Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Điểm Của Tôi

07/11/201015:05(Xem: 12143)
Quan Điểm Của Tôi

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

Nếu kẻ thù trong lòngmình, lòng căm thù, không được chế ngự
Khi chúng ta cố gắng chếngự kẻ thù bên ngoài,
Thì nó sẽ thêm lớn mạnh.
Thế nên, điều quan trọnglà chúng ta cần phải chế ngự chính mình bằng sức mạnh của lòng yêu thương vàlòng từ bi

Bodhisatta Tokmay Sangpo

Khi tôi nói về lòng yêuthương và lòng từ bi, tôi muốn nói về chúng không phải từ góc độ tôi là một tínđồ Phật giáo, cũng không phải từ góc độ tôi là một người Tây Tạng, cũng chẳngphải tôi là một con người bình thường như bao người đang nói chuyện với ngườikhác. Tôi hy vọng rằng từ giờ này trở đi bạn sẽ nghĩ về chính mình trong vaitrò là một con người như bao người khác, chứ không phải là một người Mỹ, mộtngười Á châu, một người Âu châu, một người Phi châu, hoặc là một thành viên củabất kỳ một quốc gia nào. Lòng trung thành với tổ quốc chỉ là thứ yếu. Nếu bạnvà tôi cùng chia sẻ một nền tảng cơ bản, nếu bạn và tôi đều là những con ngườithì chúng ta sẽ giao kết cùng nhau dựa trên nền tảng cơ bản đó. Nếu tôi nóirằng : “ Tôi là một thầy Tăng” hoặc “Tôi là một tín đồ Phật giáo” thì tất cảnhững điều này, khi đem so sánh với nền tảng cơ bản chung của chúng ta, từ nềntảng này ma tất cả mọi người chúng ta đều được lớn lên từ đó. Bạn được sinh ralà một con người và điều đó không hề thay đổi mãi cho đến khi bạn qua đời. Tấtcả mọi vấn đề khác – cho dù bạn có giáo dục hay không có giáo dục, dù bạn giàhay trẻ, dù bạn giàu hay nghèo – chỉ là những thứ yếu.

GIẢI QUYẾT CÁC KHÓ KHĂN

Tại các thành phố lớn,tại các nông trại, tại những nơi xa xôi hẻo lánh, trên toàn thế giới này, tấtcả mọi người đều liên tục bận rộn. Tại sao vậy? Tất cả chúng ta đều được thúcđẩy bởi khao khát muốn tìm kiếm niềm hạnh phúc cho chính mình. Rõ ràng đó làmột khao khát đúng đắn, hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần phải luôn ghi nhớ rằngnếu chúng ta quá bận tâm đến những ham muốn trần tục trong cuộc đời này thìđiều đó cũng chẳng giải quyết được khó khăn lớn nhất của chúng ta là sự bấtmãn. Lòng yêu thương, lòng từ bi và sự quan tâm đến mọi người quanh mình mớithực sự là những nguồn hạnh phúc. Với những tình cảm dào dạt này, bạn sẽ khôngbị quấy rối ngay cả trong những hoàn cảnh khó chịu nhất. Trong khi đó, nếu bạn dungdưỡng lòng căm thù, bạn sẽ không bao giờ được hạnh phúc ngay cả khi bạn đượcsống một đời sống xa hoa. Thế nên, nếu chúng ta thực sự muốn có được niềm hạnhphúc, chúng ta cần phải mở rộng lòng yêu thương của mình – lòng yêu thương theoý nghĩa tín ngưỡng lẫn lòng yêu thương theo cách hiểu thông thường.

Bạn không thể vận dụngtức giận để chế ngự được tức giận. Nếu một người thể hiện sự giận dữ với bạn vàbạn cũng thể hiện sự giận dữ đối với anh ta, kết quả của việc này là một thảmhọa. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được cảm xúc tức giận của mình và bạn thểhiện được phẩm chất đối nghịch với nó – lòng yêu thương, lòng từ bi, lòng khoandung và đức kiên nhẫn – thì khi đó bạn sẽ luôn giữ được sự hòa bình tĩnh tạitrong lòng mình, đồng thời cảm xúc tức giận của người kia cũng dần dần biếnmất. Một sự thực hiển nhiên mà tất cả mọi người chúng ta ai cũng biết là , khicảm xúc tức giận xuất hiện thì cảm xúc hòa bình tĩnh tại không bao giờ xuấthiện. Chỉ qua lòng tốt và lòng yêu thương bạn mới có thể có được sự hòa bìnhtĩnh tại trong tâm hồn mình.

Chỉ có con người mới cókhả năng phán xét và lý luận; chúng ta có thể phát huy được một lòng yêu thươngvô hạn. Chúng ta là loài động vật thông minh nhất và chỉ có chúng ta mới cóđược khả năng phát triển được những tình cảm tốt đẹp vô bờ. Tuy nhiên, khi conngười tức giận thì tất cả mọi tiềm năng này đều biến mất. Không có kẻ thù nàocó thể biến mất những tiềm năng này trong bạn, nhưng cảm xúc tức giận lại cóthể. Tức giận quả thực là một kẻ hủy diệt kinh khủng.

Nếu bạn quan sát mọiviệc ở mức độ sâu sắc, bạn sẽ thấy rằng mọi hành động của con người hoàn toàncó thể tìm được tâm hồn kiểm soát. Thái độ chủ bại không bao giờ tự xuất hiệnmà chỉ xuất hiện do sự ngu dốt. Rõ ràng là, chúng ta cũng có thể tìm được thànhcông trong chính mình. Qua sự tự kỷ, qua sự tự xét và qua khả năng suy xét sángsuốt về những kết quả to lớn từ lòng tốt, chúng ta có thể, khi đó sự hòa bìnhtĩnh tại lập tức xuất hiện trong tâm hồn. Ví dụ, giờ đây bạn là một người dễdàng nổi nóng. Tuy nhiên, với sự hiểu biết sáng suốt về những tác hại của cảmxúc tức giận và về những ích lợi của lòng yêu thương, cảm xúc tức giận tronglòng bạn sẽ được đẩy lùi và dần dần được thay thế bằng những cảm xúc tích cựckhác. Mục tiêu của cuốn sách này là nhằm trang bị cho bạn nền tảng của sựhiểu biết sáng suốt giá trị, từ nền tảng này bạn có thể phát triển được mộtlòng yêu thương đúng nghĩa. Chúng ta cần phải trau dồi phát triển tâm hồn mình.

