Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phải có con mắt trạch pháp khi xem kinh

17/11/201017:06(Xem: 9155)
3. Phải có con mắt trạch pháp khi xem kinh


PHẢICÓ CON MẮT TRẠCH PHÁP

KHIXEM KINH
Khi dịch xong kinhTrường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắctuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện mộtcách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giảithích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạnvì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trườnghợp này:

1. Thuyếtpháp độ sanh là bảnhoài của Phật, vậy tại sao khi Thành Ðạo rồi Ngài lạikhông muốn thuyết pháp, đợi đến khi Phạm vương thưa thỉnh,Ngài mới thuyết?

- Xin thưa: Như kinh đã nói đến,không phải Phật nhất định không muốn thuyết pháp, songNgài còn ngần ngại giữa một bên là giáo lý giác ngộ quácao siêu, một bên căn tính chúng sanh quá thấp kém, sợ đemgiáo pháp ấy nói cho chúng sanh ấy có hại hơn có lợi. Tronglúc Phật đang quán xét phải thuyết pháp cách nào mới đưađến nhiều lợi ích, thì Phạm vương đến thưa thỉnh. Nhưvậy việc thưa thỉnh này chỉ đáng xem là một việc làmđúng lúc chớ không phải một quyết định tối hậu, mởđầu cuộc thuyết pháp của Phật. Vả lại, thời bấy giờdân Ấn Ðộ tin thờ Phạm thiên vương là chúa tể. Nay thấyPhạm thiên vương thỉnh Phật thuyết pháp như vậy thì họsẽ tôn kính Phật mà lắng tai nghe, trừ bỏ lòng tự tônvào giáo pháp của Bà-la-môn xưa nay. (Muốn hiểu rộng hơnxin xem Luận Ðại Trí Ðộ quyển 7).

2. A Nan không thỉnh Phật ở đờilâu thêm vì tâm trí bị Ma vương ám. Nhưng sau đó Ngài nhậnlời Ma vương nhập Niết-bàn, như thế phải chăng Phật thiênvị Ma vương?

- Xin thưa: Phàm ở đời việc gìđến nó phải đến. Khi cơ duyên hóa độ đã mãn tất nhiênPhật vào Niết-bàn, dù khi đó có hay không có Ma vương thưathỉnh. Trái lại, khi cơ duyên hóa độ chưa mãn, lúc Ngàiở bên sông Ni-liên-thuyền, lúc Ngài vừa Thành Ðạo, dù Mavương có đến thỉnh Phật vẫn không vào Niết-bàn. Vậyviệc Phật nói với Ma vương sau ba tháng sẽ vào Niết-bànchỉ là một dịp Phật thổ lộ ý định của mình mà thôi.

3. Phật là bậc tự tại tựchủ, sao Ngài không duy trì xác thân ở đời mãi mãi đểlàm lợi ích cho chúng sanh? Nếu Phật còn phải chịu sự sốngchết như mọi người, thì sao gọi Phật là tự tại tự chủ?

- Xin thưa: Chân lý muôn đời củavũ trụ là hễ có sinh thì có diệt, có hiệp thì có ly, khôngmột ai có thể làm cho khác đi được. Nhưng chúng sanh vìvô minh thường có tham vọng đi ngược lại chân lý nên phảiđau khổ đời đời. Trái lại chư Phật Bồ -tát giác ngộ,thể nhập chân lý nên thường được tự tại như chân lý,một sự tự tại siêu tuyệt: Ở nơi sinh mà bất sinh, ởnơi diệt mà bất diệt; bất sinh bất diệt tức giải thoáttự tại ngoài vòng chi phối của bất cứ điều gì, dù làsinh là tử. Cho nên cùng một hình thức sinh tử, ta thấy vềxác thân mà ở nơi chúng sanh thì là luân hồi đau khổ, ởnơi Phật thì lại tự tại giải thoát.

Còn sự lợi sự hại theo Phậtthì chúng sanh lắm lúc không đồng nhau. Cùng một chuyện chúngsanh thấy lợi, Phật thấy không lợi, chúng sanh thấy hại,Phật thấy không hại. Do đó, dù Phật diệt độ mà Ngàivẫn thấy chúng sanh còn được nhờ giáo pháp Phật để lại,để nổ lực tu hành mà không sanh tâm ỷ lại vào sự tếđộ của Phật. Mỗi người phải lo tự giác ngộ chứ khôngai giác ngộ thế cho ai được. Hễ ai giác ngộ được, ngườiđó hết đau khổ, dù Phật còn ở đời, mà chúng sanh khôngchịu tự lo giác ngộ theo phương pháp Phật chỉ dạy cũngkhông ích gì.

