Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Chuyện số mệnh

17/11/201017:23(Xem: 5975)
14. Chuyện số mệnh


CHUYỆNSỐ MỆNH

(Mộtcâu chuyện lý thú ngộ nghĩnh)

GIỚI THIỆU CHUYỆN
Sáng nay một đạo hữuđem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phù Phật phápkhông. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết,phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp,theo những nhận định dưới đây:

1. Sách đi từ thuyết Số mệnhan bài, bất khả di dịch và vô căn cứ, đưa dần đến thuyếtNghiệp báo phát xuất từ vọng tâm chúng sanh và có thể cảibiến. (Tất cả các pháp chỉ do vọng niệm mà có sai biệt,nếu rời vọng niệm đi thì không có tất cả cảnh giới- Luận Khởi Tín). Nếu do thuyết số mệnh người ta thườngyên trí rằng giàu hay nghèo, sang hay hèn, sướng hay khổ, thônghay dốt, thọ hay yểu đều do số định, thì với thuyếtNghiệp báo cũng cho người ta sự yên trí tương tự: khi gặplành người ta liền bảo tại trước kia đã ở hiền, khigặpdữ người ta liền bảo vì kiếp xưa đã vụng đường tu.Nhưng xét kỹ nội dung thuyết Nghiệp báo đã không giốngvới thuyết Số mệnh ở chỗ có thể thay đổi tùy theo ýmuốn của con người vì số mệnh, hay đúng hơn phải nóilà nghiệp báo không phải ở đâu ngoài năng lực con người.Mỗi người chính là kẻ thụ hưởng mà cũng chính là chủnhân sáng tạo ra đời mình, ra số mệnh mình. Số mệnh (cũnggọi là định mệnh) không phải là một tự nhiên mà là mộtchế tạo của nhân duyên tâm hành.

2. Sách phân tách rõ ràng, khúcchiết các điều thiện đã được thi thố xưa nay, nhờ đóta có được một nhận định chân xác về tính chất cácđiều thiện tự làm hoặc ở người khác làm, để có thểgiúp ta bớt phần thắc mắc đối với lý nhân quả báo ứnglắm lúc như vô căn cứ, mâu thuẫn. Tại sao có người đượcthiên hạ cho là hiền lành lại hay lâm tai họa trắc trở,còn kẻ bạo ngược hung tàn lại thường gặp điều tốtđẹp thuận lợi?

3. Sách chỉ cách lường côngxét tội, đem điều lành trừ tính điều ác để cầu tiếnbộ, làm cho điều lành nhiều hơn điều ác hầu đó biếncải nghiệp cũ, ảnh hưởng thụ quả mới theo ý chí cốgắng của mình.

4. Sách trình bày bốn mục, toànlà lời tự thuật để khuyến giáo gia đình của ông LiễuPhàm (người tỉnh Giang Tô, đời Minh, đậu tiến sĩ), songxét ra tính chất vẫn là lời khuyên nhủ chung cho tất cảmọi người trên đường hướng thiện với chủ tâm cảitiến cuộc đời mỗi ngày mỗi xứng đáng hoàn hảo.

Ðạo hữu lại hỏi: Theo Thuyếtnghiệp báo, người ta có thể thay đổi vận mệnh tùy ý muốn,song trên thực tế ai cũng cảm thấy mọi người như tuồngphải sống theo dòng đời đã định sẵn, không tài nào cưỡngchống. Như thế mà nói không phải do số mệnh định sao chịuvậy, số bắt phong trần phải phong trần, thì là gì?

Tôi đáp: Nghiệp có định nghiệpvà bất định nghiệp. Ðịnh nghiệp là nghiệp đã quy hướngvào một chiều chờ thọ kết quả, hay đã thành quả, nhưdo bao nhiêu tiền nghiệp nhất định mà một chúng sanh phảisinh làm người, và đã sinh ra làm người thì không thể biếnđổi thành hình thú hay tướng mạo phi thiên. Trong khi làmngười vẫn mang trong mình bao nhiêu nghiệp nhân chờ hưởngthụ quả báo hoặc giàu nghèo, thông dốt, thọ yểu v.v...Trong những nghiệp nhân này lại cũng có định và bất định.Nếu là nghiệp bất định, thì có thể cải đổi tùy theonặng nhẹ, cạn sâu, nếu là nghiệp định thì thật khó lòngcải biến. Do đó dù trên nguyên tắc nghiệp báo có thể biếncải, song lắm lúc người ta phải nhắm mắt xuôi theo nhưtheo một quyền năng khắc nghiệt khó cải chống. Nói khócải bởi vì ít người có được một tâm hạnh sáng suốt,quyết liệt, sâu xa, bền bỉ tương xứng hoặc mạnh hơn nghiệpnhân đã đầy đủ sức để cải tạo nó, vì lẽ đó khônglàm sao hòng biến cải những hành nghiệp đã thành cố định?Chính trên phương diện này, khiến người ta khó thể khônglầm nhận nghiệp báo chẳng khác gì số mệnh là bao nhiêu!Và nếu luận đến biệt nghiệp và cộng nghiệp thì còn cóthêmnhững lý lẽ để giải đáp cho câu hỏi trên.

Ðạo hữu lại hỏi: Thế thìsách này có thể dịch in ra để phổ biến cho nhiều ngườicùng đọc được không?

Tôi đáp: cứ như ý kiến vừatrình bày, sách này không ngại phổ biến cho nhiều ngườicùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bướcvào cửa ngõ Chánh pháp, mạnh dạn tiến trên đường hànhthiện đúng với nhận định chính xác luật nhân quả báoứng hiển nhiên.

Ðạo hữu lại thiết tha mongtôi chuyển ra Việt văn. Tôi chấp nhận. Với nội dung khuyếnthiện trên, tôi tin rằng những trang tiếp sau sẽ đem lạicho bạn đọc nhiều lý thú.

Phật lịch 2506 - 1962.

* * *

CHUYỆN SỐMỆNH

1. Cái họclập mạng:

Tôi bị mồ côi cha từ nhỏ. Mẹtôi cho theo nghề Y học và nói với tôi rằng: Học nghề làmthuốc vừa có thể nuôi sống vừa có thể giúp người. Vảlại luyện tập một nghề cho tinh vi có tăm tiếng, chính làsở nguyện của cha mày khi trước.

Sau đó, có một hôm tôi đến lễchùa Từ Vân, nhân gặp một cụ già râu dài tướng đẹp,dáng mạo phơi phới như tiên, tôi đem lòng kính mộ. Cụ nóivới tôi: "Ta coi cậu là người trong chốn quan trường, sangnăm đã đến khoa thi tấn học, sao cậu không chịu đọc sách?".Tôi trình bày lý do và hỏi thăm tên họ quê quán của Cụ.

Cụ bảo: Ta họ Khổng, người đấtVân Nam. Ta được chánh truyền phép lý số trong sách HoàngCực của Thiệu Ưng tiên sinh. Ta muốn truyền lại cho cậu.

Tôi liền dẫn Cụ về nhà giớithiệu với mẹ tôi, mẹ tôi dạy tiếp đãi Cụ rất hậu,và yêu cầu Cụ thử chấm số của tôi xem ra thế nào, thìquả nhiên từ những việc mảy may đều được Cụ đoántrúng rành mạch. Từ đó tôi nảy sanh ý muốn đọc sách,và đem chuyện bàn với người anh cô cậu là Trầm Sinh. Anhấy bảo tôi: hiện nay có Úc Hải Cốc tiên sinh đang mở khóagiảng tại nhà ông Trầm Hữu Phu, để anh gởi em tới đóhọc, rất tiện. Sau đó tôi trở thành học trò của thầyÚc Hải Cốc.

Khổng tiên sinh chấm số tôi nhưvầy: Lúc nhỏ thi huyện đậu thứ 14, thi phủ đậu thứ 71,thi tỉnh đậu thứ 9. Quả nhiên năm sau tôi đi thi cả ba nơiđều có tên đậu đúng như lời đoán.

Cụ lại đoán cả việc lành dữtrong suốt đời tôi, rằng năm nào thi đậu thứ mấy, nămnào được bổ Bẩm sinh năm nào được bổ chức Cống sinh,sau đó năm nào được bổ Tri huyện tỉnh Tứ Xuyên, nhưnglàm tri huyện đủ ba năm rưỡi lại nên cáo thối và thọđến 53 tuổi, chết vào giờ sửu ngày 14 tháng tám. Chỉ đángtiếc số người không con. Các lời đoán này tôi đều ghilại và nhớ cẩn thận. Từ đó về sau, phàm mỗi lần thicử, tên tuổi đậu đạt đứng trước đứng sau của tôithế nào đều đúng như lời tiên sinh dự đoán, duy có điềunày làm tôi hơi nghi là tiên sinh đoán tôi ăn lộc trong thờigian Bẩm sinh đủ số 91 thạch 5 đấu gạo thì được bổCống sinh, nhưng cập kỳ tôi mới tiêu hết số gạo 71 thạch,đã được Ðồ Tôn sư phê chuẩn cho tôi bổ Cống sinh, nêntôi nghi điều này tiên sinh đoán sai, không ngờ sau đó tôibị quan đại lý Dương Công bác khước, phải kéo dài thờigian mãi đến năm Ðinh mão mới nhờ Minh Tôn sư thấy quyểnvăn thi của tôi tại khoa trường, khen rằng: Năm thiên sáchnày chính là năm thiên tấu nghị lên triều đình, ngườicó tài văn bài thế này há lại để vùi lấp mãi ở chỗsong môn sao? Rồi ông trình văn bài của tôi lên quan huyệnvà tôi được phê chuẩn bổ Cống sinh. Kiểm điểm lại sốgạo tiêu trong thời gian này cộng với số gạo 71 thạch khitrước thì vừa đủ số 91 thạch 5 đấu không sai; do đótôi càng tin chắc đời người tiến thối có số mạng, mauchậm có vận thời, nên tôi cứ dửng dưng không còn đểý mong cầu một điều gì.