Tất cả mọi tôn giáo đềumuốn truyền đến bạn thông điệp về lòng yêu thương, lòng từ bi, tính chân thật,tính lương thiện, trung thực. Mỗi hệ thống tín ngưỡng đều tìm cách cải thiệnđời sống của tất cả mọi người chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta quá đề cao triếtlý của chính mình, quá đề cao tôn giáo của chính mình, quá đề cao các họcthuyết của chính mình, nếu chúng ta gắn chặt chính mình với những thứ đó và cốgắng níu kéo người khác theo định hướng của mình thì mọi khó khăn thì mọi khókhăn rắc rối sẽ xuất hiện. Về cơ bản, tất cả những bậc thầy vĩ đại, gồm GautamaBuddha, Jesus Christ, Muhammad và Moses, tất cả đều được thúc đẩy bởi niềm khaokhát muốn giúp đỡ tất cả mọi người. Họ không tìm cách đạt được bất kỳ thứ gìcho chính họ, họ cũng không tìm cách tạo ra các khó khăn rắc rối cho thế giannày.

Tín ngưỡng có thể có ýnghĩa giống với những triết lý sâu sắc nhưng ẩn trong sâu thẳm cốt lõi của tínngưỡng chính là lòng yêu thương và lòng từ bi. Thế nên, trong cuốn sách này tôisẽ mô tả bài luyện tập nhằm trau dồi phát triển lòng yêu thương mà tôi đã từngluyện tập qua. Khi tham gia bài luyện tập về lòng yêu thương này, tôi hy vọngrằng tất cả các bạn sẽ có được sự hòa bình tĩnh tại trong tâm hồn mình. Nhữngngười vị kỷ một cách ngu dốt luôn luôn suy nghĩ về chính họ và kết quả của việcnày luôn mang tính tiêu cực. Những người khôn ngoan thì lại luôn suy nghĩ vềnhững người khác, họ ra sức giúp đỡ mọi người quanh mình miễn là họ có thể vàkết quả đến với họ là gì? Là niềm hạnh phúc ngập tràn trong tâm hồn họ. Lòngyêu thương và lòng từ bi luôn đem lại những lợi ích to lớn cho bạn và cho tấtcả mọi người quanh bạn. qua lòng tốt mà bạn dành cho tất cả mọi người quanhmình, tâm hồn và con tim bạn sẽ được mở rộng để đón nhận sự hòa bình tĩnh tại.

Việc trải rộng lòng mìnhđối với tất cả mọi người quanh mình sẽ giúp bạn có được sự hài hòa cân đốitrong mọi hoàn cảnh, rồi đây tất cả mọi người sẽ trân trọng nhau, thế giới nàysẽ trở thành một thế giới đại đồng và cuối cùng tất cả mọi người sẽ chung vaihợp sức để giảu quyết tất cả các khó khăn rắc rối của thế giới này. Tất cảnhững điều này là hoàn toàn có thể, nhưng trước hết chúng ta cần phải tự thayđổi chính bản thân mình.

Mỗi người trong chúng tađều phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nhân loại. Chúng ta cần phải nghĩ về nhaunhư những người anh em thân thích và chúng ta cần phải quan tâm đến lợi ích củatất cả mọi người quanh mình. Chúng ta phải tìm cách giảm thiểu những đau khổcủa mọi người quanh mình. Thay vì cố gắng làm việc chỉ để tích lũy của cải,chúng ta cần phải làm một điều gì đó ý nghĩa hơn, một điều gì đó hướng tới mụctiêu là vì lợi ích của toàn nhân loại.

Việc được thúc đẩy bởilòng từ bi và lòng yêu thương, việc đánh giá cao chân giá trị của mọi ngườiquanh mình – miệng nói về Thượng đế nhưng lại luôn suy nghĩ một cách vị kỷ - đókhông phải là một hành vi của một tín ngưỡng. Mặc khác, một chính trị gia hoặcmột luật sư với sự quan tâm thực sự đến toàn nhân loại và anh ta luôn tham gianhững hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho mọi người quanh mình, trong trườnghợp này quả thực anh ta đang thực hành một tín ngưỡng chân chính. Mục tiêu củachúng ta phải phục vụ người khác, chứ không phải là chế ngự bóc lột họ. Nhữngngười khôn ngoan là những người luôn thực hành lòng yêu thương. Như lời vị họcgiả Ấn Độ và cũng là bậc thầy du-già, Nagarjuna, nói trong cuốn Những lờikhuyên quý báu của mình:

Khi đã phân tích cặn kẽ
Tất cả mọi hành động,lời nói và tâm hồn
Những ai ý thức đượcnhững gì có thể mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người
Họ là những người khônngoan.

Một hành vi mộ đạo đượcthúc đẩy bởi một động cơ tốt đẹp với những suy nghĩ chín chắn về lợi ích đốivới mọi người quanh mình. Mộ đạo ở đây được hiểu theo ý nghĩa thông thườngtrong đời sống hằng ngày. Nếu chúng ta sống một đời sống vì lợi ích của toànthế gian, thì đây chính là dấu hiệu cho thấy một tâm hồn mộ đạo.

Đây chính là phương châmcủa tôi, đây chính là tín ngưỡng của tôi, đây chính là tôn giáo của tôi. Khôngcần đến những học thuyết phức tạp. Tâm hồn của chính bạn, con tim của chínhbạn, chính là những đền đài; học thuyết của bạn đơn giản là lòng tốt mà thôi.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Các vị Phật không thểdùng nước gột rửa tất cả mọi hành vi xấu,
Cũng không thể gỡ bỏ mọiđau khổ bằng đôi tay mình,
Chẳng thể trao tặng sựthông suốt của mình
Cho người khác.
Mọi sinh linh chỉ đượctự do khi thấu hiểu được chân lý, thấu hiểu được bản chất của vạn vật.

Ở Tây Tạng nhiều học giảdu-già đã tập hợp những bài luyện tập tâm linh hướng đến sự giác ngộ, họ trìnhbày các bài luyện tập này theo từng tập được gọi là Các giai đoạn hướng tới sựgiác ngộ. Các bài giảng dạy về lòng từ bi này của Đức Phật mô tả chi tiết cácbài luyện tập khác nhau mà một người có thể vận dụng để rèn luyện nhằm đạt đượcsự giác ngộ thông suốt. họ gạn lọc vô số những bài giảng và những câu kinh Phậtgiáo có thể ứng dụng trong đời sống hàng ngày của tất cả mọi người.

