Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Đạo lý luân hồi

17/11/201017:12(Xem: 6263)
9. Đạo lý luân hồi


ÐẠOLÝ LUÂN HỒI

(Lược dịchKinh Kiến Chánh)

Một hôm Phậtở tại Tinh xá Kỳ Hoàn nơi thành La Duyệt Kỳ. Trong lúc gầnngọ, Ngài cùng năm trăm vị Tỷ-kheo, một ngàn vị Bồ-tátvà Ưu- bà-tắc, bưng đồ cúng dường đi ra ngoài thành LaDuyệt Kỳ, bỗng gặp cây đại thọ tên là Cau Hương, cánhlá xum xuê, cây to gốc lớn, hoa trái tươi tốt đỏ hồng,chứa chất một mùi vị thơm ngọt dưới gốc cây bằng phẳng.Phật muốn dừng lại đây lót lá mà ngồi. Hàng đệ tửtùy tùng vâng theo ý Phật, sửa chỗ cho Phật ngồi, rồi ainấy cũng đều ngồi quanh Ngài.

Tronghàng đệ tử, có một vịTỷ-kheo tên là Kiến Chánh, người mới nhập đạo tu hành,nhân trong tâm có chỗ nghi hoặc: "Phật thường nói có đờisau nhưng từ loài vật cho đến loài người, khi chết rồichưa từng ai trở lại báo tin cho biết việc ấy như thếnào cả?" Ông liền đem điều ấy bạch Phật, Phật nhân đấybảo cho các đệ tử rõ, bằng những điều chứng minh, thídụ như sau:

- Gốc đại thọ này, vốn từ mộthột giống và nhờ các trợ duyên: đất, nước, gió, lửamà nó được to lớn, tàng cây có thể che một số ngườinhư thế này. Truy nguyên thời kỳ hột giống thì không thấycó nhánh, lá, hoa, trái gì cả, nhưng gặp đủ nhân duyên tứđại, nó nứt mầm, nẩy nhánh, sanh hoa, kết trái dần dầnthành một cây to, tàng che một khoảnh đất rộng. Ban đầunó chỉ gọi là hột, hột sinh mầm, mầm sinh nhánh, nhánhsinh lá, lá sinh hoa, hoa sinh trái, trải qua nhiều giai đoạn,thay đổi triển chuyển mới thành cây đại thọ, đối vớihột giống không phải một mà chẳng phải khác, có danh nhưngchẳng phải thường danh. Nó đã trở thành cây đại thọ.Có thể nhóm tất cả hoa, trái, nhánh, lá, cành, gốc kia lạilàm hột giống khi xưa được không?

- Không thể được - Lời các đệtử đáp - Chúng đã biến chuyển thì không thể trở lạiđược nữa. Một ngày một mục nát, hột giống trở thànhmầm, nhánh v.v... Cứ vậy càng sanh càng đủ, tuy không bịtiêu mất, nhưng cũng không thể trở lại hột giống như xưa.

- Sanh tử cũng thế, thần thứclà pháp duyên khởi, pháp ấy là si (vô minh), do vô minh sanhtham ái. Vô minh in như hạt giống. Hột giống tuy nhỏ mà trưởngthành cây đại thọ, vô minh tuy ẩn vì mà gây thành nhiềuhiện tượng nhân duyên sai khác. Các hiện tượng nhân duyênđều do thức tâm xuất hiện. Từ vô minh sanh ra thọ, thọsanh ái, ái sanh thủ, thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanhlão tử, hợp lại là Mười hai nhân duyên, làm bản thể chothân này. Ðã có thân thì có ngày già, chết. Khi ấy thầnthức tùy theo hạnh nghiệp tắt dần, mà sanh thành một xácthân khác, cũng có cha mẹ, cũng thọ hình thể, cũng sanh lụctình, cũng khởi tập nhiễm cũng chịu khổ vui, cùng theo phongtục, nhưng không thứ nào trở lui như cũ, thì chẳng làm saobiết được quá khứ. Người ta chỉ một mặt theo kiến thứcmới, bảo là thực đó, là thường còn, rồi cố chấp theonhững điều tri kiến đó, nên không biết rằng: đời trướcvà đời sau do thần thức chuyển đi theo hạnh nghiệp mà pháthiện ra vậy.