Sau khi bổ Cống sinh tôi phải vàoyến đô học tại Quốc tử giám. Suốt một năm lưu lạikinh đô, tôi chỉ thường ngồi lẳng lặng, không buồn xemvăn thư gì cả. Qua năm Kỷ tỵ đi dạo Nam Ưng. Trước khivào Quốc tử giám, tôi có đến viếng thăm Thiền sư VânCốc Hội ở núi Thể Hà. Ngồi chung với Thiền sư một nhàsuốt ba đêm ngày liền, mắt không hề nhắm. Thiền sư hỏitôi: người ta ở cõi đời sở dĩ không làm được ThánhHiền chỉ vì bị vọng niệm ràng buộc, nay ông ngồi suốtba ngày mà không thấy khởi lên một niệm nào, là tại làmsao? Tôi trả lời: Thưa Thiền sư, tôi được Khổng tiên sinhchấm số, cho biết mọi điều vinh nhục tử sinh đều do sốđịnh, dầu có móng lòng mơ tưởng điều gì cũng vô ích,vì vậy tôi không cần nghĩ tưởng điều gì. Thiền sư cười:Lâu nay tôi đãi ông như bậc hào kiệt, không ngờ ông chỉlà một kẻ phàm phu chay! Tôi giựt mình, hỏi Thiền sư chobiết lý do, Thiền sư dạy: những người chưa được "khôngtâm" mới phải bị âm dương chi phối, số mệnh buộc ràng.Nhưng số mệnh chỉ câu thúc kẻ phàm phu, không thể câu thúcđược người cực thiện cũng như cực ác, ông suốt 20 nămnay chịu bó tay trước số mệnh không chuyển đổi đượctí gì, như thế, há không phải phàm phu thì là gì? Tôi hỏi:Thưa Thiền sư, vậy số mệnh có thể tránh được ư? Thiềnsư dạy: Số mệnh do ta gây ra, họa phước chính ta tìm lấy.Ðó là điều sách vở đã dạy đành rành. Kinh Phổ Môn, Phậtdạy: Cần giàu sang được giàu sang, cần con trai con gái, đượccon trai con gái, cần sống lâu được sống lâu. Ôi! Vọngngữ là một giới cấm nặng của nhà Phật, há lẽ chư PhậtBồ-tát lại khi cuống người đời mà nói ra câu ấy hay sao!Tôi hỏi tiếp: Thầy Mạnh Tử nói: Hễ cầu thời được,ấy là nói cầu những điều chính nơi tâm mình có thể làmđược kia, như điều đạo đức nhân nghĩa thời có thểra sức mong cầu, còn như công danh phú quí là đều ngoài nănglực mình, làm sao mong cầu được? Thiền sư nói: Thầy MạnhTử nói không lầm, chỉ tại ông hiểu lầm thôi. Ông khôngnghe ngài Lục tổ Huệ Năng nói sao? Ngài nói: Hết thảy phướcđiền, không ngoài gang tấc, hễ tâm cầu chi đều cảm thôngnấy. Cầu ngay nơi ta, không những được đạo đức nhânnghĩa, cũng được luôn công danh phú quý, hễ trong đạt đượcthì ngoài đạt được, nên càng thấy rõ hiệu nghiệm củatâm hướng nội mong cầu. Người nào không chịu khó ngó luimình để tu tỉnh, cứ như một bề dong ruổi tìm cầu bênngoài, tuy họ có lập cách tìm cầu thế nào chăng nữa, kếtquả vẫn tùy số mệnh định đoạt cả thôi. Lối mong cầunày hoài công vô ích. Những người không chịu hồi tâm tutỉnh, lo cầu mong phú quí công danh bằng con đường đạođức nhân nghĩa, lại chỉ lo tìm cầu mọi thủ đoạn gianác, rốt cuộc họ phải bị thiệt thòi cả hai mặt, là côngdanh phú quí không thành mà đạo đức nhân nghĩa cũng hỏng.

Thiền sư lại hỏi tôi về việcchấm số của Khổng tiên sinh, tôi thuật lại đúng cả mọiđiều. Thiền sư hỏi lại tôi: Bây giờ ông thử xét lạiông còn có hy vọng thi đậu không? Tôi ngẫm nghĩ một hồilâu rồi trả lời: Không thể. Người khoa giáp phải là ngườicó phước tướng, còn tôi chỉ là kẻ bạc phước, lại khôngbiết dồn chứa công hạnh làm nền tảng phước đức, khôngchịu khó giúp ai, không khoan dung đại độ, có khi còn cậymình tài trí lấn lướt kẻ khác, nghĩ gì làm nấy, nói năngkhinh suất dối trá, chẳng nể vì ai. Ðấy toàn là nhữngtướng của kẻ bạc phước, làm sao tôi mong cầu được khoagiáp! Vả lại phàm đất nhớp mới có nhiều vi trùng sinh,nước trong thì đâu có cá lội, thế mà xét lại tính tôivốn ưa tinh khiết, nên tôi không con là phải; phàm khí tiếtôn hòa mới nuôi dưỡng muôn vật, thế mà xét lại tính tôihay nóng nảy, thế nên không con là phải; phàm nhân ái làgốc sinh hóa, nhẫn tâm là gốc suy tàn, thế mà xét lại tínhtôi cứ khư khư danh tiết hảo huyền, chẳng hề hy sinh giúpai, thế nên tôi không con là phải. Ðó là chưa kể tôi còncó tật nói nhiều làm tổn khí, tật ưa uống rượu làm tántỉnh, tật ưa ngồi suốt đêm không biết bảo tồn khí cốtvà nếu kể hết tật xấu của tôi thì hẳn còn nhiều nữa...

Thiền sư nói: Không riêng gì mộtviệc thi cử, chính tất cả mọi việc thế gian này thảyđều nằm trong lý nhân quả. Những người có được sảnnghiệp trị giá ngàn vàng tức là người có được cái phướchưởng ngàn vàng đó, những người có được sản nghiệptrị giá trăm vàng tức là người có được cái phước hưởngtrăm vàng đó, những người bị chết đói, tức là ngườicó cái nghiệp chết đói đó. Thế mà người đời không nhậnrõ lẽ này, cứ đổ dồn cho trời đất xui nên, kỳ thậttrời đất bất quá chỉ gia thêm những điều mình đã tạosẵn, chứ trời đất có bao giờ sanh được mảy may họaphúc nào cho ai đâu. Ngay đến việc sinh con cũng thế. Ngườinào có công đức trăm đời thời sẽ sinh con cháu trong mườiđời kế tiếp gìn giữ; người nào có công đức ba đời,hai đời thời sẽ sinh con cháu trong ba đời, hai đời kếtiếp gìn giữ, còn người nào tuyệt nhiên không con, ấy làngười chỉ có công đức mỏng manh vậy. Nay ông đã biếtchỗ khuyết điểm của mình, ông hãy tận tình gột bỏ cáitướng không phát khoa giáp và không sinh con kia đi. Và muốnvậy, ông phải lo tích đức, phải mở lòng bao dung, phảigiữ niệm hòa ái, phải yêu tiết tinh thần, bao nhiêu việctrước đập tan ngày qua đã chết, bao nhiêu việc sau phátkhởi như ngày nay đã sinh, được vậy tức là ông tự làmmột cuộc tái sinh đầy nghĩa lý đó.

Cái thân xác thịt còn có vận số,huống cái thân đầy nghĩa lý này lại không cảm thông cùngtrời đất? Thiên thái giáp trong kinh Thi có câu: Trời làmương nghiệt, mình có thể tránh, mình làm ương nghiệt khôngthể nào tránh. kinh Thi nói: Thường hay nói phối hợp thiênmạng chính là nói tự mình cầu được nhiều phước. Trướcđây Khổng tiên sinh đoán số ông không phát khoa giáp, khôngsinh con, đó là điều ương nghiệt do trời đất gây ra, nócó thể tránh gỡ. Nếu ông mở rộng đức tính, gắng làmviệc thiện, dồn chứa âm công, mình gây ra phước, há mìnhkhông được hưởng thụ hay sao?

Dịch là bộ kinh mưu tính việcsưu các ty hung giúp cho người quân tử - hạng người biếtphản tĩnh tu đức. Nếu thật có cái thiên mạng cố định,ai tốt cứ tốt, ai xấu cứ xấu, thì đâu có thể nói đếnchuyện mưu tính sưu các ty hung? Mở đầu kinh Dịch còn cócâu: Nhà nào chứa điều thiện sẽ có thừa điều phúc (tấtthiện chi gia tất hữu dư khánh), ông có tin nỗi điều ấychăng?

Tôi tin lời Thiền sư nói, nên thànhtâm bái lãnh. Tôi liền đến trước Phật đài tận tình phátlộ sám hối bao nhiêu tội cũ của mình, và dâng một sớbạch, trước hết cầu được đăng khoa giáp, tiếp phát nguyệnlàm ba ngàn điều lành, để báo đáp ân đức của trời đấttổ tông.

Thiền sư đưa bảng "Công hóa cách"chỉ cho tôi, khiến cứ mỗi ngày có công việc thiện ghi vào,còn làm ra mấy việc ác thì thối trừ và gắng chuyên trìchú Chuẩn-đề, như thế sở nguyện của ông tất có hiệunghiệm.

Thiền sư lại dạy tiếp: Một nhàPhù lục thường nói rằng: Người họa phù mà không hiểucách thức, tất bị quỷ thần chê cười, song bí truyền củacách họa phù không chi lạ, chỉ cốt giữ tâm không lay độngmà thôi. Khi cầm bút họa phù, điều cần thiết trước tiênphải dũ sạch muôn mối duyên lự trong lòng, tâm đừng khởilên mảy may tưởng nghĩ nào cả. Ngay khi tâm bất động ấy,hạ bút chấm một chấm gọi là hỗn độn khai cơ, rồi từđó tiếp huơ bút họa viết, không để một tư lự nào mónglên, được như thế là điệu phù thành linh nghiệm. Phàmngười kỳ đảo trời đất cầu sửa đổi số mệnh cũngphải làm như thế, phải do từ cái tâm không vọng động,không loạn tưởng khởi mới có cảm cách.

