìn về phía ta rồi ta quỳ xuống chân người ấy.Lập đi lập lại cách tập luyện này sẽ làm cho ác cảm của ta đối với người ấybiến đổi đi và rồi ta sẽ có thể yêu thương người ấy. Ta luôn luôn nhớ rằng taphải là người khiêm nhường nhất trong số tất cả mọi người ; ta phải là ngườiphục vụ cho tất cả chúng sinh.

Đạo sư Cam-đan pháilà Geshé Lang-ri thang-pa có nói trong « Cách tu tập tâm thức bằng támtiết » như sau : « Bất cứ tôi đang ở đâu, cùng chung với những người khác, tôicầu xin được nghĩ rằng chính tôi là kẻ kém cỏi nhất trong số họ và xin được xemtất cả những kẻ đó như những người tối thượng trong tận cùng của tim tôi ».

Cách tu tập thư mườitám

Khi ta bị bỏ rơi, mangnặng ốm đau và buồn phiền, nhưng không nãn chí, vẫn nghỉ đến việc nhận lấy vềphần ta những hành vi sai trái của mọi sinh linh, và nhận chịu khổ đau do hậuquả từ những hành vi sai trái đó gây ra, ấy là cách tu tập của những ngườiBồ-tát.

Có hai hoàn cảnh cực kỳnguy hiểm : hoặc ta quá sung sướng, hoặc ta quá đau khổ. Một kẻ nào đó khi bịkhổ đau bủa vây tứ phía và không thấy được nguyên nhân của khổ đau ấy là do nơisai lầm mà họ đã phạm, họ sẽ đau ốm, lo âu và hoảng sợ từ trong tâm thức, bịnhững người thân lẫn tránh, gánh chịu nguy cơ có thể đánh mất cả lòng tin nơiĐạo Pháp. Nhưng nếu trong lúc ấy họ có đủ sức nghĩ rằng : « Tôi xin gánh chịukhổ đau thay cho tất cả chúng sinh và xin nhận về phần tôi tất cả lỗi lầm củahọ, tôi xin đem những khổ đau của tôi trong lúc này để chứng tỏ cho hành vi đó» ; làm được như thế là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ mườichín

Khi ta đạt được uy tínlớn lao và sự kính nể của mọi người, kể cả đạt được sự giàu có của Vaishravana(1), nhưng ta xem những quả ấy do nghiệp sinh ra, không có một thực thể nào cả,và không kiêu hãnh chút nào khi quán nhận được điều đó, ấy chính là cách tu tậpcủa những người Bồ-tát.

Nguy hiểm thứ hai xuấtphát từ sự an vui quá lớn : khi mà tất cả đều thành công đối với ta, nào ta cótiền, có sức khoẻ, có một gia đình hạnh phúc ; nào là mọi người đều tỏ ra quýmến ta và ngưỡng mộ ta, và nếu như ta còn trẻ và đẹp, ta sẽ rất
1- Vaishravana :dịch là Đa-văn-Thiên hay là Tì-sa-môn-thiên là vị Thiên vương ở trong Tứ ThiênVương, ngụ ở phía bắc núi Tu di. Đạo Bà la môn gọi là vị Thần tài.

có thể tin chắc vào sựhoàn hảo của thế giới Luân hồi, ta quên bẵng Đạo Pháp, rồi từ từ ta phạm vàonhững lỗi lầm nhỏ, dần dần vào những lỗi lầm lớn hơn. Kiêu hãnh góp thêm vào đólàm cho ta không còn nghĩ đến tu tập nữa ; u mê và vòng tròn của quán nhận sailầm sẽ quay đều…

Tông-khách-ba (TsongKhapa) là người đã thức tỉnh trước nguy cơ của tự cao tự đại, ông nói rằng :

« Khi một kẻ nào đó kínhtrọng tôi hay ca ngợi tôi, tức thời ý niệm vô thường nổi lên trong tôi. Vôthường…của thích thú mà tôi cảm nhận từ những lời ca ngợi ấy ; tại sao tôi lạicảm thấy tự đắc khi còn có những kẻ khác đang ác cảm với tôi? Và tại sao tôi lại phải bực dọc vì những chuyện bực mình tôi nghe thấy, trongkhi đó lại có nhiều người khác khen ngợi tôi hết lời ? ». Ca ngợi hay khiểntrách chỉ là những chữ, một sự sai lầm thật nhỏ nhoi và vô tình có thể đưa đếnsự khiển trách, những thứ này không thể làm cho ta giao động. Chỉ trích hayngưỡng mộ, giàu sang hay bần hàn, đau ốm hay khoẻ mạnh, tất cả đều vô thường,đó là quy luật của Luân hồi.

Vị Lạt-Ma Drom-teun-pađã từng bảo rằng : « Thật rất khó phải đứng nhón trên đầu ngón chân, phải đứngdựng để vươn lên vì kiêu hãnh, đầu cao hơn kẻ khác ; tốt hơn ta nên tỏ ra khiêmnhường và nhỏ bé ».

Luôn luôn phải thântrọng và cần nhất phải đem ra thử thách thường xuyên động cơ thúc đẩy ta, vìbiết đâu có thể ta cũng chỉ tu tập Đạo Pháp bằng lời nói và bằng hình thức bênngoài. Rèn luyện sự nhún nhường ấy là nguồn hạnh phúc và cũng là một chuyện rấtthông thường ở Tây tạng, nhờ vào cơ cấu xã hội sẳn có và sự yêu chuộng khiêmnhường của dân tộc chúng ta trên quê hương chúng ta. Điều này khó thực hiện hơntrong các xã hội Tây phương, bởi vì các hệ thống xã hội này thiếu những hoàncảnh thuận lợi, trong đời sống thường nhật, nhất là sinh hoạt nghề nghiệp,trong các xã hội ấy nếu tỏ ra khiêm nhường là tự « hạ thấp giá trị » của ta.Tuy nhiên, bất cứ ta đang sống ở đâu, ta cũng phải áp dụng đức tính ấy, đó lànhững gì thật thiết yếu trong Đạo Pháp Đại thừa.

Cách tu tập thứ haimươi

Trừ phi sự hung hãn từbên trong những địch thủ của ta tự chấm dứt thì thôi, nếu không ta càng chiếnđấu chống lại những địch thủ đó thì chúng lại càng sinh ra nhiều hơn. Cũng thế,cho đến khi nào ta khắc phục được tâm thức thì thôi, nếu không những sức mạnhtiêu cực vẫn tiếp tục xâm chiếm tâm thức ta. Kiểm soát tâm thức bằng tìnhthương và lòng từ bi, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Tập luận Nhập Bồ-đề hànhKinh có ghỉ rõ : « Làm thế nào ta có thể tìm đủ da để bọc cả trái đất, tronglúc chỉ cần đến một miếng da nhỏ làm gót giày, ta cũng có thể đi hếtđịa cầu ? ». « Những kẻ làm điều xấunhiều đến đỗi có thể lấp hết không gian, làm sao ta có thể thắng hết họ chođược ; nhưng nếu ta thắng được sự ghét bỏ đang nằm trong ta, thì cũng giống nhưta đã khắc phục được tất cả những người xấu đó ».