Thần thức đã chuyển đi, lạinhờ có cha mẹ, làm trợ duyên sanh ra hình thể mới, bị khuônkhổ theo lục tình, tập nhiễm, khổ vui, phong tục, không thểtrở lại đời cũ, cũng không thể trở lại thân hình cũtập quán cũ, kiến thức cũ, như cây đại thọ không thểtrở lui hột giống của ngày trước.

Sau khi nghe Phật dạy, Tỷ-kheo KiếnChánh đứng dậy, quỳ thẳng bạch Phật: "Ngu ý của đệtử vẫn chưa trừ giải. Giờ đây chính là lúc đệ tử tỏbày chỗ ngu si, ngưỡng mong đức Thế Tôn thương xót chỉdạy cho đệ tử. Ðệ tử từ khi nhỏ đến giờ gặp ngườichết không phải là ít: hoặc cha mẹ, anh em, vợ chồng, nộingoại, hoặc bằng hữu đang thương yêu nhau, hoặc kẻ oánthù đang ghen ghét nhau mà sau khi chết, thần thức họ vẫnkhông trở lại gặp mặt trả lời cho biết ai sướng ai khổthế nào cả. Tại sao vậy? Thần thức bị điều gì làm cáchngại mà họ không trở lại hiện báo cho người sống biết?Mong đức Thế Tôn giải bày phân biệt để cho chúng đệtử đoạn trừ nghi kiến, sớm thấy lẽ thật".

- Này Tỷ-kheo! Thần thức kia khônghình trạng khi chuyển đi thì tùy theo hạnh nghiệp mà pháthiện. Nếu người ở đời làm phước, thần thức phướcđức chuyển sang đời khác, cũng còn không thể trở lạihiện báo cho biết được, huống chi là kẻ hung ác. Vì sao?Vì như nhà kỹ sư nấu đá cho chảy để tìm thiếc, khi đãthành thiếc rồi lại đúc làm các khí cụ, những khí cụđó có thể khiến nó trở lại đá được không?

- Thưa không.

- Thần thức di chuyển, ở tạithân trung ấm, ví như đá đã lọc thành thiếc: từ trung ấmthay đổi, thọ sanh thân khác, như thiết đã đúc thành khícụ. Hình thể đã thay đổi tiêu ma, không trở lại thân cũđược.

Những ai tu hành năm điều thiện(năm giới) họ sẽ được bẩm thọ thân người, họ sẽcó cha mẹ, và bị sáu thứ ràng buộc:

1. Ở tại trung ấm, khôngthể trở lại kiếp xưa.
2. Bị bó buộc trong bào thai.
3. Khi sơ sanh bị ép bức đau đớnquên hết dĩ vãng.
4. Rớt xuống đất, các kiến thứctrước đều mất, sanh ra kiến thức mới.
5. Sanh ra rồi liền tham trướcvật dục, vì tham trước nên kiến thức cũ bị gián đoạn.
6. Lần lần khôn lớn, tập theokiến thức mới, chứ không nhớ lại kiến thức xưa.
- Các đệ tử: Ví như người kháchbuôn, đi khắp bốn phương, gặp đủ điều vui khổ. Khi nhớnhững điều ở một quận ấp về phương Ðông, thì họ khôngcòn nhớ gì về ba phương kia nữa. Trong đường sanh tử cũngvậy. Trong đời này tạo tác hạnh nghiệp rồi sanh qua đờikhác. Khi đã thọ thân khác, liền sanh kiến thức mới, chonên kiến thức cũ không phát hiện ra.

Bởi sáu việc ấy chằn trói ngănngại, nên không biết lại đời cũ và báo tin cho ai.

- Hoặc như người thợ gốm, nungđất làm đồ, do sức lửa đốt, miếng đất trở thành tấmngói, ta có thể khiến tấm ngói ấy trở lại cục đất đượckhông?

- Thưa, không thể được.

- Hoặc như một cây đại thọ bịngười ta đốn xuống, cưa xẻ, làm thành trăm thứ đồ dùng.Nếu có người muốn nhóm góp những đồ vụn vặt và cáctấm gỗ đã bị cưa, làm lại cây đại thọ như trước đượcchăng?

- Thưa, không được.

