Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người nữ với khẩu nghiệp

17/10/201215:06(Xem: 6471)
Người nữ với khẩu nghiệp

NGƯỜI NỮ VỚI KHẨU NGHIỆP

(NGƯỜI NỮ GIỮ GÌN CÁI MIỆNG THÀNH PHẬT MỘT NỬA)

nguoinuvakhaunghiepCó 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.

Sau đây là một câu chuyện trong quốc văn giáo khoa thư. Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại. Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo.

Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm. Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.

Câu chuyện khác: Có một vị ni sư lớn tuổi tại vùng núi Cửu Hoa Trung quốc, đến năm 136 tuổi, thân thể vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Từ khi xuất gia đến nay, Ni sư không bao giờ bàn tán chuyện nhảm, mở miệng, ngậm miệng cũng chỉ một câu “A Di Đà Phật”. Trong trường hợp, nếu có ai muốn hỏi Ni Sư về vấn đề có liên quan đến việc tu hành thì Ni Sư khai thị vài câu; ngược lại Ni Sư chỉ nhắm mắt mà không trả lời. Sinh hoạt của Ni Sư rất đơn giản, cơm ngày 3 bữa, ăn ở hoàn toàn tự chính mình lo liệu lấy, không bao giờ chiụ nhờ một ai khác. Đức hạnh của Ni Sư được đồn khắp xóm làng. Nếu như có ai mang bịnh, Y dược không chữa hết, đều đến cầu xin Ni Sư gia trì. Ni Sư chỉ cần để bàn tay lên đầu vổ ba lần, bịnh liền tiêu hết. Đây là năng lực của công đức Niệm Phật tam muội. Đức tu và danh tiếng của Ni Sư đã khiến cho nhiều đài truyền hình Trung quốc tranh nhau đến xin phỏng vấn. Trước ống kính của Đài truyền hình, Lão Ni sư vẫn nhất tâm niệm Phật, thái độ vẫn an nhiên bất động, mặc cho những ký giả cứ liên tiếp phỏng vấn mà không hề trả lời.

Sư Phụ Tịnh Không từng nói: “Nữ chúng dù là tại gia hay xuất gia tu hành, nếu giữ gìn được khẩu nghiệp, thì đã thành Phật một nữa”.

Tại sao Ni Sư lại kín miệng như vậy? Dưới đây là 8 lý do khiến Ni Sư kín miệng:

1. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

2. Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo của Nữ chúng.

3. Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành của Nữ chúng.

4. Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa nữ chúng đọa xuống ác đạo.

5. Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh của nữ chúng.

6. Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.

7. Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh.

8. Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.

Làm thế nào để giữ gìn khẩu nghiệp? Dưới đây là một vài phương pháp giữ gìn khẩu nghiệp:

- Một lời nói mà qua đó có ý tốt nhằm xây dựng người khác, hay một lời nói mà có ý thức động viên an ủi người khác… thì hãy nói đi, đừng chờ chi thời gian qua đi không còn ý nghĩa nữa. Với một cái Tâm ý tốt như vậy trong từng lời nói thì đó là một hành động tốt thì hãy tiếp tục đi, bởi vì sự tiếp tục đó chính là sự gieo trồng chánh nghiệp. Cho nên ông bà có nói rằng “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để cho chính chúng ta suy nghĩ thật kỹ với những gì mình nói ra làm sao cho nó phù hợp tâm lý và nhất là hợp tình hợp lý. Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõi là ý thức của ta qua lời nói sẽ gây người nghe một cảm nhận, ý niệm qua lời nói của ta. Nói như vậy thì sợ gì người khác không nghe. Cứ tấn tu như vậy thì sẽ hình thành nên một hình ảnh đẹp, phẩm chất rất tốt trong mọi việc thương thuyết thường ngày.

