Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Vô vi cư điện các

17/11/201017:07(Xem: 5918)
4. Vô vi cư điện các

VÔVI CƯ ÐIỆN CÁC

Phật giáo là ánhsáng. Ánh sáng của Phật giáo là từ bi, trí tuệ. Ánh sángấy soi rọi lòng người, phá tan màn vô minh, vị kỷ, tậtđố, tham sân si, để cùng nhau tạo lấy một cuộc sống anvui hạnh phúc và xây dựng đức tính tốt đẹp: đức tínhvô ngã vị tha.

Ánh sáng củaPhật giáo đã lantruyền hầu khắp các nước Châu Á và ngày nay nó đã lantruyền qua các nước Châu AÂu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi...

Ánh sáng của Phật giáo đã đếnnước Việt Nam từ thế kỷ thứ I và đã hòa nhập vào lòngdân tộc, cùng dân tộc Việt Nam tạo nên những trang sử oanhliệt, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc vững vàngcho đất nước. Trong lịch sử Việt Nam, các vị Thiền sưcủa Phật giáo luôn luôn có mặt, gắn bó với các triềuđại: nhà Lê, nhà Ðinh, nhà Lý, nhà Trần... Trong đó có nhữngvị Thiền sư mà bất cứ một người viết sử Việt Nam nàocũng không thể bỏ qua được. Chính lúc Lê Ðại Hành ởngôi đã có nhờ thiền sư Ngô Chân Lưu, Ðỗ Pháp Thuận...là những vị Thiền sư bác học, đạo đức cao thâm cùngchung giúp sức, cố vấn, cho nên khi vua Lê Ðại Hành hỏiThiền sư Ðỗ Pháp Thuận rằng "Vận nước hiện nay như thếnào?". Thiền sư Ðỗ Pháp Thuận liền trả lời:

"Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh" [*]
Tạm dịch:
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở Thái bình

Vô vi trên điện các

Xứ xứ hết đao binh

(Lê Mạnh Thát dịch)

[*] Vận nước như dây quấn
Trời Nam ôm thái bình

Ðạo đức ngự cung điện

Muôn xứ tức đao binh (NguyễnLang – Sử luận I, tr. 146)

Nghĩa là: "Vận nước ngày nay nó vữngchắc như dây quấn, trời Nam mở thái bình, vô vi ở trênđiện các, nơi nơi bặc hết đao binh".

Chữ "Vô vi cư điện các" này phảihiểu: Vô vi không có nghĩa là không làm gì hết, nhưng cónghĩa là làm mà không có tư dục, không có tư tâm. Không nhữngthế, chữ vô vi trong đạo Phật khác với chữ vô vi trongđạo Lão. Ðạo Lão nói đạo là thường hằng tự nhiên,không có danh, không thể nói. Muốn được an thì cứ thảtâm tự nhiên theo đạo, không tác vi gì cả, chữ vô vi trongđạo Phật là dịch từ chữ Phạn "Asamskrita", có nghĩa làkhông tạo tác, chỉ cho pháp lành thường trụ không do nhânduyên tạo tác, không có sanh diệt biến hoại, khác với pháphữu vi là pháp do nhân duyên tạo tác, có sanh diệt biến hoại,nên pháp vô vi chính là một tên khác của Niết-bàn. Như trongluật Tứ phần, đức Phật Tỳ-bà-thi dạy: "Nhẫn nhục đệnhất đạo, Phật thuyết vô vi tối..." nhẫn nhục là hạnhtu cao nhất, Niết-bàn là đạo tối thượng. Niết-bàn làtịch tịnh vô vi an lạc, ngoài mọi vọng tình tà kiến chấptrước. Như kinh Ðại nhật phẩm Trụ tâm nói: "Bồ-tát vìchúng sanh trong pháp giới, không từ mệt nhọc, thành tựuan trụ học giới vô vi, xa lìa tà kiến, thông đạt chánhkiến". Hay "thâm quán pháp tánh vô vi, hoặc sanh hoặc pháp(tức hoặc chấp thật có ngã, thật có pháp) đều vô sởđắc". Chính trong tinh thần vô sở đắc đó, kinh Kim cang dạyrõ: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" là hãy đừng trụ vàotướng gì cả mà sanh tâm bố thí, trì giới v.v...