- Hoặc như người thợ nấu cátthành ra sắc hồng, rồi lại thành sắc trằng mà hóa ra nhưnước. Ta có thể khiến sắc hồng ấy trở lại cát đượckhông?

- Thưa, không được.

- Sanh tử cũng như thế, ngườichưa có đạo ý chưa có đạo nhãn, khi thân chết, thần thứcbiến hóa theo hạnh nghiệp, thọ sanh thân khác, trong nhữngđời khác, họ bị bưng bít trong bào thai, trong kiến thức,trong tập tánh mới rồi, thì họ không thể nào biết lạiđời trước được.

Hoặc như nước đựng trong hìnhtròn, thời nước thành tròn, đổ sang đồ vuông thời nướclại thành vuông. Tùy theo đồ đựng, mà nước phải thay hìnhđổi dạng, tùy theo tướng trạng lớn nhỏ, tròn vuông. Sanhtử cũng như thế. Thức tâm vốn không có hình thể nhấtđịnh, chỉ tùy theo hành vi thiện ác mà lãnh thọ báo thân.Có trắng, đen, dài, ngắn, khổ, vui, lành, dữ, đều là sựbiến đổi hiện hành theo hạnh nghiệp cả. Như tâm thứccủa chúng ta khi ở đời đã gây điều phi pháp, nên bị đọalàm súc sanh, mất tự do trong khổ sở, làm sao biết lại đờitrước mà báo tin cho ai hay.

Hoặc như con sùng, sinh ở trong đất,không kêu, không có cánh, nhưng đúng thời tiết nó hóa thànhcon ve, ở trên cây kêu suốt ngày không ngớt. Ta có thể bảocon ve ấy trở lại với thân hình con sùng đặng báo tin chocác con khác ở trong đất biết được không?

- Thưa không được. Con sùng đãbiến đổi, rời âm để sống trong dương khí, thân hình thayđổi dần cho đến ngày chết đi, hoặc bị chim chóc bắtăn thịt, chứ không thể trở lại thân sùng được.

- Sanh tử cũng vậy. Thân này chếtrồi, thần thức di chuyển, thọ sanh thân mới, bị ngũ ấmngăn che, nào kiến thức, nào tập tánh, đều đổi mới trongmột hoàn cảnh khác, cho đến ngày tiêu mòn già chết, chứkhông thể trở lại thân hình cũ với kiến thức cũ, báotin cho ta biết.

Hoặc như miếng thịt sống, đểlâu ngày hôi hám hóa sanh trùng giòi. Muốn nó trở lại thànhmiếng thịt tươi được không?

- Thưa, không được.

- Sanh tử cũng vậy. Người thếgian, tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, khi họ chết,thần thức di chuyển, đọa làm thân địa ngục, súc sanh,ở cảnh giới mới lạ, sự thấy biết khác với ngày trước,lại bị lưới, tội buộc ràng, không biết được ngày xưa,nên cũng không trở lại báo tin cho ta hay được.

- Hoặc như đêm tối không trăng,mọi vật ở trong hắc ám. Giá như có người trong trăm ngànvạn người xem mọi vật trong đêm tối ấy, họ có thể biếtđược màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng không?

- Dù ức triệu người xem trong đêmtối, cũng chẳng thấy được gì, huống chi là biện biệtnăm màu sắc.

- Nếu có người cầm đuốc soisáng, bảo cho họ xem, họ có thể thấy được không?

- Có thể thấy được.

– Nếu có người ngu không cầmđuốc, đi vào chỗ tối, càng đi càng xa, càng tối, khi ấyhọ muốn thấy năm sắc được không?

– Người ngu đã xây lưng vớiánh sáng mà đi vào chỗ tối, họ đi xa không bao giờ thấymàu sắc được cả.

