Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyến du lịch nhớ đời đến Tây Tạng

23/11/201209:28(Xem: 9303)
Chuyến du lịch nhớ đời đến Tây Tạng

CHUYẾN DU LỊCH NHỚ ĐỜI ĐẾN TÂY TẠNG

Nguyễn Văn Dũng

Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.

Lhasa là thủ phủ của Tây Tạng, là “thành phố của chư thiên”, ở độ cao 3.700m so với mặt nước biển, nghĩa là cao hơn nhiều so với ngọn Phanxipang của chúng ta. Các nhà địa chất quả quyết rằng, 40 triệu năm trước, Tây Tạng nằm sâu dưới đáy biển - Bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải lục địa châu Á rồi dội lên thành cao nguyên Tây Tạng, trong đó có dãy Himalaya với ngọn Everest cao 8.848,2m, cao nhất thế giới, và hàng trăm ngọn núi khác cao trên 7.000m. Ngày nay trên cao nguyên Tây Tạng vẫn còn nhiều hồ nước mặn với đủ các loài hải sản. Ở chợ Barkhor, nơi các quầy mỹ nghệ, người ta bày bán nhiều vỏ ốc biển làm quà kỷ niệm. Không biết chúng là hậu duệ thứ bao nhiêu đời của cụ ốc tổ 40 triệu năm trước. Lên núi cao tìm cái chỉ có dưới biển sâu, đó là điều lạ lùng trong vô số những điều lạ lùng của vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới” này.

Đừng chờ đợi điều gì bạn từng gặp, Tây Tạng thuộc về một cảnh giới khác. Là vùng đất lạ lùng và huyền bí. Là nơi trời và đất gặp nhau. Mặt trời, mặt trăng cùng muôn ngàn tinh tú là bè bạn. Tây Tạng là cội nguồn của những con sông thiêng: Hằng Hà, Ấn Hà, Brahmaputre, Mekong, Hoàng Hà, Dương Tử... Đỉnh Ngân Sơn là trung tâm thế giới, là núi Tu di của cõi hồng trần.

Tây Tạng rộng gấp bốn lần diện tích Việt Nam. Đất trời mênh mông và tĩnh lặng đến nao lòng. Không gian Tây Tạng trong vắt và sâu thẳm, khiến mọi vật ta nhìn tưởng như rất gần mặc dù nó ở rất xa. Thiên nhiên Tây Tạng rực rỡ một thứ sắc màu thuần tuý và thanh tịnh trong suốt, nó đánh thức năng lực trực giác nơi mỗi con người. Tây Tạng, mây chỉ một màu trắng tinh khôi để cho mặt trời mặc sức tô điểm. Nước không bao giờ sôi tới 100 độ. Còn nắng thì vàng hươm và say đắm lạ lùng.

Tây Tạng có nhiều hồ lớn, thiêng liêng và đẹp vào hàng đệ nhất thiên hạ. Như hồ Namtso, ở độ cao 4.718m. Sự tĩnh lặng tuyệt đối và vẻ diệu kỳ của nó không thể nói nên lời. Sông Tsangpo bắt nguồn từ Ngân Sơn, chảy từ tây sang đông dọc theo Himalaya, rồi đổ ra vịnh Bengale trước khi hào phóng trích một phần sinh khí cho ba con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long.

Ai từng đi qua đoạn đường khoảng 500km từ Lhasa đến Shigatse (thành phố lớn thứ 2 của Tây Tạng) hẳn thấy rằng đó là con đường hùng vĩ và hiểm nguy nhất trong đời. Có lẽ vì vậy mà người ta chỉ đi một lần. Lần trở lại Lhasa chúng tôi đi dọc theo sông Yarlung Tsangpo. Từ cội nguồn, sông không màu mè, làm dáng làm duyên. Sông, đục màu đất đen, chảy xiết như để kịp mang sinh khí tài bồi cho một nơi nào đó. Hoá ra cũng như con người, để có dòng nước mát lành hoà thân vào biển cả, sông cũng phải tự mình rèn giũa, chắt lọc, gạn đục khơi trong. Bên phải chúng tôi, sông Tsangpo khi gần, khi xa, khi ẩn sâu dưới tầng tầng vực thẳm chỉ còn như một dải lụa đào.

