Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Gia chủ hỏi Pháp

17/11/201017:11(Xem: 5913)
8. Gia chủ hỏi Pháp

GIACHỦ HỎI PHÁP

Phật tử nghiên cứuvà học hỏi giáo lý của đức Phật là cốt tìm một phươngpháp giải thoát và an lạc cho chính mình. Cũng như ngày xưa,khi đức Phật còn tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đếnvới Ngài là để cầu sự chỉ giáo của Ngài, hầu mong đemlại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui.

Kinh Tăng Chi Bộ tập IIIA ghi lạirằng:

"Một hôm, một vị cư sĩtại gia đệ tử của Ngài tên là Dìghajamnu (Ðầu gối dài)đi đến Ngài, đảnh lễ và bạch rằng:

- Bạch đức Thế Tôn, chúng conlà những người gia chủ, đang hưởng thọ các dục, sốnghệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa phấn sáp,lãnh thọ vàng bạc; bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết phápcho những người như chúng con, thuyết như thế nào để phápấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiệntại và hạnh phúc an lạc cả trong tương lai".

Ngày nay, các Phật tử tại gia trongthời đại chúng ta, dù không nói ra những điều thầm kíntrong tâm tư của mình, nhưng có lẽ cũng ôm ấp một hoàibảo tương tự, ấy là, làm thế nào để với tư cách làmột tại gia cư sĩ, còn thọ hưởng dục lạc, có đượcmột đời sống hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và cảvề tương lai?

Mặc dù vị thương gia Dìghajamnu(Ðầu gối dài) này sống với dục lạc thế gian, nhưng ôngnhận thấy những tài sản vật chất chỉ giúp cho ông đượcsống, chứ không giúp cho ông được an lạc. Ông sống trongvòng vây giữa quyến thuộc vợ con đầy đủ, danh vọng tràntrề, tài sản sung túc, nhưng tâm tư còn trĩu nặng nhữnglo âu sợ hãi, tham lam thù hận, ước vọng thèm khát khôngbao giờ dừng nghĩ, ông nghĩ rằng ông không bao giờ có đượcan lạc. Ông cầu mong đức Phật dạy cho ông một phương phápđể đem lại cho đời sống tại gia như ông một cuộc sốngan lạc và hạnh phúc lâu dài. Ông cư sĩ ấy còn nhấn mạnh,trong khi vẫn thụ hưởng dục lạc thế gian, chứ không phảixuất gia, sống đời sống khất thực như các vị Tỷ-kheo.

Ðó là một lời thỉnh cầu rấttha thiết và chân thành, đồng thời cũng là một viên đáthử vàng đối với đạo Phật. Ðạo Phật với một lòngtừ bi vô hạn, với một nền giáo lý siêu việt, nhưng liệucó giúp ích gì cho đại đa số con người đau khổ, còn lănlóc trong thế gian hay không?

Câu trả lời của đức Phật sauđây cho chúng ta thấy rằng, đức Phật đặc biệt chú trọngđến đời sống của người tại gia cư sĩ biết là dườngnào.

I. Bốn phápđưa đến hạnh phúc, an lạc cho hiện tại.

Ðức Phật dạy cư sĩ Dìghajamnurằng: "Này Cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc vàan lạc ngay trong hiện tại". Thế nào là bốn?

- Ðầy đủ sự tháo vác,
- Ðầy đủ sự phòng hộ,
- Làm bạn với thiện,
- Sống thăng bằng điều hòa.
1. Này Cư sĩ, thế nào là "đầyđủ sự tháo vác"?

Nghĩa là tại gia cư sĩ dù làm nghềgì cũng cần phải tinh xảo, siêng năng không biết mệt mỏi,biết suy tư tìm hiểu, biết phương tiện hành động đểvừa tự làm và điều khiển người khác làm cho có lợi íchvà đạt hiệu quả kinh tế cao.

2. Thế nào là "đầy đủ sựphòng hộ"?

Nghĩa là những tài sản do tháovác siêng năng mà thu hoạch được, do mồ hôi đổ ra đúngpháp tìm được, thì phải khéo giữ gìn phòng hộ, để chokhỏi bị vua tịch thâu, bị trộm mang đi, bị lửa đốt,bị nước trôi, bị con cái hư hỏng phá tan.