Làm cho hung bạo chấmdứt bẳng sức mạnh của chiến tranh là một điều hiện nay chưa ai thành công, cũngchưa bao giờ thành công trong quá khứ, và trong tương lai cũng sẽ không bao giờlàm được. Nhưng nếu mỗi người trong chúng ta tự hoá giải sự hung hãn của mình,chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Nếu phương pháp ấy khôngđược đem ra thực thi, chỉ cần một sự kiện nhỏ nhoi kích động thú tính của mộtngười nào đó sẽ có ngay hai người nổi lên kình chống nhau. Nếu ta dùng sức mạnhđể khuất phục họ thì tức thời những kẻ nổi loạn sinh xôi nhiều thêm nữa, mỗingười đều viện dẫn « lý do chính đáng » là phải chiến đấu. Rốt cuộc sựnổi dậy lan tràn và sinh ra chiến tranh. Cũng từng có những giai đoạn thanhbình trên toàn thế giới và trong một vài địa phương, nhưng ý đồ ly khai và hungbạo vẫn tiềm ẩn, ngấm ngầm và chỉ chờ một cơ hội nhỏ là xung đột xuất hiện trởlại. Điều ấy chứng tỏ có một cái gì sai lầm trong cách tu tập Đạo Pháp củachúng ta. Những gì thuộc vào « chính trị » có thể làm chủ đề cho tham nhũng,nhưng nguồn gốc của tham nhũng là trong thâm tâm của từng người. Vậy bổn phậncủa từng cá nhân là khắc phục trong ta mọi ý nghĩ phải nhân danh xã hội màtrừng phạt ; điều ấy chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh của tình thương vàlòng từ bi.

Tông-khách-ba vì thế đãnói lên những lời « Tôn vinh Phật » như sau : « Không cần vung lên một lưỡikiếm nào cả, không cần mặc lên người một chiếc áo giáp nào cả, một mình Ngài đãchiến thắng hàng triệu sức mạnh của Mârâ (Ma vương). Ngoài Ngài ra có ai đạtđược sự chiến thắng như thế hay không ? Chiến thắng ấy là kết quả của lòng từbi vô biên và của tình thương mãnh liệt ».

Nếu không cố gắng đemđến hòa bình, xung đột sẽ trở nên tệ hại hơn, và chỉ cần có một ngườithật an bình và không đam mê cũng có thể giúp ích rất nhiều. Nếu không giaođộng trong tâm, ta sẽ thảo luận với nhau một cách hiệu quả, và từ đó có thể tìmra giải pháp. Chính những giao động bên trong mới cần phải làm cho lắng xuống ;nó luôn luôn xuất phát từ những xúc cảm liên hệ đến sự bám níu, ghét bỏ haytham lam. Khắc phục tâm thức là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ haimươi mốt

Bản chất của lạc thú dụctính là nước muối ; càng uống ta càng khát thêm. Từ bỏ những đối tượng làm bùnglên sự thèm khát là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Đối tượng của sự thèmkhát có thể so sánh với nước muối ; càng thụ hưởng sự ham muốn lại càng tăng thêm,không bao giờ ta thoả mãn cả, cho nên tất cả mọi lạc thú và vui thích xuất pháttừ ham muốn hay bám níu thật hết sức tai hại.

Ví dụ điển hình rõ rệthơn cả là những thú vui dục tính. Nó có vẽ là những hạnh phúc đạt được một cáchnhanh chóng, nhưng đúng ra đấy chỉ là khổ đau và nguyên nhân của khổ đau. Ta cóthể so sánh nó như bịnh dị ứng nổi mày đay ; khi mắc vào bịnh ấy càng gải tacàng thấy nhẹ nhỏm, nhưng rồi ta thấy cần phải gải tiếp và sau cùng sinh ra lỡlói. Gải khi ta nổi mày đay là thích thú, nhưng nếu không bị mày đay có lẽ tốthơn.

Những thích thú trongthế giới luân hồi rất dễ chịu, nhưng rất phù du ; không thèm muốn những thíchthú của thế gìới đó sẽ đem đến hạnh phúc thật sự.

Long Thọ có nói trongRatnàvali (1) như sau : « Bởi vì nếu ngươi càng khai thác đối tượng thích thúcủa ngươi, nó lại đem đến càng ít thoả mãn hơn, cho nên khi biết được như thế,đối với bất cứ đối tượng nào của sự thích thú, hãy tức khắc gạt bỏ nó đi ».

Cho đến đây các cách tutập của người Bồ-tát đã được nói đến chỉ thuộc lãnh vực của Bồ-đề tâm tươngđối. Bây giờ chúng ta sẽ nói đến Bồ-đề tâm tối thượng và bình giải về hai cáchthiền định : không gian như là một cách thiền định và ảo giác như một cáchthiền định.

Cách tu tập thứ haimươi hai

Tất cả mọi hiển hiện đềudo ảo giác của tâm thức tạo ra và chính tâm thức, từ những thời gian vô tận,không hề có một

1- Ratnàvali : Bảo hành vương chính luân, mộttrước tác của Bồ-tát Long Thọ (Long Thụ).

sự hiện hữu nội tại nào,nó vượt ra ngoài hai thái cực của sự hiển hiện (trường cữu và hư vô) và vượt rangoài mọi sự tạo tác. Hiểu được Bản thể ấy (Tathâtâ, Như Lai) và không hìnhdung chủ thể và đối tượng như những hiện hữu thật, ấy là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát.

