Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Hành Nghi

14/10/201212:23(Xem: 18253)
Học Phật Hành Nghi

HỌC PHẬT HÀNH NGHI

(PHÉP TẮC CHO NGƯỜI HỌC PHẬT)
Thích Minh Thông Lược dịch và Phụ chú

hocphathanhnghi_thichminhthong


MỤC LỤC
Bài 1 - Tôn Kính Phật
Bài 2 - Kính Trọng Pháp
Bài 3 - Cung Kính Tăng
Bài 4 - Trụ Am Thất
Bài 5 - Hầu Thầy
Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
Bài 7 - Làm Bồ-tát Ở Nhà
Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
Bài 9 - Đọc Kinh Sách
Bài 10 - Làm Quan Chức
Bài 11 - Làm Thương Mại
Bài 12 - Làm Nghề Nông
Bài 13 - Làm Công Cho Người
Bài 14 - Làm Việc Chúng
Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
Bài 16 - Ngồi Thiền
Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
Bài 18 - Ngủ Nghỉ
Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
Phụ Lục
- Lời di chúc & hộ niệm
- Những điều gia quyến cần biết
- Điều cần biết khi hộ niệm
- Khai thị cho người lúc lâm chung
- Quy tắc & ý nghĩa của sự hộ niệm

LỜI TỰA

Xưa kia, ngài Liên Trì đại sư vào cuối đời tượng-pháp, thấy trong hàng thích-tử có nhiều chỗ chẳng như pháp nên ở trong Luật Tạng, hội tập rút ra các nghi quỹ thiết yếu, tạo thành 24 chương Oai Nghi. Vì để tiện cho người học ghi nhớ và dễ dàng hành trì, thực tập lâu dần thành tánh thì đối với giới luật sẽ tránh được nhiều lỗi lầm. (Ngày nay nhu yếu thúc liễm thân tâm của người tu để bảo trì phẩm chất đức hạnh tăng-già cũng rất cần, thế nhưng muốn đi vào chi tiết hành trì ắt phải) lập riêng một chương mới tường tận hết được. Nhân gần đây, có một số cư sĩ tinh tấn tuy phát tâm dõng mãnh, nhưng đối với hành nghĩa thì phần nhiều lại không hợp pháp. Có một phần cung kính tất được một phần đạo đức. Nếu hành nghi chưa thẩm thấu thông suốt mà có thể tự tu tự đắc, thâm nhập Phật đạo thì thật chưa từng thấy vậy.

Nay chẳng ngại cân nhắc đắn đo chỗ cạn hẹp của mình, lựa ra những chỗ thiết yếu từ trong Nhựt Dụng thuật lại thành 24 chương để tên là Học Phật Hành Nghi. Phàm tỳ-kheo, sa-di, cư sĩ cùng ni chúng, v.v... đều có thể học tập và hành theo. Trong văn đây có chỗ chung và riêng có thể học, vì sợ văn nhiều nên không tách ra và phân loại. Tuy nhiên đầu câu của mỗi chương đều có chỉ rõ. Hy vọng chư vị đồng học cùng chí hướng, mỗi người tự xét phân biệt để học tập và thực hành theo.

Lạp cư chúng sanh

Thích Thiện Nhân biên thuật

LỜI THƯA

Do vì có số Phật-tử yêu cầu chúng tôi nói một ít về những quy tắc lễ nghi trong chùa, nên chúng tôi đem cuốn Học Phật Hành Nghi này ra giới thiệu, tạm lược dịch để cùng nhau học tập. Bởi thời gian eo hẹp nên không thể giải thích tường tận được, chỉ ghi lời phụ chú làm thêm rõ nghĩa mà thôi. Thứ nữa, văn này chẳng thuộc về Giáo Môn, mà thuộc về Hành Môn, là giáo lý nặng phần thực hành nên không nặng về phần nghĩa lý. Chỉ cần chúng ta đọc kỹ, suy gẫm và chiếu theo đây thực hành là đúng rồi. Còn về lợi ích đạt được khi thực hành thì tùy theo căn cơ và sở hành của mỗi người. Tuy nhiên, chúng tôi không dám kỳ vọng cao xa, chỉ muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình hầu tạo duyên lành cho người và đền ơn Tam-bảo.

Kinh Hoa Nghiêm nói: giữ gìn trọn đủ phép dạy oai nghi, hay khiến ngôi Tam-bảo chẳng đoạn, phải vậy. Học văn này là để ước thúc tự thân, biết đường tiến thoái trong lúc tu tập, chẳng phải để dòm ngó lỗi người rồi sanh lòng hiềm chê, được như thế mới hợp với bổn nguyện lược dịch của chúng tôi vậy.

Mong lắm thay!

Tam-bảo đệ tử

Thích Minh Thông kính đề


LỜI GIỚI THIỆU

Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp đều là khuôn thước và định chuẩn để nuôi dưỡng quả lành, phước báo nhân thiên, viên mãn Bồ đề tâm, thành tựu đức hạnh, và chứng nghiệm giải thoát cho người tu Phật. Thế nên, những văn bản dịch thuật, biên soạn thuộc lĩnh vực củng cố, phù trì luật tạng, uy nghi và pháp hành cho tu sĩ hay cư sĩ muôn đời đều cần thiết.

