Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Định mệnh trong Phật Giáo

17/11/201017:08(Xem: 9292)
5. Định mệnh trong Phật Giáo

ÐỊNHNGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO

Ðịnh mệnh và địnhnghiệp là hai vấn đề thường được các nhà bình giảngtruyện Kiều nêu lên khi đọc những câu:
"Bắt phong trần phảiphong trần,
Cho thanh cao mới được phầnthanh cao".
Hay:
"Ðã mang lấy nghiệp vàothân,
Cũng đừng trách lẫn trời gầntrời xa".
Rồi cho đây như là tư tưởng chủđạo của truyện Kiều, là năng lực chi phối suốt cuộcđời Kiều, để suy rộng ra cũng có nghĩa là năng lực chiphối suốt cuộc đời của mọi người. Nếu chỉ nhìn vộibên ngoài, thì người ta không khỏi cho rằng thuyết địnhmệnh "Bắt phong trần phải phong trần" hay theo thuyết địnhnghiệp "Ðã mang lấy nghiệp vào thân, đều có cùng một sựthể chỉ cho các năng lực chi phối cuộc đời con người,bắt sao chịu vậy, con người phải bó tay nhận lãnh, khôngcóquyền can dự thay đổi. Do đó đã không ít người đinh ninhrằng định nghiệp cũng như định mệnh, có đúng vậy không?Ở đây cần phải duyệt lại xem Ðịnh mệnh là thế nào?Định nghiệp là thế nào?

Chắc có nhiều người đã thấyrõ, định mệnh là một mệnh lệnh thiêng liêng, một sứcmạnh vô hình từ đâu không rõ, nó đặt định cho con ngườinày thế này, người kia thế kia, phải sao chịu vậy, tựmình không có thể nào can dự thay đổi. Rõ như trong Trungvăn đại tự điển giải thích: "Ðịnh mệnh giã thần tiênđịnh chi mệnh giả". "Ðịnh mệnh là mệnh do thần quy địnhtừ trước". Như vậy định mệnh là một sức mạnh từ bênngoài áp đặt bắt buộc con người phải tuân theo thứ tự;mình là vật thụ động hoàn toàn, không thể cưỡng lạiđược. Con người hoàn toàn không tự do, "Bắt phong trầnphải phong trần". Con người chỉ như một chiếc bóng mờnhân ảnh như người đi đêm bởi con quay búng sẵn lên trời!

Còn định nghiệp là sao? Ðịnhnghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như địnhmệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặtbão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể cónhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là mộtquy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con ngườikhông phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con ngườichủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệpnhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệpquả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắtkhe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tựcon người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất didịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến vàchuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của conngười.

Nghiệp là nhân, báo là quả. Chúnglại gọi là nghiệp báo. Nghiệp báo là một định luật luânlý đạo đức.

Nguyên nhân của sự không bình đẳnggiữa xã hội loài người là gì? Vì sao người này lại sinhtrưởng trong cảnh xa hoa, mà bẩm tánh ngu dốt, người nọthì bị chìm đắm trong cảnh nghèo khó mà bẩm tánh thôngminh, người thì vừa nghèo vừa chậm chạp, kẻ nọ đã giàulại lanh lợi? Có người suốt cuộc đời làm gì cũng gặptrắc trở, có người làm gì cũng thông suốt? Vì sao ngườinay là bậc Vĩ nhân Thánh thiện, người kia là kẻ điêu trását nhân? Người này là một nghệ sĩ tài ba, nhà toán học,nhạc sĩ từ khi mới lọt lòng, người kia sinh ra đã mù điếcquè quặt? Người này vừa trông thấy đã có cảm tình, ngườikia vừa trông thấy đã khó chịu?... Ðối với những sựsai khác không bình đẳng này, cần phải có một hoặc nhiềunguyên nhân hay chỉ là một sự ngẫu nhiên hoàn toàn? Khôngmột thức giả nào lại cho rằng sự không bình đẳng nàychỉ là một sự may rủi mù quáng hay là sự ngẫu nhiên tìnhcờ. Tất cả sự hưởng thụ của một người nào cũng vậyđều do vì nguyên nhân, và nguyên nhân này có thể ra ngoàisự hiểu biết tầm thường của chúng ta. Cái nguyên nhânchính đáng vô hình của những hiện tượng hữu hình có thểkhông ở trong hiện tại mà ẩn núp trong một quá khứ gầnhay xa.

Nếu hạn cuộc trong phạm vi tươngđối của các giác quan, có thể rằng những sự sai khác bấtbình đẳng này chính do nguyên nhân của sự di truyền và hoàncảnh. Nhưng sự di truyền và hoàn cảnh dù có thể thuộctrong sự sinh hoạt đến mấy cũng không đủ để cắt nghĩanhững sự sai khác nhỏ nhiệm giữa người và người. Vídụ vì sao những anh em sinh đôi về hình thể rất giống nhaulại được nuôi dưỡng trong một hoàn cảnh như nhau mà tínhtình, tư tưởng, học thức, cuộc đời, lại trái ngượchẳn nhau. Theo đạo Phật, tất cả những sự cách biệt saikhác, không những do chỉ sự di truyền, hoàn cảnh chung quanhvà của thức ăn uống mà thâm sâu cốt tủy nhất là do nghiệplực của tự mỗi người. Nói cách khác, do gia tài chúng tahưởng thụ từ những nghiệp chúng ta đã tạo ra ở quá khứvà tạo ra từng giây từng phút trong hiện tại cộng lại.Chúng ta chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc hay sự đaukhổ của chính chúng ta (cá nhân và tập thể) thiên đườnghay địa ngục đều do ta tạo nên. Tóm lại, chúng ta là kếttinh của tất cả những nghiệp do chúng ta đã gây ra.

Theo đạo Phật, nghiệp không phảilà nguyên nhân duy nhất, nhưng là nguyên nhân chủ yếu củamọi sự sai biệt trên cõi đời này. Nếu đời sống hiệntại hoàn toàn do nghiệp quá khứ của chúng ta quy định chiphối, ta không có một chút quyền gì can dự thay đổi, thờinhư vậy nghiệp cũng tương tự như định mệnh, thiên mệnh,và vấn đề tự do ý chí chỉ còn là một hư danh. Ðời sốngtrở thành hoàn toàn máy móc, thụ động. Ðức Phật khôngbao giờ dạy một lý thuyết nghiệp khó khăn cố định nhưvậy. Theo Hòa thượng Narada Mahathera (Tích Lan, "Ðức Phậtvà Phật Pháp") dẫn từ bộ luận Abhidhamavatara có năm Niyamashay là năm môn loại hoặc năm luận, thường chi phối trongcảnh gi?i vật chất và tinh thần:

1. Uta Niyama (Vật chất luận):thuộc các vật chất không có cơ quan, như những hiện tượngthời tiết, vận chuyển, những nguyên nhân của gió mưa, sứcnóng v.v...

