Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Giáo pháp được dạy và giáo pháp được kiểm nghiệm

18/11/201017:25(Xem: 7557)
15. Giáo pháp được dạy và giáo pháp được kiểm nghiệm


GIÁO PHÁP ĐƯỢC DẠY

VÀ GIÁO PHÁP ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM

Theo truyền thống, có hai cách diễn tả giáo pháp của Đức Phật: Giáo pháp được dạy và Giáo pháp được kiểm nghiệm. Giáo pháp được dạy đã được giới thiệu một cách liên tục trong sách vở, trong những bài thuyết giảng với một phương thức rõ ràng và trong sáng kể từ thời đức Phật. Mặc dù tất cả Giáo pháp đều bắt đầu từ Ấn Độ, trong một bối cảnh thời gian, không gian và văn hóa rất khác với những gì chúng ta biết ngày nay, tinh hoa của giáo pháp vẫn được truyền sang Nam Á, Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và Tây Tạng–đến rất nhiều nước khác trên thế giới– bởi những người có khả năng diễn đạt những gì chính họ được dạy. Ngày nay, có rất nhiều sách vở tuyệt hay về giáo lý căn bản. Bạn có thể đọc Joseph Goldstein, Ayya Khema, Suzuki Roshi, Chogyam Trungpa và Tarthang Tulku và tất cả những dịch phẩm của Herber Guenther. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn học và nghe giáo lý và tất cả chúng đều có hương vị khác nhau. Nhưng bạn có thể tìm ra rằng nếu trong mỗi một thứ bạn chọn một chủ đề như Tứ đế hay Sự độc cư hoặc Từ bi, tất cả chúng đều giống nhau về mục đích, nhưng khác nhau về phương pháp ứng dụng tùy theo tập quán và văn hóa của mỗi dân tộc. Giáo lý vẫn giống nhau và tinh hoa giáo lý vẫn không khác.

Giáo pháp được dạy thì như một vật báu, như một viên ngọc quí. Giống như Tâm Bồ đề, nó có thể bị che phủ bởi bụi bặm nhưng vẫn không bị thay đổi bởi bụi bặm. Khi một ai đó đem viên ngọc ra ánh sáng và chỉ cho mọi người xem, nó tạo ấn tượng trong tâm trí của những ai trông thấy nó. Giáo pháp cũng giống như một chiếc chuông vàng đẹp bị giấu kín trong một chiếc hang sâu tối; khi ai đó đem nó ra và rung lên, mọi người nghe được âm thanh tuyệt vời của nó. Đó là giáo lý được dạy. Thông thường người ta cho rằng giáo pháp có thể được dạy, nhưng người ta phải có đôi tai để nghe. Phép loại suy về 3 chiếc bình được đưa ra. Nếu bạn giống một cái bình có thuốc độc trong đó, khi Giáo pháp được đưa vào nó sẽ bị hòa vào và chảy ra như một thứ độc dược. Nói cách khác, nếu bạn chứa đầy phẫn hận và cay đắng, bạn có thể suy diễn nó cho phù hợp với sự đắng cay và phẫn giận của bạn. Nếu cái bình được quay ngược trở lại thì không bỏ gì vào được. Bạn phải sáng suốt và cởi mở để nghe Giáo pháp được dạy.

Giáo pháp được kinh nghiệm không phải là một loại Giáo pháp khác, mặc dù đôi khi nó rất khác. Một kinh nghiệm thông thường là khi bạn nghe Giáo pháp, chúng âm vang trong tâm trí bạn và bạn cảm thấy gây hào hứng bởi chúng, nhưng bạn ít khi nghĩ ra điều gì có thể phù hợp với đời sống hằng ngày của bạn. Khi cuộc sống đẩy đưa xô lấn và bạn mất việc hay người yêu bỏ bạn, hoặc bất kỳ điều gì khác xảy ra và bạn trở nên điên tiết, hung hăng, bạn không thể nghĩ ra cái gì cần phải thực hiện đối với Tứ diệu đế. Nỗi đau của bạn mãnh liệt đến nổi Tứ diệu đế cũng thật đáng thương. Trungpa Rinpoche từng nói rằng Giáo pháp cần phải được thực nghiệm bởi vì khi tính chất thật của cuộc đời bao gồm những khó khăn trở ngại, những sự kiện gây cho chúng ta những vấn đề, trở thành căng thẳng, bất kỳ một niềm tin triết lý nào cũng không sánh bằng với thực tế những gì chúng ta đang thực nghiệm.

