Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Thiền Vipassana 10 Ngày (Từ 17-28/04/2013) tại TP. Kaufman, TEXAS

25/10/201202:25(Xem: 8358)
Khóa Thiền Vipassana 10 Ngày (Từ 17-28/04/2013) tại TP. Kaufman, TEXAS
vipassana-practice
THIỀN VIPASSANA
VIPASSANA MEDITATION
Do Thiền Sư S.N. Goenka và các Thiền Sư Phụ Tá giảng dạy
theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin

Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày
Từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 04 năm 2013
tại Trung Tâm Thiền
Dhamma Siri
Southwest Vipassana Center (SVC)
tại Thành Phố Kaufman, TEXAS
bodhi-leaf

Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.

Tuyệt đối không có sự cải đạo. Mặc dù Vipassana là phương pháp do Đức Phật tìm ra, sự thực hành không chỉ giới hạn cho Phật tử. Nhiều người từ nhiều tôn giáo khác nhau đã hưởng được những lợi ích nhờ thiền Vipassana và thấy không có gì xung khắc với tín ngưỡng của họ.

Đây là một khóa thiền nội trú 10 ngày hoàn toàn miễn phí.Phương pháp thực hành sẽ được hướng dẫn tuần tự, tỉ mỉ trong suốt khóa thiền. Mọi phí tổn ăn ở đều do sự đóng góp thiện nguyện của những thiền sinh cũ. Sau khi đã hoàn tất ít nhất một khóa thiền 10 ngày và hưởng được những lợi ích an vui từ khóa thiền, các thiền sinh cũ có thể đóng góp để giúp cho những người khác cũng có được cơ hội tương tự.

Trong suốt trong thời gian của khóa thiền:

+ Thiền sinh sống trong phạm vi của trung tâm, không liên lạc với thế giới bên ngoài.

+ Thiền sinh tránh không đọc hoặc viết, tạm ngưng những lễ nghi tôn giáo hoặc các phương pháp thiền khác.

+ Hằng ngày thiền sinh tuân theo một thời khóa biểu nghiêm túc gồm 10 giờ ngồi thiền, 1 giờ nghe pháp thoại, xen lẫn với những giờ nghỉ.

+ Thiền sinh phải giữ im lặng tuyệt đối và không liên lạc với những người đồng khóa (chỉ trao đổi những điều cần thiết với thiền sư phụ tá và ban quản lý).

Download thông báo về khóa thiền này để in và phổ biến cho bạn bè trong cộng đồng người Việt:

https://dl.dropbox.com/u/32740350/vipassana_web/DhammaSiri_TX/Flyer_DhammaSiri_2013.pdf

Trung tâm thiền SVC sẽ bắt đầu nhận đơn cho khóa này từ ngày 19 tháng 10 năm 2012.

Xin quý vị nộp đơn càng sớm càng tốt để bảo đảm có chỗ vì số người nộp đơn luôn luôn nhiều hơn sức chứa của trung tâm. (Sau khi được nhận vào khóa thiền, nếu vì lý do gì quý vị không thể tham dự được, xin thông báo sớm cho ban tổ chức để chúng tôi thu xếp cho thiền sinh khác tham gia.)

QUY TRÌNH NỘP ĐƠN GHI DANH:

LƯU Ý
1) Trước khi nộp đơn, xin quý vị đọc kỹ “Bản Nội Quy Cho Các Khóa Thiền” dưới đây.
https://sites.google.com/site/vnvipassana/ban-noi-quy

2) Trong đơn ghi danh, thiền sinh cần ghi rõ chi tiết tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, các thuốc uống có toa bác sĩ, và các thức ăn bị dị ứng. Điều này rất quan trọng để trung tâm thiền chuẩn bị hỗ trợ đúng mức. Đã có nhiều trường hợp thiền sinh không ghi đầy đủ thông tin và giữa khóa thiền có những sự cố phải bỏ về giữa khóa rất đáng tiếc.