2. Bija Niyama (Chủng nhân luận):thuộc các loại cơ quan (hữu cơ) như các mầm giống, câycỏ... Ðịnh lý khoa học về tế bào và về chủng tử, sựtương đồng giữa anh em sinh đôi có thể thuộc loại này.

3. Kamma Niyama (Nhân quả luậnhay Nghiệp luận):thuộc loại hành động và quả báo.Như những hành vi thiện ác phát sinh quả báo tốt xấu cũngthiết thực như nước tìm sự thăng bằng của nước, nghiệpcũng tìm đến kết quả tất nhiên của nó. Không phải dướihình thức một sự thưởng phạt nào mà chỉ là một liêntục đương nhiên theo luật nhân quả, như sự tàn diệt củagì sinh nở, sự phản ứng của các giác quan trước một kíchđộng.

4. Dhamma Niyama (Danh thực luận):thuộc về phân loại các nguyên tắc như những hiện tượngthiên nhiên phát sinh khi một vị Bồ-tát ra đời hay khi vịấy nhập Niết-bàn. Sự hấp dẫn, sức chuyển vận và nhữngđịnh lý tương tự của trời đất v.v... có thể thuộc loạinày.

5. Citta Niyama (Tâm trí luận):phân loại của tâm trí hay là của những định lý, sự vậnchuyển hay sự sinh diệt của tâm thức. Tất cả hiện tượngvề tâm lý học đều thuộc loại này. Sự giao cảm, sự phảnứng của nhận thức, sự tiên liệu, thiên nhãn thông, thiênnhĩ thông, tha tâm thông đều bao trùm bởi định lý này. Tấtcả hiện tượng về tâm lý, vật lý hay luân lý đều cóthể do một hay nhiều trong năm phân loại này cắt nghĩa.

Nhưng nghiệp là gì? Tiếng Pali:Kamma, tiếng Phạn: Karma, có nghĩa là hành vihayhànhđộng. Tất cả những hành động cố ý của một sinhvật dù thuộc về thân, hay miệng hay ý đều gọi là nghiệp.Còn những hành động không cố ý thì không đủ sức gâyra quả, nên không gọi là nghiệp. Ðây để ngoài những hànhđộng của các đức Phật và A-la-hán, vì rằng các Ngài đãthoát ly ngoài sự thiện ác và đã dứt sạch nguồn gốc củanhững thiện ác đó, tức là những dục vọng và chấp ngã.Bởi vậy, khi ý chí buông lung thời các hành vi về thân, miệng,ý đều không được kiểm soát chặt ch?, mà bị sa ngã vàođiều tội lỗi, chìm đắm; khi ý chí được kiểm soát chặtchẽ thời các hành vi về thân, miệng, ý được hướng dẫnđi vào con đường trong sáng, lợi lạc, từ đó nâng dầnlên đến khi trở thành những hành vi thuần thiện bắt nguồntừ trí tuệ vô ngã, thì đây thuộc về nghiệp vô lậu, khôngđưa đến quả báo trong vòng luân hồi mà đưa đến cảnhgiới Niết-bàn an lạc giải thoát.

Theo định lý nghiệp nói trên, tạonhân tốt hưởng quả tốt, gây nhân xấu hưởng quả xấu.Khi nhân đã thuần thục và sự thọ quả đã đến kỳ thìnó trở thành như một sức mạnh ngoài ý muốn, bấy giờmuốn thay đổi liền kết quả của nó cũng không thể nàokịp được. Như thế là định nghiệp. Ví như người họctrò làm biếng học suốt năm, đến giờ vào thi muốn thayđổi kết quả thi hỏng ra thi đậu, cũng khó mà thay đổicho kịp. Tuy khó thay đổi chứ không phải không thể thay đổi.Trái lại những nghiệp chưa đến lúc thuần thục, chưa đủkhả năng gây quả thì gọi là bất định nghiệp, nếu muốnthì còn đủ thì giờ để thay đổi được.

Tuy nhiên chúng ta không phải luônluôn bị một định nghiệp khắt khe chi phối, bởi vì nghiệpkhông phải là số mệnh, định mệnh hay thiên mệnh bắt taphải nhắm mắt tuân theo. Chính do ý chí của ta mà ta có thểthay đổi nghiệp để thay đổi đời sống của mình.

Như vậy nếu hiểu chữ Nghiệptrong đạo Phật một cách đúng đắng thì định lý Nghiệpđã không làm cho chúng ta nhụt chí, trái lại làm cho chúngta tự tin hy vọng, sự nhận thức ý nghĩa trách nhiệm vàcan đảm nhận lãnh khi bị những sự khó khăn gần như khôngthể vượt qua nổi, hay gặp sự thử thách không thể khamnổi với ý chí rằng đó là kết quả của những hành độngmình đã gây ra hoặc gần hoặc xa, chứ không mù quáng đểbuông xuôi chịu đựng. Khi đã biết rõ nó do mình gây ra thìcũng do mình thay đổi chứ không thể cậy ai thay đổi giúp.Khi đó ta sẽ cố gắng lập chí sửa đổi theo ý chí tựdo của mình. Hẳn nhiên đây không phải là điều dễ hay khó,mà dễ hay khó là tự ta. Như một triết gia đã nói: "Cảnhkhổ là nấc thang có những người anh tài, là kho tàng chonhững người khôn khéo, nhưng cũng là hố thẳm cho nhữngkẻ yếu hèn".

Nghĩa chữ Nghiệp trong đạo Phậtrất sâu rộng, muốn rõ chữ Nghiệp được đầy đủ hơn,hãy đọc tiếp sau đây những giải thích về Nghiệp trongcác kinh luận.

Chữ Nghiệptrong các kinh:

* Kinh Pháp Cú:

"Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâmlàm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâmô nhiễm sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăntheo chân con vật kéo xe".

"Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâmlàm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâmtrong sạch, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình".

"Lành dữ bởi ta, ô nhiễm cũngbởi ta; làm lành bởi ta, thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh haybất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể thanh tịnh choai được".

* Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt:

Thanh niên Subha bạch Thế Tôn: "ThưaTôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người vớinhau, khi họ là loài người, lại thấy có người liệt, cóngười ưu? Có người đoản thọ, có người trường thọ?Có người nhiều bệnh, có người ít bệnh? Có người đẹpsắc, có người xấu sắc, có người trí tuệ yếu kém, cóngười đầy đủ trí tuệ? v.v...

Này Thanh niên, các loài hữu tìnhlà chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệplà thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa.Nghiệp phân chia các loại hữu tình, nghĩa là có liệt, cóưu. Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ôngsát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương,tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy,khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, địangục. Ở đây, khi mạng chung nếu được đi đến loài người,chỗ nào nó sinh ra, nó phải đoản mạng. Nhưng nếu có ngườiđàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, có lòng từ, sống thươngxót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, khithân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới,ở đời. Ở đây, khi mạng chung nếu nó đi đến loài người,chỗ nào nó sinh ra, nó được trường thọ v.v...".

* Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp:

Này A Nan, vị Sa-môn hay Bà-la-mônnào nói như sau: "Chắc chắn không có ác nghiệp, không cóquả báo ác hạnh, chắc chắn không có thiện nghiệp, khôngcó quả báo thiện hạnh". Như vậy Ta không chấp nhận chovị ấy". Này A Nan vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau:"Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác hạnh; chắc chắncó thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh". Như vậy Ta chấpnhận cho vị ấy.

Này A Nan, vị Sa-môn hay Bà-la-mônnào nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người sát sinh,lấy của không cho... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung,người ấy sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục". Như vậyTa chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói: "Chắc chắn tấtcả những ai sát sinh, lấy của không cho... có tà kiến, tấtcả đều sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục". Như vậy Takhông chấp nhận cho vị ấy.

Này A Nan, nếu vị ấy nói như sau:"Tôi đã thấy ở đây có người sát sinh, lấy của khôngcho... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấysinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này". Như vậy Tachấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắntất cả những ai sát sinh, lấy của không cho... có tà kiến,sau khi thân hoại mạng chung, tất cả đều sinh vào thiệnthú, thiên giới, cõi đời này". Như vậy Ta không chấp nhậncho vị ấy".

Này A Nan, nếu vị ấy nói như sau:"Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sinh, từ bỏlấy của không cho... có chánh kiến, sau khi thân hoại mạngchung, người ấy sinh vào thiện thú thiên giới, cõi đờinày". Như vậy Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấynói: "Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏlấy của không cho... có chánh kiến, sau khi thân hoại mạngchung tất cả đều sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đờinày". Như vậy Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy.

Này A Nan, nếu vị ấy nói: "Tôiđã thấy ở đây có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấycủa không cho... có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung,người ấy sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục". Như vậyTa chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói: "Chắc chắn tấtcả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho...có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung tất cả đềusinh vào cõi dữ ác thú, địa ngục". Như vậy Ta cũng khôngchấp nhận cho vị ấy.

Này Potaliputta, nếu một ai có dụngý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưađến lạc thọ, nó sẽ cảm giác lạc thọ; nếu một ai códụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năngđưa đến khổ thọ, nó cảm giác khổ thọ, nếu một ai códụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năngđưa đến bất khổ bất lạc thọ, nó cảm giác bất khổbất lạc thọ.

Này A Nan, người nào sát sanh, lấycủa không cho... có tà kiến, sau khi mạng chung, nó sinh vàocõi dữ, ác thú, địa ngục. Hoặc là một ác nghiệp đưađến cảm giác khổ thọ do nó làm từ trước, hay do nó làmvề sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được nó chấpnhận và chấp chặt. Do vậy nó sinh vào cõi dữ, nó phảilãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại trong mộtđời khác. Này A Nan, người nào sát sanh, lấy của không cho...có tà kiến sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, thiêngiới, cõi đời này. Hoặc là một thiện nghiệp đưa đếncảm giác lạc thọ do nó làm từ trước, hay do nó làm vềsau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được nó chấpnhận và chấp chặt. Do vậy nó sinh vào thiện, có phải thọquả báo được khởi lên ngay trong hiện tại hay trong mộtcuộc đời khác.

(Ðoạn này ý nói một người: phảithọ quả báo dữ ngay trong hiện tại hay trong một đời khácbởi các nghiệp ác của họ tạo ra từ trước, hay tạo ravề sau, hay tạo ra vì là ác niệm khởi lên trong giờ phútlâm chung. Trái lại, có những người cả đời tạo nghiệpác nhưng do thiện nghiệp của họ tạo ra từ trước, hoặctạo về sau, hoặc trong giờ phút lâm chung mà khởi lên chánhkiến hướng về điều thiện, thì họ tạo được thọ quảbảo vui ngay trong hiện tại hay trong một đời khác chớ khôngphải thọ khổ. Ðây là trường hợp làm ác mà thọ vui vậy.Kinh còn dạy về người làm lành được sinh thiện thú, thiêngiới, cõi đời này, nhưng cũng có người làm lành mà phảiđọa ác thú, địa ngục, ý nghĩa cũng tương tự như vừagiải thích trên đây. Ðó là do trong giờ phút lâm chung họkhởi lên tà kiến hướng về việc ác, và cái ác niệm nàyrất mạnh nên phải bị đọa lạc. Bởi nghiệp do tâm tạo,trong giờ lâm chung tâm khởi lên chánh kiến thiện niệm hoặctà kiến ác niệm mạnh hơn các nghiệp đã tạo ra lúc sống,thì các nghiệp này sẽ chuyển theo tâm niệm khi lâm chung màthọ báo).

* Kinh Tăng Chi tập I:

Ai nói như sau: "Người này làm nghiệpnhư thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả như vậy, nhưvậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời khôngcó đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đaukhổ được chân chính đoạn trừ. Và này, ai nói như sau:"Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, nhưthế nào nó cảm thọ quả báo như vậy, như vậy". Nếu sựkiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống phạmhạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chân chính đoạntrừ. Này các Tỷ-kheo, có những người làm nghiệp ác nhỏmọn, và nghiệp ấy đưa nó vào địa ngục. Có người làmnghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa đếncảm thọ ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không đượcthấy trong tương lai.

Hạng người như thế nào, làm nghiệpác nhỏ mọn đưa nó vào địa ngục? - Ðó là hạng ngườithân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệkhông tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổít ỏi. Người như vậy, làm nghiệp ác nhỏ mọn đưa nóvào địa ngục.