Những người thuộc trườngphái Vijnânavâdin (1) cho rằng tất cả những gì hiển hiện đều là bản thể của tâmthức (2). Nguyệt Xứng (Chandrakirti), thuộc Trung quán tông (Mâdhymika)nói rằng : « Mỗi vật thể hiển hiện không hiện hữu bằng một bản thể độclập, nhưng phải xuyên qua sự quán thấy của tâm thức tương đối, và vì thế nên nókhông mang một sự hiện hữu tuyệt đối nào. Nếu mọi vật đều có một sự hiện hữunội tại thì khi ta càng khảo sát chúng và càng phân tích chúng, chúng phải càngtrở nên rõ rệt và chính xác, nhưng trên thực tế thay vì trở nên chính xác,chúng lại hóa ra mù mờ khi khảo sát, chúng tàn lụi, và rốt cục ta không thể tìmra chúng nữa ». Điều ấy rốt lại không có nghĩa là chúng không hề hiện hữu, nếukhông thì chúng chẳng có thể tạo ra cho ta bất cứ một sự thích thú hay khổ đaunào. Vậy chúng hiện hữu nhưng khi ta tìm kiếm bản thể thực của chúng, ta khôngtìm thấy ; cái bản thể thực chống đỡ cho những hình tướng bên ngoài của chúng,một sự hiện hữu hiển nhiên, độc lập, một sự hiện hữu như thế không có ; điều đóchứng minh cho thấy mọi vật thể chỉ hiện hữu một cách tương đối, qua phóng ảnhcủa tâm trí, và đồng thời chính thành phần tâm trí cũng có tính cách tương đốinữa ; và sự kiện mọi vật thể hiển hiện như thật, một cách nội tại, là bằngchứng cho thấy sự nhận biết của ta chỉ là một ảo giác.

Vị Đạt-Lai Lạt-Ma thưVII có nói : « Những vật thể hiện ra trong tâm thức của một người đang ngủ chỉlà những gì thuộc vào giấc mơ, đấy chỉ là những biểu hiện bên ngoài, dưới cáivẽ bên ngoài ấy không có vật thể nào xác thực cả, chúng chỉ

1- Duy thức tông hay Duy thức học.
2- Vạn sự do tâmtạo.

là những quán thấy dothị giác của tâm thức. Cũng tương tợ như thế, ta và kẻ khác, Luân hồi và Niếtbàn chỉ là những chỉ định bằng danh xưng và bằng sự hiểu biết của ta mà thôi ;chẳng hề có một sự hiện hữu nội tại nào, kể cả một hạt nguyên tử nhỏ nhất cũngvậy ».

Mỗi hiện tượng đều có vẽhiện hữu thật trên cơ sở hình tướng bên ngoài của nó, nhưng thực sự nó khônghiện hữu giống như chúng ta đã thấy. Do đó, trong trường hợp một người ngủ mêtrong trong giấc ngủ của vô minh, những vật thể do sáu giác quan (1) nhận biếtchỉ có vẽ hiện hữu thật trên căn bản như sau … « Chúng xuất phát từ cái tâmthức quỷ quyệt của ngươi đấy… ».

Đúng vậy, đó là cáchthức hiện hữu của tất cả mọi vật, nhưng đối với ta, vì vô minh đánh lừa, nênmỗi vật hiện ra với ta bằng một sự hiện hữu thật, nhưng thực sự chúng chỉ hiệnhữu bằng tên gọi mà ta đặt cho chúng, dựa vào sự hiểu biết của ta đối vớichúng.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứVII cũng có nói : « Như thế, dù cho là cái « tôi » hay bất cứ gì khác, sự hiệnhữu bằng một bản thể độc lập và tự tại của chúng là một thứ biểu hiện phát sinhtừ sự nhận biết sai lầm; đấy chính là đối tượng nhận biết tinh tế cần phải phủnhận, và nếu phủ nhận được nó thật không có gì quý giá hơn ».

Tất cả những hình tướngbên ngoài, tinh khiết hay ô uế, chỉ hiện hữu bằng sự nhận biết thị giác của tâmthức mà thôi, về phần chúng, chúng không trường tồn, cũng không độc lập, vàcũng thế, khi ta khảo sát tâm thức và tìm kiếm tâm thức, ta sẽ không thấy nó.Tâm thức gồm chung trong sự « hiện hữu » và khi ta phân tích tâm thức ta thấycó một sự kết hợp, đó là một giòng lưu chuyển những khoảnh khắc thởi gian củatâm trí. Khi tôi nói rằng « cái tâm trí của tôi », cái tâm trí đó có vẽ rấthiển nhiên, chính là nó, thật là nó. Nhưng khi đem ra phân tích nó taphải tách ra từng « khoảnh khắc thời gian » tạo ra nó.

1- Phật giáo xem tâm thức là giác quan thứsáu.

Vậy tâm thức không hiệnhữu như một thứ gì đồng nhất, nó cũng không phải một « tổng thể » tách rời khỏinhững thành phần (những khoảnh khắc thởi gian của tâm trí) và nhất định khôngcó một thành phần tổng hợp nào (những khoảnh khắc thời gian) đứng ra làm tổngthể.

Sự tổng hợp (tâm trí «của tôi », tức tâm thức) hiện hữu liên đới với những thành phần của nó (những khoảnh khắc thời gian) nhưng ta không thể tìm ra bất cứ thứ gì đứng vữngđể có thể làm đại diện cho cái tổng hợp ấy.

Từ những thời gian vôtận, tâm thức tách rời khỏi hai thái cực là sự hiện hữu nội tại và tính cáchhoàn toàn phi-hiện-hữu. Vị trí của nó « vừa đúng » ở giữa để ta có thểgọi nó là một thứ vô-ngã-hiện-hữu, cũng như Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ VII đã đềcập về cơ bản của Luân hồi và Niết bàn, đấy chỉ là những phóng ảnh của tâm thứcmà thôi, những danh xưng do tâm thức tạo dựng. Luân hồi và Niết bàn cũng đều làbản chất của tâm thức, và tâm thức chính nó cũng không sinh không diệt.

Sau đây là một đoạntrích trong « Bài hát của người Đạo sư » : « Tôi là một người suy tư củakhông gian không sinh khởi. Không có gì hiện hữu…không âm thanh, không hìnhtướng…Tôi là một tên chúa nói láo đã nhìn thấy mọi dạng thể bên ngoài như mộttrò ảo thuật. Kỳ diệu thay sự kết hợp giữa dạng thể bên ngoài và trống không.Tôi đã nhìn thấy rõ sự thực của mọi hiện tượng tương liên, chúng không thể đánhlừa tôi được nữa ».

Con người suy tư đó tựcho mình là một tên chúa nói láo chỉ vì tất cả mọi vật thể hiển hiện ra với hắngiống như có thật, nhưng đồng thời hắn lại thực hiện được sự quán nhận rằngchúng không có thật.