Trung tâm thiền và ban tổ chức người Việt có thể hỗ trợ các thiền sinh ghi danh bằng 1 trong 3 cách sau:

Cách 1) Nộp đơn trực tiếp ONLINE (bằng tiếng Anh) qua trang web:

http://courses.dhamma.org/en-US/schedules/schsiri

Click "Apply" trước khóa "Apr 17 - Apr 28 10-day Vietnamese-English" để chọn và ghi danh cho khóa này.

Cách 2) Nộp đơn bằng EMAIL:

Download đơn ghi danh (file Word Doc hay PDF)

English/Vietnamese Bilingual Application (PDF)
English/Vietnamese Bilingual Application (Doc)

Trong file, điền đầy đủ thông tin và trả lời tất cả những câu hỏi. Đính kèm đơn đã điền vào email attachment và gởi cho:
BTC người Việt: [email protected]

Cách 3) Nộp đơn qua điện thoại:

Download trước đơn ghi danh (nếu có thể được)

English/Vietnamese Bilingual Application (PDF)
English/Vietnamese Bilingual Application (Doc)

Chuẩn bị đầy đủ thông tin và trả lời tất cả những câu hỏi trong đơn.

Gọi điện thoại cho một thành viên của ban tổ chức người Việt trong danh sách bên dưới để được hỗ trợ ghi danh.

LIÊN LẠC BAN TỔ CHỨC NGƯỜI VIỆT:

Ban Tổ Chức khóa thiền Vipassana cho người Việt: email <[email protected]>

  • THANH-ANH HUỲNH – (510) 747-8123
  • LAM-SƠN ĐÀNG – (817) 300-8691
  • BTC Vipassana Việt - (214) 233-6641 (Đây là số điện thoại chung của BTC - số này luôn có người trả lời cuộc gọi và tin nhắn thường trực)

Lịch các khóa thiền Vipassana cho người Việt tại các trung tâm Vipassana trên toàn cầu:

https://sites.google.com/site/vnvipassana/

Download Tài liệu tham khảo:

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana (94KB)
Nghệ Thuật Sống Thiền Vipassana (109KB)

Bản Nội Quy Cho Các khóa thiền (101KB)

Các tài liệu khác:
https://sites.google.com/site/vnvipassana/tailieu

Muốn tham khảo thêm bằng tiếng Anh, xin vào website:http://www.dhamma.org

LIÊN LẠC TRUNG TÂM SVC:

Địa chỉ hộp thư:

Southwest Vipassana Center - Dhamma Siri
P.O. Box 7659
Dallas, TX 75209

Địa chỉ lái xe:

Southwest Vipassana Center - Dhamma Siri
10850 County Road 155A
Kaufman, Texas 75142

Điện thoại:

972-962-8858

Fax:

972-346-8020

Email:

[email protected]

Web site:

http://www.siri.dhamma.org

Hình ảnh:

http://www.siri.dhamma.org/thecenter.shtml
http://www.siri.dhamma.org/virtualtour.htm

Mọi chi tiết liên quan đến khóa thiền, hoặc có khó khăn về phương tiện di chuyển, xin vui lòng liên lạc với:

Ban Tổ Chức khóa thiền Vipassana cho người Việt: email <[email protected]>

Bản Đồ và Hướng Dẫn đến Trung Tâm

Trung tâm thiền Dhamma Siri, Southwest Vipassana Center (SVC), nằm tại thành phố Kaufman, tiểu bang Texas (vài miles về hướng Nam) và cách thành phố Dallas khoảng 40 miles về hướng Đông Nam. Từ Dallas lái xe về hướng Đông Nam mất khoảng 50 phút; từ Houston đi về hướng Bắc mất khoảng 4 tiếng.