Hạng người như thế nào làm nghiệpác tương tự, đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại, chođến chút ít cũng không thấy được trong tương lai? - Ðólà hạng người thân được tu tập, giới, tâm, tuệ đượctu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vôlượng. Người như vậy làm việc ác tương tự đưa đếncảm thọ ngay trong hiện tại.

Ví như có người bỏ một nhúmmuối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén nướcnhỏ ấy vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống đượckhông? - Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì nước trong chén nướcnhỏ này ít, do nhúm muối này, nước trở thành mặn, khônguống được.

Này các Tỷ-kheo, ví như có ngườibỏ một nhúm muối vào sông Hằng, sông Hằng ấy có vì nhúmmuối này trở thành mặn và không uống được không? - Thưakhông, bạch Thế Tôn. Vì khối nước sông Hằng rất lớn,khối nước ấy không vì nhúm muối này trở thành mặn vàkhông uống được.

Như nhúm muối, sông Hằng khônglàm cho nước sông Hằng bị mặn không thể uống được.

(...)

Này các Tỷ-kheo, đối với cácSa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàmcó cảm giác gì con người lãnh thọ lạc, khổ hay không khổkhông lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ". Ðối vớivị ấy, ta đến và nói: "Chư Tôn giả, có thiệt chăng, chưTôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: "Phàm có cảmgiác gì... (như trên)... đều do nhân nghiệp quá khứ?" - ÐượcTa hỏi như vậy, họ trả lời: "Thưa phải, có như vậy".- Ta nói với họ như sau: "Như vậy, thời các Tôn giả do nhânnghiệp quá khứ sẽ trở thành người sát sanh, trộm cắp,tà dâm, nói láo v.v..." nhưng này các Tỷ-kheo, với những aitrở lại dựa vào nghiệp quá khứ và lý do viên thực, vớinhững người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn,không có "đây là việc phải làm" hay "đây là việc khôngnên làm". Như vậy sự cần thiết cần phải làm hay khôngcần phải làm, không được tìm thấy là chân thật, là đángtin cậy, thời danh tư ø Sa-môn không thể áp dụng đúng phápcho các ngươi được, vì các ngươi sống thất niệm và cáccăn không đư?c hộ trì. Như vậy, đây là sự chỉ trích đúngpháp của Ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn thuyết nhưvậy, có chấp kiến như vậy.

(Ðoạn này đức Phật chỉ tríchnhững người cho nghiệp quá khứ giống như một định mệnh.Nhất thiết những cảm thọ gì, hành vi gì trong hiện tạicũng đều cho rằng do nghiệp quá khứ quy định cả, thếthì hiện tại chỉ quay theo quá khứ. Sát sanh, trộm cắp,nói láo v.v... đều do nghiệp quá khứ sai khiến, chứ hiệntại không có trách nhiệm gì. Vậy thì không còn sự lựachọn: đây là việc nên làm, đây là việc không nên làm,đây là tu, đây không phải tu; thời danh từ Sa-môn, ngườitu, trở thành vô nghĩa; bởi không thể kể đây là một côngphu của một ý chí tự do lựa chọn, mà chỉ là một sựthụ động tuân theo nghiệp quá khứ sai sử, hiện tại chẳngcó công lao gì).

Nghiệp đượcgiải thích theo Luận Cu Xá:

a. Thể tánh của nghiệp- Thuyết minh về thể tánh của nghiệp là đề cập đếnhai nghiệp, ba nghiệp, năm nghiệp. Hai nghiệp là Tư nghiệpvà Tư dĩ nghiệp. Chính sự hoạt động phân biệt suy từtrong nội tâm, đó là Tư nghiệp. Từ đó phát sinh ra hànhđộng và nói năng nơi thân và miệng, đó là Tư dĩ nghiệp.Lại từ hai nghiệp này chia ra làm ba nghiệp là Thân nghiệp,Ngữ nghiệp và Ý nghiệp. Thân nghiệp, Ngữ nghiệp tức làTư dĩ nghiệp. (Do tư duy, cố ý rồi mới phát sinh ra hànhđộng) còn ý nghiệp tức là tư nghiệp. Lại từ ba nghiệpnày chia ra năm nghiệp, tức từ Thân nghiệp chia ra Thân biểunghiệp, và Thân vô biểu nghiệp, từ Ngữ nghiệp cũng chiara Ngữ biểu nghiệp và Ngữ vô biểu nghiệp. Như đồ biểudưới đây:

Tư nghiệp
Ý nghiệp
Ý nghiệp
Tư dĩ nghiệp
Thân nghiệp
Thân biểu nghiệp
Thân vô biểu nghiệp
Ngữ nghiệp
Ngữ biểu nghiệp
Ngữ vô biểu nghiệp
- Năm nghiệp này như thế nào?

Bất luận làm một việc gì, trướctiên ta suy nghĩ tính toán việc đó và cố ý làm cho được,đó là ý nghiệp. Khi sự tính toán cố ý được phát độngra nơi thân với những nét biểu lộ rõ rệt trông thấy được,đó gọi là Thân biểu nghiệp. Nhưng trong khi đang khởi lênThân biểu nghiệp, bên trong nội tâm vẫn có một năng lựcvô hình không biểu lộ rõ rệt, nó cứ theo luật nhân quảkích động thúc đẩy thân hành động hoặc đừng hành động,đó là Thân vô biểu nghiệp, vì năng lực này tiềm ẩn khótrông thấy được, Ngữ biểu nghiệp và Ngữ vô biểu nghiệpcũng tương tự như vậy.

Năm nghiệp vừa kể trên đây lấygì làm thế?

Nghiệp là sự hoạt động tư duycủa nội tâm, cố nhiên lấy tâm sở Tư làm thế. Tâm sởtư này có ba giai đoạn: Ðầu tiên là thẩm lự tư, tức sựsuy nghĩ lựa chọn, tiếp đó là quyết định tư tức sựquyết định sau khi đã phân biệt chọn lựa, sau hết là phátđộng tư tức tư trong khi phát động ra nơi thân và khẩu.Tư tâm sở có khả năng khiến thân thể vận động gọi làđộng thân tư. Chính cái động thân tư là thể của thânbiểu nghiệp. Tư tâm sở có khả năng phát động ra ngôn ngữgọi là phát ngữ tư. Chính cái phát ngữ tư này làm thểcủa ngữ biểu nghiệp.

Nghiệp có nghĩa là tạo tác, màtạo tác tức là tư tâm sở, hay sự cố ý. Chính cái tư tâmsở đó dựa nơi thân phát hiện, gọi là thân nghiệp, dựanơi miệng phát hiện gọi là ngữ nghiệp, dựa nơi ý phátđộng gọi là ý nghiệp. Ba nghiệp sở dĩ khác nhau vì cóthân, ngữ, ý khác nhau, chứ thực thể không ngoài tư tâmsở.

