Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tổng luận kinh Lăng Nghiêm trực chỉ

17/11/201017:03(Xem: 6710)
2. Tổng luận kinh Lăng Nghiêm trực chỉ


TỔNGLUẬN

KINHLĂNG NGHIÊM TRỰC CHỈ

Từ Phật Oai ÂmVương về trước, không có tên Phật và tên chúng sanh. Bấygiờ chính là Đạo. Chỉ có điều là không người giác tri.Lớn thay lời nói ấy! Có thể gọi lời đó là phơi bày ánhsáng giữa ban ngày, ngợi khen sự mênh mông của biển cả.(Ý nói đã sáng càng thêm sáng, đã mênh mông càng thêm mênhmông). Ngộ tức là đề hồ, mê vẫn là độc dược. Do đócho nên đức Phật đóng cửa thất nơi nước Ma-kiệt-đà,ngài Duy Ma Cật ngậm miệng tại thành Tỳ-da-ly. Ðâu chỉvì chơn cơ tuyệt đãi, mà thật là chí đạo khó nói. Chonên đức Thế Tôn trải tọa dưới cội Bồ-đề, bèn muốnthị hiện nhập Niết-bàn, bày ngực giữa rừng cây Song thọ,lại tuyên bố không từng nói một chữ. Trước sau cùng mộtý chí này, đầu cuối toàn nêu bày trọn vẹn. Lời dạy trongMười hai bộ kinh, đúng thật đều là phương tiện. Ba thờinăm giáo, quyền giáo Tiểu thừa đều thu nhập vào tính Diệuviên.

Pháp giới đâu thể biết, đồnggiác mê mà thành chung thủy; trí sáng tự chiếu soi, bao hàmchơn vọng bởi tánh viên thường. Từ trước đến nay vẫnlà như thế. Cổ động sự vào ra của muôn loài mà khôngcùng với Thánh nhân đồng một lo nghĩ, (muôn loài ra vào từdiệu tánh, mà diệu tánh không có sự lo nghĩ như Thánh nhân).Tận cùng chỗ chỉ quy của Ba tạng, cốt yếu gạn rõ việckhó rõ của trăm họ. Vốn tự không mê đâu lại có ngộ?Trỏ nhĩ diệm (sở tri) là Bồ-đề, luống uổng khơi bàycái thấy của đấng Ðộc tôn: trả Niết-bàn về sanh tử,ai biết được tâm đấng Ðại giác.

Phải biết vọng xoay theo bất giác,mới tin diệu tánh tức vô minh. Hội ba đời trong một sát-na,dung mười phương nơi đương niệm. Trong đây rất khó dunghợp, động niệm liền dính trần sa, vừa tự tin đã là trôimất thời gian, còn để mặc tự nhiên thì lại đồng mờmịt.

Việc hằng ngày của kẻ dung thường,chính là chỗ để tâm của hàng Thượng triết: sự có khôngcủa phàm phu, ngoại đạo đều là chỗ cứng lưỡi của bậcChí nhân. Ðộng cũng không phải là vọng, tánh trí vốn tựlặng yên. Lý chơn thật rốt ráo về đâu, tánh hư không đồngvới tịch chiếu. Còn không phải là kiếp ngoại, thì đâugọi là thời nay.

Chơn như không thật tánh, sáng vàtối tùy theo duyên, sanh diệt do tâm, năng nhân và sở nhânlẫn hiện.

Từ nhất chơn pháp giới, vọngthấy có tự và tha; từ nơi cửa như huyễn, mà riêng thànhtâm và sắc. Sáu trần ngăn bít thành động và tịnh hai duyên,năm ấm ngưng chắc, nên người hiền kẻ ngu đều chấp.

Từ cửa mắt vào gọi đó là sắc;từ cửa tai vào gọi đó là tiếng, mũi, lưỡi, thân, ý tựgiữ việc riêng; hương, vị, xúc, pháp cùng nhau hiển hiện.Căn và trần đâu có khác, phân biệt cũng là thường. Chínhcái ngã cảnh ngã tâm của kẻ mê loạn tức là chơn trí,chơn lý của bậc Thánh Hiền. Cái sai biệt như thế, cầnphải một phen xoay trở lại.