Nếu mỗi vật thể đều hiệnhữu thật, trường tồn và độc lập, thì sẽ không thể có một sự mâu thuẫn nào tựnơi chúng. Một gốc gây mang đầy hoa rực rỡ vào mùa xuân không thể trở thànhkhẳng khiu, trơ trụi và không hoa lá. Nếu như vẽ đẹp của gốc cây hiện hữu mộtcách nội tại thì nó không thể đẹp trong lúc này, sang lúc khác lại buồn thảm.Đối với con người cũng thế, nếu trẻ đẹp hiện hữu thật, thì không thể trẻ và đẹprồi lại trở nên già và xấu xí. Nếu tâm thức vô minh và tội lỗi của chúng tahiện hữu một cách nội tại, thì nó sẽ không thể nào trở thành tâm thức của mộtvị Phật. Nhưng thật sự tất cả đều biến đổi, đẹp và xấu, trẻ và già, tội lỗi vàđạo đức, điều ấy chứng tỏ chẳng có gì hiện hữu thật cả. Sự hiện hữu thật đòihỏi không được có một biến đổi nào trên cùng một cơ sở và cơ sở đó không mangmột nguyên nhân nào, một hậu quả nào. Thế mà ta vẫn thấy có nguyên nhân và hậuquả, tốt và ích kỷ, đẹp và xấu xí, nhưng những thứ ấy chỉ có thể hiển hiện trênnhững cơ sở không có sự hiện hữu thật. Từ đó, phát hiện một sự quán thấy «tuyệt vời » : vô số hiện tượng đa dạng, tùy theo nguyên nhân và hoàn cảnh, đanghiển hiện và đang biến đổi.

Bởi vì bản chất của vôsố hình tướng bên ngoài đều là Tánh không, nên chúng có thể hiển hiện dướinhiều dạng thể khác nhau. Điều này có nghĩa là Tánh không không hề phủ nhậnnhững hình tướng bên ngoài, và những hình tướng bên ngoài không bác bỏ Tánhkhông.

Rất khó để thấu triệt,nhưng phải tập tâm thức cho quen với sự thực hiện này ; đôi khi phải suy tư vềnhững hình tướng bên ngoài, đôi khi lại chuyển sang suy tư về Tánh không ; luônluôn cần phải giữ thăng bằng trong cách tu tập tâm linh và như thế mới có thểhy vọng một ngày nào đó Tánh không và Hình tướng bên ngoài sẽ hiển hiện ratrong tâm thức, cái này chống đỡ cho cái kia, đó là « sự tuyệt vời » mà một vịĐạo sư đã từng nói đến, vị này viết ra bài hát mà tôi đã trích dẫn trên đây.

Nếu như các hình tướngbên ngoài hiện hữu thật sự, nó phải có tính cách trường cữu, xác thực, độc lập.Nhưng khi ta phân tích một cách rốt ráo, cách thức mà hình tướng bên ngoài hiệnra một cách sinh động, đương nhiên và rõ ràng, sẽ bất thần bị xụp đổ, giống nhưnhững vật chống đỡ cho nó bị gẫy nát ; sự quán thấy này xảy ra một cách thậtđột ngột, và chỉ còn lại phần sâu thẵm của tâm thức ; đấy là một sự xác thựcmới mẻ, rạng rỡ, và quả quyết. Chúng ta có thể « thề chắc như thế ». Vì vậy,phải hiểu rằng ta chỉ nên buộc tâm thức ta vào sự biến mất của các vật thể mộtcách thật nhẹ nhàng mà thôi ; nếu sự tập trung của ta chưa đủ mạnh, ta không thểduy trì tâm thức lâu dài trong thể dạng đó, mà chỉ có thể giữ tâm thức tậptrung vào sự phủ nhận ấy trong một khoảnh khắc ngắn. Trong khoảnh khắc đó khôngcòn một sự biểu lộ nào khác có thể xảy ra được.

« Khi nhận biết được tấtcả các biểu hiện của chủ thể và đối tượng không còn được tâm thức nắm bắt nữa,lúc đó sự thực hiện bản thể của Tánh không, sự phi-Quán-nhận sẽ trở thành sựQuán-nhận tối thượng ».

Giữ cho tâm thức tậptrung vào sự phủ nhận ấy là một thể dạng được gọi là « thiền định giống như khônggian ».

« Ảo giác » là một đốitượng của thiền định, nhưng thực ra là hậu-thiền-định. Đó là phương cách đúngđắn để nhìn mọi hiện tượng.

Cách tu tập thứ haimươi ba

Khi ta tiếp xúc với mộtvật thể hấp dẫn, hay bất cứ gì làm cho tâm thức ta thích thú, ta thấy nó đẹp vàrất thật, nhưng thật ra nó trống không như một cầu vồng giữa mùa hè. Gạt bỏ sựbám níu vào vật ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Bản chất thật của nhữngdharma (1) là Shûnnyâta, tức

1- dharma : viếtthường (không viết hoa) có nghĩa là mọi hiện tượng. Dharma viết hoa có nghĩa làPháp hay Đạo Pháp. Thật sự hai chữ dharma và Dharma còn nhiều nghĩa khác nữa,không tiện nêu hết ra đây.

Tánh không ; thực hiệnđược Tánh không là cách tiếp nhận đúng thực các hiện tượng. Hiểu được Shûnyâta,ta sẽ hiểu được cách thức hiện hữu duy nhất của tất cả mọi vật thể, và từ sựkiện đó ta cũng sẽ nhận thấy rằng cách thức thông thường mà ta dùng để nhậnbiết các vật thể chỉ là sự nói dối, một sự sai lầm. Khi ta thực hiện được tínhcách không chính xác trong sự quán nhận thông thường của ta về các hiện tượng,ta sẽ hiểu được phải xử dụng chúng như thế nào và rồi ta không thể nào còn bịchúng lừa phỉnh nữa. Khi ta đã thực hiện được Tánh không, không có nghĩa là tavứt bỏ những hình tướng bên ngoài ; giản dị là ta chỉ chấm dứt không chấp nhận« cái nhìn » vô minh mà sự phóng đại của nó đưa tới sự hiện hữu thật của mọivật thể, kéo theo sự ghét bỏ hay sự bám níu. Trong trạng thái thiền định, tatìm kiếm Tánh không của một hiện tượng, ta tập trung tâm thức vào sự phủ nhậnvừa tìm thấy, và sau đó, ta lại thấy trở lại hình tướng bên ngoài của hiệntượng đó, nhưng ta chỉ nắm bắt nó với tư cách là hình tướng bên ngoài mà thôi,đồng thời ta vẫn ý thức thực sự nó là gì, và không còn một xúc cảm nào phátsinh vì những khích động quá đáng của tâm thức áp đặt lên vật thể đó nữa.

