Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Nguyên lí duyên khởi trong giáo pháp Đức Phật

17/11/201017:02(Xem: 8470)
1. Nguyên lí duyên khởi trong giáo pháp Đức Phật


NGUYÊNLÝ DUYÊN KHỞI
TRONG GIÁO PHÁP ÐỨC PHẬT
Hễ nói đến Giáopháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến phápDuyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vìpháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sựgiác ngộ.

Ðức Phật thành Phật là do Ngàichiêm nghiệm hai mặt lưu chuyển và hoàn diệt của nguyênlý 12 Duyên khởi mà thành tựu.

Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thếnào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minhmà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyênlý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới. Như Laitự mình chiêm nghiệm nguyên lý ấy để giác tri, để thànhtựu Vô thượng Bồ-đề, rồi tuyên thuyết, rồi khai thị,rồi hiển phát cho mọi người". (Tạp A-hàm, q.12 tr. 84b ÐTK2).

Do giác ngộ nguyên lý Duyên khởi,đức Phật hiển nhiên trở thành Phật. Nên khi dạy dỗ, giáohóa chúng sanh, đức Phật đã khai thị nguyên lý này qua nhiềudạng thức, qua nhiều cấp độ và qua nhiều phương tiệnsâu cạn khác nhau.

Kinh Pháp Hoa nói: "Chư Phật là đấngtôn kính, đầy đủ trí tuệ và từ bi, biết tất cả phápluôn luôn là không có tự tánh. Phật chủng cũng chỉ từduyên mà khởi. Vì vậy mà tuyên bố Nhất thừa. Sự an trú,sự định vị của tất cả pháp là vốn như thế. Nó vốnlà hình thái thường trú của thế gian, từ đạo tràng biếtmột cách chân xác như thế rồi, đấng Ðạo sư mới tùyphương tiện mà tuyên nói". (Kinh Pháp Hoa tr. 9b ÐTK9).

Giác ngộ một cách chân xác vềnguyên lý Duyên khởi là giác ngộ rằng, tất cả các phápkhông bao giờ sinh khởi cô độc, mà nó sinh khởi trong nguyêntắc tất yếu: "Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiệnhữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiệnhữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cáinày không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi".

Toàn bộ Giáo pháp của đức Phậtthuyết giảng chỉ trụ vào điểm này. Và cũng chính ở điểmnày làm nguyên lý phổ biến chung cho sự sinh khởi của tấtcả khí thế gian và tình thế gian.

Khí thế gian là mọi sự kiện hiệnhữu và tồn tại hoàn toàn về vật lý. Tình thế gian làmọi sự kiện hiện hữu và tồn tại gồm đủ cả tâm lývà vật lý, cũng có khi tồn tại thuần về tâm lý.

Tính Duyên khởi đối với tìnhthế gian, hay nói gọn lại nơi con người là Mười hai Duyênkhởi, gồm có Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyênDanh sắc, Danh sắc duyên Sáu xứ, Sáu xứ duyên Xúc, Xúc duyênThọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyênSanh, Sanh duyên Lão tử.

Mười hai Duyên khởi này làm nhânlàm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong vòng nhân quả,khiến con người bị đắm chìm trong sinh tử luân hồi. Vànhân quả của 12 Duyên khởi này cứ tiếp tục sinh khởi khắpcả ba thời gian tạo thành cả một dòng sông vô tận.

Chẳng hạn, Vô minh và Hành là nhâncủa quá khứ. Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ,Hữu là nhân của hiện tại; Sanh, Lão tử là quả của vịlai.

Nhân quả ba đời trong 12 Duyên khởi,cứ cái này làm duyên cho cái kia, cái kia làm nhân cho cái này,cứ như thế sinh khởi cho đến vô cùng vô tận.

Trong 12 Duyên khởi này, mỗi yếutố có thể là nhân, có thể là duyên, và không có yếu tốnào là nhân hoàn toàn hay duyên hoàn toàn.

Chính 12 yếu tố Duyên khởi nàyđã làm nhân làm duyên cho nhau, để sinh khởi và chi phốitoàn bộ sinh mệnh, cũng như đời sống của con người.

Khi nào con người hiểu được 12yếu tố Duyên khởi này và quán chiếu thường trực về chúng,thì khi ấy, tùy theo mức độ sâu cạn của quán chiếu màtầm cỡ giác ngộ được khẳng định.