Chung ngồi nơi Ðạo tràng của NhưLai mà hằng trọn đời không giác ngộ; ai chỉ ra cảnh giớitrần lao, hầu khai mở cho kẻ mê muội đồng trở về.

Sanh tử tiếp nối, đều bởi dâmtâm; phân biệt theo vọng duyên, đều do tánh thấy. Tánh vốnchẳng phải thấy, gá nơi căn mà soi sáng; tâm không là dâm,nhân vì sắc che lấp. Thấy sắc thì tâm mờ tối, thấy tướngthì tâm phát sanh: đồng nơi tâm và mắt này, mà phân chiacó hơn có kém.

Nhơn tâm nên có tưởng, đạt tưởngchính là tâm. Há có tạm và thường, do giác mê bèn có khác.Biết lưu chuyển do từ đâu, thì tâm cảnh nào có khác. Rõthường trú hằng như vậy, thì thấy nghe không đổi dời.Gạn cùng bảy chỗ (bảy chỗ hỏi gạn tâm), thì đa văn íchgì.

Từ cửa mặt phóng hào quang, làchỉ cho thấy căn tánh mỗi mỗi đều tròn sáng; thế giớihợp lại hay chia ra, là tiêu biểu thân và độ lớp lớp thunhiếp lẫn nhau, thân tâm vốn không rộng hẹp, mà thể dụngnhư tuồng có trệ ngại và viên dung. Bởi do chưa rõ hai móncăn bản nên khiến cho cái "năng suy" lìa trần không có tựthể, do đó tướng và kiến hiện tiền có thể biện biệt,nhưng tâm và mắt đen tối vẫn còn mê.

Ðèn hay hiển bày các sắc, nhưvậy cái thấy là con mắt chứ không phải đèn; con mắt hayhiển bày các sắc, như vậy tánh hay thấy là tâm chứ khôngphải con mắt. Mới tin tâm vốn thường trụ, mà con mắt thìcó khuyết có toàn.

Thường trú gọi là chủ, khôngthường trú gọi là khách. Cũng như hư không vốn đứng lặng,mà bụi trần tự lay động; tâm tánh vốn chơn không, mà sanhdiệt thì theo niệm. Ðâu không biết niệm là sở duyên, cònchưa rõ tâm ắt chẳng diệt.

Bởi do ở lâu trong mê nên tâm đãthành tưởng. Lấy tưởng duyên tâm, thì tâm đồng với tưởngtàn tạ. Lìa tưởng gạn cái thấy, cái thấy hiển lộ thìtưởng không còn. Nên ngoài phân biệt vẫn còn lưu lại căntánh để chờ đợi phát minh. Tuy đối hiện nói là tạm có,lại trải qua năm xưa cũng như hiện tại.

Quán thân dời đổi, niệm niệmkhông dừng, xem sông Hằng vẫn y nhiên, lúc trẻ với lúc giàkhông khác, đối cảnh rõ ràng, không rơi vào suy nghĩ (kiếntánh ngoài suy nghĩ), nhớ lại tức đành rành, đâu phải nhọctụng tập. Cho nên biết Phật tánh của chúng sanh, ở ngaytrước mắt; nhận thấy Niết-bàn Như Lai thoạt vào nơi tâmniệm. Nương theo chỗ tâm phân biệt không đến kịp, đểchỉ ra hiện lượng (tánh thấy) ngay đương thời (bây giờ).Thoáng chốc xoay đầu thì nhiều kiếp tợ như mới hôm qua.