Các giai đoạn hướng tớisự giác ngộ là một phương tiện quý báu cho tất cả những ai tham gia rèn luyệntâm hồn mình, giúp chúng ta biết được đâu là bước đầu tiên, đâu là bước thứhai, bước thứ ba… để hướng đến sự giác ngộ. Những tập sách này mô tả chi tiếtnhững bài luyện tập nhằm đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, từ cơ bản cho đến mởrộng và nâng cao.

Đầu tiên là các bàiluyện tập cơ bản dành cho những người khởi đầu tham gia rèn luyện tâm hồn. Khibạn đã làm quen được với những bước cơ bản và đã lĩnh hội được ý nghĩa củachúng, tâm hồn bạn sẽ có được khả năng lĩnh hội các bước tiếp theo và rồi bạnsẽ tiếp tục với các bước về sau nữa.

NỘI DUNG SÁCH

Trong cuốn sách này nộidung sẽ trình bày một bài luyện tập gồm bảy bước cơ bản nhằm phát triển lòngyêu thương. Các kỹ thuật này được đặt trên nền tảng là tiềm năng to lớn của conngười trong việc phát triển và hoàn thiện bản thân, nhờ bởi sự thanh khiết sángsuốt của tâm hồn. thế nên cuốn sách này sẽ bắt đầu với việc kiểm tra xem liệunhững cảm xúc tiêu cực có bám chặt rễ vào tâm hồn hay chỉ xuất hiện ở mức độhời hợt – nhờ đó chúng ta có thể tìn cách giải quyết tẩy trừ chúng. Chúng takết luận rằng bản chất cơ bản của tâm hồn là thanh khiết, giống như bầu trờitrong xanh sau đám mây đen. Khởi đầu với hiểu biết cơ bản này, chúng ta sẽ khámphá những lời giảng dạy về bài luyện tập gồm bảy bước cơ bản để phát triển tâmhồn.

Bài luyện tập này tậptrung nói về bảy bước cơ bản trong việc chế ngự được khuynh hướng tự nhiênkhiến con người thường tỏ ra chống đối và phân cực ( chẳng hạn như sự phân cựcgiữa bạn bè và kẻ thù ). Bài luyện tập này khám phá các căn nguyên dẫn đến sựtham vọng của con người trong quá trình mưu cầu ích lợi một cách vị kỷ, khámphá những sai lạc khiến giới hạn những tình cảm tốt đẹp của con người chẳng hạnnhư lòng yêu thương và lòng từ bi cao đẹp. bài luyện tập cơ bản bước đầu đượcđặt trên nền tảng là ý thức về sự công bằng bình đẳng, ý thức về khao khátchung của toàn nhân loại là hướng tới niềm hạnh phúc. Các bài tập thiền địnhgiúp chúng ta có thể linh động trong mọi hoàn cảnh, trong mối quan hệ hàng ngàycủa mình, nhằm có được những kết quả tốt nhất trong tâm hồn. Một kỹ thuật gọilà kỹ thuật “ mường tượng về hai người”, một luôn tỏ ra ngưỡng mộ tôn trọng mọingười quanh mình và một luôn tìm cách đe dọa trù dập người khác, kỹ thuật nàysẽ giúp chúng ta ý thức và thay đổi được những suy nghĩ và những hành động tầmthường của mình. Các bước trong bài luyện tập cơ bản này – các bài thiền địnhnhập môn, các kỹ thuật vắn tắt và các bài thiền định tóm lược – sẽ giúp mọingười rửa sạch và đánh bóng trước khi sơn vẽ lại bức tường của lòng yêu thương.

Một khi bạn đãtrau dồi được ý thức về sự công bằng bình đẳng, bước đầu tiên sẽ tiếp tục tạora được một thái độ tích cực dành cho mọi người xung quanh bạn. Các bàikhởi đầu bằng việc chọn ra một người bạn thân nhất của bạn đóng vai trò là kiểumẫu để bạn noi theo nhằm đánh giá cao những người mà bạn không nghĩ rằng họ lànhững người-bạn-thân của mình, dần dần bạn sẽ có được lòng yêu thương ngưỡng mộdành cho những người mà trước đây bạn không yêu cũng không ghét, rồi cuối cùnglà một tình cảm triều mến yêu thương dành cho kẻ thù của bạn - một lòng yêuthương bao la dành cho bạn bè cũng như kẻ thù của mình. Việc khó khăn nhất ởđây là bạn cần phải dọn sạch được những viên đá chắn đường bạn.

Bước thứ hai là nhữngsuy ngẫm sâu sắc về lòng tốt và lòng yêu thương là gia đình và bạn bè dành chobạn – đặc biệt là trong suốt khỏang thời gian thơ ấu của bạn - khi đó chúng taphụ thuộc nhiều vào sự quan tâm chăm sóc của mọi người quanh mình. Khi chúng tađã có được những cảm nhận sâu sắc và đánh giá cao lòng tốt và lòng yêu thương,thì lòng biết ơn trong bạn sẽ được hé lộ và thể hiện với tất cả mọi người quanhmình. Khi chúng ta đã có được những cảm nhận sâu sắc và đánh giá cao lòng tốtvà lòng yêu thương, thì lòng biết ơn trong bạn sẽ được hé lộ và thể hiện vớitất cả mọi người quanh mình. Một số bài luyện tập trong giai đoạn này sẽ gợinhắc bạn nhớ lại lòng tốt và lòng yêu thương mà bạn đã nhận được từ mọi ngườitrong suốt khoảng thời gian đã qua trong đời mình; các bài luyện tập khác đượcứng dụng nhằm giúp bạn đánh giá cao những dịch vụ mà những người bạn không hềquen biết đã cung cấp cho bạn, chẳng hạn như một món quà được bày bán ở chợ. Kỹthuật vắn tắt này tập trung vào việc đánh giá cao kẻ thù của mình bởi vì họ chochúng ta có được cơ hội luyện tập lòng kiên nhẫn và đức khoan dung.

Bước thứ ba và bước thứtư là hai bước hỗ tương cho nhau. Bước thứ ba nhắc nhở bạn đáp trả lòng tốt củamọi người qua việc phát triển thái độ quan tâm đến việc giúp đỡ mọi người đạtđược sự thông suốt cho chính họ. Và bước thứ ba này là nền tảng đưa bạn đến vớibước thứ tư, học cách yêu thương, bước này mở đầu bằng sự nhận biết về việc mọingười quanh mình chịu đau khổ như thế nào. Chúng ta sẽ khám phá chiếc vòng lẩnquẩn của những đau khổ, ứng dụng hiểu biết của mình lên chính mình và sau đó mởrộng sang mọi người quanh mình. Lúc này, sau khi đã có được sự tiến bộ trongnhững bước trước đây và có được thái độ gần gũi thân thiện với mọi người, chúngta đến với ba bài luyện tập khác với mức độ nâng cao dần, giúp chúng ta mở rộngđược sự quan tâm của mình cũng như lòng yêu thương của mình dành cho mọi người.

