Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người nữ với khẩu nghiệp

17/10/201215:06(Xem: 6469)
Người nữ với khẩu nghiệp

NGƯỜI NỮ VỚI KHẨU NGHIỆP

(NGƯỜI NỮ GIỮ GÌN CÁI MIỆNG THÀNH PHẬT MỘT NỬA)

nguoinuvakhaunghiepCó 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.

Sau đây là một câu chuyện trong quốc văn giáo khoa thư. Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại. Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo.

Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm. Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.

Câu chuyện khác: Có một vị ni sư lớn tuổi tại vùng núi Cửu Hoa Trung quốc, đến năm 136 tuổi, thân thể vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Từ khi xuất gia đến nay, Ni sư không bao giờ bàn tán chuyện nhảm, mở miệng, ngậm miệng cũng chỉ một câu “A Di Đà Phật”. Trong trường hợp, nếu có ai muốn hỏi Ni Sư về vấn đề có liên quan đến việc tu hành thì Ni Sư khai thị vài câu; ngược lại Ni Sư chỉ nhắm mắt mà không trả lời. Sinh hoạt của Ni Sư rất đơn giản, cơm ngày 3 bữa, ăn ở hoàn toàn tự chính mình lo liệu lấy, không bao giờ chiụ nhờ một ai khác. Đức hạnh của Ni Sư được đồn khắp xóm làng. Nếu như có ai mang bịnh, Y dược không chữa hết, đều đến cầu xin Ni Sư gia trì. Ni Sư chỉ cần để bàn tay lên đầu vổ ba lần, bịnh liền tiêu hết. Đây là năng lực của công đức Niệm Phật tam muội. Đức tu và danh tiếng của Ni Sư đã khiến cho nhiều đài truyền hình Trung quốc tranh nhau đến xin phỏng vấn. Trước ống kính của Đài truyền hình, Lão Ni sư vẫn nhất tâm niệm Phật, thái độ vẫn an nhiên bất động, mặc cho những ký giả cứ liên tiếp phỏng vấn mà không hề trả lời.

Sư Phụ Tịnh Không từng nói: “Nữ chúng dù là tại gia hay xuất gia tu hành, nếu giữ gìn được khẩu nghiệp, thì đã thành Phật một nữa”.

Tại sao Ni Sư lại kín miệng như vậy? Dưới đây là 8 lý do khiến Ni Sư kín miệng:

1. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

2. Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo của Nữ chúng.

3. Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

4. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa nữ chúng đọa xuống ác đạo.

5. Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh của nữ chúng.

6. Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.

7. Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh.

8. Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.

Làm thế nào để giữ gìn khẩu nghiệp? Dưới đây là một vài phương pháp giữ gìn khẩu nghiệp:

- Một lời nói mà qua đó có ý tốt nhằm xây dựng người khác, hay một lời nói mà có ý thức động viên an ủi người khác… thì hãy nói đi, đừng chờ chi thời gian qua đi không còn ý nghĩa nữa. Với một cái Tâm ý tốt như vậy trong từng lời nói thì đó là một hành động tốt thì hãy tiếp tục đi, bởi vì sự tiếp tục đó chính là sự gieo trồng chánh nghiệp. Cho nên ông bà có nói rằng “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để cho chính chúng ta suy nghĩ thật kỹ với những gì mình nói ra làm sao cho nó phù hợp tâm lý và nhất là hợp tình hợp lý. Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói sẽ gây người nghe một cảm nhận, ý niệm qua lời nói của ta. Nói như vậy thì sợ gì người khác không nghe. Cứ tấn tu như vậy thì sẽ hình thành nên một hình ảnh đẹp, phẩm chất rất tốt trong mọi việc thương thuyết thường ngày.

- Lắng nghe: Khi nghe ai đó giãi bày, hãy chia sẻ với họ bằng sự lắng nghe, cho nên nó vẫn là một hoạt động dù không nói. Nghe ở đây là nghe tất cả với tâm chân thành, nhất là phải tập nghe những điều trái khoáy khó nghe.

- Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh. Cũng giống như gieo trồng vậy, những lời nói hay thì người khác nhận, những lời nói không hay thì chính mình nhận lấy mà thôi. Chủ đích của nói là có người nghe, mà người ta không muốn nghe thì chính mình tự nghe lấy vậy. Ông bà ta cũng thường hay nói rằng “Lời ngay hay chói tai” đó là sự cảm nhận của người nghe, còn đối với người nói thì đã có “lời ngay” rồi mà còn “nói ngay” nữa với những cách nói tâm lý thì ai lại không muốn nghe, càng tốt hơn chứ sao.

- Tập nghe “chói tai” để quán thấy vô chấp và tập nói “Ái ngữ” để nhiếp phục tâm là con đường chánh pháp tu tập khẩu ngữ, hành trì tứ chánh hữu hiệu nhất về phương diện tạo khẩu nghiệp.

- Niệm Phật: Hãy học gương của Ni Sư trong câu chuyện ở trên. Hãy dùng câu cửa miệng “A Di Đà Phật” thay cho lời nói đâm thọc, thay cho lời khen tiếng chê. Chúng ta vừa tránh được nghiệp ác vừa có khả năng vãng sanh tịnh độ.

Tịnh Tông Học Hội Đài Nam dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2016(Xem: 9228)
Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh Đản ai đó làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân.
19/05/2016(Xem: 31400)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
18/05/2016(Xem: 13005)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6926)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12156)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9978)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9134)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 31007)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20251)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10349)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]