Lại gạn cùng chỗ điên đảo,để cứu xét nguyên do sót mất (bản tánh). Mới biết tánhthấy nghe bị mê lầm nơi sắc không, nên không thể nói ngộ,nhưng tâm không sanh diệt vẫn ở trong thân thì đâu đượcnói không mê; chỉ một cánh tay không khác mà mỗi ngườibảo là xuôi ngược khác nhau. Ðã lầm nước, toàn biển cảthì ai bàn chi đến bọt nổi. Ở nơi cái bất giác này, vọngý thừa đương thì tâm địa thường trú, chẳng qua chỉ làcái "sở ngộ", mà hiện lãnh pháp âm chỉ là cái "năng duyên".Tâm phân biệt năng duyên đã không tự tánh (thật tánh) thờitâm tánh sở ngộ ắt có chỗ trả về. Ðâu biết tám thứ(có thể trả về) sai biệt đều thuộc thế gian, mà tám thứkiến tính rốt cuộc không ngoài ông. Tiền trần là vật,còn cái thấy của ông không phải vật. Tánh tri giác khôngxen tạp với vô tình; mà tôi và ông vẫn phân cách nhau trênthân thể. Mỗi mỗi đều tự cùng khắp, trong tánh thấy đâucó chia ra trong ngoài; cũng không dứt nối, như thế hư khôngnào có vuông tròn.

Nói lý thì rất rành rẽ mà nóichứng ngộ vẫn còn phần lượng. Nếu chỉ tâm "sở ngộ"là phải, ắt cho tâm "năng duyên" là trái. Phải trái rõ ràngthì vật ngã khó tiêu.

Trong sự vật gạn bày cái thấy,là trước dứt bặt tâm sở ngộ. Phải hết thì trái cũngkhông còn, lại gạn cùng thức năng ngộ.

Ðại đạo không riêng khác, chẳngphải hàng Nhị thừa có thể nghĩ bàn. Tự trú trong Tam-ma-địa,phải bậc Ðại trí mới nói được.

Tướng hoa đốm giữa hư không,tánh Bồ-đề cùng khắp, thị phi đều dẹp, chỉ một VănThù; một và hai đều mất, diệu giác riêng treo cao. Nếu khôngthấu triệt cội nguồn các pháp, thì ít ai chẳng lầm cholà thần ngã. Lại nếu quanh quẩn trong bốn loại thì sẽlầm cho là nhân duyên. Ðệ nhất nghĩa đế tức ngay trongcác tướng thế gian. Chỉ một phen phát minh sẽ không cònviệc khác.

Bốn nghĩa đã thành tựu thì vượtra ngoài sáng, tối, thông, bít. Nếu thấy được tánh thấythì liền được Bồ-đề. Muốn biết nguyên do ngộ đượccái thấy, phải biết nguyên do cái thấy sanh ra. Cái thấyvốn tánh là chơn, còn cảnh chính từ vọng hiện. Do vọngthấy cảnh, mới làm cho tánh minh diệu bị buộc vào trongcăn; biết tâm không vọng, liền khiến kiến tính vượt khỏingoại trần.

Biệt nghiệp ví dụ căn thân, đồngphận, ví dụ khí giới; căn mê đã hết như mắt nhậm bỗnglành; lượng khí giới vốn không, tợ bóng lòa chẳng phảiđã có. Chơn trí thì không có thấy, chơn lý thì không cótrần. Mắt thấy là theo hiện nay, kiến duyên y như thuở trước.Mười phương cõi nước đều là tánh diệu minh; cái thấycái nghe ngay đây đâu từng hư vọng.

Trong Như Lai tạng, ngũ ấm, lụcnhập đều chơn; trong tánh chơn như, mười hai xứ mười támgiới vốn thật. Tự tánh sắc là chơn không, cho đến giácminh là chơn thức, vốn sẵn cùng khắp mà tùy theo chỗ hiểubiết của chúng sanh. Từ đó phát minh được điều chưa từngcó. Tự tín tâm linh không ở ngoài cũng không ở trong thân,trở lại xem mười phương thế giới đều nương hư không,hư không lại ở trong tâm.

Cảm cái ân tha thiết trở về nguồn,nguyện sâu xa với tâm từ bi đồng thể. Ðã ngộ đượcpháp thân, lại mong trừ lỗi lầm nhỏ nhặt. Ngã chấp phânbiệt dễ trừ, câu sanh ngủ ngầm khó thấy. Vẫn còn phảithưa thỉnh để giải thích cho những người đồng nghi.

