Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Thứ Nhất: XEM MỌI NGƯỜI LÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

07/11/201015:07(Xem: 12565)
Bước Thứ Nhất: XEM MỌI NGƯỜI LÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ NHẤT:
XEM MỌI NGƯỜI LÀ NHỮNGNGƯỜI BẠN

Trong khi bạn trông mọingười quanh mình liên tục hụp lặn trong chiếc vòng luẩn quẩn của cuộc sống này,
Và dường như là họ bịcuốn vào bể lửa,
Chẳng có gì tồi tệ hơnviệc bạn chỉ vận động nhằm mục tiêu tự giải phóng cho chính bản thân mình,
Và chẳng quan tâm gì đếnnhững người mà bạn không thừa nhận qua quá trình chết đi và tái sinh

CHANDRAGOMIN, trích từ Letter to a Student

Sau khi bạn trông thấyđược thái độ công bằng dành cho bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ, bạn cóđược một nền tảng vững chắc cho việc xem tất cả mọi người như những người bạnthân nhất của mình. Mục tiêu này là nhằm phát triển một tình cảm chân thànhdành cho mọi người. khi tình cảm yêu mến dành cho mọi người đã xuất hiện trongbạn, bạn cần đến một kỹ thuật nhằm trau dồi phát huy việc nhìn nhận tất cả mọisinh linh như những người bạn của mình, trong kỹ thuật này bạn vận dụng nhữngngười bạn thân nhất của mình trong vai trò là gương mẫu điển hình. Thế thì ailà người bạn thân nhất của bạn?

Một phương pháp tiếp cậnkhác là bạn vận dụng tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ bạn dành cho bạn để đóngvai trò là gương mẫu điển hình. Bởi vì tôi được xem là sự tái sinh của vị Dalai Lama XIII, nên tôi đã phải sống xa nhà kể từ khi tôi được ba, bốn tuổi.Khi còn là một đứa bé, tôi thường viếng thăm mẹ tôi mỗi ngày, nếu không thế thìmẹ tôi cũng đến thăm tôi. Mẹ tôi quả thực là một người có tấm lòng nhân từ độlượng, bà luôn sẵn lòng chăm sóc tất cả những ai nghèo khổ. Bà luôn tỏ ra tốtbụng với tất cả mọi người.

Từ khi tôi lên bốn tuổi,người cho tôi thức ăn mỗi ngày tại Lhasa là Ponpo với chiếc đầu hói và râu rậm.Khi ấy tôi rất gần gũi với ông ta, ông ta giống như người mẹ của tôi vậy. Khitôi còn ở Dinh thự Summer để học các bài kinh Phật giáo, ông ấy luôn luôn phảiở gần bên tôi, tôi sẽ khóc ngay nếu không có ông ấy bên mình. Tôi sẽ không khócnếu ít nhất tôi được trông thấy hình ảnh của ông qua khung cửa kính cách tôivài mét. Ông ấy luôn luôn ở đó, nếu không thế thì tôi sẽ bật khóc ngay. Ponpo,là đầu bếp của vị Dalai Lama trước tôi, không hề, biết kể chuyện, chẳng hề biếtchơi đùa và cũng chưa từng bao giờ được đi học dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tôiluôn ngưỡng mộ ông ta bởi vì ông ta cho tôi ăn và chăm sóc tôi bằng tình cảmyêu thương của mình.

Theo tôi thì dường nhưlà chúng ta, giống như các động vật khác chẳng hạn như chó và mèo, thường tôntrọng nâng niu những ai cho chúng ăn. Chúng ta yêu thương mẹ của mình khôngphải bởi vì bà ấy sinh ra chúng ta mà là vì bà ấy cho chúng ta sữa và chăm sócchúng ta. Khi tôi bệnh, Ponpo liên tục ẵm tôi trên tay và ôm lấy tôi trong lòngmình. Khi bạn ôm một chú mèo con trong lòng mình, chú mèo lập tức kêu rừ rừ vàtrẻ con cũng thế. Tôi rất yêu mến ông ta là vậy.