Bản đồ hướng dẫn bằng tiếng Anh: http://www.siri.dhamma.org/thecenter.shtml

ĐI BẰNG XE RIÊNG

mapsurroundingcities

Từ Downtown Dallas:

• Đi theo Freeway I-45 South(hướng Nam) - về hướngHouston

• Lấy exit 283B và đi theo US-175 E / S.M. Wright Fwyvề Kaufmanvà đi theo US-175 E (East)(chừng 34 miles). Khi đến gần Kaufman, giữ bên phải trên xa lộ US 175 về hướng "ATHENS" (Lưu ý: đừng vô exit TX 243 để vào thành phố Kaufman)

• Vô exit OAK GROVEvà quẹo phải ở Stop Sign đi theo đường FM 1388

• Tiếp tục chạy trên đường FM 1388 khoảng 2.9 miles đến đường FM 2860 EASTthì quẹo trái. Lưu ý: đây là ngã tư nhỏ, cần phải nhìn kỹ bảng tên đường của FM 2860 (để quẹo trái)

• Tiếp tục chạy trên đường FM 2860 khoảng 2.5 miles đến đường KAUFMAN COUNTY ROAD 155-Athì quẹo phải. Lưu ý: đây là ngã tư nhỏ, cần phải nhìn kỹ bảng màu xanh "VIPASSANA" và bản tên đường nhỏ của KAUFMAN COUNTY ROAD 155A (để quẹo phải)

  • Tiếp tục chạy trên đường KAUFMAN COUNTY ROAD 155-A khoảng 1.2 miles. Lưu ý: đây là đường tráng nhựa và sỏi, bạn sẽ chạy qua bảng DEAD END của cuối đường và quẹo phải vào trung tâm SVC nơi có bảng hiệu gỗ màu trắng “Southwest Vipassana Meditation Center”- 10850 County Road 155A Kaufman, TX 75142)

Từ Downtown Houston:

• Đi theo FreewayI-45 North(hướng Bắc) - về Dallas(chừng 203 mi)

• Lấy exit 251B đi về Kaufman/ TX-34/ Italy(chừng 482 ft)

• Nhập vô I-45 Frontage Rd(chừng 0.2 mi)

• Quẹo phải ở đường TX-34 N/E Ennis Ave- Tiếp tục đi theo TX-34 N(chừng 24.4 mi)

• Quẹo sát theo phải vào đường Farm to Market Rd 1388/S Houston St(chừng 2.8 mi)

  • Quẹo trái vào đường Farm to Market Rd 2860(chừng 2.8 mi)
  • Quẹo phải vào đường Co Rd 155(chừng 0.3 mi)
  • Quẹo trái vào đường Co Rd 155A(chừng 0.7 mi)
  • Quẹo phải vào trung tâm SVC nơi có bảng hiệu gỗ màu trắng “Southwest Vipassana Meditation Center”- 10850 County Road 155A Kaufman, TX 75142.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Đến bằng Máy Bay (Dallas Fort Worth Airport or Dallas Love Field Airport)

Xin bay đến phi trường khoảng 12:00 giờ trưa trong ngày mở khóa thiền.

Chuyến bay về phải sau 12:00 giờ trưa trong ngày cuối cùng của khóa thiền, để quý vị có đủ giờ để ra phi trường.

Xin cho trung tâm biết chi tiết chuyến bay đến Dallas của quý vị:

Hãng máy bay

Số chuyến bay

Đến từ thành phố nào

Mấy giờ đến Dallas

Phi trường nào ở Dallas - DallasFort/ Worth (DFW) hoặc Dallas Love Field

Trung tâm có thể sắp xếp shuttle bus chuyên chở từ phi trường (nếu có đủ số người). Xin quý vị yêu cầu trước khi ghi danh.

Đến bằng Bus/ Xe Lửa

Từ trạm Xe Bus/ Xe Lửa Downtown Dallas:

Đi về phi trường và đón airport shutte:

Quý vị có thể đón "Dallas Area Rapid Transit" (DART) xe lửa hoặc bus để đi từ các trạm downtown đến phi trường rồi đón airport shuttle về trung tâm SVC.

Xin vào www.Dart.org. hoặc gọi số 1-214-979-1111 để biết thêm chi tiết.

ĐiTAXI:

Có nhiều taxi đi từ Dallas. Cathy LaBombard của Freedom Taxi (1-214-244-5434) đã phục vụ khách đến Trung Tâm trong vài năm nay và có thể phục vụ quý vị theo giá biểu đồng hồ xe (tốn khoảng $110).