Kinh Ðại Bát Niết-bàn nói:

"Có bốn hạng giác ngộ về nguyênlý Duyên khởi: Bậc hạ trí quán chiếu mà không thấy đượcPhật tính, và do vì không thấy được Phật tính, nên chỉthành tựu được đạo quả Thanh văn mà thôi.

Bậc trung trí quán chiếu mà khôngthấy Phật tính, và do vì không thấy nên chỉ thành tựu đượcDuyên giác mà thôi.

Bậc thượng trí quán chiếu thậttính có sự thấy hiểu, nhưng không thấu triệt, và do vìthấy hiểu nhưng không thấu triệt, nên chỉ an trú vào địavị Thập trú của Bồ-tát mà thôi.

Bậc thượng trí, quán chiếu thậttính, do vì thấy rõ và quán triệt, nên chứng đắc đạoquả Vô-thượng" (Ðại Bát Niết-bàn kinh - Vol 27, tr. 524b.ÐTK 12).

Nguyên lý Duyên khởi là một thựctại tính (Tathata) là chơn như tính hay còn gọi là Phật tính(Buddhata). Phật tính của giác ngộ. Phật do giác ngộ 12 Duyênkhởi mà thành Phật. Vậy, 12 Duyên khởi là tính ngộ củaPhật.

Bất cứ ở đâu và bất cứ lúcnào, con người giác ngộ được tính ấy, thì lúc đó vàngay đó, con người có thể tự trả lời được câu hỏi,ta là ai? do đâu mà có? và tại sao ta bị khổ đau. Cũng chínhlúc đó, ngay đó, con người có thể tự giải cứu nhữngkhổ đau đang triền buộc lấy chính mình.

Tùy thuận theo 12 Duyên khởi, đâylà điều kiện ắt có và đủ, để con người luân lưu trongsanh tử luân hồi (Samsàra). Hoàn diệt và đình chỉ 12 Duyênkhởi, đây cũng là điều kiện ắt có và đủ, để con ngườidứt bỏ khổ đau, đi đến Niết-bàn (Nirvana).

Ðiều kiện ắt có và đủ hay còngọi là mệnh đề điều kiện (clause condition) của "nếu vàthì"; "thì" luôn luôn phản ảnh rất trung thực đối với"nếu". "Nếu" tác nhân như thế này, "thì" hậu quả sẽ xảyra như thế này; "nếu" tác nhân như thế kia, "thì" hậu quảsẽ xảy ra như thế kia...

Nhân (heru) và quả (phala) gắn liềnvà sinh khởi là do duyên (pràtitya). Nếu thiếu duyên nhân khôngthể nào phát sinh ra quả được.

Trong quá trình sinh diệt để biếnthái từ nhân đến quả và biến thái từ quả trở thànhnhân, thì duyên đã đóng vai trò khá tích cực trong sự quanhệ này.

Duyên, tiếng Phạn gọi là Pratityavà chữ Pratitya đã được Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) giảithích ở trong Màdhyamika như sau: "Utpadyate pratìtyèmàn itìmepratyayah kìla" (Màdhyamika pratyaya parìksa gàtha V). Nghĩa là,do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, nhưng cái này ngườita gọi nó là những duyên.

Duyên hay là pratitya ở trong vănhọc Abhidharma, các luận sư Phật giáo đã phân chia thành nhiềuloại, nhưng sự phân chia có tính thống nhất, giữa các luậnsư, thì duyên (pratitya) gồm có 4 loại như sau:

a. Nhân duyên (Pratyàyàhetu):Tất cả các pháp sinh khởi và tồn tại đều do quan hệ giữanhân và duyên. Nhân (hetu) là năng lực động chính; duyên (pratitya)là điều kiện hỗ tương phụ, để cho năng lực tác độngấy được sinh khởi và hình thành.

b. Ðẳng vô gián duyên (Anantarapratitya):Ðẳng vô gián duyên hay còn gọi là Thứ đệduyên. Nghĩa là tất cả các pháp làm nhân làm duyên cho nhaumột cách liên tục, không bị gián cách.

Hay nói khác đi, pháp trước làmnhân cho pháp sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các phápcứ tuần tự làm nhân làm duyên cho nhau, mà sanh khởi liêntục, nếu bị cách trở gián đoạn tức là thiếu cái duyênnày, pháp không sanh ra được.

c. Sở duyên duyên (Alambana pratìtya):Sở duyên tiếng Phạn gọi là Alambana; Alambana đi từ độngtừ gốc Lam, có nghĩa là leo, vin vào, dựa vào, nương vào,vướng vào... Như vậy, Alambana là đối tượng để cho cáikhác vin vào, dựa vào...