Tánh thanh tịnh bỗng nhiên sanh ra,biết sự vọng lập của giác minh; thấy đồng thấy khác,mà khởi ra pháp hữu vi về hàm thức. Thế giới đã thành,chúng sanh lưu chuyển; nhân duyên kết cấu, nghiệp quả tìmnhau. Ở trong giác minh khởi diệt, như ráng nắng khởi sóng;ở trong tánh giác diệu minh, tợ thái hư thường lặng.

Ngộ nguyên không vay mượn, chỉcần tin giác tánh của chúng sanh vốn thường như; mê đâucó nguyên nhân, ai bảo thế giới diệu không vẫn thườngtại? Mặt trời thì sáng, mây phủ thì tối, gió lay thì động,mưa tạnh thì trong, hư không chẳng động, còn các tướngthì lưu chuyển.

Quán tánh vốn là chơn, quán tưởngnguyên là vọng. Hợp với vọng thành vọng, hợp với tánhtoàn chơn chỉ có tánh diệu giác, tất cả đều "phi"; chơnthời tùy duyên biến khắp, tất cả đều "tức". Do đó màứng hiện có tục có chơn, có phàm có Thánh. Tâm phú cảmcủa bậc đại giác thì thường cùng khắp, tánh đương niệmcủa quần sanh tự đầy đủ, toàn nương ngón tay khéo màphát ra âm thanh chơn thật sẵn có. Chẻ trong hạt bụi màlấy quyển kinh, đồng trong hải ấn mà phát hào quang soi khắp.Vừa mới tin tánh diệu giác vốn viên mãn, không nguyên nhânmà tự vọng; ắt khiến cho tánh cuồng bỗng hết, tánh thanhtịnh thù thắng vốn trùm khắp.

Rõ tánh không, nên không ở trongsanh tử; ngộ duyên khởi, nên không trú Niết-bàn. Ba thứtương tục vẫn tại trong mộng, một niệm huân tu liền tạmra khỏi buộc ràng. Ấy đều không thể do dụng công mà được,há lại dùng việc hý luận mà thành. Do đó muốn phát minhđể giác ngộ kẻ sơ tâm, thì trước phải xét nhân địatu tập, rồi sau mới thẩm trừ mê hoặc. Tánh thấy, nghe,hay, biết được phát minh đây, tức là đức thường, lạc,ngã, tịnh rốt ráo.

Chỉ cần chín chắn phân biệt sanhtử, liền có thể xa xa khế hợp Niết-bàn. Không theo hư vọng,cứ nhậm vận yên lặng càng sâu, thì nước trong hiện tiền,không đợi gạn bỏ bùn; rốt ráo đến tận nguồn, đâu vượtqua thuần tịnh. Chỉ là căn tánh trong mê không tự biết,nên duyên trần sanh thức; chỗ gút sau khi ngộ nên biện biệt,như dẹp giặc phải tìm kẻ môi giới. Chướng ngại phầnphân biệt nơi địa vị Sơ tâm, tiêu dung phần chủng tửtập khí nơi địa vị hậu trí, vẫn gọi là phương tiện,chưa nghĩ đến viên tu. Mỡ sáu gút đồng như một, dính vàgở đều xoay lại. Trừ bỏ vật để xem hư không, thì tướngđồng và khác đều bỏ hết. Biết cái niệm trạm của tâmtánh diệu viên thoáng thế, thời sự thanh tịnh của căn thắngnghĩa vẫn còn nguyên. Tối và sáng là cái thấy, mê vọngmới thành hôn mê. Căn hay biết chứ không phải trần, nếukhông chạy theo nó thì tự nhiên giải thoát.

Thể tánh của bảy thứ (Bồ-đề,Niết-bàn, Chơn-như, Phật-tánh, Yếm-ma-la thức, không NhưLai tạng, Ðại viên cảnh trí) vốn bền chắc, đâu đợiphải có tiếng chài mới nghiệm biết; tánh tri giác nơi sáucửa vẫn thường diệu, đâu vì ngủ thức mà sai khác. Diệutánh vốn thanh tịnh, do tánh mình dính cái vọng mà phát rahiểu biết. Mở phải từ nơi lòng gút, căn trần vốn khônglỗi. Tánh nương nhờ nơi sức tịnh, lý và hạnh thành tựulẫn nhau.