Khi thầy Mạnh Tử luận đến cáihọc lập mạng có câu: yểu và thọ không hai. Thực tế tathấy chết yểu và sống lâu hai điều khác xa nhau, tại saothầy Mạnh lại nói khác? Nên biết khi tâm không vọng niệm,thì ngay đó đâu có phân chia số mạng thọ yểu, giàu nghèo,cùng thông... Chỉ từ tâm móng khởi thiện ác mới tạo nênnhững số mệnh sai khác giữa giàu nghèo v.v... Nhưng phàm đãsinh ra ở đời, ai không coi việc chết sống là quan trọng,nên trên đây chỉ nói đến việc sống lâu và chết yểu,kỳ thật ý đã bao gồm tất cả mọi sự thuận nghịch xảyra trên suốt cả đời người.

Ðến như câu "Tu thân dĩ sĩ chi"mà Mạnh Tử đã nêu lên, là cốt nhắc người đời nhớlấy điều tích đức tu nhân làm hệ trọng.

Hễ tu được nhân đức thời dầucó mọi tội lỗi vẫn cải bỏ được hết, và nói chờ đợi(sĩ) tức có ý nói gắng lo tu nhân tích đức đến khi côngphu sâu dày, tự nhiên số mệnh thay đổi, chớ không phảichỉ đem cái hy vọng suông cầu cho được thế này thế kiamà được kết quả thế này, thế kia. Người thông đạtđạo lý, dù một mảy may hy vọng cũng chẳng để dính mắctrong lòng, được như thế mới đạt đến cảnh giới bấtđộng niệm hồn nhiên, mới đạt đến chỗ thật học caosiêu.

Nay Ông chưa được "không tâm",Ông hãy trì niệm chú Chuẩn-đề, cần niệm mãi không giánđoạn, không cần kể số ít nhiều, trì niệm đến khi nàođược thuần thục, trong trì niệm mà không trì niệm, trongkhông trì niệm mà trì niệm, thì bây giờ được tâm khônglay động, mà có sự ứng nghiệm rõ ràng.

Sau khi được Thiền sư chỉ dạy,tôi liền đổi hiệu Học Hải trước kia để lấy Liễu Phàm,vì từ đây đã hiểu cái lý nghĩa lập mạng là thế nào,không muốn để mình rơi vào sào huyệt phàm phu nữa. Từnay trở đi, suốt ngày gìn giữ cẩn thận, do đó tôi tựthấy ngày nay khác xa ngày trước. Ngày trước tôi chỉ làcon người lêu lỏng buông xuôi, nhưng từ nay tôi đã biếtlo gìn lòng giữ ý, cẩn thận từng khắc từng giờ, dẫuở chỗ kín đáo riêng tư, lòng vẫn sợ lỡ làm điều chisai quấy, mắc tội với trời đất, hoặc dẫu gặp ai ganhghét, phá phách, tôi cũng cố giữ tánh điềm nhiên hỷ xả.

Bước sang năm sau, bộ Lễ mở khoathi, Khổng tiên sinh đoán bộ sẽ khảo thí từ tên đậu batrong khóa trước trở xuống, nhưng nay bộ lại khảo thí từtên đậu nhất. Thế là lời dự đoán của Khổng tiên sinhlần này không ứng nghiệm; và Tiên sinh không đoán tôi đượcđậu Cử nhân thế mà tôi đã đậu Cử nhân trong kì Hươngthí mùa thu!

Tuy nhiên tôi tự xét việc hạnhnghĩa mình làm chưa thuần thục, sai sót còn nhiều. Hoặc cókhi thấy việc lành mà làm không hăng hái, hoặc có khi cứugiúp người mà tâm còn do dự, hoặc có khi thân gắng làmlành mà miệng có nói ác, hoặc khi tỉnh thì tháo vác mà khisay lại phóng dật... tôi đem tội chiết tính bù trừ vớicông, thì thấy hẳn có nhiều ngày mình sống uổng! Tôi phátnguyện từ năm Kỷ tỵ mà mãi đến năm Kỷ mão, suốt 10năm, mới hoàn thành ba ngàn việc thiện! Khi rời Lý TiệmAm tiên sinh để vào Bản bộ Trung Quốc, tôi chưa kịp làmlễ hồi hướng ba ngàn việc thiện kia, năm Canh thìn có dịptrở lại Nam Biên, tôi mới thỉnh các Hòa thượng Thánh Không,Huệ Không đến Ðồng tháp Thiền đường chứng minh cho lễhồi hướng, nhân đó tôi lại phát nguyện làm thêm ba ngànđiều lành khác để cầu sinh con, và đến năm Tân tỵ, tôiđã may mắn hạ sinh một quý tử.

Mỗi lần làm một việc gì, tôiliền lấy bút ghi vào sổ, vợ tôi không viết được, nênhễ làm được việc gì thì lấy nắp bút chấm son ấn vàotờ lịch một khoanh tròn. Chẳng hạn như bố thí cho ngườinghèo, mua vật phóng sinh, tính ra mỗi ngày có đến mườikhoanh. Sang tháng tám năm Quí mùi, tính lại đủ số ba ngànđiều lành, sau khi đã khấu trừ các điều ác. Tôi lại thỉnhcác Hòa thượng Thánh Không, Huệ Không đến nhà chứng minhlễ hồi hướng. Ngày 13 tháng 9, tôi lại phát nguyện làmthêm một vạn điều lành, cầu thì đậu Tiến sĩ, quả nhiênnăm Bính tuất tôi thi đậu và được bổ làm Tri huyện Bửờê.

Trong lúc làm Tri huyện, tôi sắmsẵn một tập sách để ghi thiện ác, đặt tên là Trị TâmThiền (sách sửa lòng). Cứ mỗi sáng dậy, gia nhân đem nógiao lính hầu đem đến để trên án làm việc. Nếu trong ngày,tôi làm được điều lành điều dữ nào dù lớn dù nhỏđều ghi rõ ràng vào sách, đêm đến thiết án giữa trời,bắt chước ông Triệu Duyệt Ðào thắp hương cáo với trờiđất . Vợ tôi thấy đã lâu mà chẳng làm được bao nhiêuviệc lành, mới châu mày buồn bã nói: Trước Ông ở nhàcó tôi giúp sức, nên Ông đã làm đủ ba ngàn điều lànhtheo sở nguyện. Nay Ông nguyện làm thêm một vạn điều, nhưngở tại công đường chẳng có việc gì để làm, thì biếtbao giờ Ông mới làm đủ số ấy.

Ðêm đó, mộng thấy một Thầnnhân, tôi mới than thở về lý do khó là đủ các điều lànhminh đã hứa. Thần nhân bảo: Chỉ một việc giảm khinh tiềnthuế cho dân của Ông vừa rồi, cũng đủ sánh bằng mộtvạn điều lành. Nghe lời Thần nhân bảo, tôi liền xét lạinhớ mình có làm việc đó thật. Vì khi trước thuế ruộngcủa huyện Bửu Ðê, mỗi mẫu phải đóng 2 phân 3 ly 7 hào,xét ra quá nặng đối với muôn dân nên tôi đã khu xữ làmcho giảm xuống mỗi mẫu chỉ đóng 1 phân 4 ly 6 hào. Tuy vậy,tôi vẫn hồ nghi không hiểu tại sao việc làm đó lại cóthể sánh bằng một vạn điều lành, may đâu gặp đượcHuyền Như Thiền sư vừa từ núi Ngũ Ðài đến, tôi đem chuyệnnằm mộng ra hỏi có đáng tin không, Thiền sư trả lời: Hễcó thiện tâm chân thiết, thì một việc lành có thể đươngđược muôn việc lành, huống chi giảm thuế cho cả một huyện,muôn dân đều chịu ơn. Tôi liền cúng một số tiền lương,nhờ Thiền sư đem về Ngũ Ðài trai Tăng một vạn vị sư,gọi là để làm lễ hồi hướng cho tôi.

Khổng tiên sinh trước kia đoántôi đến năm 53 tuổi gặp tai nạn, nhưng đến năm đó chẳngcó gì xảy ra, dù tôi không hề cầu đảo xin tăng thọ, vànay thì tuổi tôi đã 69 rồi. Trong Kinh Thi có câu: Trời khôngdễ tin, mạng không định thường, lại có câu: Vận mạngchẳng nhất định. Những câu ấy đâu phải là lời dốitrá! Do đó tôi biết chắc rằng, họa phúc đều phải cầungay nơi mình, đó mới thật đúng ý của Thánh Hiền, ngượclại người nào nói họa phúc do mệnh trời, thì đó là lốisuy luận thông thường của kẻ thế tục.

Hiện tại số mệnh mỗi ngườithế nào chưa dễ biết được. Vậy đang khi được hiểnvinh hãy tưởng như gặp điều không vừa ý, đang khi đượcthuận lợi hãy tưởng như gặp điều trái nghịch, đang khiđược sung túc hãy tưởng là thiếu nghèo, đang khi đượcmọi người ái kính hãy tưởng khi bị khuất phục, đang khigia thể trọng vọng hãy tưởng như mình ở hạng thấp hèn,đang khi có chút học vấn uyên thâm hãy tưởng mình còn thiểncận. Xa về trước, nghĩ tới công đức tổ tiên để lo kếtuyên dương, gần hiện tại, nghĩ tới lầm lỗi của mẹmà tìm cách bồi bổ, trên lo đền ơn trước, dưới lo tạophước gia đình, ngoài thì giúp người tai nạn, trong thì longăn ngừa tà ác chính mình. Cốt phải ngay thấy chỗ sai quấycủa mình để lo toan hối cải. Nếu một ngày không tự biếtmình quấy tức một ngày an lòng tự cho mình là phải, mộtngày không ăn năn hối quá tức một ngày không tiến bộ.