Một câu chuyện tương tự dướiđây, tuy đơn giản nhưng có thể làm một tiêu chuẩn cho tasuy nghiệm đến đường lối cứu đời của Phật khác xathường tình nghĩ tưởng: Lúc Phật còn tại thế, có mộtngười đàn bà không may phải làm dâu trong một gia đình ácđộc, bà ta bị hất hủi, bạc đãi đủ điều, nên chỉcòn biết đặt hy vọng vào đứa con độc nhất của mình.Nhưng cũng rủi luôn cho bà, đứa con ấy vừa lên ba thì mệnhyểu. Bà đau khổ điên cuồng ôm thây con đến mấy vị bácsĩ, nhờ cứu chữa. Bác sĩ, lương y nào cũng lắc đầu bótay. Cuối cùng có người vẽ cho bà tìm đến đức Thế Tôn,may ra Ngài có thể cứu được con bà. Một tia hy vọng cuốicùng lại vụt sáng giữa lúc tâm thần đang bối rối đaukhổ, bà ôm xác con chạy gấp đến chỗ Phật, sau khi váichào, bà liền cầu xin Phật cho đứa con bà sống lại, Phậtdạy: Ðược, Bà hãy đi kiếm cho Ta một nắm hạt cải ởnhà nào từ xưa nay không có người chết, đem về đây Tasẽ cứu cho". Bà mừng rỡ lật đật chạy đi kiếm. Khi bàđến nhà thứ nhất, được người đem cho nắm hạt cải.Bà liền hỏi chủ nhà: "Nhà này xưa nay có ai chết không?"Chủ nhà trả lời: "đã có mấy người chết". Bà ta nói đứcThế Tôn dặn kiếm thứ hạt cải ở nhà nào xưa nay khôngcó người chết, nên bà ta đem trả lại nắm hạt cải. Bàta cũng hỏi và cũng không nhận như nhà trước. Cứ như thếbà ta đi từ nhà nọ đến nhà kia khắp vùng mà vẫn khôngkiếm ra một nắm hạt cải đúng như lời Phật dặn. Bỗngnhiên một giây phút tỉnh ngộ, lý vô thường bật sáng trongtâm bà, phá tan bao điều sầu khổ, u ám, bà lặng lẽ đemcon đi chôn rồi trở lại tinh xá bạch Thế Tôn: "Việc Ngàidạy con đã làm xong". Rồi bà đảnh lễ Phật xin quy y làmđệ tử.

Khi đọc chuyện này, không khéolại có người đặt lời phê phán: "Thế Phật có hơn gìmấy ông bác sĩ, lương y? Phật còn không bằng các đạo sĩ,giáo chủ khác dùng phép lạ cứu người chết rồi sống lại?Tình thương của Phật như thế tỏ ra một tình thương quálạt lẽo đến phũ phàng, một tình thương không thực tế!"Nhưng không, nếu cứ ôn tồn suy nghĩ chắc người ta sẽkhông phê phán một cách quá nông nổi và sai lầm đối vớilòng từ bi quá thâm thúy và thiết thực như trên của Phật.Ðối với Phật, Ngài đã thấy rõ, sở dĩ chúng sanh đau khổchỉ vì không giác ngộ được chân lý thực tại vô thường,lại muốn bám chặt vào những mảnh vô thường và nhận chắcđó là ta và của ta, vì vậy tình thương của Ngài là cốtlàm thế nào phá trừ vô minh đưa chúng sanh đến nơi giácngộ tức hết đau khổ, nếu không như vậy, dù có làm cáchnào, cũng chỉ là cách cứu chữa tạm thời, đôi khi còn vìnó gây thêm đậm nét đau khổ là khác. Ví dụ như ông thầythuốc không chịu tìm chữa từ bịnh căn, chỉ nghe con bịnhnói đau mắt, đau đầu bừa, không tìm nguyên nhân thì khôngbao giờ hết bịnh, vì bịnh căn là mầm mống chưa trừ. Nhưvậy đến đây, ta hiểu được rằng tại sao Phật không dùngphép lạ cứu sống đứa con người đàn bà kia. Chúng ta cũngbiết rõ rằng dù Phật có cứu sống đứa nhỏ bằng phéplạ đi nữa rồi một ngày kia nó cũng vẫn già, vẫn bịnh,vẫn chết và người đàn bà mẹ nó, cũng vẫn đau khổ nhưtừ bao giờ không hơn không kém, nếu bà không một lần tỉnhngộ như trong khi đi xin hạt cải: chết sống không phải làkhổ mà khổ vì không giác ngộ lẽ chết sống.