Tánh chất củaNghiệp:

Nghiệp có thiện tánh, ác tánh,vô ký tánh. Tuy nhiên chỉ có ác và thiện tánh mới là nghiệp,chứ vô ký tánh không đủ sức mạnh tạo thành quả nên khônggọi là nghiệp.

Nhưng sao gọi rằng thiện, ác, vôký?

Luận Bà Sa cuốn 11 nói: "Nếu phápgì hay chiêu cảm quả khả ái, khả lạc thì gọi là thiện,nếu chiêu cảm quả báo không khả ái, không khả lạc thìgọi là ác; trái với cả hai sự đó thì gọi là vô ký".

Luận Cu Xá 15 nói: "Nghiệp an ổnhay chiêu cảm quả báo khả ái, và Niết-bàn, tạm thời vàvĩnh viễn xa lìa thống khổ gọi là thiện. Nghiệp không anổn hay chiêu cảm quả báo bất khả ái gọi là ác. Còn nghiệptrái hai tánh trên gọi là vô ký. Ðây là căn cứ vào sựcảm quả để phân biệt ba tánh thiện, ác, vô ký.

Luận Cu Xá 13 lại còn căn cứ vàonguyên do để chia ba tánh thiện, ác, vô ký, mỗi tánh đềucó bốn thứ là: Thắng nghĩa, Tự tánh, Tương ưng, Ðẳngkhởi.

1. Thắng nghĩa thiện:Chỉcó Niết-bàn, vì Niết-bàn an ổn vĩnh viễn bặt dứt dấuvết thống khổ. Thắng nghĩa có nghĩa là tuyệt đối.

2. Tự tánh thiện: Chỉ chonăm tâm sở: Tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si. Năm tâm sởnày tự thể nó là thiện chứ không phải nhờ vào cái khácmới thiện. Mọi sự thiện đều lấy nó làm gốc.

3. Tương ưng thiện: Chỉ nhữngtâm sở như: Tín, cần, khinh an v.v... nhờ tương ưng, tươnghợp với năm tâm sở tự tánh thiện trên kia mà thành chứtự thể nó không phải là thiện.

4. Ðẳng khởi thiện: Chỉcho thân ngữ thiện nghiệp là do sự phối hợp bằng nhau giữatự tánh thiện và tương ưng thiện mà có.

Bốn thứ ác là:

1. Thắng nghĩa ác: Chỉ chosanh tử luân hồi. Vì sanh tử tự bản chất nó là rất khổ,xấu xa.

2. Tự tánh ác: Chỉ cho nămtâm sở vô tàm, vô quý, tham, sân, si. Vì tự tánh nó là ácchứ không phải chờ tương ưng, đẳng khởi mới ác.

3. Tương ưng ác: Chỉ cho cáctâm sở mà tự tánh không phải ác, nhưng vì tương ưng vớinăm tâm sở tự tánh ác mà hóa ra ác.

4. Ðẳng khởi ác: Chỉ chothân ngữ ác nghiệp do sự phối hợp bình đẳng của tựtánh ác và tương ưng ác mà khởi lên.

Vô ký tánh thì chỉ có thắng nghĩavô ký, đó là chỉ cho hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi.Hai vô vi này thể nó thường trú nên gọi là thắng nghĩa.Nhưng nó không phải là kết quả chứng đắc của sự tu đạo,nên không phải là thiện mà chỉ là vô ký. Ngoài ra trong 46tâm còn lại, không có thứ nào thuần là vô ký, nên khônglập tự tánh vô ký, và đã không có tự tánh vô ký thì cũngkhông có tương ưng và đẳng khởi vô ký.

Các loại nghiệp:

1. Hữu lậu nghiệplà nghiệpác hoặc thiện, tạo ra bởi động cơ của tâm chấp ngã,tham ái, nó chỉ đưa quả báo loanh quanh trong vòng ba cõi sáuđường. Trái lại nghiệp thiện tạo ra bởi động cơ củatâm vô ngã, của trí tuệ Bát-nhã thì gọi là vô lậu nghiệp,bởi nghiệp này không làm chúng sanh rơi vào trong ba cõi sáuđường nhưng lại làm cho giải thoát khỏi ba cõi sáu đường,chứng được Niết-bàn an lạc.

2. Phước nghiệplà nghiệplành thọ quả báo ở cõi Dục: phi phước nghiệp là nghiệpác thọ quả báo khổ ở cõi Dục; bất động nghiệp là nghiệptu Thiền thọ quả báo ở cõi Sắc và Vô sắc.

3. Tam thọ nghiệplà nghiệpthuận theo lạc thọ ở cõi Dục và Sơ, Nhị, Tam Thiền; lànghiệp thuận theo khổ thọ ở cõi Dục, là nghiệp thuậntheo bất khổ lạc ở Tam Thiền trở lên đến cõi trời Hữuđảnh.

4. Tam thời nghiệptức lànghiệp thọ quả báo trong ba thời kỳ: Có nghiệp thọ quảngay trong hiện tại, có nghiệp thọ quả trong đời kế tiếp,có nghiệp thọ quả từ đời thứ ba trở đi. Về điểm nàycó hai chủ trương như sau:

a. Nhà bốn nghiệp, chủtrương có Thuận hiện nghiệp, Thuận sanh nghiệp, Thuận hậunghiệp và Thuận bất định nghiệp.

b. Nhà tám nghiệp, chủ trương trongbốn cách thọ quả nêu trên, lại chia ra có quả báo (dịthục) nhất định mà thời kỳ thọ quả không nhất định,có thời ký thọ quả nhất định mà quả báo không nhấtđịnh, có cả quả báo và thời kỳ thọ quả đều nhấtđịnh v.v... nhân lên thành tám nghiệp.

Trong Luận Tỳ Bà Sa cuốn 114 ghi cóba thuyết:
a. Hai nghiệp Thuận sanh thọ,Thuận hậu thọ có đủ cả tánh chất Dẫn nghiệp và Mãnnghiệp. Còn hai nghiệp Thuận hiện thọ và Thuận bất địnhthọ thì chỉ giới hạn ở Mãn nghiệp.

b. Ba nghiệp Thuận sanh thọ, Thuậnhậu thọ, và Thuận bất định thọ đều có đủ cả Dẫnnghiệp, Mãn nghiệp, còn Thuận hiện nghiệp thì chỉ giớihạn ở Mãn nghiệp.

c. Cả bốn nghiệp đều có đủDẫn nghiệp và Mãn nghiệp.