Hạng người thông minh tuấn kiệttrong thiên hạ đâu phải hiếm, nhưng nếu họ không gắnglo tu đức, mở mang thiện nghiệp, họ cũng chỉ sống mộtđời đình trệ, an phận dật dờ gặp chăng hay chớ mà thôi!

Cái thuyết lý an thân lập mạngcủa Vân Cốc Hội Thiền sư trao dạy trên đây thật là chítình, chí lý, chí chân, chí chánh. Nếu biết ngẫm kỹ vàthực hành sẽ khỏi một đời luống trôi vô ích vậy.

* * *

2. Hối cảilỗi lầm

Những quan đại phu thời Xuân Thu,thường quan sát sự nói năng hành động của mọi ngườiđể đoán định điều họa phúc của họ, phần nhiều đúngnghiệm cả. Những điều này đều có ghi trong các bộ Tảtruyện, Quốc ngữ, hãy đọc đến tất thấy. Hầu hết nhữngtriệu chứng tốt xấu, đều manh nha từ trong tâm ý rồi hànhđộng ra tay chân. Nếu một người thiên hẳn về phúc hậuhọ thường gặp phước, một người thiên hẳn về khắcbạc họ thường mang họa. Song người phàm mắt tục ít aithấy rõ điều này, mới vội cho họa phúc báo ứng mâu thuẫnkhó lường!

Hễ người nào đem tâm thành tínlàm việc thiện tất yếu việc làm của họ hợp cùng chânlý, mà hạnh phúc sẽ đến với họ, trái lại thì tai họatheo chân. Cứ xem ở điều lành điều ác của họ làm, ngườita cũng biết trước việc đó. Nhưng những người muốn lánhhọa cầu phúc, hãy lo ăn năn cải quá, trước khi nói tơiviệc làm lành.

Theo pháp cải quá, đầu tiên phảicó tâm biết hổ thẹn, nghĩ rằng ta cũng là bậc trượngphu nam tử như cổ Thánh tiên Hiền, thế sao các ngài làm thầycả thiên hạ, được muôn đời tôn thờ, còn ta lại cứlẹt đẹp thấp hèn một đời ngói bể, cứ lo say đắm dụctình, thầm lén làm điều bất nghĩa, còn cho là không ai biết,Vễnh mặt ngạo nghễ không chút thẹn thùng, đến đổi mỗingày mỗi sa đọa xuống hàng cầm thú mà không tự biết,thật chẳng còn chi hổ nhục cho bằng! Thầy Mạnh Tử nói:Ðiều lớn lao khẩn yếu nhất đối với con người là tâmbiết hổ. Vì rằng hễ người nào giữ được tâm đó thìtrở nên Thánh Hiền, kẻ nào bỏ mất tâm đó thì chẳng khácchi cầm thú. Cho biết tâm hổ thẹn là động cơ chính trongviệc cải quá tự tâm.

Thứ hai, phải có tâm sợ hãi. Hãynghĩ rằng mình làm việc gì đều có Thánh thần ở trên mình,xung quanh mình biết rõ, không dối trá được. Dẫu mình cóphạm tội lỗi nhỏ nào, người đời đều không thấy, Thánhthần đâu có mù mờ. Hễ tạo tội nặng, có trăm họa kéotheo, gây tội nhẹ thì giảm mất phước báo hiện tiền. Nhưvậy sao được không dè dặt sợ hãi.

Chẳng những thế thôi, ngay lúcnhàn cư, thần linh càng thấy rõ. Mặc dù ta có che dấu nhữngđiều mình làm kín đáo đến đâu, trau chuốt khéo léo thếnào, oan trường vẫn bị bại lộ, cuối cùng không thể tựdối; huống chi đã bị mọi người dòm thấy thì dù mộtchút giá trị chẳng còn, như vậy há không đáng cẩn thậnsao?

Vả lại, khi còn hơi thở, dù cógây ác tày trời vẫn còn mong hối cải, nên lắm người mộtđời tạo ác, đến phút lâm chung biết hối ngộ, nhất mộtniệm thiện tâm mãnh liệt, họ vẫn có thể hưởng đượcmột cái chết an lành. Cổ đức nói: Một niệm lành mãnhliệt đủ rửa sạch tội trăm năm, ví như cái hang sâu tốingàn năm, chỉ rọi một ngọn đèn, tối kia liền biến mất.Vậy không kể tội lỗi đã tạo lâu hay mới tạo, miễn biếtthành thật hối cải là tội hết. Trần thế vô thường,mạng người chẳng mất, khi hơi thở ra không vào, dù muốnhối cải chẳng kịp nào. Kẻ làm ác đã phải mang tiếngác suốt trăm ngàn năm trên dương thế, không con hiền cháuthảo nào rửa sạch, lại phải chịu ngục báo trầm luânmuôn vạn đời, dù Thánh hiền, Phật, Bồ-tát cũng khó lòngcứu vớt. Như thế là không kiêng sợ được ư?

Thứ ba, phát tâm dõng mãnh: nhữngngười không ăn năn hồi quá, phần nhiều là những ngườidần dà có tánh thụt lui. Biết vậy, ta cần phải dũng mãnhhăng hái, đừng nên do dự, đừng nên chần chờ, hãy xem tộinhỏ như bị mũi nhọn châm làm thúi thịt, mau mau khoét vất,sợ tội lớn như bị rắn độc cắn tay, mau mau cắt bỏ,không được trì trễ phút nào. Càng trễ càng nguy, càng maucàng có lợi.

Những người có đủ ba thứ tâmnói trên, dù có tội lỗi đến đâu vẫn cải đổi đượcnhư băng sương gặp ánh mặt trời làm sao không tan biến.Nhưng nên biết có những tội lỗi được cải đổi do việclàm thực sự, có những tội lỗi được cải đổi do triệtngộ đạo lý, có những tội lỗi được cải đổi do tậntâm. Công phu không đồng nên hiệu quả cũng khác. Chẳng hạnngày trước sát sanh nay sẽ răn dè đừng giết, ngày trướcnóng giận nay phải răn dè đừng nóng... đó là cách hốilỗi do việc làm thực sự. Lối này chỉ mới là lối cưỡngchế bên ngoài, khó lòng sạch tội, vì bệnh căn còn chấtchứa trong lòng, thì tội dù diệt bên Ðông lại mọc bênTây, nên lối cải quá này chưa phải là hoàn hảo cứu cánh.Vậy muốn dứt lỗi triệt để, trước khi cưỡng chế sựviệc phải thấu rõ đạo lý. Như muốn chừa bỏ tội sátsanh trước hãy rõ lẽ này:

Trời đất vốn hiếu sinh, muônloài đều tiếc mạng, giết vật để nuôi mình, làm sao yênlòng được. Vật bị giết đã đành phải chịu cắt xẻ,nếu đau đớn tận xương tủy, ảo não muôn phần, mà ta ănvào dù béo bổ ngon bùi đến đâu hễ nuốt khỏi cổ liềntrở thành đồ hôi thối rồi tiêu ma, chi bằng rau dưa vẫnno bụng, còn tránh khỏi cái tội sát sanh làm tổn phướcmình không ít.

Vả chăng, phàm là loài huyết khíđều có tính linh tri, đã có tính linh tri thì cùng ta khôngkhác (vật ngã nhất thể). Ví bằng không thực hành nổi nhữngđiều chí đức khiến chúng nó kính ta, thân ta, thì cũng chớnên mỗi ngày sát phạt sinh linh, khiến chúng nó mãi oán tathù ta đời kiếp! Người nào đã nghĩ được như thế thìdẫu muốn giết vật ăn thịt, cũng thấy thương tâm chẳngham ăn nữa.

Lại nếu muốn trừ bỏ tật haynóng giận thì trước hãy suy nghĩ: Người có chỗ hư hỏngkhông bằng ta là người đáng thương, còn người trái lẽxâm phạm ta, lỗi ấy thuộc về họ, chớ ta can dự gì mànổi cơn giận dữ. Huống hồ trong thiên hạ không đáng hàokiệt nào là người nặng tánh tự thị, cũng không bậc họcthức nào là người hay oán trách tha nhân, vì họ biết rõviệc mình làm không thành là bởi đức tu của mình chưa thấuđáo, cho cảm ứng chưa tới nơi, họ luôn luôn phản tĩnh,nên đối với họ dù gặp những điều hủy báng, cũng xemnhư cơ hội tốt để mà luyện tâm đức, mà luôn luôn hoanhỷ đón nhận không hề phẫn nộ. Khi nghe lời hủy báng màkhông phẫn nộ thì dù ngọn lửa bài báng cao ngất trời xanhcũng tự nhiên tắt biến như phóng lửa đốt hư không. Tráilại hễ nghe lời dèm chê vội nóng giận thì dù có khôn ngoanxảo biện đến đâu, cũng chỉ như tằm xuân kéo kén, càngkéo lại càng buộc chặt mình. Nóng giận, chẳng những vôích mà còn gây nên tai hại đến thế.

Ngoài các tính nóng giận còn baonhiêu tính xấu khác đều có thể suy biết, và hễ rõ thấulẽ này thì tội lỗi nào cũng trừ diệt được.

Thế nào là tội từ tâm cải? Tộilỗi vô vàn đều do tâm tạo, tâm không vọng động thì tộilỗi dựa vào đâu phát sinh? kẻ học thức không cần phảiphanh tìm từng bệnh hiếu sắc, hiếu danh, hiếu tài, hiếunộ, nhưng chỉ cần nhất tâm hành thiện, giữ gìn chánh niệmtự khắc tiêu tan như vầng thái dương chiếu giữa hư không,mọi thứ ma mị đều bặt dấu. Tội lỗi do tâm tạo tấtcũng do tâm cải đổi, như muốn chặt cây độc, chỉ chặtngay gốc nó, chớ cần chi phải tỉa từng nhánh lá nhọc cônglâu lắc.