Mục tiêu của ba bàiluyện tập này là giúp chúng ta có được sự quan tâm sâu sắc dành cho hoàn cảnhcủa mọi người quanh mình và giúp chúng ta có được thái độ luôn sẵn lòng trợgiúp mọi người trong mọi hoàn cảnh. Giờ đây chúng ta đã có được sự phân biệt rõràng giữa lòng yêu thương và lòng lưu luyến. Qua việc trải rộng lòng yêu thươngvà tình cảm dành cho mọi người, khi đó tình yêu trong chúng ta sẽ hoàn toànthanh khiết không bị lẫn lộn cùng lòng lưu luyến. Đây không phải là quá trìnhtìm kiếm điều mới mẻ, tìm kiếm một tình yêu thuộc thế giới bên kia, mà đây làquá trình vận dụng các cảm xúc yêu thương và ứng dụng chúng trong mọi phạm viđời sống. mục tiêu ở đây là giúp chúng ta trau dồi được lòng quan tâm vô bờ màmột người mẹ dành cho đứa con bé nhỏ của mình và sau đó hướng lòng quan tâm nàyđến với tất cả mọi sinh linh. Đây chính là lòng yêu thương mãnh liệt và chânthành. Tôi sẽ cho các bạn thấy những cảm xúc tình cảm này giúp chúng ta ý thứcđược quyền lợi của mọi người như thế nào, không phải dựa trên nền tảng là tínhhợp pháp hay dựa vào những động cơ thúc đẩy từ bên ngoài, mà lòng yêu thươngnày có căn nguyên từ chính con tim của mọi người.

Bước thứ năm nói về quátrình trau dồi phát triển lòng từ bi, một khao khát sâu sắc muốn được trôngthấy mọi người thoát ra khỏi mọi đau khổ của thế gian này; đây là một khía cạnhkhác của lòng yêu thương, một khao khát mãnh liệt muốn mọi người đều được hạnhphúc. Lòng yêu thương và lòng từ bi dành cho tất cả mọi người – dù giàu haynghèo, dù khỏe mạnh hay ốm đau, dù già hay trẻ - là yếu tố quyết định giúp bạncó được sự quý mến bền vững mà mọi người dành cho bạn. Các bài luyện tập trongphần này từng bước giúp bạn phát huy lòng biết ơn và nhân từ dành cho tất cảmọi người.

Bước thứ sáu giúp bạnphát huy được lòng vị tha vô bờ bến dành cho tất cả mọi người, bước thứ bảycũng là bước cuối cùng giúp bạn phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi khôngđịnh kiến nhằm hướng tới sự giác ngộ ở mức độ cao nhất – giúp đỡ và phục vụ chotất cả các sinh linh.

Việc định hướng theonhững bước này để đến với sự thông suốt giác ngộ sẽ biến đổi những quan tâm vịkỷ của bạn trở thành những quan tâm đúng mực dành cho tất cả mọi ngườiquanh mình. Khi bạn đã phát huy mọi tiềm năng của mình, bạn có thể thay thếthói vị kỷ của mình bằng những đức tính chính trực cao thượng khác.

SỰ THANH KHIẾT CƠ BẢNTRONG TÂM HỒN

Bản chất của tâm hồn làthanh khiết.
Những ô uế chỉ mang tínhnhất thời Dharmakirti

Liệu chúng ta có thể tẩytrừ được những tình cảm tiêu cực một cách hoàn toàn được không, liệu chúng tacó thể kìm hãm chúng được không? Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồnvề bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối vềtình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn; những thái độ tiêucực trong tâm hồn chỉ mang tính tạm thời và hời hợt, chúng ta có thể tháo gỡtẩy trừ được chúng.

Nếu những tình cảm khiếnchúng ta đau buồn, chẳng hạn như sự tức giận, thuộc bản chất cơ bản của tâmhồn, thì ngay từ khi tâm hồn xuất hiện nó đã liên tục tức giận. Rõ ràng là, nóithế là không đúng. Mọi người đều biết rằng chúng ta chỉ tức giận trong một sốhoàn cảnh nhất định nào đó mà thôi, khi hoàn cảnh đó qua đi thì cảm xúc tứcgiận cũng đồng thời biến mất.

Thế trong những hoàncảnh như thế nào thì chúng ta thường trở nên tức giận hoặc căm thù? Khi chúngta tức giận, đối tượng mà chúng ta cảm thấy tức giận thường xuất hiện với nhữngđặc điểm xấu xí hơn nhiều so với sự thực về đối tượng đó. Bạn trở nêm tức giậnbởi vì người đó đã gây hại, đang gây hại, sẽ gây hại cho bạn hoặc cho bạn bècủa bạn. Thế thì “tôi”, “tôi” đang bị gây hại, là gì?

Trong cơn tức giận đóchúng ta cảm nhận được rằng cả “tôi” lẫn đối tượng đó, kẻ thù của “tôi”, là haiđối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Bởi vì chúng ta chấp nhận những cảm tưởngnày như những sự thực hiển nhiên, bởi vì chúng ta luôn đinh ninh rằng bản thânmình và kẻ thù của mình là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau, nên cảmxúc tức giận xuất hiện. tuy nhiên, nếu ngay sau khi cảm xúc tức giận vừa hìnhthành bạn lập tức vận dụng khả năng lý luận của mình để tự đặt ra câu hỏi rằng“Mình là ai? Người đang bị gây hại là ai? Kẻ thù là gì? Kẻ thù có phải là mộtcon người không? Kẻ thù có phải là một tâm hồn không?”, thì khi đó “cái tôi” màchúng ta tự đặt ra cho rằng nó đang bị gây hại sẽ dần dần biến mất. Và khi đócảm xúc tức giận bị đẩy lùi.