Alambana hay Sở duyên có thể làthế giới khách quan, pratìtya hay duyên có thể là thế giớinội tại, thế giới khách quan là đối tượng (sở duyên)để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức.

Bất cứ cái gì hàm đủ cả chủthể năng phân biệt (pratìtya) lẫn đối tượng được phânbiệt (alambana), thì cái ấy gọi là Sở duyên duyên (alambanapratìtya).

Hay nói theo trường phái Duy thức(Vijnàptimàtrata Siddhi), cái nào có khả năng dẫn sinh sự nhậnthức và sự nhận thức ấy, mang ảnh tượng tương tợ vớichúng, thì cái ấy gọi là Sở duyên duyên.

d. Tăng thượng duyên (Adhipateyampratìtya):Tăng thượng duyên gồm có thuận duyên và nghịchduyên.

- Thuận duyên: là duyên thuậnchiều để cho các pháp sinh khởi một cách nhanh chóng từnhân đến quả.

- Nghịch duyên: là duyên đối khánglàm trở ngại sự sinh trưởng của nhân.

Tất cả pháp có thể sinh khởi, tồntại hay hủy diệt, đều lệ thuộc vào bốn duyên này.

Trong bốn duyên, thì Ðẳng vô giánduyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên là biệt tướng,còn Nhân duyên là tổng tướng. Nên khi chúng ta nói nhân duyên,thì có thể hàm đủ cả ba duyên kia.

Tất cả pháp là duyên khởi, thìnhất định không có tự tính (asvabhava), do không có tự tínhnên chúng mới sinh động vô thường (anitya). Vô thường làtính thường trực của các pháp Duyên khởi, tính thườngtrực của các pháp Duyên khởi là tính không có tự tính,do tính không có tự tính nên các pháp luôn luôn sinh thànhvà luôn luôn hủy diệt.

Bởi vậy, 12 Duyên khởi nó cũngkhông có tự tính cho chính nó, nên nó có thể trở thành bấtcứ tính nào. Nếu duyên xấu, nó có thể trở thành tính xấu;nếu duyên tốt, nó có thể trở thành tính tốt.

Do đó, trong 12 Duyên khởi, chúngta có thể thay thế Vô minh bằng chánh kiến, Thức bằng chánhtrí, Hành bằng chánh nghiệp v.v... để đi đến đời sốngcao thượng.

Sở dĩ chúng ta có thể thay thếđược như vậy, vì tự thân của chúng ta là duyên khởi.

Ðứng ở mặt nhận thức chung mànói, nếu chúng ta chiêm nghiệm về nguyên lý Duyên khởi, thìchúng ta có thể thấy được toàn bộ cơ hợp của vũ trụvà chúng ta có thể chuyển đổi vũ trụ tùy theo ý chí cánhân và ý chí cộng đồng.

Ðứng ở mặt nhân sinh mà nói,nếuchúng ta chiêm nghiệm nguyên lý 12 Duyên khởi, chúng ta có thểthấy được chính chúng ta, và chúng ta có thể sửa soạncho chúng ta một cách sống hợp lý.

Và đứng vào lập trường giácngộ mà nói, nếu chúng ta quán sát về nguyên lý Duyên khởi,chúng ta có thể thấy được Phật, vì chúng là phẩm tínhgiác ngộ của Phật, chúng ta có thể thấy được pháp thâncủa Phật, vì Phật lấy pháp làm bản thân và bản thân củapháp là duyên khởi.

Chúng ta quán sát lý Duyên khởi,chúng ta có thể thấy được thực trạng đau khổ của cuộcđời và nguyên nhân phát sinh những đau khổ ấy, có thểnhìn thấy con đường đi đến Niết-bàn và cảm nhận sựtịch tịnh của Niết-bàn.

Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) ở trongTrung quán luận, đã mượn một thành ngữ nổi tiếng củaTrung A-hàm để nói lên ý nghĩa này:

"Thị cố kinh trung thuyết,
Nhược kiến nhân duyên pháp,

Tốc vi năng kiến Phật,

Kiến khổ, tập, diệt, đạo".

