Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. An tâm

17/11/201017:19(Xem: 8514)
10. An tâm

AN TÂM

Hàng năm khi nhữngngày đông ảm đạm giá rét trôi qua, bầu trời lại đượcsưởi ấm và trên những cành cây trụi lá đã nẩy lộc đơmhoa, lòng người theo đó cũng hớn hở đón xuân với bao niềmước vọng. Trong khung cảnh Minh niên đầy hân hoan, lòng ngườicon Phật lại thành kính hướng về Tam Bảo để cầu nguyện.

Trong đời sống không ai không khỏibất an trước bao nỗi lo toan phiền muộn, nên cầu an là điềuai cũng đều mong ước. Người ta cầu nguyện bằng nhiềucách, tùy ở niềm tin và nhận thức.

Nếu ai chưa thấm nhuần Chánh pháp,thì họ đi khấn vái am này đền nọ, hoặc cúng sao giảihạn đầu năm. Người thấm nhuần Chánh pháp không cho lốicầu nguyện ấy là thích đáng, là lợi lạc viên mãn. NgườiPhật tử nghĩ rằng: Duy chỉ đem tâm thành kính thanh tịnhtrang nghiêm trì tụng kinh chú trước ngôi Tam Bảo và vânglời Phật dạy làm những việc ích mình lợi người, bốthí phóng sanh để cầu cho thế giới hòa bình chúng sanh anlạc, thì sự cầu nguyện ấy mới đúng với Chánh pháp.

Sự an hay bất an được thể hiệnở trên hai lãnh vực là thân và tâm. Khi thân bị bệnh, bịđói khát, rét mướt, tai nạn, tật nguyền, bị tra tấn đánhđập v.v... đó là những bất an của thân. Khi tâm sầu muộn,bi ai, âu lo, sợ sệt, ân hận hay uất hận, giận hờn, bịcác phiền não của tham, sân, si chi phối đó những mối bấtan của tâm.

Ở đời cũng có những hạnh ngườisống hời hợt, chỉ biết tìm cầu sự an lành ở thể chấtqua sự đáp ứng cho những đòi hỏi như: ăn ngon, mặc đẹp,lắm của nhiều tiền, mong cho tai qua nạn khỏi, công thànhdanh toại, chứ ít khi nghĩ đến sự an lành cho tâm hồn, nênhọ thường thản nhiên để cho tham tâm khởi, si tâm, kiêucăng, ngã mạn khởi. Kết quả họ là phải chuốc lấy nhiềuphiền muộn, ray rứt ân hận đè nặng lên tâm thức hằngngày, hằng giờ, từng phút, từng giây không bao giờ nguôi.

Trong mối tương quan tương duyêngiữa thân và tâm quyện vào nhau thì những nỗi bất an hoặcsự an lành của thân và tâm khó mà trình bày một cách táchbạch. Hơn nữa, vấn đề cảm nhận còn tùy vào nhận thứcvà khả năng tu tập.

Trình bày một cách giản lược,thì sự bất an và an lành được tác động trên hai lãnh vựclà bên ngoài và chính tự trong ta.

Những cái bất an đau khổ từ bênngoài đưa đến, đó là sự bất an của hoàn cảnh, như bịtai nạn, bị đánh đập, tai trời vạ người. Muốn tránh,ta phải có những hành động thích ứng để đem lại an lành.Nếu bị bất an do đói rét, ta phải tìm công ăn việc làm,phải cần mẫn, làm việc có phương pháp để đem lại cơmno áo ấm. Khi thân nhuốm bệnh, ta phải điều trị, uốngthuốc, biết đi dưỡng và đề phòng.