5. Mười nghiệp tạo áclà thânsát sanh, trộm cắp, dâm dục; miệng nói dối, nói hai lưỡi(ly gián); nói thô ác, nói thêu dệt; ý tham lam, sân hận, tàkiến.

Mười nghiệp tạo thiệnlàthân xa lìa ác, xa lìa trộm, xa lìa dâm, xa nói dối, xa lìanói hai lưỡi, xa lìa nói thô ác, xa lìa thêu dệt; ý khôngtham, không sân, chánh kiến.

Tất cả việc lành dữ phát độngở thân, khẩu, ý đều trải qua ba giai đoạn là Gia hạnh,Căn bản, Hậu khởi. Gia hạnh là tiền phương tiện, Căn bảnlà ngay lúc sự việc hoàn thành, Hậu khởi là những hànhđộng kế tiếp sau đó như bắt thú, lột da, xẻ thịt...Trong ba phần Gia hạnh, căn bản, hậu khởi đó, chỉ phầncăn bản mới gọi là nghiệp đạo, chứ không phải phầngia hạnh hay hậu khởi. Như Luận Câu Xá 16 nói: "Về bấtthiện, thân ác nghiệp đạo trừ một phần của thân ác hànhkhông kể vào, đó là các thân nghiệp ác thuộc gia hạnh vàhậu khởi, và các việc như uống rượu, đánh, trói... Vìnhững việc ác này không thô bạo rõ rệt bằng những thânác hành làm kẻ khác mất mạng, mất của, mất vợ... màchư Phật dạy đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ácchính như làm mất mạng, mất của v.v... này mới gọi lànghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ngữ áchành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinh vi. Ý ác nghiệp đạo,không kể những ý ác hành thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ...Về thiện, Thân thiện nghiệp đạo trừ một phần của thânDiệu hạnh không kể vào, đó là thân thiện nghiệp thuộcgia hạnh, hậu khởi và các việc khác như sự lìa uống rượu,bố thí, cúng dường. Ngữ thiện nghiệp đạo, trừ một phầncủa ngữ Diệu hạnh như ái ngữ, thật ngữ v.v... không kểvào. Ý thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ý Diệu hạnhnhư các tư duy thiện không kể vào.

* Hỏi: Vì sao chỉ cứ vào phầncăn bản để lập nghiệp đạo?

-- Vì chính phần căn bản của cáchành động thiện, ác như sát sanh, trộm cắp..., mới là thôbạo rõ rệt, làm cho vật bên trong bên ngoài có sự tăng giảm,còn phần gia hạnh thì chỉ vì phần căn bản mà khởi lên,phần hậu khởi cũng từ phần căn bản mới có nó không thôbạo rõ rệt, làm cho vật trong ngoài có sự tăng giảm, vìvậy không gọi nó là nghiệp đạo.

* Hỏi: Tại sao ba nghiệp Thân,bốn nghiệp Khẩu, ba nghiệp Ý gọi là nghiệp đạo?

-- Ðạo là đường đi. Trong mườiác nghiệp, tham, sân, tà kiến là đường đi của tư tâm sở;ba nghiệp thân, bốn nghiệp ngữ tự nó là nghiệp và cũnglà đường đi của tư nghiệp (Ý nghiệp), nên gọi nó lànghiệp đạo, hoặc gọi đủ là nghiệp đạo. Nghĩa mườithiện nghiệp đạo cũng chiếu theo đó để hiểu.

* Hỏi: Mười điều lành, mườiđiều ác làm sao trở thành nghiệp đạo?

Trước nói mười điều ác trởthành nghiệp đạo:

1. Thành nghiệp đạo sát sanh, docó đủ năm duyên: (a) Có tâm muốn giết. (b) Ðối với loàihữu tình. (c) Tưởng đó là loài hữu tình. (d) Dùng sức giết.(đ) Không giết lầm.

2. Thành nghiệp đạo không cho màlấy (trộm), do có đủ năm duyên: (a) Móng tâm lấy cắp. (b)Ðối với tài vật kẻ khác. (c) Tưởng đó là tài vật kẻkhác. (d) Dùng sức lấy. (đ) Không phải lấy lầm đem vềlàm của mình.

3. Thành nghiệp đạo tà dâm do cóđủ bốn duyên: (a) Ðối với không phải cảnh (vợ hầu)mà làm việc không đáng làm. (b) Ðối với không phải thê(đạo) mà làm việc không đáng làm. (c) Ðối với không phảinơi mà làm việc không đáng làm. (d) Ðối với phi thời màlàm việc không đáng làm.

4. Thành nghiệp đạo vọng ngữ(hư cuống ngữ) do có đủ bốn duyên: (a) Tâm ô nhiễm. (b)Tư tưởng và phát ngôn trái với điều được đem nói. (c)Người bị lừa dối hiểu rõ điều được nghe. (d) Ngườinói dối biết rõ mình nói dối.

5. Thành nghiệp đạo hai lưỡi (lygián ngữ) do có đủ bốn duyên: (a) Tâm ô nhiễm. (b) Phátlời nói hại kẻ khác. (c) Người nghe hiểu rõ. (d) Ngườinói biết rõ mình nói hai lưỡi.

6. Thành nghiệp đạo nói thô ác(ác khẩu do có đủ bốn duyên: (a) Tâm ô nhiễm. (b) Phát lờicộc cằn thô bạo chửi mắng kẻ khác. (c) Người nghe hiểurõ. (d) Người nói biết rõ mình nói thô ác.

7. Thành nghiệp đạo nói thêu dệt(ỷ ngữ - tạp uế ngữ) do có đủ hai duyên: (a) Tâm ô nhiễm.(b) Phát ngôn lời lẽ tà vạy, thêu dệt, vẽ vời, dua nịnh,tạo những từ khúc ca ngợi sự sai trái, dâm ô... phạm viỷ ngữ rất rộng, trừ ba thứ hư cuống ngữ, thô ác ngữ,ly gián ngữ trên, tất cả những ngôn từ điên đảo, tàvạy phát ra, với tâm ô nhiễm đều thuộc loại ỷ ngữ này.

8. Thành nghiệp đạo tham, do đốivới tài vật của người khác - sanh lòng tham mong cầu nghĩtưởng làm sao vật đó thuộc về mình, chứ không còn thuộcngười khác.