Ðây là những lời dạy rất thiếtthực, vì hàng tại gia không như hàng xuất gia khất thựcđể sống, họ còn nhiều bổn phận đối với cha mẹ, vợcon quyến thuộc nên cần phải có một nghề nghiệp sinh sốngchính đáng để làm ra của cải. Muốn thế cần phải siêngnăng, tinh xảo trong công việc và nghề nghiệp của mình. Nếukhông siêng năng tháo vác thì sẽ bị lôi cuốn vào nhữngviệc bất chính, làm rối loạn xã hội chỉ vì đồng tiềnkhông do mồ hôi đổ ra. Mỗi khi tiền của do bất chính tạora không do sức mình thì tiền của vật chất ấy là tiềncủa phi pháp, nó sẽ bị vua chúa tịch thu. Vậy cách giữgìn của cải vật chất khỏi bị vua mang đi là phải có nghềnghiệp chính đáng. Những tài sản nào do mồ hôi kiếm đượcmột cách khó khăn thì phải lo đề phòng, chớ để cho cáctai nạn như lửa, nước, trộm cướp và nhất là con cái bấthiếu phá hoại.

Trong xã hội xưa cũng như nay, cónhiều gia đình giàu có mà vì quá thương con, sự giáo dụclỏng lẻo, để con cái hư hỏng phá của không thương tiếcvào những cuộc vui vô bổ như cờ bạc, rượu chè say sưa...,làm cha mẹ như vậy là dung dưỡng cho những kẻ bất lươngphá cửa, làm hại cho gia đình, xã hội và cả quốc gia nữa.Khi đã phá tán tài sản của cha mẹ hết rồi, chắc chắnsẽ đi vào phá làng, phá xóm, làm hại mọi người. Bởi thế,đức Phật dạy có của, có tiền thì phải lo phòng hộ, đừngđể lọt vào những trường hợp trên. Nghĩa là ngoài việclàm giàu chính đáng do sức lao động của mình ra, cần phảichú trọng đặc biệt đến sự giáo dục con cái cho cẩn thậnđể đưa nó vào đời, tạo dựng cho con cái một cuộc sốnghạnh phúc hầu góp phần vào sự giàu mạnh cho xã hội.

3. Thế nào là "làm bạn vớithiện"?

Nghĩa là tại nơi mình sinh sốngtrong làng hay trong thị trấn, có những gia chủ hay con traigia chủ có giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ trítuệ và có lòng bố thí thì nên làm quen, nói chuyện, thảoluận với họ. Từ những người đầy đủ lòng tin, hãy họctập lòng tin. Từ những người đầy đủ giới đức, hãyhọc hỏi giới đức. Từ những người đầy đủ bố thíhãy học hỏi bố thí. Từ những người đầy đủ trí tuệ,hãy học tập trí tuệ. Ðó là làm bạn với thiện.

Trong ba lời dạy trên, hai lời dạyđầu là dạy làm ra của cải vật chất và cách giữ gìnnó. Lời dạy thứ ba là lời dạy về pháp tài, tức là củacải tâm linh thuộc về tinh thần. Áp dụng nó trong cuộc sốngthì các cư sĩ theo Phật khỏi bị mang tiếng, bị người chêcười là có của mà vô lương. Vậy người tại gia cư sĩphải trau dồi Phật pháp để có những ngôn ngữ, hành động,ý nghĩ, phù hợp với giáo lý và trở thành Phật tử lợiđạo ích đời.

4. Thế nào là "sống thăng bằngđiều hòa"?

Nghĩa là khi làm ra của cải cầnphải chi dùng một cách thích ứng, không quá phung phí mà cũngkhông quá bỏn xẻn. Nếu trong sự tiêu dùng hàng ngày, sốxuất quá số nhập sẽ dẫn đến phá sản và mất thăng bằngtrong cuộc sống. Ngược lại, chi tiêu quá bỏn xẻn, nhữngviệc cần chi không dám chi, không dám tiêu dùng, thì sẽ trởthành người nô lệ của cải. Người làm chủ của cải vậtchất thì được sống an lạc, trái lại, bị vật chất làmchủ chi phối thì đó là nô lệ lại cho của cải, sẽ gâyra khổ sở. Làm chủ vật chất là thế nào? Là khi cần tiêuvào việc chính đáng thì phải tiêu, không cần tiêu thì giữlại. Tóm lại người bị của cải làm chủ là người cótiền mà cứ giữ bo bo, thậm chí đến việc tiêu dùng chobản thân cũng không dám, nói gì đến gia quyến vợ con vàbố thí cho người khác.