Còn sự bất an chính tự trong talà những sầu, bi, khổ, ưu, não. Muốn tránh những bất anấy, ta phải trì tụng kinh chú, tức là trau dồi tâm ta bằngcách tu tâm dưỡng tánh, thực hành theo giáo lý của đứcPhật dạy. Như đau khổ vì tham tâm, ta cố gắng tu pháp mônbố thí. Quán rõ thật tướng của vạn pháp là vô thường,khổ, vô ngã cho lòng tham lắng xuống. Khi sân làm ta đau khổ,thì phải tu pháp quán từ bi, tu pháp nhẫn nhục, để đậptan ngọn lửa sân hận đang hừng hực đốt cháy từ tâm củata. Nếu đau khổ vì si mê tật đố, ta phải tu pháp quán nhânduyên, để nhận thức rõ ràng tất cả sự vật đều do nhânduyên giả hợp, là trống rỗng, là hư dối, chứ không phảilà chắc chắn như ta tưởng. Khi đã quán rõ được các phápnhư vậy, thì tự nhiên tâm bỉ thử, tật đố lắng xuốngnhường chỗ cho một nhận thức rộng rãi hơn, sáng suốthơn, không bị cái bỉ thử, tham lam chấp thủ làm điên đảo.

Giải trừ được sự tác độngcủa tham, sân, si trong tâm, đó là cách cầu an làm cho tâmhồn nhẹ nhàng trong sáng.

Ngài Thần Quang đến cầu xin TổBồ-đề-đạt-ma an tâm cho mình, cũng chính vì lẽ này.

Thần Quang là một cao tăng TrungHoa, sau khi mệt nhọc lặn lội tìm đến gặp Tổ Bồ-đề-đạt-mađang ngồi lặng nhìn vách tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn,âncần tha thiết van xin Tổ giải thoát nổi thống khổ ray rứtcủa lòng mình, nhưng Tổ vẫn yên lặng, lầm lì thản nhiênmột cách tàn nhẫn. Thần Quang không nản chí, đứng suốtđêm giữa tuyết với đôi mắt long lanh, hoài vọng. Tổ cảmthấy động lòng, liền hỏi:

- Ngươi đến đây để cầu việcgì?

Thần Quang rưng rưng nước mắtvội thưa:

- Bạch Thầy, tâm con không an, xinThầy an tâm cho.

- Người hãy đem tâm ngươi ra đây,ta an cho.

Thần Quang sửng sốt một hồi lâu,rồi thưa tiếp:

- Bạch Thầy, con kiếm tâm mà chẳngthấy đâu cả.

Tổ đáp:

- Ðó, ta đã an tâm cho người rồiđó (Vô môn quan).

Ðây là một cách an tâm thâm thúynhất trong muôn vàn cách an tâm mà đức Phật đã dạy, đượcghi lại thành văn và không thành văn. Nếu ai có một tâm hồntha thiết cầu an tâm và biết tiếp thu thấu đáo pháp an tâmcủa đức Phật thì chắc chắn cũng được an tâm như ngàiThần Quang.

Vậy vấn đề cầu an không phảichỉ một mực cầu an thân mà bỏ mất sự cầu an nơi tâmhồn. Nếu thân không có tâm thì đó là một đống thịt,một xác chết. Cho nên, thể xác được an lạc khi có sựcảm nhận ấy của tâm thức, và cấp độ an lạc cũng tùythuộc vào sức mạnh của tâm thức. Như có người dù bệnhnhẹ, nhưng tâm hồn yếu đuối, khiếp nhược thì nỗi khổđau của cơn bệnh sẽ tăng gấp bội. Và ngược lại, ngườibị bệnh nặng, nhưng với tâm thức bình tĩnh sáng suốt,có ý chí vững mạnh, không giải đải buông xuôi, thì nỗikhổ đau của cơn bệnh cũng được giảm thiểu. Với sứcmạnh của tâm hồn, tức là tâm an lạc, có tác động làmvơi đi những khổ đau ở thân xác.