Ðại để cách đối trị tâm bệnhhay nhất là giữ lòng cho thanh tịnh. Hễ tâm vừa móng độngliền giáo biết, biết tất liền tiêu. Hoặc nó không tiêu,hãy quán xét lý lẽ nói trên để trừ đoạn, nếu cũng khôngtrừ được, thì lại lấy sự để cấm chỉ. Trước lo tutâm sau lo khởi công hạnh sự. Như thế mới là lối sửachữa tội lỗi đắc sách nhất.

Khi phát nguyện cải quá cần phảinhờ thiện hữu đề huề, cầu Hiền Thánh chứng tri. Nhấttâm sám hối ngày đêm không giải đải, trải qua một thất(bảy ngày), hai thất, cho đến một tháng, ba tháng, tất sẽcó hiệu nghiệm rõ ràng, hoặc tự thấy tâm thần thoải mái,trí tuệ mở mang, hoặc đang trong chỗ phiền toái rối renmà gặp đâu thông suốt đó, hoặc gặp oán cừu mà họ bỏgiận làm lành, hoặc mộng thấy khạc nhổ vật đen, mộngthấy được các bậc Thần, Thánh, Tiên, Hiền đề huề tiếpdẫn, hoặc mộng thấy bay đi giữa hư không, mộng thấy tràngphan bảo cái đưa rước, tóm lại là gặp được các chuyệntốt lành nhờ lỗi tiêu, tội diệt hiện ra. Tuy nhiên, khôngđược cố chấp lấy đó để tự cao tự đại, lãng quênbề tiến hóa.

Xưa ông Cừ Bá Ngọc, đang lúc 20tuổi đã biết xét tội lỗi lúc thiếu thời để lo chừabỏ, đến lúc 21 tuổi vẫn thấy rõ lỗi trước chưa sạch,đến22 tuổi lại thấy lúc 21 tuổi còn như kẻ ở trong mộng.Cứ mỗi năm lại mỗi năm, ông không ngớt cải đổi, đếnlúc 50 tuổi ông còn thấy gì sai quấy lúc 49 tuổi. Cái lốicải quá của người xưa như thế thật đáng phục thay! Chúngta hiện mang thân phàm tục, tội ác dập dồn, thế mà ítai xét thấy, đó phải chăng là vì tâm còn thô và mắt bịlòa? Dù thấy không thấy mặc lòng, hễ đã tạo tội ác sâudày tất không tránh khỏi những điều bất hảo, hoặc tâmthần hôn muội, chưa nhớ đã quên, hoặc thường sinh phiềnnão dẫu không việc gì xúc động, hoặc gặp người quântử thì hoảng sợ mặt đỏ hồn tiêu, hoặc chẳng ưa nghelời hay lẽ phải, hoặc giúp người mà lại bị người oán,hoặc mộng thấy điên đảo, đến nỗi nói cuồng thất chí...đó toàn là các tướng quái nghiệt của tội ác hiện ra,người nào gặp cảnh như thế này cố gắng dõng mảnh cảiquá tự tân, may ra mới khỏi điều mê hoặc.

* * *

3. Chứa đứclàm lành

Kinh Dịch nói: Nhà nào chứa lànhsẽ có dư phúc. Xưa nhà họ Nhan trước khi muốn gả con gáicho Thúc Lương Ngột đã không quên tra xét công việc chứađức của Tổ tông nhà ấy để suy xét con cháu về sau chắcchắn hưng xương. Ðức Khổng Tử có lời khen vua Thuấn làđại hiếu rằng: Ông Thuấn mà tế Tổ tông thì Tổ tôngchứng hưởng, phước để con cháu thì con cháu được trôngnhờ.

Ông Thiếu sư Dương Vinh ngườiđất Kiên Ninh, nhà đã nhiều đời sống với nghề đưa đò,có một lần xảy ra cơn mưa lụt nước ngập tràn phá hạidân cư, nhiều người bị trôi theo dòng nước. Trong lúc đó,mọi kẻ khác lo bơi thuyền vớt của, riêng ông cố và ôngnội của Thiếu sư lại lo tìm vớt người, chẳng chút đểtâm tới tài vật, người chung quanh thấy thế chê là ngu,nhưng từ ngày thân phụ Thiếu sư ra đời, nhà ông dần dầnthịnh vượng. Có một Thần nhân gia hình Ðạo sĩ đến nóivới ông rằng: Tổ phụ nhà người có âm đức, con cháu sẽnên quý hiển. Quả thật sau sinh Thiếu sư, mới 20 tuổi đãđậu đại khoa, làm quan tới chức tam công, và cả ông cố,ông nội và thân phụ của Thiếu sư đều được phong chứcquan lớn. Ai cũng biết dòng giõi nhà này đến nay vẫn phátnhiều người hiền tài xuất chúng.

Ông Dương Tự Trưng, người huyệnCần, lúc đầu được làm huyện Lại, giữ lòng nhân hậu,xử đoán công minh, nhân một lần ông gặp quan Tri huyện đánhkhảo một tên tù máu tuôn lai láng mà vẫn chưa đã giận.Dương Tự Trưng mới quỳ gối khuyên giải, ông Tri huyệntrả lời: Những kẻ làm điều vượt pháp trái lẽ thế này,khiến ai không giận được. Dương Tự Trưng cúi đầu nói:quan trên đã bỏ rơi pháp luật, khiến dân lý tán lâu ngàyrồi, nay giả sử quan huyện xét thấy người kia quả có tộiphạm, động lòng thương xót buồn bã, thế mà xử trị sợcòn chưa được công minh, huống lại nổi giận đùng đùng,làm sao công minh được. Nghe câu ấy quan huyện liền dịulòng thôi giận.

Dương Tự Trưng tuy nhà rất nghèo,nhưng ai tặng biếu gì cũng không nhận. Hễ gặp tù nhân thiếuthốn ông thường tìm cách giúp đỡ. Một lần nọ có vàingười tù đang đói đến xin, gặp lúc nhà ông thiếu gạo,nếu giúp cho tù thì người nhà phải nhịn đói, còn đểcho người nhà ăn thì cảnh tù đói đáng thương, ông mớithương lượng với vợ. Vợ ông hỏi: Các người tù ấy đâuđến? Ông đáp: Từ Hàng Châu đến. Nhận thấy họ đi xađói khát, mặt mày xanh xao hốc hác đáng thương, vợ chồngông liền đem phần gạo của mình nấu cháo cho họ ăn. Vềsau hai vợ chống sinh được hai trai, một tên Thủ Trần, mộttên Thủ Chí. Cả hai đều làm quan tới chức Lại bộ tảhữu thị lang. Cháu trưởng làm Hình bộ thị lang, cháu thứlàm chức Liêm hiến tỉnh Tứ Xuyên, toàn là những vị triềuthần tên tuổi còn để tiếng đời nay.

Khoảng niên hiệu Chánh Thống đờiMinh, có Ðặng Mậu Thất nổi loạn tại tỉnh Phúc Kiến,sĩ dân trong xứ theo rất đông, triều đình cử quan Ngự sửTrương Giai dùng mưu bắt giặc, sau ông này lại ủy quan Bốchánh họ Tạ làm chức Ðô sự tìm giết đảng giặc. Tạxét trong sổ hễ thấy người nào nghi không thực sự oan phạm,thì âm thầm trao cho một lá cờ nhỏ vải trắng, dặn khinào quân binh đi đến thì cắm cờ ấy ra trước cửa, đồngthời ra lệnh cho quân lính không ai được giết càn, nhờđó hàng vạn người sống sót khỏi bị chết oan. Về saucon của Tạ là Thiên, thi đỗ Trạng nguyên, làm Tể tướng,cháu Tạ tên Phỉ, thi đỗ Thám hoa.

Nhà họ Lâm ở huyện Phố Ðiển,nhiều đời trước trong nhà có một là lão ưa làm việc thiện.Bà thường lấy bột gạo làm thành từng vắt để bố thí.Hễ ai đến xin là cho, không hề tỏ vẻ buồn chán. Có mộtvị Ðạo nhơn hằng ngày đến xin sáu, bảy vắt, bà lão vẫnvui lòng cho, suốt ba năm liền như thế. Vị Ðạo nhân biếtbà ta thật có lòng thành, mới bảo rằng: Tôi ăn của bàsuốt ba năm, bây giờ biết lấy gì báo đáp, thôi tôi chỉcho bà biết ở sau phủ bà ở có chỗ đất tốt, bà hãy dặncon cháu say này đem bà đến đó, chôn, tất con cháu sẽ pháttước lộc lớn. Về sau con cháu y lời dặn chôn bà. Quảthật đời thứ nhất có tới chín người đỗ đạt, và tiếptục nhiều đời nhà này trở thành một nhà thế kiệt trâmanh, đến đỗi tại tỉnh Phúc Kiến có câu ca dao: Thiếu mặtngười họ Lâm thì bảng vàng không nở.

Tóm lại những điều trên, tuy thihành với nhiều lối, nhưng rốt lại đồng là việc thiện.Những việc thiện này nếu gia tâm xem xét kỹ sẽ thấy cóchân có giả, có thẳng có công, có âm có dương, có thịcó phi, có thiên có chánh, có nửa có toàn, có lớn có nhỏ,có khó có dễ. Nếu làm lành mà không thấu đạt lý lẽ này,nhiều khi khổ công nhọc trí, chẳng đem lại lợi ích gì.