4. Chúng sanh đau khổ nhưng kémhèn không tự cứu lấy mình được mới chạy đến Phậtcầu cứu. Thay vì phải soi sáng, cứu độ cho họ, Phật lạidạy: "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Như thếnghĩa là sao? Nếu chúng sanh tự thắp đuốc lên mà đi đượcthì phỏng có lợi ích gì mà họ phải chạy đến Phật?

- Xin thưa: Phật dạy mỗi ngườiphải tự giác ngộ lấy mình chớ không ai giác ngộ thế chođược, đó là lời dạy chí lý hiển nhiên đúng thật khôngthể chối cãi được, và câu "Các ngươi hãy tự thắp đuốclên mà đi" đã nằm trong ý nghĩa tự giác ngộ đó. Tuy nhiên,nếu suốt một đời giáo hóa của Phật, thỉ chung Ngài chỉdạy có một câu ấy bất cứ đối với ai và bất cứ lúcnào, thì cũng đáng cho ta sự thắc mắc trên, bởi nếu nhưvậy, chúng ta sẽ không hiểu gì là cái đuốc. Tại sao phảitự thắp, làm thế nào để thắp và đi về đâu. Nhưng đằngnày khác hẳn, sau giáo pháp Phật đã dạy, giáo pháp đó khôngích lợi gì cả nếu chúng sanh không chịu khó học hỏi kinhnghiệm thực hành, nương giáo pháp để tự tạo lấy sựgiác ngộ chính trong lòng mình. Phật vì thương chúng sanh chonên Ngài lại phải nhắc nhở chúng sanh lo thực hành vớilời dạy trên.

Giáo pháp như ngón tay chỉ, chânlý ví như mặt trăng, Phật truyền dạy giáo pháp khác nàonhư Phật đã đưa tay chỉ mặt trăng (đây là Phật khai hóacứu độ cho chúng sanh), người muốn thấy mặt trăng, tấtphải định thần mở mắt nhìn theo hướng tay chỉ, khôngphải chờ ai nhìn thế mà cho thấy được. Nếu Phật có nhìnthấy hay người khác có nhìn thấy, cũng chỉ là Phật thấy,mấy người kia thấy, chớ không phải mình thấy. Giáo pháplại có thể ví như những điều kiện bên ngoài để tạora hạnh phúc chân thật bên trong; khi một người có đủ cácđiều kiện ấy mà vẫn thấy mình chưa đủ hạnh phúc thìhọ phải lo tự tạo lấy hạnh phúc cho họ, chớ không aibên ngoài xen vào hay mang lại một hạnh phúc chân thật tronglòng họ được.

Ðể hiểu rõ hơn, ta cần xác nhậnthời gian tính lời dạy trên trong quá trình thuyết giáo củaPhật. Theo như trong kinh này thì câu "Các ngươi hãy tự thắpđuốc lên mà đi" đã được Phật dạy vào lúc sắp nhậpNiết-bàn và lúc nhiều giáo pháp đã được Phật nói ra.Như thế có theo Phật ta mới hiểu rõ đường lối tu hành,mới thoát khỏi các ý nghĩ ỷ lại sai lầm rằng ta có thểnhờ người khác đem lại giác ngộ và hạnh phúc chân thậtcho ta, và mới hiểu tại sao phải tự thắp đuốc lên màđi và thắp bằng cách nào để khỏi bị ở mãi trong chốntối tăm đau khổ.

5. Ðạo Phật chủ trương lýtrí, chú trọng thực tiễn, tại sao trong kinh còn có nhữngchỗ nói đến các vị thần, như thiên thần, lâm thần, thọthần v.v... Như thế Phật giáo cũng tin có quỷ thần, mơ hồ?Phật giáo cũng là một đa thần giáo?