Ở đời thường có hai hạng ngườisống theo hai lối sống thái quá: - Có hạng chỉ chú trọngcưng dưỡng thân xác, tạo an lạc cho thân xác bằng sự thỏamãn những ham muốn nhục dục. Lại có hạng quá khổ hạnhbằng sự tiết chế tất cả những nhu cầu tối thiểu vàtự hành hạ thân xác. Ðó chỉ là những lối sống khôngtrung đạo, thiếu cân bằng mà ngày xưa đức Thế Tôn đãtừ bỏ và cấm các đệ tử thực hành.

Trong bài pháp Tứ đế đầu tiêncho năm vị Tỷ-kheo, câu mở đầu Ngài dạy rằng:

Có hai thái cực cần phảitránh xa:

- Thái cực thứ nhất là sống xahoa trụy lạc vật dục, đó là lối sống thấp hèn, khôngđưa đến giải thoát, cần phải tránh.

- Thái cực thứ hai là sống épxác khổ hạnh, nhịn ăn nhịn mặc, chịu đói chịu rét, đứnggiữa trời, nóng lạnh hành hạ, thì đó cũng là lối sốngtà vạy không đưa đến giải thoát, cần phải tránh.

Ðức Phật khuyên cần phải tránhxa hai lối sống ấy để tu hành mới đưa đến giải thoát.Như vậy Ngài không phủ nhận đời sống về thể xác, nhưngNgài cũng không tán dương cái lối sống tham đắm vật chất,chỉ biết chú trọng đến thân mà không chú trọng đến tâm.Lời dạy của đức Phật nhắc nhở cho tất cả ai muốn đitrên con đường an lạc, thì trước nhất phải có lối sốngquân bình, chứ không phải bỏ ăn, bỏ làm, ghét bỏ củacải hoặc phung phí của cải, nhưng phải biết sống khôngsay mê vật chất, không say mê theo đời sống dục lạc, xahoa, không tìm hạnh phúc, không chôn vùi cuộc đời vào cầnsa thuốc phiện, chén rượu sòng bạc. Ðức Phật đã bỏquốc thành, thê tử đi xuất gia là dạy cho chúng ta bài họcđó. Nhiều tiền chưa hẳn có hạnh phúc, chức trọng quyềncao chưa chắc có hạnh phúc. Các yếu tố vật chất chỉ lànhững phần phụ thuộc, còn cái hạnh phúc chân thật bao giờcũng chính là trong lòng chúng ta.

Khi lòng ta khởi tham lam do bị tiềncủa chi phối, bị quyền lợi danh vọng chi phối, thì tấmlòng của ta trở nên hẹp hòi ích kỷ, khi đã ích kỷ thìnó không thể trải rộng để hứng lấy những hạnh phúccao thượng, chân thật được. Bởi vậy, trên bước đườngtu tập cầu giải thoát an lạc, người Phật tử phải chútrọng tu tập cả hai mặt thể xác lẫn tâm hồn. Với thểxác luôn luôn phải biết tri túc, cần có cơm đủ no, mặcđủ ấm, cần đủ những tiện nghi tối thiểu mà không nênhưởng thụ tham đắm vật chất tức là phải sống quân bìnhkhông để rơi vào hai thái cực như Phật đã dạy. - Vớitinh thần, phải giữ cho tâm hồn luôn luôn được trong sáng,được rộng rãi. Người Phật tử càng biết mở rộng từbi tâm, càng diệt trừ được chấp thủ, tham ái thì càngcó hạnh phúc chân thật. Khi tâm hồn không trong sáng nhiềutham đắm thì dù ở trên vàng trên bạc họ vẫn không cholà đủ, vì còn mong cầu là còn khổ. Hạnh phúc chỉ đếnvới những tâm hồn biết tiết chế, có đạo đức cao cả,có tu tập theo giáo pháp đức Phật, sống trong sáng, hướngthiện, sống vô tham, biết đủ như trong kinh Di Giáo đã dạy:"Người nhiều ham muốn, nhiều tham cầu lợi dưỡng nên khổnão cũng nhiều. Người biết đủ tuy nằm dưới đất màvẫn lấy làm an vui, người không biết đủ, dù ở thiên đườngvẫn không vừa ý".