Những gì bạn sẽ khám phá khi bạn tiếp tục nghiên cứu giáo lý và thực hành Thiền là rằng không có gì bạn đã từng nghe xa cách với cuộc sống của bạn. Học hỏi giáo pháp là học hỏi những gì đang làm và cách duy nhất bạn có thể tìm ra chân lý là qua kinh nghiệm của chính bạn. Thiền sư Dogen đã từng dạy: “Biết chính mình hay học hỏi chính mình tức là quên chính mình,và nếu bạn quên chính bạn thì bạn trở nên giác ngộ đối với mọi sự vật”. Biết chính bạn hay học hỏi chính bạn đó là kinh nghiệm của chính bạn về niềm an vui, về sự làm xoa dịu và về khổ đau. Đó là tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta cần để có một kinh nghiệm sống phù hợp với giáo pháp–để nhận ra rằng giáo pháp và cuộc đời chúng ta liên quan mật thiết với nhau.

Tôi bị mắc kẹt bởi câu trích ghi trên bảng thông tin ngày hôm qua. Câu đó ghi: “Sự thực hành hàng ngày chỉ đơn giản là phát triển sự chấp nhận và sự cởi mở hoàn toàn với tất cả các tình huống, cảm xúc và con người”. Bạn đọc nó, bạn nghe nó và thậm chí bạn nói về nó, nhưng về cơ bản, điều đó có nghĩa là gì? Khi đọc nó, bạn có cảm giác là bạn biết nó có nghĩa gì, nhưng khi bạn cố gắng thực hiện điều đó, để kiểm nghiệm nó với kinh nghiệm của chính bạn thì những đỉnh kiến trước của bạn về ý nghĩa của nó bị tan vỡ một cách hoàn toàn; bạn khám phá một điều gì mới mẻ mà bạn chưa bao giờ nhận ra trươc đây. Sự nhận biết cá nhân về ý nghĩa Giáo pháp là sống như thế, thử nghiệm nó, tìm ra nó thật sự có nghĩa gì trong những thời gian đang mất công việc, bị tình phụ, bị ung thư. “Hãy cởi mở và chấp nhận tất cả hoàn cảnh và tất cả mọi người”. Làm thế nào bạn thực hiện điều đó? Có thể đó là một lời khuyên tốt mà bất cứ ai cũng có thể cho bạn, nhưng bạn phải tìm ra cách giải quyết cho chính bạn.

Thông thường chúng ta nghe giáo pháp một cách chủ quan đến nỗi chúng ta nghĩ chúng ta đang được nghe về cái gì là thật và cái gì là giả. Nhưng giáo pháp không bao giờ nói với bạn cái gì là thật và cái gì là giả. Nó chỉ khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn. Tuy nhiên, vì chúng ta dùng từ ngữ nên chúng ta tạo nên những lời trình bày. Chẳng hạn chúng ta nói: “Thực tập hằng ngày là chỉ đơn giản phát triển sự chấp nhận hoàn toàn đối với tất cả cảm xúc, tình cảm và con người”. Nó nghe như thứ làm như vậy là đúng và không làm như vậy sẽ là sai. Nhưng không phải như vậy, điều mà nó muốn nói là khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn cái gì đúng và cái gì sai. Gắng sống cách đó và xem điều gì xảy ra. Bạn sẽ đối mặt với tất cả những nghi ngờ, những sợ hãi và những hy vọng và bạn sẽ tóm chặt nó. Khi bạn bắt đầu sống như thế, với ý niệm về “Điều này thật sự có ý nghĩa gì?”, bạn sẽ thấy rất thú vị. Sau một thời gian, bạn quên rằng thậm chí bạn đã đưa ra câu hỏi; bạn chỉ thực tập Thiền hay chỉ sống đời sống của bạn và có những gì được gọi là sự thâm hiểu theo truyền thống, có nghĩa là bạn có một sự cảm nhận mới đối với những gì đúng. Sự minh triết đến rất đột ngột, như thử bạn đang đi lang thang trong bóng tối thì ai đó bỗng bật tất cả đèn lên và hiển bày ra một cung điện. Bạn thốt lên: “Ôi chao! Nó luôn luôn hiện hữu ở đây”. Tuy vậy, sự minh triết cũng rất đơn giản, nó không phải luôn buộc bạn phải kêu lên “Ôi chao!”. Nó như thử tất cả cuộc đời bạn đã có chiếc bát chứa chất liệu trắng này trên bàn nhưng bạn không biết nó là gì. Bạn có phần sợ hãi khi nhận ra. Có thể đó là cocain hay thuốc chuột. Một hôm nào đó bạn liếm ngón tay và chạm tay vào nó, một ít hạt nhỏ dính vào tay, bạn thử nó và trời đất ơi đó là muối. Không ai có thể nói với bạn, tuy vậy nó quá rõ ràng, quá đơn giản. Vì vậy, tất cả chúng ta đều có minh triết. Trong Thiền tập, chúng ta có chúng và có thể chia sẻ chúng. Tôi cho rằng đó là tất cả những gì mà cuộc nói chuyện này nói về, chia sẻ minh triết. Nó có cảm giác như thử chúng ta khám phá được điều mà không ai khác từng biết tuy nó dễ hiểu đơn giản.