Như vậy sống thăng bằng có nghĩalà không phung phí, cũng không nên bỏn xẻn. Phật dạy bốnnguyên tắc để sống thăng bằng điều hòa là:

1. Không đam mê sắc dục;
2. Không đam mê rượu chè;
3. Không đam mê cờ bạc;
4. Không giao du với kẻ ác.
Nếu đóng bốn cánh cửa ấy lại,thì tài sản sẽ không bị thất thoát, gia chủ sẽ đượcsống an lạc.

II. Bốn phápđưa đến hạnh phúc, an lạc cho tương lai

Phật dạy làm bạn với thiện làđể trau dồi lòng tin, tăng trưởng giới đức, học tậpcách bố thí và trau dồi trí tuệ. Ðó chính là bốn điềuđể sống an lạc trong tương lai.

a. Thứ nhất, đầy đủ lòngtin.

Phật tử quy y Tam Bảo là thựchiện đầy đủ lòng tin.

b. Thứ hai, tăng trưởng giớiđức.

Phật tử thọ giới là thực hiệnđầy đủ giới đức. Là Phật tử mà không giữ gìn giớihạnh, hành động tà vạy, không xứng đáng với lời dạycủa Thế Tôn, thì dù có xưng là Phật tử cũng không phảilà Phật tử. Cho nên đầy đủ giới đức mới xứng đánglà con Phật.

c. Thứ ba, là học tập bố thí.

Bố thí là hạnh đầu tiên mà đứcPhật dạy cho chúng ta thực hành. Con người vì lòng tham đứngđầu nên gây mọi tội ác. Muốn điều phục nó thì phảibố thí. Bố thí là san sẻ vật chất, khả năng, công lực,hiểu biết, tình cảm, giáo lý... là những điều mình cómà người khác không có. Một nụ cười với người đangsợ hãi cũng là một sự bố thí. Bố thí cao nhất là mởrộng lòng, mở rộng tâm tư. Nếu chỉ biết thu mà không biếtchi thì người ấy là người bỏn xẻn, ích kỷ. Nếu xã hộichỉ gồm những người như vậy, thì xã hội ấy không cóhạnh phúc. Một gia đình ai cũng nghĩ đến bản thân, thìgia đình ấy không có an lạc. Bố thí trước hết là dứtlòng tham, dứt tính bỏn xẻn và đặc biệt là dứt lòng ganhtị. Khi có của, có quyền, có danh... mà họ muốn bố thísan sẻ thì người đó phải làm như thế nào? Khi được ngườitrân trọng, thì mình phải đối lại bằng đức khiêm cung,thì đó cũng là hình thức bố thí. Bố thí như vậy chẳngnhững tạo được hạnh phúc cho người mà còn làm an lạccho chính mình. Bởi thế, không phải chỉ có tiền của mớilà bố thí được mà nên hiểu rộng ra rằng ai có thân, cótâm là có thể bố thí được cả. Nếu trong tâm mọi ngườiđều luôn luôn nghĩ đến bố thí, thì sự đua tranh, ganh tỵ,tham lam, bỏn xẻn sẽ giảm bớt rất nhiều.

d. Thứ bốn, trau dồi trí tuệ.