Bạn hãy nghĩ về điềunày. Chúng ta trở nên tức giận với những gì cản đường những khao khát mong muốncủa chúng ta. cảm xúc tức giận được kích thích thúc đẩy bởi quan niệm sai lạcluôn cho rằng đối tượng đó và chính bản thân mình được hình thành theo cách này( theo cách phân loại kẻ gây hại và người gây hại ). Lòng căm thù không phải làmột phần tất yếu thuộc nền tảng cơ bản của tâm hồn. Nó chỉ là một cảm xúc xuấthiện trong tức thời. tuy nhiên, lòng thương yêu lại luôn được đặt trên nền tảnglà sự thật. Khi, qua một thời gian dài, một thái độ có nền tảng vững chắc sẽlấn át được cái kia.

Những phẩm chất cơ bảncủa tâm hồn có thể được phát triển không giới những phẩm chất gây đau khổ chotâm hồn, thì cuối cùng những phẩm chất gây đau khổ đó sẽ dần dần bị tàn lụi. vìtâm hồn luôn mang bản chất cơ bản là sáng suốt, thanh khiết và thông tuệ nêntất cả mọi người chúng ta đều có được một phương tiện cơ bản thiết yếu để đạtđược sự giác ngộ cuối cùng.

NHẬN BIẾT BẢN CHẤT TÂMHỒN

Cách đây khoảng hai mươinăm khi tôi còn ở Ladakh, Ấn Độ, khi ấy tham gia luyện tập một số bài luyện tậpthiền định, tôi luôn đặt một bức tượng Đức Phật Shakyamuni trước mặt mình trongkhi tham gia thiền định và mãi cho đến giờ đó vẫn là thói quen của tôi. Chiếclá vàng nơi tim đã phai màu và thế nên nó dần ngả sang màu nâu. Khi tôi nhìnvào tim của bức tượng, tôi đồng thời quan sát tâm hồn mình, dần dần mọi suynghĩ trong tôi biến mất và trong một khoảng khắc nào đó tôi cảm nhận được bảnchất thông tuệ và thanh khiết của tâm hồn mình. Rồi sau đó, mỗi khi tôi thamgia bài luyện tập này thì trải nghiệm đó lại xuất hiện cùng tôi.

Sẽ rất hữu ích nếu hàngngày chúng ta tham gia luyện tập nhận biết bản chất của tâm hồn bởi vì nó luônẩn nấp phía sau những suy nghĩ phân tán của chính chúng ta. Có một kỹ thuậtgiúp chúng ta có thể nhận biết được bản chất thanh khiết của tâm hồn, đầu tiênchúng ta hãy ngưng không nhớ về những gì có thể xảy ra trong tương lai; chúngta cần để tâm hồn mình hoạt động tự nhiên với chính nó mà không hề có sự thamgia của bất kỳ một suy nghĩ nào. Chúng ta cần để tâm hồn mình được nghỉ ngơitheo đúng trạng thái tự nhiên của nó và chúng ta tập trung quan sát nó.

Ví dụ, khi bạn nghe thấymột tiếng ồn, giữa khoảng khắc bạn nghe được nó và tìm kiếm nguồn tạo ra nó,bạn có thể cảm nhận được trạng thái trống rỗng của tâm hồn, trạng thái khôngtồn tại suy nghĩ trong tâm hồn nhưng tâm hồn khi ấy hoàn toàn không hề tê bại –giữa lúc đó sự sáng suốt, thanh khiết và thông tuệ của tâm hồn của tâm hồn xuấthiện. Chính khi ấy chúng ta mới có thể nhận biết được bản chất của tâm hồn sẽdần dần trở nên trong sáng như mặt nước. Bạn cần cố gắng duy trì trạng thái tâmhồn như thế và đừng để mình bị chi phối bởi bất kỳ một suy nghĩ nào, rồi bạnquen với nó.

Bạn cần luyện tập bàithiền định này vào lúc sáng sớm, khi đó tâm hồn bạn đã tỉnh thức và trong sángnhưng các giác quan của bạn vẫn chưa phát huy được hết khả năng của chúng. Mọiviệc sẽ thuận lợi hơn nếu bạn không quá nhiều vào đêm hôm trước và cũng khôngngủ quá nhiều vào đêm hôm trước; bạn cần phải ngủ ít hơn một chút và như thế sẽgiúp tâm hồn bạn sáng suốt nhạy bén hơn vào sáng hôm sau. Nếu bạn ăn quá nhiềuvào đêm hôm trước, giấc ngủ của bạn sẽ sâu hơn, dài hơn và nặng nề hơn,bạn sẽ ngủ như một xác chết. Trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình, tôithường ăn no vào bữa sáng và bữa trưa nhưng tôi chỉ ăn một ít vào buổi tối –chỉ vài chiếc bánh quy tròn; sau đó tôi đi ngủ sớm và thức dậy sớm vào ba giờba mươi phút sáng hôm sau để tham gia thiền định.

Bạn hãy thử xem để biếtrằng bản chất của tâm hồn vào lúc sáng sớm giúp tâm hồn bạn thêm linh hoạttrong suốt cả ngày như thế nào. Rõ ràng là tâm hồn bạn sẽ được thanh bình yêntĩnh hơn. Trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn có thể tham gia bài luyệntập thiền định mỗi ngày một ít. Một tâm hồn hỗn độn luôn bị quấy rầy bởi nhữngsuy nghĩ về điều tốt, về điều xấu, về những điều bất định, một tâm hồn như thếlà một tâm hồn không hề được nghỉ ngơi.

Thiền định

1. Đừng suy nghĩ vềnhững gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc những gì có thể xảy ra trong tương lai.

2. Hãy để tâm hồn vậnhành một cách tự nhiên mà không hề có sự can thiệp của suy nghĩ.

3. Hãy quan sát bản chấtsáng suốt thông tuệ của tâm hồn.

4. Duy trì khoảnh khắcxuất hiện trải nghiệm này

Thậm chí bạn có thể thamgia luyện tập bài thiền định này ngay cản khi bạn đang nằm trên giường vào lúcsáng sớm, khi ấy tâm hồn bạn đã tỉnh táo nhưng các giác quan của bạn chưa hoàntoàn tỉnh thức.