Bạn có thể không bao giờ chối bỏ giáo pháp được thực nghiệm bởi vì nó quá thẳng và quá thật. Nhưng đi trên con đường giữa giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm liên quan đến việc cho phép bạn và khuyến khích bạn không nên luôn tin tưởng những gì bạn được dạy, mà phải biết phân tích về nó. Tất cả những gì bạn sẽ làm là sống theo lối sống ấy và nó sẽ
trở thành con đường của bạn. Câu trích trên bản thông báo tiếp tục nói rằng, cách để thực hiện điều này là sống cởi mở và không bao giờ lùi bước, không bao giờ trung tâm hóa chính mình. Đây không chỉ là câu cách ngôn để nghe, mà thật sự là những lời dạy sâu sắc nhất được dạy một cách đơn giản dễ nhầm lẫn. Bạn có thể nghĩ: “Ồ, vâng, không bao giờ rút lui, tốt, nhưng điều đó có nghĩa là gì?”. Rõ ràng, nó không có nghĩa bạn là một người xấu nên rút lui; bạn được dạy về lòng nhân từ (Maitri) và lòng yêu thương và thái độ không phê phán, chấp nhận chính bạn, không e sợ bạn là ai. Bạn có hiểu ý tôi không? Trong cuốn Zen mind, Beginner's Mind (Tâm thiền, tâm của người nhập môn), Suzuki Roshi nói rằng ông nhận được một bức thư từ một trong những học sinh của ông, thư nói: “Kính thưa Đại sư, Ngài gởi cho con một cuốn lịch và mỗi tháng có một câu nói rất gây cảm hứng, nhưng con thậm chí chưa bước vào tháng hai và con nhận thấy rằng con không thể thẩm định với những câu danh ngôn này”. Suzuki Roshi cười và trả lời rằng người ta dùng giáo pháp để làm chính họ cảm thấy khổ đau. Hay những người khác có một sự nắm bắt khái niệm nhanh chóng về giáo pháp có thể dùng nó để trở nên kiêu ngạo và hãnh diện. Nếu bạn nhìn thấy chính bạn hiểu lầm giáo pháp, chính giáo pháp sẽ luôn luôn chỉ cho bạn nơi bạn đang tách xa giáo pháp. Trong một vài ý nghĩa, giáo pháp giống như một mạng lưới không có đường ranh nên bạn không thể vượt ra khỏi.

Giáo pháp nên thật sự được đưa vào tâm, không chỉ được dùng như một phương pháp để xoa dịu và an tâm hay tiếp tục kiểu tự chê bai quen thuộc của bạn hoặc kiểu nỗ lực đạt sự hoàn hảo quen thuộc của bạn. Đầu tiên bạn có thể nhận thấy rằng bạn dùng giáo pháp như bạn đã luôn dùng những vật khác, nhưng rồi–bởi vì đó là giáo pháp–có thể nảy sinh trong bạn rằng bạn đang dùng nó để tự chê bai mình hoặc để trở thành một người hoàn hảo. “Ồ, trời đất ơi! Tôi đang dùng điều này để đưa thế giới vào trong thương yêu và ánh sáng hoặc để làm cho nó trở thành một nơi cay nghiệt và đầy thù hận”.