(Trung Quán Luận, tr. 334c. ÐTK30)
Tạm dịch:
"Vì thế trong kinh nói,
Nếu thấy pháp Duyên khởi,

Có thể là thấy Phật,

Thấy khổ, tập, diệt, đạo".
Ðức Phật đã thấy pháp Duyên khởibằng hai cách quán chiếu. Ðó là cách quán chiếu lưu chuyểnvà cách quán chiếu hoàn diệt.

Cách quán chiếu lưu chuyển là cáchquán chiếu mà đức Phật đã giác ngộ nó theo chiều thuận- nghĩa là cái này sinh nên cái kia sinh - vì Vô minh sinh khởinên Hành sinh khởi...

Cách quán chiếu hoàn diệt là cáchquán chiếu mà đức Phật đã giác ngộ duyên khởi theo cáchđình chỉ và diệt tận. Nghĩa là do cái này diệt nên cáikia diệt. Vì do Vô minh diệt nên Hành cũng diệt...

Do giác ngộ duyên khởi đủ cảhai mặt lưu chuyển và hoàn diệt mà đức Phật thành Phật.

Bất cứ ai, thấy được pháp Duyênkhởi cả hai mặt, người đó có thể thấy Phật, có thểthấy được pháp thân của Phật và ngay trong Duyên khởi cóthể thấy được khổ, tập, diệt, đạo.

Chẳng hạn, quán chiếu 12 Duyênkhởi theo lưu chuyển, đó là cách quán chiếu về khổ vàtập, cách quán chiếu Duyên khởi theo hoàn diệt, đó là quánchiếu về diệt và đạo.

Hay nói theo ngài Uất-lăng-ca, thấyVô minh, Hành, Ái, Thủ, Hữu là thấy Tập đế; thấy Thức,Danh sắc, Lục nhập, Thọ, Sanh, Lão tử là thấy Khổ đế;hủy diệt 12 chi phần của Duyên khởi ấy, là Diệt đế;hiểu biết tính chất như thật của 12 Duyên khởi ấy, làÐạo đế (Duyên sanh luận tr. 468a ÐTK 32).

Như vậy, chúng ta có thể nói, chủyếu của giáo pháp đức Phật chính là pháp Duyên khởi vàpháp Tứ đế cũng chỉ được trình bày qua những giác khác,dễ hiểu hơn của pháp Duyên khởi mà thôi.

Ðối với tất cả loài hữu tình,tính Duyên khởi là Phật tính (Buddhata), đối với tất cảloài vô tình, tính Duyên khởi là Pháp tính (Dharmata).

Phật tính hay Pháp tính đối vớitình (sattva) hay phi tình (asattva) đều là tính thường trú,tính quyết định và tính y tha.

a. Tính thường trú:Nguyênlý Duyên khởi là nguyên lý có tính thường trú - Nghĩa làtất cả pháp trong quá khứ cũng do duyên mà khởi, hiện tạicũng do duyên mà khởi, nơi này cũng do duyên mà khởi, nơikia cũng do duyên mà khởi. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúcnào, pháp vốn là như thế, pháp vốn là duyên khởi, nên tínhduyên khởi là tính thường trú của tất cả pháp.

Lại nữa, tính ấy, nếu đứngở mặt thuần giác ngộ mà nói, thì chư Phật trong quá khứ,như đức Phật Tỳ-bà-thi (Nipasì), Phật Thi-khí (Sikhì), PhậtTỳ-xá-phù (Vessàbhù), Phật Câu-lưu-tôn (Kakusandha), PhậtCâu-na-hàm (Konàgamana), Phật Ca-diếp (Kassapa), tất cả chưPhật đều do quan sát chiêm nghiệm về lý Duyên khởi mà thànhtựu Vô thượng Bồ-đề (Anuttara Samyaksambodhi).

Ngay trong hiện tại, đức PhậtThích-ca Mâu-ni (Sakyamuni) cũng do quán sát, chiêm nghiệm lýDuyên khởi mà thành Phật. Và vị lai chư Phật cũng sẽ nhưthế, thì không thể không quán sát nguyên lý Duyên khởi. Vìthế nguyên lý Duyên khởi ở quá khứ nó đã xảy ra và hiệnhữu như thế. Vị lai nó sẽ xảy ra và nó sẽ hiện hữunhư thế ở nơi này, hoặc nơi kia; nó đã, đang và sẽ xảyra; và nó cũng đã, đang và sẽ hiện hữu như thế.