Từ trạm Xe Bus Terrell Greyhound:

Nếu đi xe bus Greyhound đến thành phố Terrell (cách trung tâm khoảng 20 miles), quý vị có thể đón "the KART" (Kaufman Area Rural Transit) bus. Xin gọi số 1-972-563-5875 để yêu cầu KART bus chuyên chở từ trạm xe bus Terrell đến Trung Tâm SVC (tốn khoảng $10).

ĐI CHUNG XE:
Quý vị có thể vào web site: (http://www.siri.dhamma.org/rideshareboard.shtml) để đăng tin cho hay tìm người cho đi nhờ xe (viết bằng tiếng Anh).

Quý vị có thể liên lạc với Ban Tổ Chức khóa thiền Vipassana cho người Việt bằng email: <[email protected]> để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM THIỀN DHAMMA SIRI

Dhamma-Siri-01Dhamma-Siri-03

"Dhamma Siri" (Sự Thịnh Vượng của Giáo Pháp), cũng có tên gọi là Trung Tâm Thiền “Southwest Vipassana Center” (SVC). Đây là một trong nhiều trung tâm Thiền Vipassana trên toàn thế giới do Thiền Sư S.N. Goenka giảng dạy theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin.

Trung tâm được xây dựng vào tháng Bảy năm 1990 và tọa lạc trên một khu đất yên tĩnh rộng 20 mẫu ở ngoại ô một thành phố nhỏ (Kaufman) cách Dallas khoảng 45 phút lái xe và cách Houston hoặc Austin khoảng 4 tiếng lái xe.

Dhamma-Siri-02Trung tâm bao gồm một thiền đường mới, rất rộng lớn, và khang trang (có sức chứa khoảng 100 - 150 thiền sinh); một Pagoda (hai tầng gồm có 100 thất nhỏ); một gian nhà chính gồm có: nhà bếp lớn, phòng ăn riêng biệt dành cho thiền sinh nam và thiền sinh nữ, hai phòng ở và làm việc cho các thiền sư; một khu nhà riêng cho ban quản lý; và hai khu nhà ở dành cho thiền sinh giản dị và đầy đủ tiện nghi. Khu nhà ở của thiền sinh nam và nữ gồm có 50 phòng đơn, mỗi phòng có nhà tắm riêng biệt.

Khuôn viên trung tâm rất yên tĩnh, tách biệt, và ấm cúng. Nói chung, đây là một môi trường tốt cho việc quán chiếu nội tâm - là một phần quan trọng trong khóa thiền Vipassana.

Những hình ảnh khác của trung tâm thiền Dhamma Siri

http://www.siri.dhamma.org/thecenter.shtml

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 24350)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9414)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6720)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8379)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8518)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
09/12/2013(Xem: 7496)
Tự thủy uyên nguyên, khắp các loài chúng sanh cùng với Phật đồng một tâm, tức cái tâm tánh tuyệt đối, chơn thường, vắng lặng, trong trẻo, tròn đầy, trùm khắp, không lay không động, không đến không đi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, cực linh cực mầu, hay sanh các pháp. Do Phật tâm thanh tịnh, vắng lặng, huyền mầu, nhưng lại khéo sanh vạn pháp, nên cổ đức mới tạm mượn lời mà đặt tên, gọi cái tánh huyền mầu đó là "chơn không diệu hữu", tức từ cái tánh linh diệu trong trẻo, không một vật mà pháp pháp tuỳ duyên trùng trùng sanh khởi.
09/12/2013(Xem: 7619)
Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế? - Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.
08/12/2013(Xem: 10378)
Bodh Gaya (Bihar), Ngày 3, tháng 12, năm 2013 – Lễ trùng tụng Tam tạng thánh điển quốc tế đã cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng thuộc tỉnh Bihar, Ấn độ. Hàng ngàn chư Tăng và Phật tử trên toàn thế giới đang tham dự buổi lễ này. Buổi lễ 10 ngày được tham dự bởi chư Tăng và Phật tử từ các quốc gia như Bangladesh, Căm bốt, Ấn độ, Nepal, Miến điện, Thái lan, Tích lan và Việt nam sẽ chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
08/12/2013(Xem: 32033)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 22006)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]