Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Thứ Ba: ĐÁP TRẢ LÒNG TỐT

07/11/201015:09(Xem: 11700)
Bước Thứ Ba: ĐÁP TRẢ LÒNG TỐT

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ BA:
ĐÁP TRẢ LÒNG TỐT

Lòng tốt không được báođáp nặng hơn cả ngọn núi to và đại dương bao la

TSONGKHAPA, trích từ Cácgiai đoạn phát triển

Khi bạn đã thực hiệnnhững bước vừa qua, bạn ý thức được rằng tất cả mọi sinh linh đều là nhữngngười bạn và những người dung dưỡng mình trong suốt vô số những kiếp trước vàbạn cảm kích lòng tốt vô bờ của họ, khi ấy bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng mìnhphải báo đáp lòng tốt của họ. Nhưng bạn có thể làm gì để giúp đỡ họ? Dù bạn cóthể đem lại bất kỳ hình thức vật chất nào cho họ trong chiếc vòng luẩn quẩn củaviệc sinh, lão, bệnh và tử thì tất cả những của cải vật chất đó cũng chỉ mangtính hời hợt tạm thời. Sự giúp đỡ sâu sắc nhất dành cho họ chính là việc đưa họđến với niềm hạnh phúc thực sự, đây chính là mục tiêu cuối cùng của tất cả mọikiếp sống. Việc tạo cơ hội cho người khác giúp họ cải thiện được đời sống vậtchất của họ chỉ mang tính tạm thời và thiết yếu nhưng chính việc bạn giúp conngười khác biết cách tham gia một số bài luyện tập tâm hồn, con tim và thể xácmới đưa họ đến với sự giác ngộ, sự khai sáng hoàn toàn. Sự báo đáp lòng tốt củamọi người chính là sự giải phóng giúp họ thoát ra khỏi tất cả mọi hình thức đaukhổ.

Thiền định

1. Bạn hãy suy nghĩ vềđiều này:

Nếu mẹ mình ( hoặc ngườibạn tốt nhất của mình ) trong kiếp sống này bị mù lòa và không có được trạngthái tâm hồn tốt nhất, bà ấy đang đi học theo vách đá nguy hiểm mà chẳng có aidẫn đường; sẽ thật khủng khiếp nếu mình, đứa con của chính bà, không hề quantâm đến bà và không thực hiện bổn phận giúp đỡ bà.

2. Bạn hãy mở rộng suynghĩ của mình sang các trường hợp khác:

Tất cả mọi sinh linhtrong mọi không gian và thời gian đều đã từng là mẹ của mình, ra sức bảo vệmình lòng tốt vô bờ của họ; họ không biết nên từ bỏ những gì và nên phát huynhững gì trong thái độ hành xử của họ nhằm tạo ra niềm hạnh phúc cho chính họ.Không hề có một định hướng tinh thần nào cả, họ đang đi dọc theo bờ đá nguyhiểm của những đau khổ trong quá trình tồn tại tuần hoàn luân hồi này. Thậtkhủng khiếp khi biết rằng mỗi bước đi của họ lại đưa họ đến gần hơn những đaukhổ và trong khi đó thì mình chẳng nghĩ gì đến lợi ích của họ ngoại trừ nghĩđến sự tự do của mình.
Bạn cần suy nghĩ một lúclâu để cảm nhận được hoàn cảnh hiểm nghèo của họ. Bạn hãy tự cho phép chínhmình quan tâm đến hoàn cảnh của tất cả mọi người quanh mình. Nếu điều này có vẻmơ hồ với bạn, bạn hãy suy nghĩ về một số đối tượng nào đó trong một số hoàncảnh bi thảm nào đó và sau đó bạn mở rộng tình cảm của mình đến với tất cả mọingười. Sự thành công trong việc trau dồi phát huy những bước trước đây nói vềsự quan tâm dành cho mọi người sẽ giúp bạn gặp thuận lợi trong bước này.

3. Bạn cần tự hướng suynghĩ của bạn đến với ích lợi của mọi người. Vì họ đã chăm sóc bạn trong kiếpnày và những kiếp khác, vì họ là những người bạn thân nhất của bạn, hoặcvì họ đã và đang cung cấp cho bạn những dịch vụ thiết yếu, thế nên bạn cần phảiquyết tâm giúp đỡ họ theo bất kỳ một phương cách nào một phương cách nào mà bạncho là thích hợp nhất:

Mình sẽ làm bất kỳ điềugì mình có thể cho những người này – những người bạn thân nhất đã chăm sóc nuôidưỡng mình – họ đang chịu đau khổ

4. Bạn hãy mường tượngrằng mình đang trao tặng niềm hạnh phúc cho tất cả mọi sinh linh.

Theo thời gian, sự báo đápchân thành sẽ trở thành cảm xúc đầu tiên bạn dành cho tất cả mọi người và nó sẽtrở thành nền tảng vững chắc trong mọi mối quan hệ của bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2013(Xem: 11542)
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).
17/09/2013(Xem: 24818)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
17/09/2013(Xem: 9310)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
17/09/2013(Xem: 9528)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
16/09/2013(Xem: 8001)
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
16/09/2013(Xem: 9042)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
13/09/2013(Xem: 13679)
Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
13/09/2013(Xem: 11527)
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.
07/09/2013(Xem: 7103)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]