9. Thành nghiệp đạo sân, do đốivới loại hữu tình sanh lòng giận dữ muốn làm hại cho được.

10. Thành nghiệp đạo tà kiến,do mê lầm bài bác lý nhân quả chính đáng, và chấp theo nhânquả không chính đáng.

* Hỏi: Trên đã nói đến mườinghiệp đạo ác, còn thành tựu 10 nghiệp đạo thiện nhưthế nào?

-- Ðây nói về người Cần (Sa-di)sách thọ Cụ túc giới. Khi lên giới đàn, lễ đại Tăng,phát lời thành khẩn thỉnh thân giáo sư truyền giới, chođến xong lần Yết-ma thứ ba, ngay ở sát-na này thành tựumười nghiệp đạo thiện.

* Hỏi: Dựa vào tâm nào thànhtựu mười nghiệp đạo thiện và ác ấy?

-- Gia hạnh của mười nghiệp đạoác đều dựa vào ba căn bất thiện là tham, sân, si mà phátsanh. Nhưng rốt cuộc chính thức thành nghiệp đạo thì dotâm sân nhuế mà thành nghiệp đạo sát sanh; do tham dục màthành trộm cắp, tà dâm; do cả tham sân si mà thành hư cuốngngữ, ly gián ngữ, tạp uế ngữ; do sân nhuế mà thành thôác ngữ; do tham phiền não mà thành nghiệp đạo tham; do sânphiền não mà thành nghiệp đạo sân; do si phiền não mà thànhnghiệp đạo tà kiến.

Còn mười nghiệp đạo thiện, theoluận Câu Xá cuốn 16 nói: "Các nghiệp đạo thiện, vô luậnlà gia hạnh, căn bản hay hậu khởi đều từ ba thiện cănvô tham, vô sân, vô si mà phát khởi. Bởi dù gia hạnh, cănbản, hậu khởi đều là thiện tâm, mà thiện tâm tất nhiêntương ưng với ba thiện căn vậy.

11. Ba tà hạnh, tức tà ngữ (nóità), tà nghiệp (hành động tà), tà mạng (nuôi sống tà) tàngữ là ngữ nghiệp do sân và si phát sanh, tà mạng là thânngữ nghiệp do tham và si phát sanh.

* Hỏi: Ngoài tà ngữ, tà nghiệpcòn lập thêm tà mạng là tại sao?

-- Luận Bà Sa cuốn 16 nói: "Nhưtrong ngữ nghiệp tạo bất thiện nếu do lòng tham mà phátkhởi thì gọi là tà ngữ, cũng gọi là tà mạng, bởi vìtrong đó gồm có mục đích nuôi sống nữa; nếu do tâm sânsi mà phát khởi, thì chỉ gọi là tà ngữ chứ không gọilà tà mạng, bởi không vì mục đích nuôi sống. Về thânnghiệp đạo bất thiện cũng vậy, nếu do lòng tham phát khởigọi là tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nếu do sân si phátkhởi chỉ gọi là tà nghiệp chứ không gọi là tà mạng.Lại hỏi: "Nếu vậy vì sao đức Phật lại dạy riêng haithứ chánh mạng, tà mạng? - Vì tà mạng là cuống hoặc lòngngười, vi tế khó nhận thấy, cũng khó trừ cho sạch được.Như thế, lối nuôi sống tà vạy là hành vi khó cấm chế,nên đức Phật nêu riêng nó ra để nhắc nhở cần phải cốgắng sống theo lối sống chánh đáng.

Ngoài các loại nghiệp nói trên,luận Câu Xá cuốn 17 còn đề cập hai thứ Dẫn nghiệp vàMãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo chung(cựu dịch là Tổng báo nghiệp); Mãn nghiệp là nghiệp dẫnđến quả báo riêng (Cựu dịch là Biệt báo nghiệp). Ví nhưloài người tuy không đồng nhau về cơ thể trai, gái, lớn,bé, mập, gầy, xấu, đẹp, cao, lùn, mạnh, yếu; về trí tuệsáng, tối, lanh, chậm; về tánh tình lành, dữ, nhiều thamsân si ngã mạn, ít tham sân si ngã mạn, cho đến sang, hèn,thọ, yểu, cuộc đời suông sẻ hay gặp khó khăn... nhưngvẫn là đồng nhất dưới dạng con người chứ không phảitrời, hay thú vật. Nguyên nhân đưa đến kết quả đồngnhất đó gọi là Dẫn nghiệp. Còn mọi sự bất đồng vềcơ thể, trí tuệ, tánh tình giữa người này và người khác,đó gọi là biệt báo và nguyên nhân đưa đến biệt báo đógọi là Mãn nghiệp. Vậy khi nghiệp thiện hoặc ác mà phảisanh đến cõi lành hay cõi dữ, đó là do Dẫn nghiệp. Tuy đồngsanh ra ở cõi lành hoặc dữ nhưng từ cơ thể đến tánh tình,không ai giống ai, đó là do Mạng nghiệp gây nên.

* Hỏi: Nhưng Dẫn nghiệp ấydo nhiều nghiệp hợp lại hay chỉ do một nghiệp dẫn sanhđến cõi này cõi nọ? Và chỉ dẫn sanh ra một đời hay nhiềuđời?

-- Luận Câu Xá 17 giải thích rằng:"Nhất nghiệp dẫn nhất sanh, đa nghiệp năng viên mãn". Domột nghiệp dẫn sanh một đời, do nhiều nghiệp làm cho trọnvẹn.

Ví như người thợ vẽ, phác họahình dáng một đồ hình tổng quát là một con người hay mộtcon trâu chẳng hạn, đó ví dụ cho Dẫn nghiệp; lại từ trênđồ hình đó tô vẽ thêm đủ các bộ phận, màu sắc đâyví dụ cho Mãn nghiệp.

* * *

Tóm lại, nghiệp có nhiều thứnhưng không ngoài ba thứ thân, ngữ, ý, hoặc thiện hoặc áchoặc trung dung, thuộc hữu lậu hay vô lậu. Thiện hữu lậutánh nó có ít nhiều mùi vị bất lương, vị ngã trong đó,còn thiện vô luận trái lại, hoàn toàn thanh tịnh, thoát hẳnmùi vị bất lương vị ngã. Ðấy là diệu thiện.

Nay đây, gọi rằng nguyên nhân củamê không những chỉ ba nghiệp ác, mà cũng luôn cả ba nghiệpthiện hữu lậu, vì nó là nguyên nhân chiêu cảm quả báotốt lành trong cõi người, cõi trời. Nhưng đồng thời nócũng làm trợ duyên tiến lên thiện vô lậu, mở đường chosự giác ngộ, nên không thể xem thường được.