Tất cả mọi người, dù cótín ngưỡng hay không, đều có thể hiểu được trải nghiệm tự nhiên này và đều cóthể hiểu được rằng tình yêu thương là một cái gì đó rất quan trọng ngay khichúng ta vừa chào đời; đó là nền tảng cơ bản của cuộc sống này. Sự tồn tại củathể xác rất cần đến tình cảm yêu thương của mọi người dành cho và rồi chúng tacũng đáp lại những tình cảm đó bằng những tình cảm đó là những tình cảm thânthương của mình. Mặc dù tình cảm này được trộn lẫn với lòng lưu luyến, tình cảmnày hoàn toàn không được đặt trên nền tảng là sự hấp dẫn về thể xác. Loại tìnhcảm này, mặc dù thường mang tính thiên vị, có thể được mở rộng ra và hướng đếntất cả mọi sinh linh, giúp cho nó được công bằng. Đây là những gì tôi có ý muốnnói đến những việc mở rộng lòng yêu thương.

Trong bài thiền định sauđây, nếu mối quan hệ giữa bạn và mẹ của mình không được tốt đẹp, bạn hãy hìnhdung một hình ảnh về một bà mẹ lý tưởng của mình, hoặc bạn có thể vậndụng hình ảnh của các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè của mình.

Thiền định

Trước tiên, chúng ta cầnxem qua những nền tảng cơ bản của bài thiền định này. Khuôn khổ của bài thiềnđịnh này được thiết lập dựa vào niềm tin về sự tái sinh, nếu bạn có một chútniềm tin vào việc này, bạn có thể vận dụng nó nhằm tìm hiểu thêm về những ngụ ýphía sau khái niệm về sự tái sinh bất tận và hiểu thêm về mối quan hệ giữa bảnthân mình và tất cả mọi người quanh mình.

1. Bạn hãy nghĩ mà xem,nếu có sự tái sinh thì sự tồn tại tuần hoàn của bạn cho thấy rằng sự hiện sinhcủa bạn hoàn toàn không có điểm khởi đầu.

2. Bạn hãy suy nghĩ xem,khi bạn được sinh ra là một con non từ một con vật hay một con người, hoặc làmột quả trứng từ một chú chim, một con cá, hoặc một con nhện thì khi đó chắcchắn bạn luôn cần đến một người mẹ. Và bởi vì bạn có vô số những sự hiện sinhkhác nhay, nên ắt hẳn bạn cần đến vô số những bà mẹ khác nhau trong suốt nhữngkiếp sống của mình. Ngụ ý của việc này là, mỗi sinh linh đều có một bà mẹ củariêng mình trong một lúc nào đó.

3. Bạn cần phải nhìnnhận rằng những lần bạn được sinh ra đời là vô số và thế nên con số những ngườimẹ của bạn cũng trở thành vô số.

4. Khi bạn suy nghĩ vềnhững việc này, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi sinh linh trong kiếp sống hiện tạicủa mình đều đã từng là những người mẹ của bạn trong vô số những kiếp trước.Bạn đừng chối bỏ những bước này; mục tiêu ở đây không phải là buộc phải chấpnhận lối lý luận thiển cận như thế này mà là nhằm giúp bạn có được một kháiniệm tương đối về tái sinh. Bạn hãy thử xem và rồi bạn sẽ thấy rằng điều nàythật hữu ích biết bao.