Như vậy, chữ "vô vi" trong đạoPhật đâu có nghĩa là không làm gì hết, trái lại vô vi làlàm tất cả những gì thuận với pháp tánh, Niết-bàn, chânnhư, theo đó không có chút ý tưởng chấp ngã, chấp nhân,chấp pháp... Ngồi ở ngôi cao cai trị muôn dân với một tinhthần vô vi, vị tha trị nước, không có tư dục, không cótư tâm, tất nhiên nước sẽ yên, dân sẽ bình, không có nhữngsự rối rắm và không có giặc giã nổi lên.

Lão Tử nói: "Bất quí nan đắcchihóa, sử nhân bất đạo", người ở ngôi cao mà không thèmquí những vật khó kiếm được, thì dân sẽ học theo đómà không sanh tâm trộm cắp.

Với cái nghĩa như vậy nó gắnliền với lịch sử, gắn liền với Thiền sư Ðỗ Pháp Thuận,với Lê Ðại Hành. Thế nhưng, tiếc thay cho đến ngày hômnay, cũng có những vị học giả cắt nghĩa rằng:

"Vận nước như dây quấn
Nam thiên mở thái bình

Không làm gì ở điện các

Nơi nơi dấy đao binh"
Từ một nghĩa này lật ngược lạithành một nghĩa khác. Từ nghĩa vô vi như vừa nói lại bảolà không làm gì hết, cho nên từ "tức đao binh" là dứt hếtđao binh lại bảo là "dấy đao binh", và nếu như các nghĩasai lầm đó mà tiếp tục được nhận định, được cắtnghĩa, thì tất nhiên lịch sử Việt Nam sẽ bị giải thíchmột cách sai lệch. Trong thời Lê Ðại Hành độc lập mànói rằng, một vị Thiền sư đã từng giúp cho Lê Ðại Hànhđánh Tống bình Chiêm giữ ngôi, giữ nước mà nói không làmgì ở điện các, nơi nơi dấy đao binh, cắt nghĩa như thếlà đã đi ngược lại lịch sử. Cắt nghĩa như thế chẳngnhững đã không hiểu Phật giáo mà còn cố tình làm sai lệchlịch sử Việt Nam. Do đó cho nên các nhà nghiên cứu Phậthọc Việt Nam cần phải khai mở tất cả những gì khuấtlấp, những gì bị che đậy, hầu làm sáng tỏ những trangsử vẻ vang mà Phật giáo đã đóng góp và xây dựng cho đấtnước. Khi đã khai mở tất cả những sự khuất lấp đóđể cho Phật giáo được phát huy, cùng nhau xây dựng đấtnước thì đó là một công trình, một việc làm hết sứcthích đáng.

Giáo lý của đức Phật vô cùngthậm thâm, nhưng không có nghĩa là hư huyễn, ảo tưởng.Cái vô cùng thậm thâm đó ở chính trước mắt, chính ởbên tai, chính ở trong hành động của chúng ta hằng ngày.Cái vô cùng thậm thâm ấy nó chuyển hóa lòng người, làkim chỉ nam cho các vị Thiền sư khi cần bảo vệ Phật phápvà đất nước thì họ hy sinh tính mạng của mình mà khôngbiết tự ngã.