Khi thấy một vật thể,rất có thể ta nghĩ rằng nó đẹp, hoặc nhìn thấy hẳn hoi nó là đẹp ; nhưng nếuhiểu được bản chất thực sự của nó, ta không để cho sự bám níu phát sinh. Trướcnhất khi ta thực hiện được Bản thể Thật của một hiện tượng, ta sẽ thấy hiệntượng đó giống như « một cầu vồng trên bầu trời mùa hè », trống không về sựhiện hữu nội tại. Điều ấy cho thấy một sự thay đổi lớn lao. Vật thể trước đâyhiện ra rất đẹp, và vẫn còn đẹp trên dạng thể bên ngoài của nó, nhưng chúng tabiết rằng nó không thật và từ sự kiện đó ta không còn cảm thấy ham muốn quá độđối với nó nữa. Sự thèm khát muốn ôm chặt lấy vật thể đó bị xụp đổ, và khả năngbám níu vào bất cứ thứ gì cũng đều tan biến theo ; chỉ vì tất cả mọi xúc cảm,dù là bị khích động bởi thèm khát hay bởi ghét bỏ, đều luôn luôn đi kèm với vôminh.

Trong tập « Bốn Trăm »(1) có nói : « Vì chưng các giác quan đồng nhất với xác thân, nên sức mạnh củavô minh luôn luôn bền vững bên trong ta ; như vậy chỉ có cách chiến thắng vôminh mới có thể đánh ngã được mọi ảo giác ».

Khi nào một vật thể vẫncòn khích động sự bám níu của ta, điều đó có nghĩa là ta vẫn chưa nhìn thấy Bảnthể Thật, và ta chỉ có thể « gạt bỏ » được sự bám níu đó bằng cách thực hiệnđược Bản chất Thật của vật thể. Chính vào lúc ấy, chúng ta sẽ bất thần gở bỏđược nó. Muốn thực hiện được việc ấy, trong giai đoạn đầu ta khởi sự dùng cáchlý luận dựa trên bình diện tương đối để tìm hiểu bản chất tương đối của vật thể; trên bình diện tương đối này, vật thể chỉ có thể hiển hiện bằng sự tương liêngiữa nguyên nhân và điều kiện và sự kiện này cũng đã bắt đầu giúp ta «tách xa » với vật thể ; sau đó, khi ta đã thực hiện được bản thể sâu kín vàtối hậu của nó, sự tháo gở của ta sẽ dễ dàng hơn và toàn vẹn hơn nữa. Những suytư trên đây rất khó, đem ra ứng dụng những suy tư ấy còn gay go hơn nữa ; nhưtôi đã trình bày trước đây, phương pháp hiệu quả nhất để đi đến đích là cáchtập luyện luân phiên hai cách thiền định. Ta bắt đầu phân tích bằng phương phápbiện chứng, bằng luận lý học, sự phân tích ấy đưa đến một sự hiểu biết quy ướcvề bản thể của mọi dharma (hiện tượng).

Chỉ khi nào thực thithường xuyên được sự phân tích ấy, nhờ vào sự tập trung và chú tâm của một tâmthức mềm dẽo từng được luyện tập bởi Samathâ (1), ta mới có thể thực hiện đượcmột cách minh bạch và chính xác bản chất sai lầm của tình trạng bám níu vào cácvật thể. Tình trạng sai lầm này sẽ vĩnh viễn xụp đổ, và sau những cố gắngtập luyện lâu dài, sự

1- Có lẽ là Kinh TứBách Giới (?), bốn trăm giới. Trong Kinh Dược Sư cũng có nói đến việc ngườiBồ-tát có bốn trăm giới phải tuân thủ.
2- Samathâ (cònviết là Samatâ hay Samadhî) : tức là Chỉ, hay Chỉ quán. Có nghĩa là sự ngưnglại, tắt đi, tức là dạng thể lặng yên không còn phân biệt của tâm thức.

thực hiện tối hậu sẽ độtkhởi một cách bất thần bằng thiền định.

Cách tu tập thứ haimươi bốn

Nhiều loại khổ đau,chẳng hạn như những khổ đau gây ra từ cái chết của một đứa con trai duy nhất,những khổ đau này xảy ra như trong một giấc mơ. Xem là thật những gì chỉ làhình tướng lừa phỉnh bên ngoài sẽ làm mệt mỏi thân xác và tâm thức một cách vôích. Khi gặp những hoàn cảnh bất thuận lợi, tiếp xúc với chúng nhưng ta vẫnnghĩ rằng chúng chỉ là những ảo giác, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Dù cho ta gặp những hoàncảnh thích thú hay bực mình, cứ xem chúng như những chuyện « hão huyền » là một cách tu tập Đạo Pháp. Khi sự bất thiện cảm nổi lên đối với một người nàođó hay một vật nào đó, hãy nhìn vào bản thể thật, tức Tánh không, của đối tượnggây ra ác cảm, như thế sẽ giúp loại bỏ ác cảm đó. Sự ghét bỏ, khi đã mất đốitượng, sẽ không thể tồn tại được, cũng như ngọn lửa không có củi sẽ không cháyđược nữa. Tiếp xúc với mọi vật bằng cách ấy là cách tu tập của những ngườiBồ-tát.

Sau hết, còn phải liệtkê những cách tu tập của những người Bồ-tát sau khi họ đã phát hiện được Bồ-đềtâm. Tôi sẽ bình giải một cách ngắn gọn mà thôi :

Cách tu tập thứ haimươi lăm

Nếu một người nào đó ướcvọng đạt được Giác ngộ dù họ phải hy sinh cả thân xác họ, kiếp sống con ngườiquý báu của họ, thì có nghĩa lý gì những vật thể bên ngoài phải bỏ lại ? Vì thếkhông cần chờ đợi phải được bù đắp hay được hưởng « quả do nghiệp » đưa đến, cứthực thi lòng hào phóng là một trong những đức tính của người Bồ-tát.

Chữ Dânapâramita (1) cónghĩa là một tặng vật hoàn hảo, toàn diện. Có biết bao nhiêu câu chuyện liênquan đến các kiếp sống của Phật, trong nhiều câu chuyện, Phật đã phải hy sinh cảtánh mạng mình. Xá gì khi nói đến chuyện hy sinh sự an vui hay của cải, rõ ràngchuyện ấy hết sức hiển nhiên. Thực thi Dâna (Bố thí) trong mục đích đạt đượcmột kiếp tái sinh giàu có theo ý nghĩa luân hồi hay để gây sự chú ý của kẻ khácnhất định không phải là thực thi Dânapâramita (Bố thí ba-ma-mật). Tất cả nhắmvào mục đích duy nhất là sự an vui của chúng sinh là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát.