• Bạn hãy suy nghĩ vềmột người bạn thân nhất của mình và xác định rằng người bạn này là một ngườibạn rất hữu ích, tại một lúc nào đó trong suốt quá trình liên tiếp qua vô sốnhững kiếp sống trước đây. Bạn hãy giữ hình ảnh của người bạn này trong tâm trímình mãi cho đến khi bạn cảm nhận được sự thay đổi về quan điểm của mình.
• Sau đó bạn dần dầnnghĩ về những người bạn khác, không gần gũi thân thiết với bạn như thế, từngngười một, theo cùng một cách như thế và rồi bạn sẽ nhận thấy rằng họ là nhữngngười trong vô số những kiếp sống qua. Và bạn sẽ tốn nhiều ngày để làm đượcđiều này – thậm chí có thể nhiều tuần lễ.
• Sau đó bạn chuyển sangnghĩ về một người xa lạ - một người nào đó không giúp ích cho bạn cũng chẳnggây hại cho bạn trong kiếp sống này trong suốt những kiếp sống đã qua cũng đã từng là những người thân thiết gần gũi của mình, giúp đỡ mình, nuôinấng mình, là người bạn thân nhất của mình.
• Dần dần bạn mở rộngnhận thức này đến tất cả những người xa lạ - những người bạn nhìn thấy tại trạmxe buýt, những người bạn đang đi trên đường, những người trong cửa hiệu.
• Khi bạn đã đạt đượcmột mức độ thuần thục nào đó trong việc xem những người bạn và những người xalạ là những người đã từng nuôi dưỡng chăm sóc mình và bạn có thể cảm nhận đượcnhững thay đổi tích cực trong tâm hồn mình, khi ấy bạn hãy suy nghĩ về nhữngngười đã từng gây hại cho bạn hoặc cho bạn bè của bạn. Bạn hãy khởi đầu bằngnhững người đã từng nói xấu hoặc lăng mạ bạn. Nếu bạn suy nghĩ quá sớm vềnhững người thù địch lớn hơn của mình, những người là bạn thực sự căm thù caođộ thì những cảm xúc tiêu cực trong bạn sẽ lập tức cản đường bạn khiến bạnkhông thể tiếp tục tham gia bài thiền định này được nữa.
• Khi bạn cảm nhận đượcnhững thay đổi tích cực trong suy nghĩ của mình dành cho những người thù địchnho nhỏ của mình, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực đó một lúc, rồi bạnchầm chậm nghĩ về những người thù địch to lớn hơn.
Qua bài luyện tập nàybạn có thể cư xử với mọi người như những người bạn của mình. Nói thì dễ nhưnglàm mới khó. Bạn đừng để mình nản lòng nhé, bạn cần phải tham gia bài thiềnđịnh này lặp đi lặp lại. Dần dần bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và mọi việc sẽ dễdàng với bạn.

KỸ THUẬT NGẮN GỌN

Trong khi tham gia cácbài thiền định này, đôi khi bạn cũng cần phải xem tất cả những người bạn gặpphải như những người bạn gặp phải như những người bạn thiết thực của mình. Vídụ, khi bạn gặp một người xa lạ trong đám đông, bạn nghĩ: người này dường nhưchẳng có liên hệ gì với mình cả trong kiếp sống này nhưng trong suốt những kiếpsống trước đây thì ắt hẳn họ đã từng là mẹ, cha của mình. Theo cách này bạn sẽdần dần phát triển được cảm xúc rằng tất cả mọi sinh linh đều là những ngườibạn.