- Lắng nghe: Khi nghe ai đó giãi bày, hãy chia sẻ với họ bằng sự lắng nghe, cho nên nó vẫn là một hoạt động dù không nói. Nghe ở đây là nghe tất cả với tâm chân thành, nhất là phải tập nghe những điều trái khoáy khó nghe.

- Sẽ không nói những gì gây đau khổ phiền não cho người và cho mình và đã lỡ nói rồi thì đừng nói nữa là cách tốt nhất để không nói bất chánh. Cũng giống như gieo trồng vậy, những lời nói hay thì người khác nhận, những lời nói không hay thì chính mình nhận lấy mà thôi. Chủ đích của nói là có người nghe, mà người ta không muốn nghe thì chính mình tự nghe lấy vậy. Ông bà ta cũng thường hay nói rằng “Lời ngay hay chói tai” đó là sự cảm nhận của người nghe, còn đối với người nói thì đã có “lời ngay” rồi mà còn “nói ngay” nữa với những cách nói tâm lý thì ai lại không muốn nghe, càng tốt hơn chứ sao.

- Tập nghe “chói tai” để quán thấy vô chấp và tập nói “Ái ngữ” để nhiếp phục tâm là con đường chánh pháp tu tập khẩu ngữ, hành trì tứ chánh hữu hiệu nhất về phương diện tạo khẩu nghiệp.

- Niệm Phật: Hãy học gương của Ni Sư trong câu chuyện ở trên. Hãy dùng câu cửa miệng “A Di Đà Phật” thay cho lời nói đâm thọc, thay cho lời khen tiếng chê. Chúng ta vừa tránh được nghiệp ác vừa có khả năng vãng sanh tịnh độ.

Tịnh Tông Học Hội Đài Nam dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2017(Xem: 16205)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11383)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7867)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15862)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10246)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
07/03/2017(Xem: 8218)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói: “Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
07/03/2017(Xem: 10329)
Chỉ là ngày giỗ bình thường như bao ngày giỗ khác của mọi người. Nhưng tôi, với những bạn bè bên cạnh tôi hiện nay, đó là những giây phút chạnh lòng bên mớ hành tranh và cũng là của cải trên suốt quảng đường đời hơn nữa đời người sống và cống hiến cho đạo pháp. Dù chỉ là tờ giấy, cây viết nhưng đó là gia sản to lớn chắt chiu có được mỗi khi chợt giựt mình ngồi suy tư nhìn lại.
07/03/2017(Xem: 8291)
Trong Phật giáo, có một sự thảo luận về những vết tích của nghiệp. Nói một cách chính xác thì dấu ấn ấy rất mơ hồ. Nó không phải là vật chất cũng không phải là tinh thần, nhưng hầu hết ở trong hình thức hùng mạnh, như là tiềm năng. Hầu như chúng ta có thể cho rằng đó là hình thái thuộc tính liên tục của tiềm thức. Khi nói về tiềm thức, đôi lúc nó được hiểu trong phạm vi hạt giống hoặc tiềm năng, đôi lúc nó hoàn toàn là một dấu ấn, nghĩa là có một cái gì đó in hằn rong ý thức của chúng ta, những dấu vết khiến chúng ta phải hành động trong một cách chắc chắn.
07/03/2017(Xem: 12339)
Đừng sống như một kẻ không biết gì về thế giới xung quanh. 1) "Đừng sống như cá trong chậu" Cái câu nói này có nghĩa “đừng chỉ thu lu trong thế giới của minh”, là một câu cách ngôn được thốt ra khỏi miệng tôi khi tôi giảng pháp cho một lớp học cách đây một vài năm tại một khoá tu học Phật pháp nửa ngày được tổ chức mỗi nữa tháng. Lớp này chỉ đơn giản được gọi tên là 'Hỏi và Đáp' và chúng tôi đặt tên lớp học sao cho liên quan đến chủ đề được bàn thảo cho đến khi kết thúc lớp học. Chủ đề là do câu hỏi của sinh viên nêu lên quyết định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]