Theo tân Thượng tọa bộ như NgàiPhật Minh (Buddhaghosa), căn cứ trên ba điểm là thời gian,công dụng và quả báo nặng nhẹ để phân loại các nghiệpnhư sau:

1. Căn cứ trên thời gian, chia nghiệpra bốn thứ:

a. Cấp hiệu nghiệp,là nghiệp chỉ thọ quả báo ngay trong đời này. Nếu vì mộttha lực nào đó ngăn chận không thể thọ quả thì nghiệpđó không còn hiệu lực để thọ quả nữa. Như người thợsăn bắn mũi tên đến con vật, nhưng không trúng thì mũi tênđó coi như bỏ, con vật không bị thương. Nghiệp này tươngtự Thuận hiện thọ nghiệp nói trên.

b. Hoãn hiệu nghiệp, là nghiệpsẽ thọ quả báo vào đời sau, nếu đời sau vì một tha lựcnào đó ngăn chận không thực hiện được, thì nghiệp ấyvĩnh viễn không thực hiện ra được.

c. Vô định kỳ hiệu nghiệp,là nghiệp sẽ thọ quả báo vào bất cứ một thời gian nàotrong tương lai, trừ phi trước khi thọ quả báo người đóchứng được Niết-bàn, nghiệp ấy mới trở thành vô hiệu.Ðây cũng tương tự định nghiệp nói trên.

d. Vô hiệu nghiệp, hay là"Dĩ hữu nghiệp", đây chỉ chung cả ba nghiệp trên, mà hoặcvì tự nó bạc nhược không thể sanh kết quả, hoặc bịnghiệp lực khác mạnh hơn làm tiêu hủy, thì nghiệp này trởthành vô hiệu.

2. Căn cứ trên công dụng, (hành tướng)chia nghiệp ra bốn thứ:
a. Năng sanh nghiệp,đây chỉ cho (hữu chỉ) trong 12 chỉ nhân duyên, nó tiềm ẩnchờ cơ hội thuận hay nghịch mà phát sanh quả hay không phátsanh quả. Nghiệp này có tánh chất giống như Hoãn hiệu nghiệptrên kia.

b. Năng trì nghiệp, nghiệpnày giúp cho Năng sanh nghiệp được đứng vững.

c. Năng tiêu nghiệp, nghiệpnày làm cho năng sanh, năng trì nghiệp trên dù thiện dù ác,đều bị thủ tiêu.

d. Năng hủy nghiệp, nghiệpnày còn nặng hơn năng tiêu nghiệp, vì nó đủ sức nhổ tậngốc tất cả nghiệp đang phát hiện hay sắp phát hiện.

3. Căn cứ trên quả báo nặng nhẹ,chia nghiệp ra bốn thứ:
a. Cực trọng nghiệp,là nghiệp rất mạnh rất trọng, đủ sức lôi cuốn các nghiệpkhác theo nó về thiện cũng như về ác, nên nó có thể baohàm bốn tánh chất năng sanh, năng trì, năng tiêu, năng hủynghiệp trên kia.

b. Cận tử nghiệp,là nghiệpcó tánh chất quyết định cho sự thọ sanh đời sau hiệnlên trong khi sắp chết. Một người có cực trọng nghiệp,tự nhiên đã quyết định sự thọ sanh về sau vào cảnh khổhay vui, nhưng nếu cực trọng nghiệp này không có thời kẻsắp chết, trong giờ phút đó bất cứ nghiệp gì hiện lênnơi họ, nghiệp đó đủ khả năng quyết định cho sự thọsanh về sau.

c. Tập quán nghiệp,là nghiệpdo sự tập quán liên tục về ngôn ngữ, hành động, suy tư,nó yếu thua cận tử nghiệp, nhưng nếu nó chiến thắng cácnghiệp khác thì nó trở thành cận tử nghiệp.

d. Tích lũy nghiệp, là nghiệptích lũy từ vô thỉ mà mỗi hữu tình đều có đủ cả toànbộ trong mình. Có thể gọi nó như là con chó săn thuộc Vôđịnh kỳ hiện nghiệp. Nếu không có những nghiệp mới làmthay đổi, thì tích lũy nghiệp sẵn sàng hiện lên trong giờsắp chết và trở thành cận tử nghiệp. Phi kẻ trí khó lòngnhận rõ được nó, nên các nhà tân Thượng tọa bộ ví nónhư một hòn đá được người ngu ném đi, mà dù khi chưaném thì hòn đá vẫn đã ném rồi, nghĩa là tự nó rơi xuốngkhông cần chờ ném mới rơi.

Theo Du-già tông còn căn cứ trên điểmdị, đồng, tự biến, cộng biến, chia ra có cộng nghiệpvà bất cộng nghiệp (biệt nghiệp) như mọi người tươngđồng tạo nghiệp đưa đến kết quả hiện thành một thếgiới, một xã hội tương đồng hoặc nhu mười người chungsức dựng nên một ngôi nhà, thế giới, xã hội và ngôi nhàđó là cộng báo do cộng nghiệp tức là công sức đồng nhaucủa mọi người trong đó tạo ra. Ðó gọi là cộng nghiệp.Tuy ở trong một thế giới, xã hội, thái độ ngôi nhà đồngnhau, nhưng mỗi người có mỗi cơ thể, thái độ tâm lý,tình cảm khác nhau, hoặc mỗi người làm mỗi nghề, tậpmỗi việc khác nhau để đưa đến mỗi đời sống không giốngnhau; đó gọi là Bất cộng nghiệp và Bất cộng báo (biệtnghiệp, biệt báo). Nhưng hai thứ cộng nghiệp, bất cộngnghiệp này cũng luôn luôn gắn liền nhau, nên lại diễn ranghiệp. "Cộng trung bất cộng", như cùng ở chung một ngôinhà, rủi bị bão nhà sập, có người chết, người gảy tay,người u đầu, nhưng có người bình yên vô sự. Kiểu nhưđồng sàn dị mộng. Và nghiệp "Bất cộng trung cộng", nhưtrong ngôi nhà đó có một người tập tánh uống rượu, nóikhùng, gây gỗ, thậm chí châm lửa đốt nhà, và người đóbị chết thiêu. Như vậy là nghiệp riêng người đó làm ngườiđó phải chịu, nhưng những người khác ở cùng nhà phảichịu họa lây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8793)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6900)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10246)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7508)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8368)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5877)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6538)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8840)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 6995)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6433)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]