- Các đệ tử ! Chúng sanh ở trongđường sanh tử tối tăm cũng như thế. Từ loài người chođến loài vật, hễ đã mang thân hình, ngu si mờ ám, khôngcó đạo hạnh, không hiểu được nguồn gốc thân tâm, chưacó tuệ nhãn mà vội mong biết đến thần thức qua lại thọsanh trong đường sanh tử, lui về báo tin chẳng khác nào ởtrong đêm tối muốn thấy năm sắc. Trái lại, nếu biết họckinh trì giới, tu hành 37 món trợ đạo Bồ-đề, giữ gìntâm ý thanh tịnh, là họ như người cầm đuốc sáng thấyrõ năm sắc. Người nương theo giáo pháp đức Phật, có thểbiết đường sanh tử và cảnh giới thiện ác mà thần thứcđã qua lại. Ngoài ra những người không thấu rõ thân tâm,ngược bỏ kinh giới, theo dòng trần tục, tự ý buông lung,đoạn diệt thật pháp, lòng không tin tưởng thực hành Phậtpháp, kẻ ấy như người vác đuốc đi vào chỗ tối, càngđi càng mù mờ không trông thấy gì cả.

- Các đệ tử ! Các Ông chớ thuậntheo tâm ý ngu si, kiếp phược mà nghi ngờ đạo lý chân chínhthanh tịnh. Nếu thuận theo tâm ý ngu si, các người khó tránhkhỏi cảnh giới tối tăm, đọa đày thống khổ. Ta đã cóý dẫn dụ giải bày rành rẽ, vậy các Ông hãy siêng năngphụng hành, đừng bao giờ quên.

- Các đệ tử! Người đời chỉdùng mắt thịt mà thấy những việc trong hiện tại, nhưngkhông thể thấy trước đây mình từ đâu đến, và sau khigià chết, bước sang đời sau, thọ một thân hình khác cũngkhông biết lại những việc ngày nay. Vì sao? Vì mỗi lầnsống chết, thần thức chuyển dịch theo 12 Nhân duyên mà trong12 Nhân duyên, ngu si là chủ yếu mà tối tăm, nên một lầnthay đổi khó biết lại việc cũ. Như đem tấm vải trắngnhuộm thành các màu xanh, vàng, đỏ, tím, tấm vải đã bịnhuộm không thể trở lại như cũ được. Sanh tử chuyểndịch cũng như thế. Thức tâm không có tánh thể thường nhật,nó bị nhuộm theo hạnh nghiệp mà thay đổi mãi. Vả tâm ýcủa chúng sanh thường tưởng niệm mọi pháp trong một đờingười, lòng nghĩ muốn về những điều lành dữ báo ứngrất nhiều, hễ các niệm mới sanh thì niệm cũ diệt, màtrong đường sanh tử chỉ ngu si là thường hơn cả. Ai muốnhiểu nguồn gốc sanh tử qua lại, hãy cố gắng tu luyện thântâm, thâm nhập thanh tịnh, suy nghĩ nguồn gốc mọi pháp, thìcó thể khai ngộ như thức giấc ngủ.

- Các đệ tử! Thần thức bị điềusi ám trong việc thiện ác, nên hễ chết rồi lại sanh vớinhững thân hình sai khác. Không hạnh nghiệp thiện ác là khôngthọ sanh, như lửa gặp củi thì còn, củi cháy hết thì không;ý thức không thành vì thiện ác thì cũng không còn có hìnhthức gì vậy.

- Hoặc như gương mở không thểsoi thấy gì được. Bức gương thức tâm bị hỗn trượcngăn che, chuyển di sanh tử, đầy dẫy thảm khốc sợ hãi,và bị dắt dẫn theo sự họa phúc tai ương cũng vậy, chẳngsoi thấy việc trong đời cũ. Như ao nước đục, dẫu có cátrạnh trong đó, vẫn không làm sao trông thấy. Ở trong sanhtử hỗn loạn, bị mọi điều ưu tư bưng bít nên hễ mộtlần chuyển sang kiểu khác, là quên mất đời cũ. Như ngườinhắm mắt đi trong đêm tối hoàn toàn chẳng trông thấy gì.Người đi trong đêm tối sanh tử trôi theo dòng họa phúc,phải cam chịu mừng vui, khổ não, không thể biết lại việccũ trong kiếp trước.

- Các đệ tử! Ta lấy tuệ nhãnthanh tịnh soi thấy một cách rõ ràng, hết thảy chúng sinhqua lại sanh tử trong vòng ba cõi, khác nào nhìn sợi chỉ tronghột ngọc thủy tinh, lưu ly, xanh vàng đều trông thấy rõ.Và như nước trong, có thể nhìn thâu đáy tất nhiên thấyrõ các loài thủy tộc trong ấy. Phật dạy chúng sanh sốngchết trong năm đường, như người đứng trên cầu lớn, thấyrõ tất cả hành khách qua lại trên cầu. Hoặc như đứngtrên núi cao, nhìn thấy cả bốn bề xa gần, Phật ý cao viễn,Ngài thấy mọi loài chúng sanh tử cũng vậy.