Phật tử là con của đấng Ðạigiác. Ngài đã chứng ngộ được thực thể vũ trụ, hiểubiết tâm tánh chúng sanh, nên Ngài giáo hóa phù hợp với đủmọi căn cơ và trình độ của các hạng chúng sanh. Chúng sanhnhờ đó mà nuôi lớn tâm hồn. Phật tử là con của đấnggiác ngộ mà còn quá vô minh thì thật là không xứng đáng,do đó mà cần phải trau dồi trí tuệ. Phật dạy: "Mọi sựtuần hoàn trong nhân duyên nhân quả". Nghe như vậy, chúng tacần phải suy xét ra như thế nào? Nghe là văn tuệ, suy xétlà tư tuệ. Văn tuệ là nghe, nhưng nghe cho đúng, nghe phảicó đầu có đuôi. Có người đi nghe thuyết pháp về, có aihỏi thì lại chỉ biết trả lời: Hay lắm mà tôi không nhớhết. Vậy cần phải ghi nhớ mỗi khi một ít, để tư duyrồi tu tập theo đó, tức là tu tuệ. Tu tuệ là thực hànhgiáo lý bằng kinh nghiệm bản thân của mình. Qua thực hànhvăn, tư mà tu mới thấu hiểu lời đức Phật dạy mà tu tậpmới có kết quả.

Ngày xưa có một lần Phật đi quađồng ruộng, có Tôn giả A-nan theo hầu. Bỗng Ngài đưa taychỉ vào một bụi rậm bảo: Ðộc xà, A-nan! Tôn giả A-nannhìn vào cũng nói: Ðại độc xà, Thế Tôn!

Tình cờ một nông phu đi sau nghelén, bèn vào xem là cái gì, anh ta khám phá một hủ đầy vàngròng, vô cùng mừng rỡ thầm bảo: nghe đồn Thế Tôn là bậcNhất thiết trí, cái gì cũng biết mà đây là vàng, Ổng lạibảo là rắn độc! Anh liền khiêng vàng về, tạo mãi nhàcửa, ruộng đất, xe cộ. Xóm giềng thấy anh lâu nay nghèokiết xác, ăn bữa hôm lo bữa mai, nay bỗng dưng phát giàu,thì không khỏi nghi ngờ, nên họ lên trình quan. Quan gọi lêntra hỏi và về nhà lục xét, lấy hết vàng bạc châu báuvà bắt anh bỏ tù. Ngồi trong ngục tối, anh mới thấm thíalời Phật dạy, tưởng là từ nay sẽ được ăn cao lươngmỹ vị, thì ngược lại bị giam đói. Tưởng từ nay sẽđược nhà cao cửa rộng, hóa ra lại nằm trong ngục, cảmkích lời Thế Tôn dạy, anh ta kêu to: "Ðộc xà, A Nan! Ðạiđộc xà, Thế Tôn".

Quan giữ ngục nghe, hỏi lý do, anhkể đầu đuôi câu chuyện rồi kết luận: Giờ phút này ởtrong tù, tôi mới tỉnh ngộ, mới tin hiểu lời Phật dạythật sâu xa vô cùng!

Nghe câu chuyện trên, không dễ gìngày nay chúng ta là Phật tử, chúng ta đã tỉnh ngộ, tin theolời dạy của đức Thế Tôn. Giả sử một mai đẹp trời,đi giữa đường gặp một thỏi vàng như vậy, chúng ta cómang về không? Chắc cũng mang về. Cho nên lắm lúc ngườiđời bảo Phật dạy không thực tế, viễn vông! Hàng Phậttử, chúng ta cần phải nhận thức cho rõ, có phải lời Phậtdạy là chí lý không? Hay chẳng qua vì lòng tham của chúngta còn nặng, nên chúng ta không làm ngơ được?

Nhưng khi chưa nghe lời Phật dạythì chúng ta sử dụng vàng một cách khác, nhưng khi đã ngherồi thì chúng ta sử dụng nó một cách khác. Nghĩa là chúngta phải biết học cách bắt rắn như trong kinh Xà Dụ có dạy,nếu bắt đằng đuôi nó sẽ ngoái đầu cắn lại. Nếu dùngnạn chặn đầu đè xuống rồi mới bắt thì sẽ không bịrắn cắn. Ở đây, điều đáng nói là đừng vị kỷ khi sửdụng. Tất cả mọi cái vị kỷ điều xấu xa, trái lại nhữngviệc vị tha đều tốt. Nếu chúng ta đem vàng về mà làmviệc vị tha thì đó là chúng ta biết cách bắt rắn, khôngbị rắn cắn. Suy rộng ra, không những vàng mà mọi chuyệnkhác cũng đều như vậy. Nếu thiếu trí tuệ thì chúng talàm sao hiểu hết lời thâm thúy của đức Phật. Nếu cótrí tuệ thì anh nông dân đã không vào tù. Vàng mà Thế Tônbảo là rắn độc, có người không tin thì không khác gì hômnay đạo Phật nói đời là đau khổ, vẫn có người khôngtin.