Việc lành có chân có giả là thếnào? Xưa có mấy Nho sinh đến hỏi Trưởng lão Trung Phong Hòathượng rằng: Nhà Phật dạy điều thiện ác báo ứng nhưbóng theo hình, nhưng tại sao hiện thấy có những người làmlành mà con cháu không phát đạt, còn những người làm ácmà gia đình thịnh vượng, thế Phật nói nhân quả chẳngcó bằng cớ gì xác đáng? Hòa thượng Trung Phong trả lời:Vì phàm tình chưa sạch, chánh nhãn chưa bày, người đờithường nhận lầm thiện ra ác, ác ra thiện, ít ai biết tựtrách điều thị phi điên đảo của mình. Mấy Nho sinh nói:Thiện là thiện, ác là ác, làm sao tương phản được? Hòathượng bảo họ chỉ cho xem ít việc. Một người nói: đánhmắng người là ác, kính trọng người là thiện. Hòa thượngnói: không hẳn như thế. Một người khác nói tiếp: Tham tàivọng phú là ác, liêm khiết thủ thường là thiện. Hòa thượngvẫn nói: Không hẳn như thế. Mấy Nho sinh lần nữa nói đủtướng trạng thiện ác. Hòa thượng vẫn một mực: Khônghẳn thế. Nhân đó mấy Nho sinh cầu ngài chỉ dạy. Ngài dạy:giúp ích người gọi là thiện, chỉ vì ích mình gọi là ác.Vì giúp ích người cho nên dù có đánh mắng cũng vẫn làthiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có kính trọng ngườicũng vẫn là ác . Vì vậy người làm thiện đem lại ích lợicho người là công, mà công tức là chân, còn vì lợi mìnhấy là tư, mà tư tức là giả. Lại việc thiện tự lòngphát ra là chân, tập theo thói cũ là giả, không trước tướngmà làm chân, trước tướng mà làm giả...

Việc lành có thẳng có cong là thếnào? Thế thường thấy kẻ mềm mỏng lừ đừ không khí kháiquật cường, ai cũng hoan hỉ cho là người lành, nhưng Thánhnhân lại ưa hạng người có chí khí cao xa, hoặc an phậnthủ kỹ, vì hạng này dễ khai hóa, còn hạng trên tuy đượcmọi người khen tặng, xét kỹ họ chỉ là giặc của nềnđạo đức tiến bộ. Thiện ác của người đời tương phảnvới thiện ác của Thánh nhân như thế, đủ thấy những điềuthiện ác thủ xã theo chỗ nhận xét của thế thường làmsao không bị sai lạc! Vậy nên người nào muốn tích tậpthiện căn, quyết không thể bằng vào các điều thiện ácbề ngoài mắt thấy tai nghe, nhưng cốt ở chỗ ẩn nhiệmcủa tâm tư, lo vun bồi gột rửa. Nếu quả thật thuần cólòng cứu người giúp đời ấy là thẳng, còn hễ xen vàomảy may mị thế là cong, thuần một lòng yên người là thẳng,hễ xen chút ghét giận là cong, thuần một lòng kính ngườilà thẳng, còn xen vào ý nghĩ cốt làm đẹp lòng người làcong....

Việc lành có Âm có Dương là thếnào? Phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dươngthiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được làâm đức. AÂm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danhthơm. Nhưng danh thơm thường khi là điều đáng húy kỵ vìxưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danhlàm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những ngườikhông tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúccon cháu họ được phát đạt. Cái lẽ âm dương như thế,phải để tâm nhiều mới hiểu hết.

Việc làm có thị có phi là thếnào? Nước Lỗ có lệ hễ người nào bỏ tiền chuộc ngườinước Lỗ khỏi tay các chư hầu địch thì được lãnh lạisố tiền tại quan phủ. Tử Cống giàu có, bỏ tiền ra chuộcđược nhiều người song không chịu lãnh lại số tiền vìông thầm nghĩ mình chỉ làm việc nghĩa mà thôi. Ðức KhổngTử nghe được chê Tử Cống là sai, vì đại phàm bậc Thánhnhân làm gì cũng cốt hy vọng cải tiến thói đời thế tục,giúp cho ai nấy làm theo, chớ không phải cốt để thỏa chíriêng mình. Hiện nay trong nước Lỗ người giàu ít, ngườinghèo đông, nếu cho rằng kẻ nào chuộc người rồi còn trởlại lãnh tiền ở quan phủ là không liêm chính, thì chắctừ này không còn mấy ai dám nghĩ tới việc chuộc ngườikhỏi tay địch nữa! Thầy Tử Lộ vớt người bị đắm,được người ta tạ ơn một con trâu. Ðức Khổng Tử ngheđược mừng rằng: Từ này nước Lỗ sẽ có nhiều ngườiđể ý vớt kẻ chết chìm.

Cứ lấy mắt thường tình mà xem,việc Tử Cống không nhận tiền bồi thường là cao quí, TửLộ nhận trâu là thấp hèn, nhưng Ðức Khổng Tử lại khenTử Lộ mà chê Tử Cống. Cho biết khi làm lành không nên kểsự trạng trước mắt mà nên kể ảnh hưởng lan truyền sâuxa, không nên kể một thời mà nên kể đến lâu dài, khôngnên kể một thân mình mà nên kể cả thiên hạ. Những việcđang làm tuy là thiện nhưng nếu lưu tệ tại người thì đólà tợ thiện chớ không phải chơn thiện, những việc đanglàm tuy như bất thiện mà lưu ích giúp người thì nó in tuồngphi thiện mà thật ra là thiện. Cứ thế suy rộng ra nhữngđiều nghĩa phi nghĩa, lễ phi lễ, tín phi tín, từ phi từ,đều không ngoài cách thức đó.

Việc lành có thiên có chánh thếnào? Xưa ông Lã Công là người đức độ, cả nước đềukính ngưởng ông như Thái Sơn Bắc Ðẩu, sau khi từ chứcTể tướng về ở quê nhà, một hôm có người say rượu đếnmắng ông dữ dội, ông vẫn thản nhiên và bảo người nhàđóng cửa lại, không nên cạnh tranh với kẻ say. Năm sau ngườiấy vì say phạm tội sát nhân bị bắt bỏ ngục. Lã Côngbiết được ân hận lắm: Cơ chi năm trước nó đến mắngta, ta cho nó vài hèo rồi bắt tống giam quách để trị, chắcnó được tránh khỏi mối đại họa hôm nay. Nhưng lúc đóchỉ nghĩ việc bảo tồn tâm nhân hậu, không ngờ đó làcách dưỡng ác cho nó, nên nỗi ngày nay nó mới ra ngườiphạm trọng tội . Ðây là một việc chứng tỏ trong tâm lànhmà hành sự ra ngoài ác. Lại có khi đem tâm ác mà hành sựra ngoài lành, như có nhà nọ rất giàu, gặp năm đói khó,đem lúa ra chợ bán, bị dân nghèo cướp ngay giữa chợ, nhànọ cáo quan, quan bỏ qua không xử, dân nghèo được thế làmgià, nhà ấy rình bắt ít tên làm khổ nhục, bấy giờ cảbọn mới chịu yên, nếu không thì đã loạn cả chợ. Chohay thiện là chánh mà ác là thiện, điều ấy ai cũng biết,nhưng ít người để ý tới có khi tâm lành mà hành sự lạiác, thì việc lành đó là thiên trong chánh chớ không phảichánh trong chánh, có khi tâm ác mà hành sự lại lành, thìviệc lành đó lại là chánh trong thiên chớ không phải thiêntrong thiên.

Việc lành có nửa, có toàn là thếnào? Kinh Dịch có câu: không chứa lành không đủ đẻ nêndanh, không chứa ác không đủ để diệt thân. Kinh Thi nói:Tội nhà Thương như xâu tiền đầy. Chứa lành chứa ác nhưchứa vật vào kho, hễ siêng chứa thì đầy, nhát chứa thìlưng, sư đã quá rõ ràng vậy. Xưa có người đàn bà vàoChùa, muốn cúng mà nghèo, chỉ được có hai tiền đem cúng,vị Trú trì thân hành làm lễ kỳ nguyện, sau bà ấy đượcđưa vào chỗ sang giàu, lại đem vài ngàn lượng vàng vàochùa cúng, lần này vị trú trì sai đồ chúng làm lễ. Bàta lấy làm ngạc nhiên hỏi: Ngày trước tôi chỉ cúng cóhai tiền mà ngài thân hành lễ sám, nay tôi cúng tới đôingàn lượng vàng sao ngài lại không thân hành lễ sám cho tôi?Vị trú trì đáp: ngày trước vật tuy đạm bạc mà lòng rấtchân thành, phi lão Tăng lễ sám không đủ để báo đức bà,nay vật tuy hậu song tâm cúng dường không thiết tha bằngtrước, nên người thay lão Tăng làm lễ cũng đủ rồi. Ấy,ngàn vàng là nửa là lưng, mà hai tiền là toàn là đầy vậy.

Lại, Tiên Chung Ly khi trao dạy phépluyện đơn cho Lã Tổ có dặn rằng: Khi đơn luyện thành cóthể đem chấm trên tiền thì tiền biến ra vàng, giúp cho ngườinghèo khổ tiêu dùng được. Lã Tổ hỏi: cuối cùng nó cóbiến mất không? Chung Ly đáp: Sau năm trăm năm nó biến lạitiền như cũ. Lã Tổ nói: như thế thì hại cho người ởđời sau khoảng năm trăm năm, tôi thề không làm điều đó.Chung Ly khen: Pháp tu tiên cần phải chứa đủ ba ngàn cônghạnh, nay ngươi nói được câu đó thì ba ngàn công hạnhngươi đã đủ rồi. Ðây lại một cách xét việc lành đầy,lưng, nửa, toàn vậy.

Lại làm lành mà tâm không chấptrước thì mỗi việc đều được viên mãn, trái lại tuylàm suốt đời mà việc lành cũng chỉ có được một nửa.Ví như đem của giúp người mà trong không thấy mình giúp,ngoài không thấy người nhận, trung gian không thấy vật đemgiúp thì được gọi là bố thí tam luân không tịch hay nhấttâm thanh tịnh. Bố thí như vậy, dù một Lon gạo cũng cóthể gây vô lượng phước, một đồng bạc có thể tiêu ngànkiếp tội. Nhược bằng tâm khư khư chấp trước, thời tuybố thì từng thoi vàng, phước đức cũng chỉ có được mộtnửa. Ðây lại một cách xét việc lành đầy, lưng, nửa,toàn vậy.