ĐẨY LÙI NHỮNG KHÓ KHĂN

Bây giờ chúng ta hãyquan sát những cảm xúc tình cảm tiêu cực chẳng hạn như thói dâm ô, lòng căm thùvà tính ganh tị. Tất cả chúng đều phụ thuộc vào một niềm tin sai lạc cơbản luôn khẳng định về sự tồn tại độc lập giữa mọi đối tượng, trong khi đó thìchúng thực sự luôn phụ thuộc hỗ tương với nhau. Qua sức mạnh của sự ngu muộiđó, tất cả những cảm xúc tình cảm tiêu cực này phát sinh. Nhưng như chúng ta đãthấy, khi chúng ta phân tích xem liệu sự ngu muội này cùng với tất cả nhữngbiến tấu của nó có phải là bản chất cơ bản của tâm hồn hay không, chúng ta nhậnthấy rằng, như vị học giả trứ danh của Ấn Độ, Dharmakirti nói, “Bản chất củatâm hồn chỉ mang tính hời hợt nhất thời”. Bản chất tận cùng của hữu thức làthanh khiết. Sự tức giận, lòng lưu luyến và vân vân luôn nằm bên ngoài phạm vicủa tâm hồn và không hề đóng vai trò là các đặc tính cơ bản của tâm hồn. Chúngta gọi đây là sự thanh khiết cơ bản của tâm hồn. Bởi vì sự thanh khiết cơ bảnbẩm sinh này có thể giúp chúng ta được giác ngộ, nên nó cũng được gọi là bảnchất Phật. Đồng thời, trong tất cả mọi người chúng ta đều có một mức độ nào đócủa lòng từ bi dù rằng nó được chúng ta thể hiện theo nhiều cách khác nhau vàtất cả mọi người chúng ta đềy có được khả năng hiểu biết nhất định giúp chúngta có thể phân biệt được đâu là điều tốt và đâu là điều xấu. Đây là tất cảnhững điều kiện cơ bản cấu thành sự giác ngộ.

Một khi chúng ta đã biếtđược rằng những ô uế vẩn đục không hề thuộc bản chất cơ bản của tâm hồn, chúngta có thể tháo gỡ chúng ra khỏi tâm hồn qua việc phát huy những cảm xúc tìnhcảm đối kháng với chúng, những thái độ tích cực, giống như một liều thuốc, cóthể kháng cự và làm mất tác dụng của chúng. Trong khi đó, nếu các cảm xúc tìnhcảm tiêu cực có hại không được đẩy lùi khỏi tâm hồn, thì mỗi khi tâm hồn hoạtđộng, những suy nghĩ tiêu cực - tức giận và vân vân – sẽ lập tức xuất hiện vàliên tục tồn tại.

Đôi khi trong đời sốngchúng ta, tâm hồn chúng ta liên tục bị chi phối bởi cảm xúc tức giận và lònglưu luyến, cũng có những lúc, cảm xúc thỏa nguyện, lòng yêu thương và lòng từbi lại tràn ngập trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta không thể cùng một lúc vừacảm thấy yêu thương vừa cảm thấy căm thù đối với cùng một đối tượng. Rõ ràng làchúng ta chỉ có thể có những cảm xúc tình cảm này ở những tình cảm này ở nhữngthời điểm khác nhau, điều này cho thấy rằng những cảm xúc tình cảm này luôn vậnhành đối mặt nhau, mâu thuẫn nhau, triệt tiêu nhau. Khi một bên phát triển mạnhthì bên kia sẽ suy yếu.

Sự hiểu biết hợp lý đúngđắn sẽ hỗ trợ và đẩy mạnh lòng yêu thương và lòng từ bi. Lòng yêu thương vàlòng từ bi không cần sự trợ giúp của sự ngu muội, sự ngu muội luôn khiến chúngta hiểu sai lạc và khăng khăng về sự tồn tại độc lập cố hữu của mọi đối tượng.Những thái độ phi đạo đức chẳng hạn như lòng căm thù và tính kiêu căng tự phụ -bất luận chúng mạnh hay yếu – đều xuất nguồn từ sự trợ giúp củng cố của sự ngumuội. Thế nên, nếu không có quan niệm sai lạc như thế này về bản chất của conngười và sự vật, thì tất cả những thái độ phi đạo đức chẳng hạn như thói thamlam và lòng căm thù sẽ không bao giờ xuất hiện và vận hành được.

Sự ngu dốt và sự sángsuốt, cả hai đều xuất hiện và vận hành trong suốt quá trình chúng ta quan sátmột sự vật hiện tượng nào đó, nhưng hình thức quan sát lĩnh hội của chúng ta rõràng là đối lập lẫn nhau. Sự sáng suốt có một nền tảng vững chắc, trong khi đóthì sự ngu dốt lại không có được một nền tảng vững chắc và thế nên nó hiểu sailạc về những gì nó đang quan sát. Sự phát triển lớn mạnh của sự sáng suốt sẽlàm suy yếu dần sự ngu dốt. Sự sáng suốt làm giảm thiểu những quan niệm sai lạccủa chúng ta về bản chất của mọi đối tượng cho đến khi sự ngu dốt hoàn toànbiến mất.

RẮC RỐI THUỘC NỘI TẠI

Hoàn cảnh ngoại vi khôngphải là nguyên nhân chính khiến chúng ta gặp đau khổ. Đau khổ được tạo ra bởimột tâm hồn chưa được gọt dũa thuần dạy. Sự xuất hiện của những tình cảm nguyhại trong tâm hồn chúng ta đến với những hành vi sai lạc. Một tâm hồn có bảnchất thanh khiết bị bao phủ bởi những tình cảm nguy hại như thế này sẽ sa vàonhững đau khổ. Sức mạnh của chúng sẽ đẩy chúng ta đến những hành vi lạc lối vàchắc chắn sẽ đưa chúng ta đến với đau khổ. Chúng ta cần phải, với sự quan tâmvà ý thức sâu sắc, phân biệt được đâu là những cảm xúc tình cảm gây rắc rối phiềnmuộn như thế này. Khi những thái độ, tình cảm, cảm xúc, quan niệm sai lạc củachúng ta bị đẩy lùi thì đồng thời những hành vi sai lạc xuất nguồn từ chúngcũng bị biến mất. Theo lời của vị học giả Tây Tạng vào cuối thế kỷ XI đầu thếkỷ XII, Milarepa nói “Khi nó hình thành, nó hình thành trong không gian củachính nó; khi nó phân hủy, nó phân hủy trong toàn bộ không gian”. Chúng ta cầnphải làm quen với các trạng thái trong tâm hồn mình nhằm tìn hiểu được cáchthức đẩy lùi được những thái độ tiêu cực có hại trong tâm hồn mình, giúp tâmhồn mình được thanh khiết trở lại như xưa. Trước khi những đám mây đen kéo đếnthì bầu trời vẫn luôn trong xanh và bầu trời sẽ trong xanh trở lại khi nhữngđám mây đen kia biến mất. Thực ra thì bầu trời vẫn luôn trong xanh ngay cả khichúng ta thấy rằng những đám mây đen kia đang che khuất nó, vì đó chính là bảnchất cuối cùng của bầu trời.