Lựa sự viên dung hay trệ ngạinơi căn cảnh, mượn làm gương soi các căn cơ: ngộ thẳngtắc nơi sự tu trì, chóng vượt qua quyền thừa hữu học.Tất cả sắc pháp đều tụ nơi mắt, xưa do cái thấy màmờ tối, nay do cái thấy mà giác ngộ, mười phương âm thanhđều đạt đến nơi cái nghe, không bị tai làm ngại, lạilấy tai mà xoay chuyển. Xoay cái nghe trở về tánh giác, kípchuyển cái cơ không dừng trụ: Không và giác cùng cực viênmãn, ai hiểu thấu tánh lặng lẽ ở hiện tiền này? Ðâylà chỗ căn bản chứng ngộ của đức Quán Thế Âm, đã đượcviên thông; cũng là căn được đức Văn Thù lựa chọn, làmphương tiện đầu tiên. Lựa chọn 23 vị Thánh, chỉ cho bađời theo một cửa (nhĩ căn viên thông). Y theo chỗ ngộ màviên tu, chỉ có hai nghĩa quyết định; theo chỗ tu mà khởingộ, lại có Ba vô lậu học. Hành không hư dối, dứt sạchmà ái kiến, tâm thẳng như dây đờn, thành nhân địa chânchánh.

Hiện nghiệp dễ chế phục, tựhành có thể trái bỏ, nhưng tập quán cũ rất khó trừ, vẫnphải nhờ thần lực. Do đó kiến lập đạo tràng, nhờ thalực gia bị; nhưng chương cú diệu vi, phải do tự mình khếhội. Mười phương chư Phật, từ đây xuất sanh; hậu thếkẻ tu hành, không rời nơi tòa. Nếu muốn phát sanh Sơ càntuệ địa, hoàn toàn trước phải do lần lượt tiến thầm,lại còn mong đầy đủ 55 tâm; vậy sau mới thành quả địatu chứng. Ấy là khuôn phép tu hành của Phật để lại, bỏđây bèn lạc vào đường tà. Dẫu được thẳng đến giácngộ sáng suốt, cũng tự mình thầm hợp với chánh quán. Khôngcó ai ba nghiệp chưa trong, sáu căn chưa sạch mà có thể làmmô phạm cho người trời. Chính mười nhân không dính, sáucăn không giao xen này, mà đâu tránh khỏi Thiền-na sai lạc.Bởi vậy do vì thuần tình mà sa vào địa ngục, chỉ do mộtniệm sai khác; hoặc vì thuần tưởng mà sanh thiên, cũng phảibiết hễ phước báo hết vẫn sa đọa. Nghiên cứu tận cùngtâm thức thì tột đến nơi trời Tứ không, còn phóng túngchìm đắm trong mê muội thì thành ra địa ngục A-tỳ. Phậttánh lưu chuyển tùy theo niệm mà có thăng trầm; vọng tánhchẳng phải gì khác, như bàn tay lật ngược. Chỉ cần biếtrõ tự tâm sẵn có, không chạy theo thấy biết, bèn có thểtùy thuận giác tánh; kíp hiểu rõ Thánh tình. Ở trong Tam-ma-địa,đắc và thất đều dứt, chỗ ngũ ấm diệt tận, cảnh giớikhông còn lưu lại. Từ đầu đến cuối, từ phàm vào thánh,xoay nhìn lại chỗ ngộ không vượt ngoài sơ tâm. Không phảipháp nhãn có thể nhìn thấy, há lại thiên Ma được dịpkhuấy phá. Nếu chỉ nương giáo pháp tiến tu, do giới vàođịnh, nếu không tùy thời tự giác, thì chưa khỏi nhân thấycảnh thù thắng trong định mà sanh tâm. Dính nơi cảnh bènrơi vào tà tư, hễ động niệm liền bị Ma nhiếp phục. Ðếnchỗ sanh diệt đã diệt thì thức tánh hiện tiền, nếu lầmcho là Bồ-đề thì quên mất chánh trí chánh kiến.