Các ông nếu tùy theo lời chỉ dạycủa Như Lai, thì biết rõ sanh tử trong muôn ngàn kiếp. Thựchành 37 pháp trọng yếu là: 4 món Niệm xứ, 4 món Chánh cần,4 món Thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 món Giác ý, 8 món Chánh đạo,để trừ bỏ sự nhơ xấu nơi tự tâm, diệt trừ ba độctham, sân, si, cắt đứt mối nghi ngờ, khai hóa trí thức thanhtịnh, như chư Phật, là có thể biết được việc quá khứvị lai.

- Các đệ tử! Người đời làmnhững điều thiện ác, chết rồi đều có sự báo đáp lạicả. Nhưng không ai biết được là vì chưa có ba thứ tịnhnhãn. Bị ngăn ngại theo lục căn, nhìn với con mắt thịt,cứ làm theo những việc xấu xa ô trược, đắm đuối trongchỗ ngu si, chuyển hóa theo dòng sanh tử, bị xác thân chướngngại, nên rời việc cũ xây việc mới, không thể biết cósự báo đáp tùy theo hạnh nghiệp ấy. Chứ ở đời, có sựthọ phước, thọ ương hoặc tương lân, tương ố lẫn nhau,đó chính là sự thật, chứng nghiệm việc báo tin của hạnhnghiệp quá khứ vậy.

Người đời bị trói buộc trongsự nghi ngờ, sanh ra từ chỗ ngu si, không chút hành vi thanhtịnh, mà muốn biết việc đời trước cùng những hiệu quảbáo ứng, họ khác nào kẻ không tay muốn viết, không mắtmuốn trông. Vì cớ đó Phật ra đời, giảng bày kinh đạo,mở mang tâm ý mọi người. Ai là kẻ muốn biết rõ và cảihoán nhân quả hưởng thọ của mình trong đường sanh tử,hãy tùy theo Phật giáo, thực hành đạo pháp, trau dồi trítuệ, điều chỉnh tâm ý, luyện tập thiền quán, thì đềucó hiệu quả được cả.

- Các đệ tử! Thần thức có danhkhông hình, tùy hành vi thiện ác và bốn món tứ đại làmthể chất. Lúc mới sanh thân nhỏ, sau căn chưa đủ, kiếnthức hẹp hòi, hiểu biết cạn cợt, đến khi khôn lớn, đủcả sáu căn, thức tâm huân tập thêm những điều ái dục,càng ngày càng nhiều, cho đến ngày suy yếu, bốn đại tiêumòn, thức tâm không còn minh mẫn, sáu tình giảm ít. Chỉtrong một đời hiện tại mà vô thường thay đổi, sau khônggiống trước, kiến thức khi trẻ như bị quên hết với tuổigià, huống chi nhiều đời cách biệt, thai ấm ngăn che, chưađược đạo ý, tà hạnh mê lầm, mà mong biết sau khi chếttrở lui báo tin. Mong biết việc trước như vậy, khác nàokẻ xâu kim trong đêm tối, tìm lửa trong nước mà thôi.

Vậy các đệ tử! Hãy siêng năngthực hành, kinh giới, thẩm tư nguồn gốc sanh tử: từ đâulại và sẽ về đâu? Nhân gì mà có sự qua lại? Duyên gìmà phải sanh tử? Suy xét cho kỹ tự tánh các pháp vô ngã,thì mọi việc điều nghi ngờ nhất thời tự giải.

Phật nói kinh này rồi, năm trămTỷ-kheo và Ưu bà tắc đều được kiến đạo, và các hàngBồ-tát đều được bất thối tam muội. Tất cả đứng dậy,nhiễu quanh Phật ba vòng, lễ Phật sát đất, lễ xong, theoPhật trở về tinh xá.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 9646)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 7143)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 8661)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 9071)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 6841)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 6808)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 10017)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 5070)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 9929)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 11290)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567