Đây là văn bản được Thầy Minh Thông (Chùa Quan Âm – Nam Cali) soạn dịch khá công phu, nhưng chắc sẽ không tránh được những vụng về sơ thất ngữ nghĩa. Tuy nhiên, bằng vào năng lực tự mình học Phật và phát tâm dịch thuật cống hiến nên rất đáng được khích lệ và tán thưởng.

Xin trân trọng giới thiệu văn bản “Học Phật Hành Nghi” này đến những phật tử hữu duyên đọc học và hành trì.

Lộc Uyển mùa Xuân 2010

Thích Phước Tịnh

Phiên bản PDF:Học Phật hành nghi - Thích Minh Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2017(Xem: 9597)
Trong cuộc sống này, có lẽ thứ đem đến cho chúng ta nhiều hạnh phúc nhất cũng như nhiều đau khổ nhất là gia đình. Gia đình bình yên thì chúng ta sẽ có đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời. Gia đình hỗn loạn thì dù cuộc đời có thuận lợi bao nhiêu, sự nghiệp có thăng tiến thế nào, tiền tài có dồi dào đến đâu, thì chúng ta vẫn cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa. Có người cam chịu hoàn cảnh gia đình và phản ứng trong vô minh để rồi chỉ vì cố giải quyết mà lại khiến mọi thứ trở nên tệ hơn. Thật may là, vẫn có nhiều người khác, sáng suốt hơn, tìm đến nơi chốn bình yên nơi cửa Phật để được nhận những lời khuyên tìm lại bình yên nơi gia đình mình.
07/09/2017(Xem: 12121)
Điều biết về chuyến thăm VN năm 2017 của Thầy Nhất Hạnh
31/08/2017(Xem: 7597)
Năm 2016 lần đầu tiên Tết Chay An Lạc đã được tổ chức thành công tại Việt Nam. 44 đơn vị đã được lựa chọn đến tham gia Tết Chay đầy ý nghĩa và sôi động này tại chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội ngay trước thềm Tết Nguyên đán.
31/08/2017(Xem: 7398)
Con đang ngồi và rất hạnh phúc gõ những dòng chữ này. Đêm qua con ngủ muộn và mơ màng. Thầy đã về với đất nước và dân tộc Việt Nam thật rồi. Không chỉ con mà hàng triệu người con Phật trên khắp đất nước Việt Nam vỡ òa trong hạnh phúc khi biết Thầy đã về đến Việt Nam an toàn. Những ai may mắn có mặt tại sân bay quốc tế Đà Nẵng để đón Thầy hạ cánh lúc 12 giờ 35 ngày 29 tháng 8 năm 2017 đã vô cùng hạnh phúc. Chuyến về Việt Nam của Thầy được chờ đợi từ bao nhiêu năm rồi.
26/08/2017(Xem: 9513)
Triêu nhan vốn là một loài dây leo bình dị, gần gũi có thể mọc ở khắp mọi nơi. Màu sắc và hình dáng của hoa luôn ở bên cạnh bước chân và cái nhìn của ta. Thế nhưng đôi khi chúng ta quên lãng sự có mặt của nó, có lẽ vì nó quá bình thường. Nhưng sẽ có một lúc nào đó bất chợt, sự hiện diện của hoa bừng sáng trước mắt ta, trong lòng ta và ta nhận thấy một lần hoa nở là thiên thutức khắc tròn đầy trong một niệm.
23/08/2017(Xem: 7921)
Thật lòng mà nói thì Tâm cũng chẳng muốn hoàn tục làm gì, vì với Tâm cuộc đời xuất gia là con đường, là hướng đi lý tưởng nhất mà Tâm có thể dành trọn lòng mình để phụng sự chúng sanh như những gì mà Tâm đã từng mong ước. Nhưng rồi, ai mà có ngờ được đâu - cuộc sống vốn là vô thường biến chuyển, được mất, hơn thua giữa cái có không trong cái định luật tự nhiên của đất trời mà chính Tâm cũng không thể nào lường trước được.
19/08/2017(Xem: 7899)
GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa.
14/08/2017(Xem: 8473)
Tôi đã dành nhiều năm để quán chiếu những tiến bộ đáng chú ý của khoa học. Trong một khoảng không gian ngắn của đời tôi, sự tác động của khoa học và kỷ thuật với nhân loại là không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù việc quan tâm khoa học của tôi đã bắt đầu với sự tò mò về một thế giới, xa lạ với tôi vào lúc ấy, bị thống trị bởi kỷ thuật, không bao lâu trước khi toàn bộ ý nghĩa khổng lồ của khoa học đối với loài người trở nên rõ ràng đối với tôi – đặc biệt sau khi tôi lưu vong năm 1959.
10/08/2017(Xem: 5730)
Chị Chân Bảo Niệm (Cheri Maples), người Mỹ, từng là một cảnh sát và có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tư pháp Mỹ. Chị được Sư Ông Làng Mai truyền đăng năm 2008. Dưới đây là chia sẻ của chị trong khóa tu 21 ngày “Đường về Núi Thứu” tại Làng Mai, ngày 15.06.2016; được chuyển ngữ từ tiếng Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]