Cách tu tập thứ haimươi sáu

Nếu, chỉ vì thiếu kỷcương đạo đức, ta không đạt được chủ đích thực hiện vẹn toàn những ước vọng củakẻ khá, chủ đích của ta cũng chỉ là chuyện bông đùa không hơn không kém. Giữvững kỷ cương và ước nguyện, không vì mục đích tạm thời trong thế giới luânhồi, nhưng để giúp đỡ tất cả chúng sinh, ấy là cách tu tập của những ngườiBồ-tát.

Đạt được một kiếp sốngmới một kiếp sống « quý giá của con người » hay một kiếp sống của Déva (Thiênnhân) đều

1- Dânapâramita : Bố thí ba-la-mật-đa.

tùy thuộc vào sự giữ gìnnghiêm túc Shîla (Kỷ cương đạo đức). Với mục tiêu giúp đỡ kẻ khác, ta còn phảituân thủ Shîla nghiêm túc hơn nữa, bởi vì phải loại bỏ thật nhanh chóng khôngnhững các đam mê thô thiển, mà cả đến những vết hằn (1) của chúng (trên giòngtâm linh) nữa, và trên chiều hướng đó, người Bồ-tát còn phải chiến đấu gay go hơncả một người Shrâvaka (2). Người Bồ-tát chiến đấu, vì họ hiểu rằng muốn giúp đỡkẻ khác họ phải có một vị thế thích nghi, và vị thế thích nghi chỉ có thể đạtđược nhờ vào một « kiếp sống quý giá của con người », và kỷ cương của một kiếpsống trước càng nghiêm túc thì kiếp sống kế tiếp sẽ càng thích nghi hơn và trởthành một khí cụ càng hoàn hảo hơn để tu tập Đạo Pháp trong mục đích giúp đỡchúng sinh. Shîlapâramita (3) (kỷ cương hoàn hảo nhất) là những gì phải tuânthủ trước tiên trong mục tiêu đạt được Phật tính để có thể giúp đỡ tất cả chúngsinh.

Cách tu tập thứ haimươi bẩy

Trong trường hợp mộtngười Con Phật ước nguyện đạt được thật nhiều xứng đáng về đạo hạnh, tất cảnhững nghịch cảnh sẽ trở thành một kho tàng quý giá, vì nghịch cảnh đòi hỏiphải tập luyện về Kshânti (4) (sự nhẫn nhục). Hoàn toàn giữ được nhẫn nhục,không bực tức, không cảm thấy oán hận bất cứ ai, ấy là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát.

1- Tức lànghiệp.
2- Shrâvaka : làngười nghe, còn gọi là Thanh văn, có nghĩa là người nghe Pháp mà ngộ Đạo.
3- Shîlapâramita: Giới luật Ba-la-mật-đa.
4- Kshânti :Nhẫn, nhẫn nhục, là một trong mười Hạnh Ba-la-mật.

Kshânti là một trongnhững cách tập luyện khó khăn nhất của người Bồ-tát, nhưng lại rất chủ yếu. Sựnhẫn nhục phải đem ra thực thi trong tất cả mọi hoàn cảnh làm ta phật ý hay đauđớn, dù chúng nhỏ nhoi, trung bình hay quan trọng. Nếu một người thuộc cấp trêncủa ta làm ta bực bội, ta « bắt buộc » phải nhẫn nhục, và thái độ ấy, trên bìnhdiện vừa kể, không có giá trị đáng kể. Nhẫn nhục trong bất cứ một trường hợpnào, bằng cách hiểu rằng chẳng qua là do nghiệp của ta và do chính vì tâm thứcta tạo ra tình huống đó mới đúng là sự nhẫn nhục thật sự (Kshântiparamita) củanhững người Bồ-tát.

Cách tu tập thứ hai mươitám

Ngay cả những vịPratsyeka Bouddha (1) và các vị Shrâvaka (Thanh văn), chỉ liên hệ đến sự giảithoát cho chính mình, nhưng đã phát huy được những cố gắng lớn lao để đạt đượcVîrya (2) (nghị lực). Luyện tập hoàn hảo về nghị lực, cội nguồn của mọi phẩmtính, vì sự lợi ích của tất cả chúng sinh, ấy là cách tu tập của những ngườiBồ-tát.

Vîrya, cố gắng, kiêntrì, nghị lực, là cội nguồn và là động cơ của tất cả mọi phẩm tính khác. Trongcác Kinh sách cũng có nói rằng những cố gắng của những vị Pratyeka(Bách-chi-ca) và Shrâvaka (Thanh văn) dùng để đạt giác ngộ có thể so sánh vớicố gắng của « những người đang lo dập tắt hỏa hoạn đang cháy ngay trên đỉnh đầucủa họ ».

1- Pratsyeka-Bouddha : dịch âm là Bách-chi-caPhật-đà, viết tắt Bách-chi Phật, còn gọi là Độc giác Phật vì đã đạt được Phậtquả do chính mình chứng ngộ.
2- Vîrya : Tinhtiến, có nghĩa là ý chí, năng lực, nghị lực. Tinh tiến là yếu tố thứ sáu trongBát chánh đạo.

Cách tu tập thứ haimươi chín

Khi hiểu rằng sự kết hợpgiữa Vipâsyanâ (Quán) và Samatâ (Định) sẽ làm tiêu hũy các klesha (đam mê,chướng ngại), thiền định về Dhyâna (Thiền), vượt qua lãnh vực của bốn vòmcầu

(1) là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Vipâsyanâ, tiếng Tâytạng là Lhag thong, là sự Quán thấy sâu xa, đó là những gì mà người thiền địnhtìm kiếm và thực hiện Tánh không của mọi hiện tượng ; Samatâ, tiếng Tây tạng làShi nay, là sự tập trung bình lặng của tâm thức vào một điểm ; sự phối hợp cảhai là cách tu tập Dhyâna, và cũng là phương pháp hữu hiệu để phá tan ảo giác.Để có thể nhổ bỏ « tận gốc Luân hồi » đi đến Phật tính, phải tập luyện Dhyâna.Có bốn thứ Dhyâna trong cấp bậc luân hồi, nhưng phần giải thích vượt quá xakhuôn khổ nói chuyện hôm nay.

Cách tu tập thứ ba mươi

Thiếu Prajnâ (Trí tuệhay Bát-nhã), năm thứ đạo đức kể ra trên đây không thể gọi là Pâramita (tuyệtvời, hoàn hảo) và sẽ không đủ khả năng đưa ta đến Phật tính. Đạt được sự Quánthấy đúng đắn nhận biết người đang thực thi hành vi và người thọ lảnh hành viấy, cả hai không có sự hiện hữu nội tại nào cả, ấy là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát.