Tây Tạng có một nền văn hóa độc đáo và thâm hậu, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Nhưng Phật giáo Tây Tạng không còn là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải Phật giáo Trung quốc, mà là thứ Phật giáo đặc trưng của Tây Tạng, vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Tây Tạng có đến 16.000 tu viện lớn nhỏ. Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm Lhasa. Ở đây có bức tượng Jowo Rinpoche - tượng Phật Thích ca Mâu ni thời trai trẻ. Đó là bức tượng tuyệt vời nhất mà khả năng con người có thể làm nên. Các Lạt ma khi đăng quang đều được tổ chức ở ngôi đền này. Hàng ngày, hàng chục nghìn người dân Tây Tạng từ khắp nơi trên đất nước mênh mông đổ về đây chiêm bái. Họ lạy: chắp tay khỏi đầu, trán, cằm, ngực rồi nằm dài xuống đất, thành kính và khiêm nhẫn. Không biết họ cầu nguyện điều gì? Cho họ, cho người thân, hay cho đất nước họ? Cách không xa Jokhang về hướng tây là điện Potala. Đây là điện thờ vĩ đại nhất Tây Tạng, cao 120m, ngang 360m, tổng diện tích 360.000m2, 13 tầng, 999 phòng, mái mạ vàng. Là nơi đặt bảo tháp chứa di cốt các vị Lạt ma. Là trung tâm lãnh đạo tôn giáo và chính trị trong suốt 400 năm. Potala là kho tàng nghệ thuật tôn giáo, và là nơi cất giữ không kể xiết những tranh tượng, kinh sách vô giá của Phật giáo Tây Tạng.

Dân Tây Tạng rất sùng đạo. Đối với họ sống là để phục vụ đạo pháp, đời sống vật chất là phương tiện để vươn tới đỉnh cao tâm linh. Còn cái chết chỉ là đánh dấu một giai đoạn trong vòng sinh tử miên viễn. Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định. Trong những người ta gặp trên đường phố: anh phu xe, chị quét rác, lão ăn xin... rất có thể một vị bồ tát nào đó đã hoá thân sống cuộc đời bình thường giữa thế gian mà ta không hay. Ý nghĩ ấy làm trái tim ta bừng sáng và dậy lên một niềm hạnh phúc không ngờ.

Nhưng, ấn tượng nhớ đời về chuyến đi lại thuộc về một khía cạnh khác: tổ chức. Mãi khi đến Thành Đô, chúng tôi mới được thông báo: lên Tây Tạng, áp suất thấp, không khí loãng, dưỡng khí thiếu, lượng oxy trong não thiếu, bởi vậy cấm vận động tay chân không cần thiết, cấm ăn no, tuyệt đối cấm tắm và gội đầu; cấm những người mắc bệnh phổi, tim, gan, áp huyết, các bệnh đường hô hấp... người thông dịch còn nói nhỏ với tôi, và “không trên tuổi 40”. Vậy là tôi vướng cả hai, vừa áp huyết cao vừa thừa đến 24 tuổi.

Đoàn chúng tôi gồm 24 người, kể cả hướng dẫn viên và người thông dịch. Tất cả đều người Trung Quốc, trừ hai chúng tôi. Anh chàng thông dịch khỏe mạnh, vui vẻ, sốt sắng, nhưng chỉ trọ trẹ một ít tiếng Việt và không biết gì về Tây Tạng. (Sau mới hay, trong công ty những người nói sõi tiếng Việt và hiểu biết về Tây Tạng không ai đủ sức khỏe chịu đựng khí hậu khắc nghiệt trên cao nguyên này). Thế là suốt một tuần ở Tây Tạng, chúng tôi sinh hoạt, ăn, ở theo chế độ của người Trung Quốc. Điều này dẫn đến một trở ngại khác: Trong tình trạng nhức đầu, khó thở, mất ngủ, buồn nôn, do ảnh hưởng của “độ cao”, chúng tôi không sao nuốt nổi đống thức ăn thấm đẫm mỡ, chất sốt lầy nhầy, và “mùi Tàu” kinh dị. Thường mỗi ngày, chúng tôi chỉ ăn được chén cháo trắng là một trong những món có trên bàn ăn sáng của họ.
Chúng tôi đã trải qua những ngày ở Tây Tạng mà nay mỗi lần nhớ lại vừa vui vui, vừa tự hào, vừa thấy như vẫn còn run. Tôi có một bài học từ chuyến đi đầy ấn tượng ấy: Phải có đủ sức
khỏe, chỉ đi với tour tổ chức cho đoàn Việt Nam (hướng dẫn tiếng Việt, ăn ở theo chế độ người Việt), và với tâm thức của một kẻ hành hương chứ không là một khách du lịch quen tìm sự hưởng thụ dễ dãi.

Nguyễn Văn Dũng
Huế, 10/2003

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 7961)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11173)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9118)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11009)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6353)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7553)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7551)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8583)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9069)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 9973)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]