- Xin thưa: Phật giáo không hề lấyviệc tin quỷ thần, cầu khấn, thầm làm phương châm giảikhổ, nhưng Phật giáo quan niệm giữa vũ trụ có vô lượngthế giới và vô số chúng sanh xuất hiện dưới vô số hìnhthức sai khác, lớn có, bé có, ở hư không có, ở dưới biểncó, hữu hình có, vô hình có, tùy theo căn thức và nghiệpcảm. Mỗi chúng sanh cũng chỉ là mỗi chúng sanh, không chúngsanh nào có thể sáng tạo và cai quản chúng sanh nào, ngoạitrừ tánh cách tương quan hổ thành theo luật nhân duyên nhânquả. Do đó, Phật không bao giờ khuyên dạy người ta cầuxin phúc họa nơi quỷ thần, mà dạy người ta lo cầu xin họaphúc ngay nơi mình. Khác với đa số người thế gian và đathần giáo xem quỷ thần như những vị sáng tạo và có quyềnphép ban phước giáng họa và người ta cần đến đó cầuxin hoặc sợ sệt kính lễ, trong khi Phật giáo dù nói đếnthần này thần kia chỉ có nghĩa tại chỗ kia chỗ nọ màthôi, có với không có nó không là việc bận rộn đến tinhthần của những Phật tử chân chánh.

6. Người ta nói "Quốc gia hưngvong thất phu hữu trách", một thường dân còn có bổn phậnđối với quốc gia xứ sở, huống những người cầm quyềntrị vì, thế nhưng trong kinh có đoạn kể chuyện vua tôi nướcnọ đều xuất gia cả. Xuất gia như thế có hại cho quốcgia không? Có thụ động, trốn trách nhiệm không?

- Xin thưa: giá trị của sự xuấtgia ở chỗ khác đã có nói nhiều, ở đây xin tóm tắt rằngsự xuất gia chân chính bao gồm một ý nghĩa từ bỏ dụcvọng, tham lam, ngã chấp, để khuôn mình trong lối sống đạođức với chí hướng cầu chân thiện mỹ và ban phát chânthiện mỹ. Xuất gia như thế đâu phải là một hành vi thụđộng, trốn đời, hại đời? Và đâu dễ có mấy ngườixuất gia, khiến đến nỗi quốc gia phải suy yếu vì họ?Vả chăng việc nước là việc chung, không người này cònngười khác, một số rất nhỏ người xuất gia có thấm vàođâu với đại đa số dân chúng. Một điều mà thiết tưởngai cũng thấy rõ, nước mạnh không nhất thiết phải dân đôngnhưng cốt phải muôn dân nhất trí, và muốn cho muôn dân nhấttrí là phải có đạo đức, hy sinh, công chính. Mọi ngườidân trong khi cố công kiến thiết, họ cũng phải cố côngxây dựng ở họ, ở người khác một sức mạnh đạo đức,biết hy sinh, không ích kỷ, không cố vị tham quyền mới duytrì được nền an lạc chung. Như thế suy đến chuyện xuấtgia của vua tôi nước nọ, thay vì nói đó là yếm thế, trốntrách nhiệm, ta hãy nói đó là một cử chỉ cao thượng hiếmcó, đã nêu một gương sáng không tham cố quyền lợi, khôngcố thủ địa vị là điều xưa nay thật khó tìm thấy ởtrong bao nhiêu người có địa vị trong tay. Tuy vậy, thậtra việc xuất gia như trên rất hiếm có trong lịch sử vàgiả sử có ta cũng thấy rõ đâu có làm hại cho quốc gia,xã hội bằng những con người bất nhân vô đạo, cố vịtham quyền kết tụ lại trong quốc gia hay thế giới, mà xưanay đâu đâu cũng có. Cứ xem nhân loại ngày nay ta cũng đủthấy là hiện đang đau khổ vì dục vọng hay những lời dạyly dục và sự xuất gia như trên?

Tóm lại, trong khi xem kinh, nên cócon mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phậtquyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lờinào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu, và suy nghiệmlối thuyết pháp tất đàn của Phật mới mong học đượcnhững chỗ đáng học, nắm được chỗ chính yếu của giáolý để khỏi kẹt vào những thắc mắc không trọng hệ nhưnglắm lúc làm trở ngại những giáo lý trọng hệ cần đượcchú tâm suy tầm tu niệm nhiều hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2015(Xem: 17363)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17264)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 7062)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9592)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53757)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
06/10/2015(Xem: 15095)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 15475)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11241)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 9757)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
03/10/2015(Xem: 14776)
Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân / 'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]