Người ta không thể táchrời cách tu tập về Prajnâ (sự Quán nhận đúng) và các cách tu tập Pâramita(Bát-nhã-ba-la-

1- Có lẽ đây là TứChủng Địa (?).

mật-đa). Muốn đạt đượcPhật tính, cần phải có trí tuệ để nhìn thấy sự phi hiện hữu của người bố thí,vật bố thí, người được bố thí, chủ thể, đối tượng và cả tác nhân trung giangiữa chủ thể và đối tượng. Khi ta thực thi Pâramita nhưng vẫn còn mang kháiniệm về sự hiện hữu thật thì lúc ấy ta vẫn còn chìm đắm trong vô minh. Ai thựcthi ? Ta thực thi cái gì ? Vì người nào ta thực thi ? Đó là những câu hỏi taphải đặt ra và ta phải đủ sức trả lời rằng : không chủ thể, không đối tượng.

Cách tu tập thư bamươi mốt

Không chịu phân tíchhành động của ta và tình cảm của ta tức là cách trợ giúp cho đam mê sinh khởithêm. Hãy xem xét những sai lầm và những lầm lỗi của ta để dứt khoát tránh khỏikhông vi phạm vào những sai lầm và lầm lỗi như thế, ấy là cách tu tập của nhữngngười Bồ-tát.

Chú tâm rất quan trọng :ta phải giữ luôn luôn trong tình trạng « báo động », chú tâm vào hành vi, phảnứng, và hạnh kiểm của ta, để có thể « kip thời lèo lái ». Chính sức mạnh của sựchú tâm và lòng nhiệt tình sẽ chứng tỏ cho thầy rằng ta có tu tập đúng theo ĐạoPháp Đại thừa hay chăng ? Hãy luôn luôn canh chừng « ba cánh cửa » : thân,khẩu, ý.

Cách tu tập thứ bamươi hai

Không bao giờ nên chỉtrích kẻ khác và không bao giờ nên nói đến những sai lầm của những ai trên ConĐường Đại thừa có thể phạm vào, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Nếu ta cứ nhìn vào nhữnglỗi lầm của kẻ khác, ta sẽ xem nhẹ những lỗi lầm của ta. Thật rõ ràng, ngoàitất cả những xúc cảm nhiệt tình, trong sáng và yêu thương, ta vẫn có cách làmcho người khác chú ý đến những lỗi lầm của họ. Nhưng khi ta đã bước vào conđường Đại thừa, tinh thần chỉ trích phải hoàn toàn loại bỏ. Ta chỉ nên nhìn vàodạng thể bên ngoài của sinh linh và không nên chú ý đến động cơ bên trong thúcđẩy họ. Thế giới này có nhiều Bồ-tát, nhưng chúng ta không biết họ ở đâu và họlà ai, và nếu như chúng ta chỉ trích họ, chúng ta sẽ vướng vào một lỗi lầmlớn. Đối với những người bình thường, phán đoán họ cũng là một điều khôngphải. Như vi Đạt-Lai Lạt-Ma thứ I đã nói :

« Ta phải luôn luôn ghinhớ trong tâm thức sự tử tế của kẻ khác đối với ta, dù đấy chỉ là một cử chỉ vôtình đi nữa, và phải tập cho tâm thức quen với cách nhìn trong sáng như thế,nhất là đối với những người đã tu tập Đạo Pháp. Ta phải tập chiến thắng nhữngảo giác của chính ta hơn là những ảo giác mà ta « tin rằng » đã trông thấy ởngười khác ».

Ta phải liên tục huấnluyện tâm thức để có cái nhìn đúng đắn như trên đây khi bắt đầu tu tập Đạo PhápĐại thừa. Trước hết phải tránh không chỉ trích các chi phái khác thuộc Đạo PhápĐại thừa. Các vị thầy thuộc các truyền thống khác đang và đã từng là những vịThầy lỗi lạc. Nếu họ gia nhập những trường phái khác hơn là trường phái của tacó nghĩa là họ có những lý do vững chắc và vì lợi ích cho tất cả chúng sinh,đúng như Đức Phật đã tiên tri. Tất cả mọi chỉ trích dù là nhẹ nhàng đều đưa đếnhung hãn và có thể suy thoái để hoá thành một cuộc chiến, và lỗi lầm xuất pháttừ đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, nghiêm trọng vì chúng liên hệ đến cả ĐạoPháp.

Cách tu tập thứ bamươi ba

Để được mọi người cúngdường và kính nể, ta ganh đua chiến đấu không màng đến việc chú tâm tu học; suytư của ta sẽ bị suy giảm. Hãy gạt bỏ mọi bám níu vào những vật hiến dâng củanhững người suy tôn ta, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Điều trên đây dành chocác nhà sư nhiều hơn. Nhiều vị thầy trong quá khứ đã từng là những người lỗilạc, nhưng mặt khác họ lại phạm vào những loại sai lầm như thế, vì họ đã liênlụy vào những chuyện thế tục. Nếu ta buộc phải duy trì sự liên hệ với gia đìnhvà bạn hữu, và nếu ta chưa có thể bỏ hẳn gia sản của ta, thì ta cũng phải tránhxa những thứ ấy một cách thanh thản.

Cách tu tập thứ bamươi bốn

Những ngôn từ nặng nềlàm cho tâm thức kẻ khác phải giao động, và sự tu tập của ta cũng chịu ảnhhưởng. Hãy bỏ hết tất cả những ngôn từ thô lỗ, kém thanh nhã, những lời nóinặng nề và nhảm nhí vô bổ, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Mỗi người phải cẩn thậnvề điều này. Tất cả mọi cuộc bút chiến bất cứ là loại gì đều nên tránh và nhấtlà khi nhân danh tôn giáo. Ta phải tránh đừng để bị thu hút bởi những bàn cảivô ích thuộc vào các chủ đề liên hệ đến các trường phái, các giáo lý và cácgiáo phái khác nhau. Sự say mê dành cho những việc đó chỉ là những ảo giác màthôi, chúng sẽ tiếp tục kéo thêm những ảo giác khác và rồi ta không thể nàongăn chận được sự xâm lăng của chúng. Trước cảnh buông thả không kiểm soát đượcngôn từ, thì sự chú tâm của một tâm linh tỉnh thức là liều thuốc hóagiải.