Chúng ta nhìn lên gương chư Tổđức, quý ngài có đời sống vật chất rất đơn sơ, đạmbạc, thế mà tâm hồn quý ngài rất tự tại, rất khoan khoái,rất an nhiên vui vẻ. Không hề thoáng những nét cau có, giậnhờn hoặc buồn rầu. Vì sao như vậy? Bởi vì tâm hồn củaquý ngài đã lướt trên tất cả những tầm thường củađời sống thế gian, đời sống của tham lam ích kỷ. Quýngài đã làm chủ được tâm, điều phục được tâm, đểtâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi tham, sân, si,nên đối trước hoàn cảnh nào quý ngài vẫn tự tại an vui.Ðúng là "Tâm bình thế giới bình, tâm xuân vũ trụ xuân".

Cho nên Phật đã dạy: "Tự tạivới tâm, tự tại với pháp". Thường chúng ta chỉ đi tìmsự an bình trong thế giới hiện tượng, tìm nguồn vui trongvũ trụ vật chất luôn chuyển biến vô thường, nên chúngta chỉ nắm bắt được những bào ảnh an lạc. Và chính cáilạc ấy lại là nhân của cái khổ, nhân quả quả nhân, mãivận hành, trong quá trình sinh tử.

Có một hôm, đức Thế Tôn ngồimột mình trên đám cỏ, một người đi qua thấy vậy liềnhỏi:

- Sa-môn Cù-đàm có sầu muộn haysao mà ngồi một mình cô độc thế?

Ðức Phật trả lời:

- Ta mất gì mà Ta sầu muộn?

Ông ta lại hỏi:

- Nếu không sầu muộn thì chắclà Ngài hoan hỷ, mà hoan hỷ thì sao lại ngồi cô độc mộtmình?

Ngài lại trả lời:

- Ta được gì mà Ta hoan hỷ?

Người đó ngạc nhiên hỏi lại:

- Không sầu muộn thì hoan hỷ, khônghoan hỷ thì sầu muộn. Ngài không hoan hỷ, không sầu muộnlà nghĩa làm sao?

Ngài trả lời rằng:

-Hoan hỷ chỉ đến với ngườicó tâm sầu muộn, sầu muộn chỉ đến với người có tâmhoan hỷ. Ta đã dứt bỏ nguồn gốc của sầu muộn rồi, chonên Ta không sầu muộn, cũng không hoan hỷ. Tâm ta không daođộng.

Qua lời dạy ngắn gọn, nhưng hàmchứa một ý nghĩa thâm sâu vô cùng, giúp ta soi rọi vào thựctế cuộc đời để thấy rằng: hoan hỷ là điều ngườiđời mong muốn, và chỉ đạt sự mong muốn qua sự nắm bắt,chấp thủ, như mong cho được trúng số độc đắc, mong sựước muốn tìm cầu của cải vật chất, như vậy thì cáihoan hỷ đó là những hoan hỷ đi đến với người có tâmthiếu thốn và sầu muộn, và sau hoan hỷ đó chắc chắn lànhững sầu muộn âu lo của mất mát. Như người vừa trúngsố thì sung sướng vô cùng nhưng liền sau đó không khỏilo sợ bà con biết sẽ đến xin, đến mượn, hoặc bị mất,hoặc bị cháu con tranh giành làm mất hòa khí gia đình. Nếucố giấu không cho ai biết thì cũng phập phồng sợ ngườita biết.

Tham cầu là một nỗi khổ, khi thànhđạt là một sự hoan hỷ, rồi mất mát lại là một nỗikhổ. Sầu muộn rồi hoan hỷ, hoan hỷ rồi sầu muộn cứnối đuôi nhau mãi.

Có người đang cồn cào vì cơnđói, đang khổ vì đói, nếu ai đem cho ổ bánh ma thì họrất sung sướng, rất hoan hỷ. Thế là hoan hỷ đi đến vớingười có tâm sầu muộn.