Việc lành có lớn có nhỏ là thếnào? Xưa có ông Vệ Trọng Ðạt làm quan Hàng Lâm, nhân mộthôm mộng thấy Minh Quan bắt về âm phủ, Phủ quan sai lạidịch đem trình hai bản ghi thiện ác, thấy bản ghi ác chấtmột đống to, còn bản ghi thiện chỉ bằng chiếc đũa, nhưngđem cân thì một đống to lại nhẹ, mà bằng chiếc đũa lạinặng. Trọng Ðạt ngạc nhiên nói: Tôi chưa đầy 40 tuổi,có đâu đã làm nhiều ác đến thế. Minh Quan đáp: một niệmbất chính là ác rồi, không đợi phải hành phạm. TrọngÐạt bèn chỉ cuốn giấy và hỏi: Trong cuốn giấy bằng chiếcđũa kia ghi gì? Minh Quan đáp: Triều đình hưng đại công làmcái cầu đá ở Tam Sơn, người đã dám thượng sớ can ngănviệc ấy. Cuốn giấy này là bản sớ của ngươi. Trọng Ðạtnói: Tôi tuy có sớ can nhưng triều đình bác bỏ, chẳng bổích gì thực sự, làm sao nó có hiệu lức thế kia? Minh Quannói: triều đình không cứ mặc dù, song một niệm lành củangươi đã làm cho muôn dân cảm mến, giả sử triều đìnhkhi ấy chấp cứ, thời việc tốt của ngươi càng lớn laohơn nữa. Cho hay hễ chí để vào thiên hạ quốc gia thờiviệc lành tuy nhỏ mà lớn, nếu chí để vào bản thân thờiviệc lành tuy nhiều vẫn ít, (việc ác cũng thế).

Việc lành có khó có dễ là thếnào? Tiên Nho thường nói: muốn khắc kỷ phải bắt đầukhó. Ðức Khổng Tử khi luận cập điều nhân cũng nói trướcphải khó khăn, nghĩa là phải trừ khử tư tâm. Chẳng hạnnhư ở Giang Tây có Thư Lão Ông làm nghề dạy học, nhân gặpmột người nghèo thiếu tiền quan, vợ người ấy sắp bịquan bắt làm tôi tớ, Thư Lão Ông liền bỏ số tiền nhậphọc của học trò mà ông đã dồn được trong hai năm ra chuộc,nhờ đó vợ chồng người kia khỏi bị ly tán. Trương LãoÔng ở tỉnh Trực Lệ, nhân gặp một người bị nợ khốn,phải đem cầm vợ con. Lão Ông liền bỏ số tiền mình dồnđược trong 10 năm ra chuộc, nhờ đó vợ con người kia đượcan toàn. Bỏ tiền cứu người như hai trường hợp trên thậtlà hiếm có, ít ai làm nổi. Những kẻ có tiền tài thế lực,họ làm công đức rất dễ, nhưng dễ mà không chịu làm ấylà người tự bao tự hãm, những kẻ nghèo hèn làm đượcphước rất khó, khó mà gắng làm ấy mới đáng quý.

Tuy những cơ hội giúp người thìvô kể, song ước tóm đại cương thì mười điều này khảdĩ gọi là lớn: 1. Chung với người làm lành; 2. Giữ tâmái kính; 3. Giúp người nên tốt; 4. Khuyên người làm lành;5. Cứu người nguy cấp; 6. Gây dựng lợi lớn; 7. Bỏ củalàm phước; 8. Hộ trì Chánh pháp; 9. Kính trọng tôn trưởng;10. Yêu tiếc sinh vật.

Chung người làm lành là thế nào?Ông Thuấn khi chưa làm vua, nhà ở bên đầm Lôi Trạch, nhânthấy những kẻ chài cá trai tráng thì đành chài ở chỗ đầmsâu, nước tụ nhiều cá, còn người già yếu phải chài ởchỗ nước cạn nước chảy phóng cá, ông Thuấn động lòngthương mới cùng họ đi chài. Hễ thấy người nào có tánhtranh giành, ông làm thinh không nói, còn thấy kẻ nào biếttương nhượng thì ông tán dương và bắt chước. Ông làmnhư thế suốt một năm, sau đó ai nấy đều noi gương ôngmà tương nhượng nhau để ai cũng được chài ở chỗ đầmsâu nước tụ. Ôi! Ông Thuấn là bậc minh triết, há lạikhông đủ lời để dạy kẻ khác sao, thế nhưng ông đã khôngdạy bằng lời mà lại đem thân ra làm để chuyển hóa. Thậtlà một cử chỉ cao thượng khó khăn vậy. Xem thế, bọn taở đời mạt thế cũng chớ nên ý chỗ mình hay mà lấn lướtngười, ỷ điều mình tốt mà làm khó dễ người, ỷ mìnhtài năng mà khốn ức người, hãy nên thâu liễm tài trí,làm như vụng về, thấy tội lỗi người thì bao dung che dấu,một mặt khiến họ cải đổi, một mặt họ húy kỵ khôngdám làm càn. Hoặc thấy ai có điều gì hay, điều gì tốtdù nhỏ dù lớn hãy nên hạ mình bắt chước và tán dươngphổ biến. Hằng ngày nói lời gì, làm việc gì chớ nên vịkỷ mà cốt để hay để khéo cho thiên hạ. Ðược vậy tứclà người có độ lượng, công bằng, lây thiên hạ làm mìnhnhư vị đại nhân vậy.

Sao gọi là giữ lòng ái kính? Cứxem bề ngoài thì khó biết ai là quân tử, ai là tiểu nhân,nhưng nếu xét thấu tâm can thì thiện ác đôi đàng cách tuyệtnhư đen trắng, thế nên xưa nay thường nói, quân tử sởdĩ khác người là do chỗ tồn tâm. Cái tâm mà người quântử bảo tồn là cái tâm yêu người kính người, vì ngườiquân tử thường nghĩ rằng dù ở đời có thân, sơ, quý,tiện, có kẻ trí người ngu, người bất tiếu, vạn vậtcó sai thù mặc lòng, xét kỹ đều là đồng bào, cùng ta nhấtthể, làm sao ta không kính yêu họ được. Hễ ái kính mọingười tức là ái kính Hiền Thánh, cảm thông ý chí mọingười tức như cảm thông ý chí Hiền Thánh. Sao vậy? Vìý chí Thánh Hiền không ngoài muốn cho đời cũng như ngườiđều đạt sở nguyện thân lẫn mạng, nên nếu ta hợp vớiý chí Thánh Hiền mà an định cho mọi người tức là ta đãlàm việc thay thế Thánh Hiền vậy.

Sao gọi là giúp người nên tốt?Ngọc ở trong đá, nếu không biết mà vất đi thì thành ngóigạch, biết mà dũa mài thì thành khuê chương, vậy hễ thấyai làm được việc lành, có chí tiến thủ, hãy giúp đỡkhuyên dụ họ mau thành tựu, cố gắng tán trợ duy trì, giảibày hơn thiệt, loại bỏ sàm láng ký thế nào cho họ nênngười tốt đẹp mới thôi. Thế thường người ta hay ghétkẻ khác không giống mình, người ác không ưa người lành,thế mà người ác bao giờ cũng nhiều hơn người lành, nênngười lành sống nổi giữa người ác là một điều rấtkhó. Vả người lành là người hào kiệt thường có ý chícương trực, không ưa trau chuốt bề ngoài, trong khi đó ngườiđời ít kẻ có kiến thức cao, nên những bậc hào kiệt lắmlúc lại dễ bị chê bai. Vì thế việc lành thường dễ hỏng,người lành thường bị chê, chỉ trừ người có lòng nhân,mắt trí mới dám thẳng thắn khuôn phi người có thiện tâmthiện chí, nên hạng người này cũng được công đức khôngít.

Sao gọi là khuyên người làm lành?Ðã sinh làm người ai chẳng có lương tâm, nhưng vì đườngdanh nẻo lợi ở đời d? làm cho vùi lấp, vậy khi cư xửcùng nhau hay tìm cách mở lời mê hoặc, khiến được giáctĩnh giữa chốn đêm trường, làm cho thanh lương trong vòngphiền não. Ông Hàng Dũ nói: dùng lời thì khuyên người đượcmột đời, làm sách thì khuyên người được trăm đời. Việckhuyên người làm lành ở đây đem so với việc cùng ngườilàm lành ở trên có phần sút kém, song theo bệnh cho thuốc,theo thời khuyên răn vẫn thâu được hiệu quả rất nhiều.Nếu khuyên người mà người không theo, hãy kiểm xét lạitrí tuệ và lời lẽ của mình để lo bồi bổ.

Thế nào là cứu người nguy cấp?Người đời ai chẳng trải qua những lúc hoạn nạn ngã nghiêng.Vậy khi gặp ai lâm cảnh ách nạn hãy xem như chính mình lâmnạn mà lo vội vã cứu trừ, hoặc lấy lời biện bạch anủi, hoặc dùng phương chước khôn ngoan giải trừ. Thôi Tiênsinh có câu: AÂn huệ không cần phải đợi lớn lao mới làm,chỉ cần cứu kịp người lúc cấp nạn là quý. Ðó thậtlà lời của kẻ có lòng nhân vậy.

Thế nào là gây dựng lợi lớn?Nhỏ thời trong một làng, lớn thời trong một ấp, một nước,hễ thấy việc có lợi thì lo hưng công, như khai rạch đàomương, hoặc đắp đê điều phòng vệ, hoặc xây cầu cốngtiện cho khách bộ hành, hoặc thí nước cơm giúp kẻ đóikhát. Cứ tùy duyên khuyến hóa, hiệp lực hưng tu, chớ nệhiềm nghi, chớ từ nhọc mệt.