Nếu không có trí tuệ thì chúngta sẽ như anh nông phu nói rằng: Thật viễn vông, ở đờicó nhiều thứ vui đáng để thưởng thức lắm như xem xi-nê,nghe tân nhạc, xem cải lương, xem video... bao nhiêu chuyện vuinhư thế sao lại nói đời là đau khổ! Nhưng có biết đâurằng cái vui đó là vui trong đau khổ?

Có trí tuệ là có nhận thức, biếtđược sự việc trước khi nó xảy đến, chứ không phảichờ nó xảy ra rồi mới biết. Trí tự giác là một ngọnlửa sáng từ trong tâm, khiến cho chư Phật và Bồ-tát, Tổsư thấy ngay được chân lý không cần thầy dạy. Ðó cũnggọi là vô sư trí, vô sư tự ngộ hay tự giác thánh trí.Nhưng đó cũng là kết quả tu tập, công phu thực hành lâuđời lâu kiếp mới có được.

Ðã là Phật tử mà lấy tà làmchánh, không biết phân biệt phải trái hay dở thì không phảilà người có trí tuệ và dễ trở thành mê tín dị đoan,tin theo tà sư ngoại đạo. Ðó là điều thứ tư mà Phậtdạy cho hàng cư sĩ tại gia phải trau dồi trí tuệ để đượchạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Trong cuốn "What the Buddha taught" củaHòa thượng Tiến sĩ W. Rahula, có nhận xét: -"Những ngườinghĩ rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những lý tưởng caosiêu, tư tưởng triết lý và đạo đức siêu phàm, và khôngkể đến lợi ích xã hội và kinh tế của con người, làsai lầm. Ðức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc con người.Ðối với Ngài, không thể có hạnh phúc mà không sống mộtđời sống trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đứcvà tâm linh. Nhưng Ngài biết rằng sống một đời như vậyrất khó trong những điều kiện xã hội và vật chất khôngthuận".

Phật giáo không xem hạnh phúc vậtchất như một cứu cánh: nó chỉ là một phương tiện đểđến một cứu cánh - một cứu cánh cao quý hơn. Nhưng đấylà một phương tiện rất cần thiết, cần thiết để hoànthành một mục đích cao hơn cho hạnh phúc nhân loại. Bởithế Phật giáo công nhận sự cần thiết của một vài điềukiện vật chất tối thiểu thuận tiện cho sự thành côngcủa tâm linh - ngay cả đối với một Thiền sư thiền địnhtrong một nơi cô tịch nào.

Ðức Phật không xét đến sự sốngmột cách tách biệt ra ngoài bối cảnh kinh tế và xã hội.Ngài nhìn đời trong toàn diện, trong tất cả mọi phươngdiện xã hội, kinh tế và chính trị của nó. Những lời dạycủa Ngài về những vấn đề đạo đức, triết lý và tâmlinh đã được khá nhiều người biết đến. Nhưng ngườita biết rất ít, nhất là ở Tây phương, về giáo lý củaNgài trong những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị.Tuy vậy có rất nhiều bài giảng của ngài bàn về nhữngvấn đề ấy rải rác khắp các bản kinh văn cổ xưa củaPhật giáo. Ta hãy lấy chỉ một vài thí dụ: Kinh Chuyển luânThánh vương Sư tử hống (Cakkvattisìhanàda-sutta, Trường bộkinh, Dìghanikàya) số 26, nói rõ rằng sự nghèo khó (dàliddiya)là nguyên nhân của vô đạo và tội ác như trộm cắp, tàvạy, bạo động, thù hằn, độc ác v.v... Những vị vua chúangày xưa, cũng như các chính phủ ngày nay, cố đàn áp tộilỗi bằng hình phạt. Kinh Kùtadantasutta cùng thuộc bộ ấygiải thích sự vô ích của hình phạt, nói rằng phương phápấy sẽ không bao giờ thành công. Thay vì vậy, đức Phậtđề nghị rằng, muốn diệt tận gốc các tội lỗi, thì cầnphải cải thiện điều kiện kinh tế của con người: cầnphải cung cấp cho tá điền và nông phu hạt giống và phươngtiện trồng trọt khác, vốn phải được cung cấp cho nhữngthương gia và những người buôn bán; lương hướng thích đángphải được trả cho những người làm công. Khi mọi ngườiđều được cung cấp những cơ hội để kiếm được mộtlợi tức đầy đủ họ sẽ bằng lòng, không sợ hãi lo âuvà do đó xứ sở sẽ thanh bình và không có các tội lỗi.