Có người trong ngày Tết mặc chiếcáo đẹp, đang hoan hỷ trong chiếc áo đẹp, bỗng bị mộtkẻ tinh nghịch ném pháo làm áo bị rách, loang lỡ làm ngườiấy tức tối, sầu muộn, như vậy là sầu muộn đi đôi vớingười có tâm hôn hoan hỷ.

Cuộc đời chúng ta cứ mãi diễnđi diễn lại, hoan hỷ rồi sầu muộn; sầu muộn rồi hoanhỷ. Ngày qua tháng lại. Suốt cả cuộc đời mãi loanh quanhở trong cái vòng, cái tâm lượng của chúng sanh phân biệt,so đo nhơn ngã mà có như thế.

Ðức Phật, Ngài đã dứt hết nguồngốc chấp thủ, tức là diệt hết nguồn gốc của khổ đau.Ngài luôn hoan hỷ, một sự hoan hỷ không tạo nên bằng tiềntài danh vọng, chức quyền mà là một sự hoan hỷ đã dứtsạch nguồn gốc khổ đau, tức dứt sạch vô minh, tham ái,chấp thủ. Bởi vậy, Ngài dạy: "Ta không hoan hỷ cũng khôngsầu muộn". Nhưng chính cái không hoan hỷ không sầu muộntrong đối đãi ấy, mới là một sự hoan hỷ không thể diễnđạt bằng cái quan niệm so sánh, bỉ thử của nhị nguyên,của người trúng số đầy mong cầu và tham đắm.

Cái hoan hỷ của đức Phật đượctạo nên bằng trí giác ngộ, bằng tâm từ bi, lòng hỷ xả,đó là sự hoan hỷ vi diệu, vĩnh cửu. Một sự hoan hỷ phátxuất từ nội tâm của một người tu tập đã tự tại vớinguồn tâm. Ðó là sự hoan hỷ không bị ai cướp mất vìkhông phải giành của ai mà có được, nhưng lại ban bố chotất cả.

Cho nên, hễ học Phật, chúng tacố gắng xây dựng niềm hoan hỷ, an lạc bằng những côngphu tu tập, trưởng dưỡng từ bi, khơi sáng nguồn tri giác,thì sự hoan hỷ an lạc đó đằng sau không nhuốm bóng dángsầu muộn, sợ hãi.

Người có tu tập là người hiểubiết tâm, khi tham tâm khởi, sân tâm khởi, tâm kiêu mạn khởi,v.v... thì phải điều phục tâm, chế ngự tâm để trở thànhtự tại, tâm giải thoát. Ðược thế, thì trước bất cứmột hoàn cảnh nào cũng được tĩnh giác, tâm không bị chiphối. Ðã thế, ta lại còn chủ động, biết sử dụng mọiphương tiện, mọi đối cảnh, để phục vụ những mục đíchcao đẹp. Làm chủ được đời sống cả vật chất lẫn tinhthần là cách sống an lạc, tự tại giải thoát.

Là người Phật tử còn sống trongtương quan giữa cuộc đời, chúng ta cần phải có tiền, cầncó cơm ăn, áo mặc, cần có mọi tiện nghi cần thiết trongcuộc sống. Song cũng phải cần có từ bi hỷ xả, cần cótrí tuệ, có bố thí, trì giới v.v...

Thực hiện lời Phật dạy đểxây dựng bản thân và xã hội tốt đẹp là cách cầu an đầunăm thiết thực nhất, đem lại an lạc cho nhiều đời, hiệntại cũng như tương lai.

Chúng ta tụng kinh, lạy Phật cũngchỉ với mục đích trưởng dưỡng thiện tâm và tiến dầnđến giải thoát tâm vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 6005)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4400)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3140)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4381)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3874)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4420)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6086)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11504)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4247)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3812)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]