Vì do bất cứ ở đâu và bất cứlúc nào, chính Duyên khởi cũng xảy ra như vậy cả, nên gọichúng là pháp có tính thường trú, siêu việt và bất tư nghị.

b. Tính chất quyết định:Pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi, là nguyên lý cótính cách quyết định sự hiện hữu và không hiện hữu củatất cả pháp hay của tất cả sự vật. Nếu đủ duyên thìcác pháp sinh khởi; không đủ duyên thì các pháp tán loạn.

Nói cách khác, nếu không có duyên,thì không có một pháp nào tự thân nó duyên khởi được.

Bởi vậy, Kinh nói: "Tất cả pháptự nhân duyên sinh khởi, nếu không có nhân duyên thì khôngcó sự sinh khởi của tất cả pháp". (Quán Thế AÂm Bồ-tátthọ ký kinh. Tr. 353c, ÐTK 12).

Do đó, nguyên lý Duyên khởi cótính cách quyết định sự tồn tại hay không tồn tại củatất cả pháp hay của tất cả sự vật.

c. Tính y tha:Pháp Duyên làpháp có tính nương tựa lẫn nhau để sinh khởi. Do tính này,nên các pháp không bao giờ có sự tồn tại độc lập nếucó chăng là có ở cách nói, chứ không bao giờ thực sự cóở bản chất.

Vì tự bản chất của chúng làhỗ tương, là nương tựa, là tác động qua lại lẫn nhauđể sinh thành và hủy diệt. Nên một sự hủy có thể kéotheo muôn ngàn sự hủy; một sự sinh có thể kéo theo muônngàn sự sinh. Và nếu chúng ta biết lắng nghe, thì chỉ cầnmột cánh bướm vỗ nhẹ, cũng nghe chao động cả ba ngàn đạithiên thế giới. Và nếu chúng ta biết ngắm nhìn, thì chỉcần nhìn thẳng vào một hạt cát, cũng đủ để thấy rõbản chất của thế giới mười phương.

Nói tắt, tính của các pháp làtính luôn luôn nương tựa, luôn luôn tác động lẫn nhau đểsinh khởi. Vì vậy, tính y tha là tính của pháp.

Ba tính vừa nêu, có thể nói đólà ba tính hệ trọng của pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyênkhởi.

Pháp Duyên khởi có thể nói làgiáo pháp chủ yếu của Phật giáo, vì pháp ấy bao hàm đủcả các pháp ấn vô thường(anitiya), khổ(dukkha),không(sùnya), vô ngã(àntama).

Các pháp ấy, không có trường pháinào trong Phật giáo, không xem chúng là giáo lý có tính cáchngăn để.

Ðành rằng, các pháp ấy, đượccác trường phái Phật giáo xem chúng là giáo lý có tính cáchngăn để, nhưng tại sao Duyên khởi lại là giáo lý nội hàmcác pháp ấn ấy? Giáo lý Duyên khởi nội hàm các pháp ấy,vì tất cả pháp là duyên khởi, cái gì do duyên khởi, thìcái ấy là vô thường, cái gì vô thường, thì cái ấy phảicó thành, trụ, hoại, không. Nếu chấp chặt và cảm thọvào những thành, trụ, hoại, không ấy, thì nhất định phảikhổ đau.

Tất cả pháp là duyên khởi nênkhông có tự tính, vì không có tự tính cho nên vô ngã, dovô ngã nên không có thần ngã nào gọi là bất biến và vĩnhcữu. Do không có một thần ngã nào gọi là bất biến vàvĩnh cửu, nên con người có thể tu tập, có thể cải tạo,có thể chuyển đổi từ ngu dốt đến trí tuệ, từ khổđau đến hạnh phúc, từ ác sang thiện, từ ích kỷ đếnvị tha, từ phàm tục đến thánh giả.

Dựa vào chừng ấy lý do, cũng đủđể cho chúng ta có thể kết luận rằng: nguyên lý Duyênkhởi là giáo pháp chủ yếu của đạo Phật. Chúngta thường trực quán chiếu và thường trực thấu triệt nguyênlý ấy, thì nhất định chúng ta sẽ là Phật như chư Phậtđã làm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2021(Xem: 5593)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5508)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6907)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4291)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9118)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5456)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5081)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5675)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6157)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5170)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]