Bản chất của dòng nướclà không hề bị ô nhiễm vấy bẩn bởi rác rưởi. Tương tự như thế, bản chất của tâmhồn, ngay cả một tâm hồn đang gặp rắc rối, cũng không hề bị ô uế bởi những vẩnđục dơ bẩn. Tâm hồn trong sáng của tất cả mọi người đều không hề bị ô uế ngaycả bởi những cảm xúc tình cảm sai lạc như lòng căm thù. Lần tới khi bạn cảmthấy căm thù, bạn hãy cố gắng thử xem liệu bạn có thể tách rời tâm hồn mìnhkhỏi cảm xúc căm thù đó để đóng vai trò là đối tượng quan sát nó hay không.Trong khi chúng ta thường nghĩ rằng “Mình căm thù…”, giống như thể tâm hồnchúng ta và lòng căm thù là hai đối tượng hoàn toàn được kết chặt với nhau, ởđây bạn lại quan sát lòng căm thù từ một khoảng cách nhất định, bạn quan sátnhững sai lạc của nó, điều này sẽ giúp bạn có thể được trạng thái bình ổn thanhthản trong tâm hồn.

Để làm được điều này,trước tiên bạn cần phải phát triển khả năng quan sát suy nghĩ của chính mình vìmỗi khi hữu thức của bạn bị chìm ngập trong những suy nghĩ thì thật khó để bạncó thể vận dụng hữu thức của mình để quan sát suy nghĩ. Nhưng nếu, khi suy nghĩxuất hiện, bạn có thể tách rời hữu thức của mình thì dần dần bạn sẽ pháttriển được khả năng vận dụng hữu thức để quan sát hữu thức và rồi thậm chí ngaycả khi lòng căm thù xuất hiện thì tâm hồn bạn vẫn có thể bước ra xa để quan sátlòng căm thù đó. Qua việc làm quen với bài luyện tập này, bạn có thể dần dần ýthức được những gì được gọi là “tâm hồn cơ bản”, không bị tác động bởi bất kỳnhững gì bạn thích hoặc không thích, những gì bạn muốn hoặc không muốn. Khi tâmhồn không bị phân mảnh đứt đoạn thành nhiều mảnh khác nhau, bạn có thể cảm nhậnđược bản chất tự nhiên của nó, bản chất trong sáng và thông tuệ của nó, nếu bạnduy trì được trạng thái này, trải nghiệm về sự trong sáng và thông tuệ của tâmhồn như thế này sẽ càng được phát triển. Vì ngay cả bản chất của lòng căm thùcũng là sáng suốt và thông tuệ nên lòng căm thù sẽ dần dần bị tan chảy trongtâm hồn cơ bản.

Bạn không cần phải cốgắng tập trung ngăn cản dòng chảy mạnh mẽ của những suy nghĩ và những cảm xúcdạt dào trong tâm hồn mình; nói đúng hơn, bạn đừng để tâm hồn mình bị cuốn theochúng. Tâm hồn bạn khi ấy sẽ xuất hiện ở hình thức cơ bản tự nhiên nhất của nó,khi ấy bạn có thể nhận ra được bản chất trong sáng của nó.

Khi bạn hiểu được rằngsự sáng suốt thông tuệ là bản chất cơ bản của tâm hồn mình thì những phẩm chấtcao thượng hơn chẳng hạn như lòng yêu thương sẽ đâm chồi nảy lộc. Đây là lý dotại sao tôi nói rằng sự chuyển hóa trong tâm hồn không thể nào xuất hiện quanhững thay đổi thuộc môi trường ngoại vi của bạn. Việc bạn tìm kiếm nhiều thứhơn nữa sau khi bạn đã có được những thứ hơn nữa sau khi bạn đã có được sự hàilòng toại ý.

Sự tự do chỉ xuất hiệnqua việc thấu hiểu được bản chất cơ bản cuối cùng của chính tâm hồn; nó cũngkhông thể xuất hiện nơi chúng ta do người khác ban tặng cho. Hạnh phúc chỉ xuấthiện qua việc đào luyện tâm hồn; không có sự đào luyện tâm hồn thì chúng tachẳng cách nào có thể hạnh phúc được. Bất kể bản chất của thế gian này là gì,chúng ta sẽ không phải chịu đựng những thống khổ ưu phiền hoặc gây ra nhữngthống khổ ưu phiền khi chúng ta tin rằng bản chất cơ bản cuối cùng của tâm hồnlà sự sáng suốt thông tuệ.

TÂM HỒN QUÝ BÁU

Bản chất sáng suốt thôngtuệ là cội rễ của tất cả mọi tâm hồn – mãi mãi bất diệt, không bao giờ thay đổigiống như một viên kim cương. Theo triết lý Phật giáo, đặc điểm này của tâm hồnđược xem là trường tồn vĩnh cửu liên tục đến bất tận – nó đã và đang tồn tại vàsẽ tồn tại mãi mãi và thế nên nó không phải là một cái gì đó có thể táitạo bởi bất kỳ một nguyên nhân hoặc điều kiện nào.

Tâm hồn cơ bản của chúngta về bản chất luôn thanh khiết, ngay từ đầu nó đã không hề bị vẩn đục bởi bấtkỳ một ô uế nào. Ánh sáng chói lọi của nó được gọi là lòng từ bi. Sự thanhkhiết ngay từ đầu và được củng cố bởi bản chất thanh thoát tự nhiên của nó, tâmhồn quý báo này, tâm hồn kim cương này chính là nền tảng của tất cả mọi sự pháttriển trong tâm hồn. thậm chí trong khi phát triển nhiều suy nghĩ và quan niệmcả xấu lẫn tốt chẳng hạn như tham lam, căm thù, bối rối thì tâm hồn kim cươngnày tự nó không bao giờ bị tác động bởi những vẩn đục ô uế này, giống như bầutrời trong xanh sau áng mây đen. Nước có thể cực kỳ dơ bẩn, tuy nhiên bản chấtcơ bản của nó vẫn luôn luôn là trong sạch. Tương tự như thế, bất luận những cảmxúc tình cảm tiêu cực có xuất hiện và hoạt động như thế nào, dù chúng có mạnhmẽ ra sao thì bản chất cơ bản của tâm hồn cũng không hề bị tác động; tâm hồnluôn luôn thanh khiết mà không hề có điểm đầu hoặc điểm cuối.