Riêng thành lập các luận khôngcứu xét tánh diệu viên, dẫu chúng định tánh Thanh văn, chưathể cho là kiến tánh. Ðộc giác đư?c chút ít vẫn còn xatrái Niết-bàn. Bởi vì không do tích lũy (tu hành) thẳng đótâm khai ngộ, cùng với đây thứ lớp đi sâu vào Thiền định,tuần tự cho đến phá được thức ấm, đồng gọi là Càntuệ địa, chóng vào Kim cang địa. Kia do ngộ rồi mà tu, đâydo tu rồi mới ngộ. Do tu mà ngộ là trước hành bố (tiệmtu), sau viên dung hành bố. Ngộ thời đều ngộ mà đắp đổicó dị đồng, tu thời đều tu, lại chia ra có khó dễ. Ngườiđốn ngộ thì về lý, do có sai khác, người tiệm tu thì vềsự, dính có tạp loạn lỗi lầm. Lý mà sai biệt là tạimất chơn khi ngộ, sự mà sai lầm là thường e khi tu có nhiềuđường rẽ. Thế là vì kiến tánh ly trần, vượt lên trênphân biệt mà tùy duyên tự tại; chơn tâm không vọng, ra ngoàithị phi lấy Diệu huệ trang nghiêm. Ngộ đã tinh tường thìtu mới viên mãn giải thoát.

Hành lấy lý ấn chứng, thì nghĩasai biệt không thiếu sót; lý phải lấy hành mà trang nghiêm,thì cửa căn bản (pháp môn tu căn bản) không bị vượt qua.Ngũ ấm tiêu trừ theo thứ lớp, đâu ngại viên dung; nhângiới hạn rõ ràng, mà không chìm vào sự chứng ngộ thiênlịch.

Bản giác tịnh tâm, ban đầu khôngtrần cấu, vì vọng tưởng kế đạt mới hiện có sắc tâm.Sắc nhân không mà hiện có, xúc do lìa ra mà biết. Nhớ chẳngphải vì quên mà hóa không, sanh đâu phải vì diệt mà mấthẳn. Tức khiến cho cái sanh diệt xoay về trong tánh trạm,thì vào hiệp càng bày rõ ở mé thức. Cho nên hành ấm tuyhết mà giác tâm khó viên mãn. Hàng nhị thừa đã lầm nhậpvào vô vị, kẻ sơ tâm vẫn lầm nghĩ nghì nơi tức sắc.

Ngộ lý chưa viên mãn, vừa mớihướng đến cửa giải thoát, liền đã thành ra nhàm cháncảnh; mê tình chẳng dứt sạch, dẫu có nói hành vi trái đạo,rốt cuộc ắt đi đến sự bác không. Vạn pháp tuy không màlý nhất chơn đâu có chỗ trụ; tâm trong tam giới đã tuyệtdứt thì hiện hành đâu xen lạm câu sanh. Con mắt của ngànThánh đã siêu, mà không thân vẫn còn e hữu sự. Do đó việcthốt mổ đồng thời phải trả lại hàng tác gia (mô phạm),được chơn tông vô trước, chưa xưng là tôn quý.

Trong kinh này việc A-nan thị hiệnbị đọa, là cốt yếu trước tiên phải rửa sạch thứctâm; cuối cùng đến sự viên tu cũng tức là dứt trừ Thánhgiải. (nhược tác Thánh giải tức thị quần tà). Ði trongdị loại mới cho là đồng triền. Ai chẳng thấy? Ai chẳngnghe? Mắt thấy không phải sắc, tai nghe không phải tiếng.Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứttrí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại (vượtngoài không thời gian); vẫn thuộc về chỉ dấu vết, chứchưa phải đến chỗ chơn.

Lặng lẽ mà thành, không thấy đượcdấu vết; lấy thần mà rõ đó đều do tại nơi người.

Xuân Giáp Tuất - 1995.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5970)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 6855)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4888)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 7200)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 6969)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 5137)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 13763)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 6544)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 5293)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 5472)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567