Bởi vậy, đức Phật thường dạynhững cư sĩ tại gia tầm quan trọng của sự cải thiện điềukiện kinh tế. Ðiều này không có nghĩa Ngài tán đồng sựtích trữ tài sản với lòng khao khát và ràng buộc, vì nótrái ngược với giáo lý Ngài, và cũng không phải Ngài tánđồng bất cứ phương tiện sinh nhai nào. Có vài nghề thươngmãi như sản xuất và mua bán khí giới bị Ngài cấm chỉ,xem như là những phương tiện sinh sống không chân chính nhưta đã thấy trước đây.

Ðôi khi đức Phật còn đi vào nhữngchi tiết về để dành tiền bạc và tiêu dùng, chẳng hạnnhư khi Ngài bảo thanh niên Sigàla rằng anh ta nên dùng 1/4 lợitức vào sự tiêu pha hàng ngày, một nửa lợi tức để đầutư vào việc kinh doanh và để riêng 1/4 phòng khi nguy cấp.

Một hôm đức Phật bảo Cấp Còộc (Anàthapindika) một thương gia danh tiếng, một trong nhữngđệ tử tại gia thuần thành nhất của Ngài đã lập cho Ngàitu viện Kỳ-đà (Jetavana) hữu danh ở Xá-vệ (Sàvatthi) rằngmột cư sĩ sống đời thường nhật, có bốn thứ hạnh phúc:

- thứ nhất là thụ hưởngsự bảo đảm về kinh tế hay tài sản đầy đủ kiếm đượcbằng những phương tiện chính đáng (sở hữu lạc - atthi-sukha);
- thứ hai là tiêu dùng tài sảnấy một cách rộng rãi cho chính mình, cho gia đình bà con,bè bạn và trong những việc công đức (thọ dụng lạc - bhoga-sukha);
- thứ ba là không có nợ nần (vôtrái lạc - anana-sukha);
- thứ tư là sống một đời trongsạch, không phạm những điều ác trong ý nghĩ, lời nói hayhành vi (vô tội lạc - anavajja-sukha).
Ở đây ta phải chú ý rằng trong bốnthứ này, ba thuộc về kinh tế, và cuối cùng đức Phật cònnhắc cho thương gia ấy biết rằng hạnh phúc về kinh tếvà vật chất thì không "đáng một phần mười sáu" của hạnhphúc tâm hồn phát sinh từ một đời sống không lỗi lầmvà lương thiện.

Qua những ví dụ kể trên, ta cóthể thấy rằng đức Phật xem sự thoải mái về kinh tếlà cần thiết cho hạnh phúc con người, nhưng Ngài không côngnhận sự tiến bộ là chân thật nếu nó chỉ thuần vậtchất, không có một nền tảng đạo đức và tâm linh. Trongkhi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn luônnhấn mạnh đến sự phát triển đạo đức và tâm linh đểkiến tạo một xã hội hòa bình an lạc. (Trí Hải dịch, Tuthư Ðại học Vạn Hạnh xuất bản 1974).

Tóm lại, đức Phật dạy cho ngườitại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phònghộ của cải bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện vàsống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc chotương lai, đời sau là: Lòng tin, giới đức, bố thí và trítuệ. Có đủ tám điều như vậy, thì giờ phút nào, ở đâu,chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những lợi íchcho chính mình mà còn lợi ích cho nhiều người khác nữa.Cho nên Phật tử muốn hộ trì Chánh pháp phải cần có trítuệ thì việc làm mới thành tựu viên mãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2010(Xem: 15998)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 8177)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 6978)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 5504)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 9804)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 11166)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 9570)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 10290)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 8698)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 5505)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567