Những phẩm chất tuyệtvời của tâm hồn, chẳng hạn như lòng yêu thương và lòng từ bi vô tận, đều hiệndiện nơi nền tảng cơ bản tâm hồn kim cương này; chúng chỉ có thể bị ngăn cảnbởi một số hoàn cảnh tức thời nào đó trong một khoảng khắc nào đó màthôi. Xét một góc cạnh nào đó, chúng ta luôn trong sáng ngay từ đầu, được nângđỡ bởi một tâm hồn hoàn toàn tốt đẹp.

ĐÁNH GIÁ CAO HOÀN CẢNHHIỆN TẠI

Khi được sinh ra là mộtcon người, bạn có được cơ thể quý báu qua đó bạn có thể dễ dàng đạt được cảnhững mục tiêu tức thời lẫn những mục tiêu cao đẹp về sau. Giờ đây bạn đã cóđược một đời sống tốt lành thuận lợi mà không đời sống sinh vật nào có thể sosánh với bạn được và điều quan trọng là bạn đừng hoang phí nó. Nếu bạn chỉluyện tập nhằm có được một đời sống tốt đẹp trong những lần tái sinh sau chochính mình thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn chưa vận dụng được hoàn toàn tất cảmọi tiềm năng của mình. Hoặc, nếu bạn chỉ vận động nhằm mục tiêu là giải phóngcho chính mình thoát ra khỏi những đau khổ thì điều này cũng có nghĩa là bạnvẫn chưa vận dụng được hết mọi tiềm năng quý báu của mình. Trong vai trò là mộtcon người, bạn nên thực hiện tất cả những gì bạn có thể nhằm đạt đến sự pháttriển tinh thần hoàn toàn, hoàn hảo.

Thiền định

1. Bạn hãy suy nghĩ vềtiềm năng quý báu trong hoàn cảnh hiện tại của mình trong việc phát triển tinhthần: bạn có một thể xác của một con người; các bài luyện tập phát triển tâmlinh luôn có sẵn quanh bạn; bạn có khả năng suy xét nhằm tiếp thu các bài giảngdạy tâm linh này – bạn có một tâm hồn quý báu, tâm hồn kim cương.

2. Bạn hãy đánh giá caovà trân trọng cơ hội luyện tập tâm hồn này.

3. Bạn cần phải thiếtlập một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ, không những vì chính mình mà còn vì tất cảmọi sinh linh.

4. Bạn cần hướng tới việcgiúp đỡ tất cả mọi người quanh mình
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2017(Xem: 8221)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5402)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
08/08/2017(Xem: 9856)
Tình Như Cánh Hạc - HT Thích Thái Hòa
07/08/2017(Xem: 6014)
Một y sĩ trẻ ở Đông Kinh tên là Kusuda gặp một người bạn từ hồi đại học, người này đang nghiên cứu về Thiền. Anh y sĩ trẻ hỏi người đó Thiền là gì. "Tôi không thể nói được cho bạn cái đó là gì," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh hiểu được Thiền, anh sẽ không còn sợ chết nữa."
02/08/2017(Xem: 8028)
Sáng chủ nhật ngày 30 tháng 7, dưới sự chứng minh của Thượng toạ Thích Đức Thiện - Tổng thư ký Trung ương GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh và Thượng toạ Thích Bửu Chánh - ủy viên Hội Đồng Trị Sự TWGHPGVN, phó ban Hoằng Pháp Trung Ương, phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM, viện chủ Thiền viện Phước Sơn TP Biên Hòa, CLB Trí thức Doanh nhân Sư sỹ Phật tử Hà Nội đã chính thức ra mắt.
01/08/2017(Xem: 11450)
Với truyền thống tốt đạo đẹp đời đất nước ta đã có chiều dài lịch sử bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng lâu đời là thờ cúng ông bà tổ tiên. Thế cho nên đạo thờ ông bà tổ tiên nói lên tinh thần hiếu thảo là văn hóa đạo đức bất di bất dịch đối với đời sống đạo đức con người.
29/07/2017(Xem: 8935)
Đó là một trong những phương pháp mình phải thực tập. Đó cũng là một trong những phương pháp mình phải thiền tập. Khi nảy có một Phật tử nói khi đó mình niệm Phật. Câu trả lời rất hay. Hay ở chỗ mình không đi theo cái bực bội của mình, mình không đi theo cái phiền muộn của mình, mình không đi theo cái bất như ý của mình mà chỉ nhớ tới Phật, thì rõ ràng những cái kia không có cơ hội tồn tại trong tâm thức mình. Mình nghĩ tới Phật thì không có tâm nào nghĩ tới những bất như ý đó nữa, cho nên những cái đó tự lặn xuống
29/07/2017(Xem: 11325)
Nhận được bản thảo quyển sách Con Đường Duy Nhất do ban biên tập Thư Viện Hoa Sen kết tập từ các bài viết của chúng tôi gửi đăng, chúng tôi rất lấy làm vui vì sách sẽ được chính thức xuất bản và phát hành rộng rãi trên toàn cầu bởi đại công ty Amazon. Con Đường Duy Nhất – tựa sách mà ban biên tập Thư Viện Hoa Sen đã lấy từ bài đầu tiên trong số 21 bài, sẽ trở thành một quyển sách có ý nghĩa và giá trị như tên gọi. Con đường duy nhất ở đây nói lên triết lý sống theo quan điểm đạo Phật, xây dựng con người biết cách hoàn thiện chính mình để sống dấn thân, cống hiến, và phục vụ nhân loại mà không bị dòng đời cuốn trôi.
28/07/2017(Xem: 6019)
Thưa Thượng tọa Trụ trì, Thượng tọa Tâm Hiền cùng tất cả Phật tử quý mến. Hôm nay là ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại chùa Từ Đàm thành phố Birmingham, vương quốc Anh. Tôi có duyên được gặp hai Thượng tọa và các nam nữ Phật tử hiện diện trong ngôi chùa ấm cúng, đạo vị này. Nhân đây, tôi xin chia sẻ pháp thoại đến quý vị với đề tài Làm Mới Thân Tâm.
28/07/2017(Xem: 6794)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động. Chương trình truyền hình 24 giờ này có thể xem qua điện thoại di động hay máy tính bảng, với một app miễn phíđược hạ tải một lần. Phật tử muốn dùng miễn phí app này, có thể vào mạng gbtvapp.com để cài đặt miễn phí. Hòa Thượng Thích Thông Hải đã trình bày về chương trình này với ba vị khách văn nghệ tới thăm Tu Viện An Lạc ở Ventura, California, hôm Thứ Ba 11 tháng 7/2017.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]