Thế nào là bỏ của làm phước?Trong muôn hạnh của Phật day, hạnh bố thí đứng đầu. Bốthí là xả bỏ, đem cho. Kẻ đạt ngộ thì trong xả sáu căn,ngoài xả sáu trần, bất cứ điều gì cũng đều xả được,còn kẻ chưa đạt ngộ trước hãy tập xả thí tài vật.Người đời ai cũng lấy cơm áo nuôi sống, nên tiền tàicơm áo là điều tối trọng. Ai xả được tiền tài cơm áothì bên trong sẽ phá được lòng xan lẫn, bên ngoài cứu đượckẻ lâm nguy. Lúc đầu tuy làm miễn cưỡng, nhưng lúc sau thànhthói tự nhiên, và kết quả sẽ dũ sạch tính vị kỷ, pháthết tâm chấp lẫn keo rít sâu dày.

Thế nào là hộ trí Chánh pháp?Pháp là con mắt của muôn loại hàm linh. Pháp có chánh cótà, thiếu chánh pháp không thể nào tiến hóa cùng trời đất,dinh dưỡng thành muôn loài, thoát lý ngoài triền phược, vàan bài thế gian, đạt tới xuất thế. Thế nên thấy chùamiếu kinh sách Thánh Hiền, hãy đem lòng kính trọng tô bồi,và trên hết là phát tâm hoằng dương chánh pháp, báo bổPhật ân, là điều càng nên cố gắng.

Thế nào là kính trọng Tông trưởng?Ngoài Ông, Bà, Cha, Mẹ, Anh, Chị, phàm gặp người tuổi nhiều,đức lớn, vị cao, kiến thức rộng đều nên để ý kínhnhường. Ở nhà thì thờ cha kính mẹ với niềm thân ái nhuhòa, ra ngoài thì bất luận làm việc gì, chớ nghĩ không aibiết mà làm càn, khi đối xử người nào, chớ nghĩ chẳngai hay mà uy hiếp. Ai để ý một chút, tất thấy xưa nay nhữngkẻ trung hiếu, bao giờ con cháu họ cũng được xương hưng,thành người trung hiếu.

Thế nào là yêu tiếc sinh mạng?Người sở dĩ là người chỉ bởi có tâm trắc ẩn. Ngườicầu nhân chính là cầu cái tâm đó, người chưa đức cũngchính là chứa cái tâm đó. Sách Châu Lễ có câu: Tháng giêngtế lễ không dùng con nái làm vật hy sinh (con nái là con vậtmẹ đang nuôi con). Thầy Mạnh Tử nói: Người quân tử xachốn bếp núc, sở dĩ để bảo toàn tâm trắc ẩn. Vì thếcác bậc Tiên Hiền thường kiêng kỵ bốn thứ thịt khôngăn: nghe tiếng kêu con vật bị giết không ăn, thấy con vậtbị giết không ăn, vật mình nuôi dưỡng không lớn khôngăn, vật chỉ vì mình mà bị giết thịt không ăn. Kẻ thứcgiả hiền nhân ngày nay nếu chưa thể đoạn tuyệt nghiệpăn thịt, hãy gắng tập theo các điều này. Cứ như thế lầntăng trưởng từ tâm, chẳng những việc sát sanh nên kiêngkỵ đã đành, đến việc nấu tằm lấy tơ, bới đất sáttrùng cũng toàn là việc vì cơm áo nuôi mình mà giết lâyloài vật. Cho đến để ý đề phòng khi dơ tay cất chân đểkhỏi giết lầm vô số động vật. Cổ Thi có câu: thươngchuột thường để cơm, thương nga chẳng thắp đèn (Ái thửthường lưu phạn, lân nga bất điểm đăng). Ðó há khôngphải những cử chỉ biểu lộ lòng nhân ư?

Việc lành có vô cùng tận khôngthể kể hết, nhưng do mười việc trên đây suy rộng ra, muônđức đều bao quát trong đó.

* * *

4. Ðức khiêmhư

Kinh Dịch có câu: Thiên đạo thườnglàm khuy tổn chỗ dinh kiêu mà ích bồi nơi khiêm hư, địađạo làm biến cải chỗ dinh kiêu mà lưu nhận nơi khiêm hư,quỷ thần thường làm hại trừ chỗ dinh kiêu mà tăng phúcnơi kiêm hư, nhân đạo thường chán ghét chỗ dinh kiêu màưa chinh nơi khiêm hư. Thế nên trong một quẻ Khiêm mà sáuhào đều tốt. Kinh Thư nói: người tự kiêu tự mãn thườngbị nạn, kẻ khiêm nhượng hư tâm thường đắc ích. Tôitừng cùng bạn bè nghiệm thử, thường thấy kẻ hàn sĩ khisắp hiển đạt, bao giờ cũng có một lúc đức khiêm tốnhiện trên nét mặt.

Khoa thi năm Tân mùi, tôi cùng mườingười bạn ở huyện Gia Thiện đi thi, trong đó có anh ÐinhKính Vũ, người tuy trẻ mà rất có tính khiêm nhượng hưtâm. Tôi nói với anh Phí Cẩm Pha, thế nào khoa này anh ÐinhKính Vũ cũng đỗ. Anh Phí gạn lại: làm sao biết? Tôi đáp:chỉ người có đức khiêm hư mới được phước. Anh thửxem trong bọn mười người chúng ta có ai có tính khiêm nhượngbằng anh Ðinh Kính Vũ đâu? Có ai bị chơi chọc mà không đốitrả, bị chê bai mà không biện bạch như anh Ðinh Kính Vũđâu? Người có đức nết như thế, thế nào cũng đượctrời đất hộ độ, làm sao không phát được. Quả nhiênlúc treo bảng thấy có tên anh Ðinh đậu cao!

Năm Ðinh sửu tôi ở chung với anhBằng Dữ Chi tại Kinh đô, bỗng thây anh có phong độ khiêmtốn hư tâm khác hẳn tính tình hồi nhỏ. Bạn anh ta, ôngLý Tế Nham, là người cương trực mà thành thực, thưởngthẳng thắn chỉ lỗi anh ngay mặt, nhưng lúc nào cũng thấyanh bình tĩnh nghe theo chẳng hề thốt một lời cãi cọ. thấyvậy tôi nói thầm phước có phước hiện ra sau họa có họaphát ra trước, anh này quả có hư tâm khiêm tốn như thế,anh chắc chắn gặp được điều hay, thế nào anh ta cũng đậukỳ này. Sau quả thật đúng như lời tôi dự đoán.

Ông Trương Úy Nham người huyệnGiang Âm, học rộng văn hay, có nhiều tiếng tăm trong văn giới.Năm Giáp ngọ ông đến thi Hương tại Nam Kinh, nhân ở lạimột ngôi chùa. Khi treo bảng thấy không có tên mình, mớinổi nóng mắng nhiếc giám khảo là đồ lòa mắt chẳng trôngthấy văn mình. Một vị Ðạo nhân gần bên nghe thấy mỉmcười, Trương giận luôn vị Ðạo nhân.

Vị Ðạo nhân nói: Văn của tướngcông chắc không hay lắm.

Trương càng giận, nộ rằng: Ôngkhông thấy văn tôi, sao biết văn tôi không hay.

Vị Ðạo nhân nói: Tôi từng nghekẻ làm văn quý hồ tâm khí bình hòa, nay thấy tướng côngnóng giận mắng nhiếc lung tung, không có chút chí hòa khíthì văn hay vào đâu được.

Trương bỗng đổi giận, tỏ lòngkính phục và xin chỉ giáo.

Ðạo nhân nói: thi hỏng hay đậulà do mạng. Mạng không đậu thì dù văn hay cũng vô ích, vậyông cần để ý chuyển biến mạng mình.

Trương nói: đã là mạng thì làmsao chuyển biến được?

Ðạo nhân nói: tạo mạng do nghiệpxưa, lập mạng do nghiệp nay, nếu ông gắng làm việc thiện,dồn chứa âm đức, thì có phước gì mà không cầu được.

Trương nói: Tôi chỉ là một tênbần sĩ, làm sao làm được sự này.

Ðạo nhân nói: việc lành, âm đứcđều do tâm tạo, thường bảo tồn tâm đó thời công đứcvô lượng. Ngay như đức tính khiêm hư đâu phải mất tiềnmới làm được, thế mà ông không biết tự tỉnh để màlàm, lại giận trách quan trường dốt nát, phải chăng đóchỉ là tự ông không muốn làm chớ không phải không thểlàm?

Từ đó Trương để ý kiềm chếkiêu khí, ngày ngày tu nhân bồi đức. Năm Ðinh dậu, Trươngmộng thấy đi đến một căn phòng cao lớn, gặp được mộtbảng ký lục chuyện thi, thấy ở giữa có nhiều hàng bỏtrống không tên. Một người đứng bên nói: đây là bảngghi chép khoa thi năm nay. Trương hỏi: sao bỏ trống nhiều chỗkhông tên? Người ấy đáp: về việc thi cử cứ ba năm xétmột lần, hễ người nào chứa nhiều công đức, thì mớicó tên vào đó. Chỗ bỏ trống trong bảng ký lục này làtại trước kia người có công đức đáng đậu, sau vi phạmtội ác mà tên bị xóa đi. Cuối cùng lại thấy một dòngchữ rằng: người ba năm lại đây giữ thân cẩn thận, tênngươi có thể được điền vào bảng này, hy vọng ngươicố gắng. Quả nhiên khoa ấy, Trương được đậu thứ 105trên bảng vàng.

Lời xưa nói: Người có chí ởcông danh tất được công danh, người có chí ở giàu sangtất được giàu sang. Người có chí như cây có gốc. Khi đãlập chí phải thường nên tập tính khiêm hư, dè chừng mọiđiều hành động, được như thế tự nhiên cảm động đấttrời mà phúc đức đầy đủ nơi ta vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 5695)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 7112)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5494)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 4623)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6187)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9454)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 6872)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 16412)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5245)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567