ƯỚC ĐOÁN MỨC ĐỘ THÀNHCÔNG

Sau khi luyện tập liên tụcbạn sẽ gặp phải hoàn cảnh sau: thậm chí khi bạn trông thấy một con rệp, bạncũng sẽ nghĩ rằng, ồ, con vật này được sinh ra trong một hoàn cảnh thật khókhăn? Mặc dù mình là một con người và con vật này là một con rệp, trong quá khứnó đã từng là mẹ của mình, mình là con của nó. Đã có những lúc cuộc sống củamình phụ thuộc vào nó và nó đã nâng niu chăm sóc mình, quý mến mình hơn cảchính bản thân nó. Sau khi bạn đã tham gia thiền định đủ độ, lối suy nghĩ nhưthế này sẽ xuất hiện một cách thanh thoát tự nhiên. Dấu hiệu cho thấy rằng bạnđã thành công trong việc nhìn nhận tất cả mọi sinh linh là những người bạn củamình, là những người đã từng dung dưỡng nuôi nấng mình, đó là khi bạn quan sátthế giới quanh mình và bạn nghĩ rằng, mọi sinh linh trên thế gian này đã chămsóc mình trong những kiếp trước, không những một lần mà là nhiều lần.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2016(Xem: 7390)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 10047)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8557)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16776)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
17/12/2015(Xem: 7745)
Sau khi dự đám tang của Bác Diệu Nhụy Phan Thị Nhị từ Hannover trở về nhà, không hiểu sao đêm nay tôi luôn trằn trọc thao thức mãi không ngủ yên được. Nhìn đồng hồ thấy đã gần 4 giờ sáng. Có một lực gì vô hình và lòng thương mến đã thôi thúc tôi ngồi dậy để viết lên tâm tư tình cảm của mình trong ngày tang lễ của Bác Diệu Nhụy. Bác Diệu Nhụy ơi, trong cõi hư vô hương linh của Bác còn đâu đó. Tình cảm của hai Bác đã dành cho chúng em khoảng mấy năm trước đây Bác đã nhận và xem chúng em như những người em trong gia đình. Trước giờ ra đi Bác vẫn còn sáng suốt minh mẫn, có lẽ sự giao cảm mến thương giữa hai chị em vẫn còn đâu đây.! Tôi không sao quên được, vào lúc 11 giờ sáng ngày 28.9.2015 tại nhà quàn Babst Hannover, Đức quốc; tang lễ của Bác Diệu Nhụy được cử hành long trọng trong không khí trang nghiêm đầy ấm cúng.
17/12/2015(Xem: 13314)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
17/12/2015(Xem: 8941)
Mỗi buổi sáng, sau thời công phu, đại chúng được nhắc nhở là trong suốt ngày, mỗi khi đi thì không nói năng và suy nghĩ mà phải thực tập tiếp xúc với đất Mẹ với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. Lời nhắc nhở như sau, được đọc bằng tiếng Anh và tiếng Việt: “Đất Mẹ đang có mặt dưới chân chúng ta. Xin đại chúng khi đi đem hết thân tâm một trăm phần trăm đầu tư vào mỗi bước chân, để tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống để được nuôi dưỡng và trị liệu, không nói năng cũng không suy nghĩ.Nếu cần nói một điều gì hay nghe một điều gì thì xin dừng lại để nói và để nghe trước khi đi tiếp. Xin toàn thể đại chúng thực tập và yểm trợ cho sự thực tập này.”
12/12/2015(Xem: 8507)
Hôm nay không phải là ngày cuối tuần, nhưng chúng tôi đã có mặt bên nhau trong một không gian ấm cúng tại nhà sách Thái Hà trên đường Tô Hiệu quận Cầu Giấy của Thủ đô Hà Nội. Tôi từ Sài Gòn bay ra để được tham gia một sư kiện đặc biệt và ấn tượng. Hòa thượng Thích Phụng Sơn từ bên Mỹ bay về để giao lưu và sẻ chia với bạn đọc và Phật tử về chủ đề “Những nét văn hóa Đạo Phật”.
09/12/2015(Xem: 10202)
Sáng ngày 05/12/2015, lần lượt các đoàn, các đại biểu tham dự chương trình Hội Thảo Hoằng Pháp vân tập về TP Vũng Tàu. Một số khách sạn được BTC đặt sẵn, vẫn chưa có phòng cho các đại biểu, bởi lẽ, 12g khách lưu trú mới trả phòng, vì thế, chư Tăng Ni đều tản mát trên đường phố biển, như đàn bướm dạo vườn hoa.
08/12/2015(Xem: 7999)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste) của Pháp số tháng bảy và tám, 2015, với chủ đề "Người phụ nữ và Phật giáo" (La femme dans le Bouddhisme).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]