Trungpa Rinpoche bảo chúng ta rằng cũng như phần lớn các Tulkus (Tulku là tái sinh của một bậc thầy đã giác ngộ kiếp trước, biểu hiện phẩm tính của bậc thầy giác ngộ đó), ông được nuôi dạy cực kỳ nghiêm túc. Ông bị đánh nếu như ông làm những điều mà được xem là không đúng đối với một Tulku và ông pnải học tập rất tích cực. Ông bảo rằng ông là một đứa trẻ khó dạy và do đó ông đã bị phạt rất nhiều, nhưng ông cũng rất lanh lợi và rất hãnh diện về mình. Những người thầy không bao giờ khen ngợi ông, họ luôn la mắng ông và bảo ông phải học tập siêng năng hơn. Tuy vậy, ông có thể nói rằng họ rất bị gây ấn tượng bởi sự sáng suốt của ông. Khi ông bắt đầu đến gặp giáo viên của ông, Jamgon Kongtrul, để ôn lại bài học, ông không thể chờ đợi để trình bày kiến thức và sự thông minh của mình. Lúc đó còn rất sớm và ánh sáng chiếu vào cửa sổ dọi lên mặt Kongtrul. Rinpoche ngồi xuống cạnh ông ta, Kongtrul rất yên tĩnh một lúc và cuối cùng ông nói: “À, nói cho tôi về những gì ông biết về “Lục độ” (The Six Paramitas: còn gọi là lục Ba- la-mật gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thìền định và Trí tuệ–ND) và Rinpoche đã tự tin đọc lưu loát tất cả chúng với những liên quan và những điều khác mà các vị thầy đã dạy. Khi kết thúc buổi dò bài, Jamgon Kongtrul lại yên tĩnh trở lại, rồi ông bảo: “Nhưng con cảm thấy gì về tất cả điều đó?”. Giật mình, Rinpoche trả lời: “Có vấn đề gì về điều con cảm thấy về nó? Đây là cách mà lục độ luôn được dạy và nó được dạy như vậy từ khi nó được giới thiệu lần đầu và đây là biểu hiện của chúng”. Jamgon Kongtrul bảo: “Thật rất hay để biết nó một cách tri thức, nhưng con cảm thấy như thế nào về nó? Kinh nghiệm của con về điều này là gì?”. Rinpoche nói rằng đó là những gì mà Jamgon Kongtrul luôn dạy ông. Ông ta luôn muốn biết kinh nghiệm của Rinpoche về Bố thí hay Trì giới... đó là những gì mà Jamgon Kongtrul đã đào luyện cho ông.

Trong những thuật ngữ của giáo pháp được dạy, Trungpa Rinpoche nghe nó rất tốt và rất rõ ràng. Ông đã có một lượng lớn sự học hỏi ở nơi đó, và ông cũng luôn mong muốn chúng ta học và nghiền ngẫm nó. Nhưng điều ông quan tâm nhất là người ta nên tìm nghĩa thật và không chỉ chấp nhận ý tưởng của người khác mà không đặt nghi vấn ở nơi đó. Khi Rinpoche nói về giới luật, ông nói rất trôi chảy. Bạn có thể học tất cả 250 hay 300 giới thuộc nằm lòng, nhưng điểm quan trọng là thấy được yếu nghĩa của giới luật. Chẳng hạn, bạn có thể biết rằng giới đầu tiên là không sát sanh, và bạn có thể biết tất cả những câu chuyện về cách mà giới đó hiện hành và bạn có thể biết luân lý của sát sanh là tăng sự bám víu–chấp thủ ngã như thế nào và việc thực hành giới phá được xích xiềng của vòng luân hồi như thế nào, bạn có thể biết tất cả về điều ấy, nhưng vấn đề thật sự là: Khi ý tưởng muốn giết một con vật nào nảy sinh, tại sao bạn lại muốn sát sinh? Cái gì thật sự diễn ra ở đó? Và cái gì là sự lợi ích của việc giữ giới sát? Sự giữ giới để làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn giữ giới? Nó dạy bạn điều gì? Đó là cách mà Rinpoche đã được huấn luyện và đó là cách mà ông huấn luyện chúng ta.

Giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm là những mô tả về cách sống, cách dùng cuộc đời của bạn để đánh thức bạn hơn là để làm cho bạn rơi vào giấc ngủ. Và nếu bạn chọn cách bỏ cả quãng đời còn lại của bạn để gắng tìm ra tỉnh thức có nghĩa gì và mê muội có nghĩa gì, tôi nghĩ bạn có thể đạt đến giác ngộ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 12206)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 11386)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 11542)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 9293)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 8667)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 10343)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 12513)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
23/12/2013(Xem: 9402)
Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết
23/12/2013(Xem: 8074)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”. Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo .
21/12/2013(Xem: 43036)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”. 66 câu Pháp cú đọc sau đây thuộc thể loại văn xuôi trích từ Tổng tập kinh Pháp cú Bắc tông do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012.​ TỊNH CƯ CÁT TƯỜNG QUÂN KÍNH CHÚC QUÝ VỊ THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC. Cát Tường Quân a Zen haven of peace and tranquility CAT TUONG QUAN ZEN HOUSE A: Cu Chanh 1 Zone, Thuy Bang Ward, Huong Thuy District, Hue City T: +84 54 3962245| Skype: cattuongquan E: [email protected] W: www.cattuongquan.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]