Nhìn bên ngoài, đọc những câukinh Phật có lắm người chê. Chê rằng: các ông thầy chỉbiết chuông mõ, đọc lên những câu kinh Phật, thấy rõ cảmột hơi tiêu cực, yếm thế, bi quan! Thế nhưng họ quên đirằng tại sao lại có những vị Thiền sư yêu đạo yêu đờinhư Ngô Chân Lưu, Ðỗ Pháp Thuận, như Vạn Hạnh đến thế!Làm sao lại có những vị đã hy sinh cao cả, đã đem lạivinh dự không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn làm vinhdự cho dân tộc Việt Nam như Bồ-tát Thích Quảng Ðức đếnthế! Thế mới biết rằng đằng sau cái nhìn có vẻ tiêucực, Phật giáo có một sức mạnh vô cùng tích cực. Ðóchính là một câu hỏi mà ngày hôm nay cũng còn nhiều ngườiđang đặt ra và đang suy nghĩ về nó. Họ nói: không biếttại sao khi đọc trong kinh Phật, không thấy câu nào nói đếnyêu nước hết, chẳng có chữ nào nói đến Tổ quốc hết,thế nhưng tại sao lại có những vị Thiền sư lại làm nênviệc mà thiết tưởng trong chúng ta ít mấy ai làm được?Thế cho biết nơi mỗi con người chúng ta từ trong bản chất,theo như đức Phật gọi: "Tất cả mọi người đều có tínhPhật", cái tính Phật đó nó gồm đủ các nghĩa đại từbi, đại trí tuệ, đại giải thoát, đại hùng lực. Nhưngcái tính Phật đó đồng thời nó cũng bị những cái tínhchúng sinh như: tham, sân, si, ngã mạn, tật đố, hẹp hòi,nhỏ mọn, ích kỷ, che lấp. Khi đã bị những cái tiêu cựcđó nó che khuất, nên cái tính tích cực bị chôn vùi mà khôngphát triển ra được. Do đó phải đọc kinh, học kinh, tụngkinh để tiêu diệt tính tiêu cực tham, tiêu cực sân, tiêucực si, tiêu cực ngã mạn, tật đố... Khi mà những cái tiêucực đó đã tiêu đi thì tự nhiên tính tích cực bộc lộra, không cần nhắc tới nó cũng bộc phát.

Mặt trời vẫn sáng nhưng bị lànmây khuất lấp, khi làn mây tan đi thì mặt trời tự sáng,không cần đòi hỏi ánh sáng mặt trời thì mặt trời cũngtự sáng. Chính những điều đó đã cắt nghĩa cho chúng ta,giải đáp các câu hỏi: tại sao đọc những câu kinh Phậtthấy có vẻ bi quan yếm thế, nhưng đến khi làm những việctích cực thì rất lớn lao?

Trong thời đức Phật, Ngài cũngdạy cái đạo lý tương tợ như thế. Có những kẻ ngoạiđạo đến chỉ trích đức Phật rằng: "Ồ, ông Phật, ôngcứ đi truyền bá cái Ðạo phá hoại sự sống, truyền bácái Ðạo hư vô, người ta nói như vậy có đúng không thưaông?"- Ðức Phật trả lời: "Ðúng đấy! Ta truyền bá cáèạo phá hoại sự sống, nhưng là cái Ðạo phá hoại sựsống tham lam, phá hoại sự sống ích kỷ, phá hoại sự sốngtật đố và truyền bá cái Ðạo hư vô, nhưng là Ðạo hưvô tính xấu, hư vô hành động ích kỷ, hư vô hành độngphá hoại. Ðây chính là cái Ðạo ta truyền". [Tăng Chi,Phẩm thắng Tri Tham – HT. Minh Châu dịch]

Nếu như không nghiên cứu chúngta sẽ chấp chặt cái hư vô phá hoại đời sống, rồi chúngta cũng sẽ mang một cái lầm như các nhà ngoại đạo kia gánlên cho là lời dạy của đức Phật. Vì lẽ đó cho nên cầnphải có người nghiên cứu Phật học để phát huy cái caocả, phát huy cái sáng suốt, cái tinh hoa trong kho tàng giáolý đức Phật, để sửa sai những cái hiểu lầm, những cáihiểu không đúng, đã, đang và sẽ có hại đối với đạoPhật chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2012(Xem: 6323)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 11029)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 11469)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
23/06/2012(Xem: 6854)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 5404)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 5579)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 11826)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
17/06/2012(Xem: 5781)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 4372)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 4437)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567