Cách tu tập thứ bamươi lăm

Vì đã quen hành động dướisự chi phối của đam mê, nên việc loại trừ chúng sẽ đòi hỏi những cố gắng lớnlao. Chú tâm canh chừng những sức mạnh đối nghịch chính là khí giới có thể dùngđể đẩy lui chúng tức khắc. Tóm lại : dù ta đang làm gì, trong bất cứ hoàn cảnhnào hay điều kiện nào, phải luôn luôn chú tâm vào tình thế phải gặp và nhữngphản ứng mà tình thế ấy có thể gây ra trong tâm thức ta ; thực hành được nhưthế, kèm thêm sự trau dồi hạnh kiểm, ấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Càng cẩn thận càng hay,không bao giờ nên tiếp nhận những sức mạnh đối nghịch, vì rất khó để tháo gởchúng. Nếu lửa bắt cháy trong một khu rừng khô, thì phải dập tắt ngay, nếukhông hoả hoạn nguy hiểm có thể xảy ra ; cũng thế khi thấy một mạch nước nhỏđang chảy vào một chỗ bất thường, phải chận nó lại trước khi cơn lụt lan tràn.Giống như một người lính đứng canh tại một tiền đồn trống trải trước mặt, taphải thận trọng đừng để phạm vào một « lỗi lầm » nhỏ nào hiện ra trước lối vàocủa ba ngưỡng cửa của ta. « Tôi xin luôn luôn được tránh khỏi lỗi lầm vì quáquan tâm đến tám nguyên tắc của thế tục. Vì nhận thức được rằng tất cảmọi dharma (vật thể) đều là ảo giác, tôi xin từ bỏ mọi bám níu, và xin cho tôiđược giải thoát khỏi sự nô lệ của chúng ! ».

Tịch thiên (Shântideva)có viết trong Kinh Bodhicharyâvatàra (Nhập Bồ-đề hành Kinh) như sau : « Chắphai tay tôi xin khẩn cầu bạn, phải cố tỉnh thức và chú tâm trong tất cả cáchành vi ». Bằng cách chắp hai tay có nghĩa là lời khản cầu rất cấp bách. Nếubiết tuân theo lời khuyên ấy, tư cách của ta có thể trở thành quý giá như mộtlễ vật cúng dường, kể cả những hành vi xứng đáng và cả hạnh phúc của ta, ta đemhiến dâng cho tất cả chúng sinh, cho tất cả những « người mẹ của ta trong thếgiới luân hồi ». Ta phải là kẻ phục vụ, một bầy tôi trung thành của tất cảchúng sinh, không còn gì cao hơn thế nữa, đấy chính là cách tu tập toàn diệncủa những người Bồ-tát.

Gedun Drup, là vịĐạt-Lai Lạt-Ma thứ I, vào cuối cuộc đời, ông thường đau yếu và mỏi mệt, một hômông cảm thấy hơi sa sút tinh thần. Một người đồ đệ liền nói với ông : « Xinngài đừng chán nãn, ngài có nhớ lại là Phật Cồ-đàm đã tiên tri rằng sau kiếpsống này ngài sẽ lên cõi trời Tushita (1) ». Gedun
Drup trả lời rằng : « Takhông có một chút ý định nào lên cõi trời Tushita ; trái lại hết kiếp này đếnkiếp khác, ta chỉ muốn được làm thân con người trong thế giới không hoàn thiệnnày để giúp đỡ tất cả mọi chúng sinh ». Đấy chính là ngôn từ của người Bồ-tát,và lời nói quý giá ấy đã tóm tắt tất cả lý tưởng của Đại thừa.

Cách tu tập thứ bamươi sáu

Hồi hướng tất cả nhữngđiều xứng đáng thu hoạch được từ những cố gắng nhắm vào việc đạt đến Phật tínhvà Giác ngộ bằng Trí tuệ Quán nhận về Tánh không của ba vòm cầu hành vi,trong mục đích hoá giải mọi khổ đau của vô số chúng sinh, ấy là cách tu tập củanhững người Bồ-tát.

1- Tushita : cung trời Đâu-suất.

Vậy, những cố gắng củata không bao giờ nên hồi hướng cho một đối tượng thuộc thế gian này, cũng khônghồi hướng cho mục tiêu đạt đến Giác ngộ cho chính ta, nhưng hồi hướng cho mụcđích duy nhất đạt được Phật tính bằng cách Quán nhận sự phi-hiện-hữu tự tại nơimọi hiện tượng, trong mục đích cứu giúp tất cả chúng sinh ra khỏi khổ đau.

Cách tu tập thứ bamươi bẩy

Cách tu tập thứ ba mươibẩy này là những lời giải thích của vị Lạt-Ma Thogs-med bzang-po liên quan đếntác phẩm của ông, và cũng là những lời hồi hướng của ông :

Dựa vào những lời giảnghuấn trong các Kinh sách Sû-tra, Tan-tra, và Shâs-tra tôi đã tom góp góp đểviết thành ba mươi bẩy cách tu tập này cho các người Con Phật xử dụng vàvì lợi ích cho những ai muốn bước theo con đường của họ.

Vì sự hiểu biết yếu kémvà kiến thức ít ỏi của tôi, nên trước tác này thiếu hẳn thi tính và ngôn từbóng bẩy có thể làm cho những học giả thích thú, nhưng vì những lời giảng huấnnày dựa một cách trung thực vào những Sû-tra của Người Tối Thượng, nên tôi tinrằng nó có thể nêu lên cách tu tập cho những người Bồ-tát đã thoát khỏi mọi sailầm.

Nhưng vì hạnh kiểm baola của những người Bồ-tát hết sức khó cho một người còn thuộc vào trình độ vôminh như tôi thấu triệt và thực hiện ; vì thế tôi xin những Người Tối thượnghãy thực thi sự nhẫn nhục của các Ngài đối với tôi để tha thứ cho tôi những gìkhông chính xác, những gì mâu thuẫn và những gì không hợp lý có thể chenvào văn bản.

Cầu mong với những xứngđáng tôi gặt hái được trong những cố gắng này, cũng với sức mạnh của hai Bồ-đềtâm là sự Tương đối và Tối hậu, xin cho tất cả mọi chúng sinh được biến thànhnhư Quán-thế-âm Bồ-tát, thoát ra khỏi những biên giới của Luân hồi và của Niếtbàn,

Bằng cách trên đây vàcũng theo truyền thống, vị Đạo sư Thogs-med bzang-po hồi hướng những xứng đángcủa ông, để cầu mong cho tất cả chúng sinh, khi đã phát huy được hai Bồ-đề tâmcó thể tự giải thoát khỏi Luân hồi bằng sức mạnh của Bồ-đề tâm Tối thượng, ấylà tâm thức thực hiện được Tánh không, và cũng cầu mong nhờ vào sức mạnh củaBồ-đề tâm Tương đối, tức tâm thức của yêu thương và lòng từ bi, tất cả chúngsinh cũng đều đạt được Phật tính, giác ngộ một cách vẹn toàn như chínhQuán-thế-âm Bồ-tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 4805)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4344)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 7730)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4270)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 4777)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8621)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4048)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7193)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 4802)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 4636)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]