Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đáp cơ bản về sự buông bỏ, bất bạo động và lòng bi mẫn

08/10/201216:12(Xem: 9462)
Vấn đáp cơ bản về sự buông bỏ, bất bạo động và lòng bi mẫn

VẤN ĐÁP CƠ BẢN VỀ

SỰ BUÔNG BỎ, BẤT BẠO ĐỘNG VÀ LÒNG BI MẪN
Alexander Berzin
Singapore 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

buongbo-batbaodong-berzinHỏi:Sự buông bỏ (detachment) có nghĩa là gì?

Đáp: Chữ 'buông bỏ' trong đạo Phật hơi khác với nghĩa thông thường của nó trong Anh ngữ. Trong Phật giáo, ‘buông bỏ’ được gắn liền với tâm xả ly (renunciation). Chữ xả lytrong Anh ngữ cũng bị hiểu lầm, vì nó ngụ ý là ta phải từ bỏ tất cả để vào sống trong hang động. Mặc dầu có những trường hợp như Ngài Milarepa đã rời bỏ tất cả và sống trong hang động, nhưng có một từ ngữ khác để nói về việc này, chứ không phải là danh từ được dịch là “xả ly” hay “ buông bỏ”. Danh từ “xả ly” thật sự có nghĩa là “quyết tâm để đạt được tự do”. Chúng ta đã nhất quyết rằng, “Ta phải thoát ra khỏi những vấn đề và khó khăn của mình. Ta sẽ nhất tâm hướng về mục tiêu này.” Chúng ta muốn từ bỏ tất cả những trò chơi ngã chấp, vì ta đã cương quyết thoát ra khỏi mọi vấn đề do ngã chấp gây ra. Điều này không có nghĩa là ta phải bỏ nhà cửa, tiện nghi, hay những gì ta thích thú. Đúng hơn là ta cố gắng chấm dứt tất cả những vấn đề liên quan đến các thứ này. Điều này đưa ta đến sự buông bỏ.

Buông bỏ không có nghĩa là ta không thể thưởng thức một điều gì, hay không thể ở gần một ai. Đúng hơn, buông bỏ ám chỉ sự kiện là khi ta bám chặt vào những gì mình sở hữu, nó sẽ tạo cho ta nhiều vấn đề. Ta sẽ bị lệ thuộc vào vật đó hay người đó và nghĩ rằng, “Nếu tôi đánh mất hoặc không có được những gì tôi muốn, thì tôi sẽ đau khổ.” Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao, không có nghĩa là đã đến ngày tận thế.” Không có sự ràng buộc và quyến luyến ở đây.

Trong ngành tâm lý học hiện đại, chữ luyến ái (attachment)có một ý nghĩa tích cực trong vài trường hợp. Đó là tình cảm gắn bó giữa một đứa bé với cha mẹ nó. Các nhà tâm lý học cho rằng lúc ban đầu, nếu đứa bé không có sự quyến luyến với cha mẹ nó, thì nó sẽ khó mà phát triển được. Danh từ ‘luyến ái’ trong đạo Phật rất khó giải thích bằng Anh ngữ, vì nó có một ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt. Khi giáo lý nhà Phật giảng dạy rằng ta cần phải phát triển tâm buông bỏ, không có nghĩa là ta không muốn phát triển sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. “Buông bỏ” có nghĩa là dẹp bỏ sự bám víu và thèm muốn đối với một người hay một vật nào đó.

Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa hành động buông bỏ và hành động đạo đức tích cực không?

Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nói thêm là tôi ưa chuộng chữ xây dựnghơn chữ thiện hảo. “Thiện” và ‘bất thiện’ ngụ ý một sự phán xét về đạo đức, điều này không có ý nghĩa như vậy trong đạo Phật. Không có sự phán xét đạo đức, cũng không có thưởng phạt. Chỉ có những hành động xây dựng hay phá hoại thôi. Bắn giết người khác là một điều phá hoại. Đánh đập người thân trong nhà cũng là một sự phá hoại. Ai cũng đồng ý như vậy. Không có sự phán xét đạo đức ở đây. Khi ta tử tế và giúp đỡ người khác, điều đó có tính cách xây dựng hoặc tích cực.

Khi giúp đỡ ai, ta có thể làm vì tâm luyến ái hay buông bỏ. Một ví dụ về động lực luyến ái là khi ta nghĩ “Tôi sẽ giúp bạn vì tôi muốn bạn thương tôi. Tôi muốn có cảm giác là người khác cần tôi.” Ta có thể nói hành động trợ giúp này cũng là một việc tích cực, nhưng dụng tâm không được tốt lắm.

Khi nói về nghiệp, chúng ta có sự phân biệt giữa động cơ và hành động. Ta có thể làm một việc tích cực với một dụng tâm rất xấu. Hành vi tích cực sẽ đưa đến niềm hạnh phúc nào đó, trong khi dụng tâm xấu mang đến sự đau khổ. Hoàn cảnh ngược lại cũng có thể xảy ra: Hành vi tuy là tiêu cực, ví dụ như ta có thể đánh con cái, nhưng với một động lực tích cực, vì ta muốn bảo vệ tánh mạng của nó. Ví dụ như đứa con trai nhỏ của bạn sắp chạy ra đường và nếu bạn nói lời dịu ngọt với nó như, “Con cưng, con đừng chạy ra đường”, thì nó sẽ không nghe lời. Nếu bạn đánh một phát vào mông nó thì nó sẽ hờn dỗi và khóc òa lên, thế thì có một ít hậu quả tiêu cực trong hành động của bạn. Dù sao đi nữa, bạn vẫn có một dụng tâm tốt, và cuối cùng thì kết quả tích cực vẫn lớn hơn kết quả tiêu cực rất nhiều, bởi vì sinh mạng của con trai bạn được an toàn. Hơn nữa, thằng bé sẽ cảm nhận là ta đã lo lắng cho nó.

Điều này cũng đúng đối với hành động có tính cách xây dựng: Nếu nó được thực hiện với tâm buông bỏ thì sẽ luôn luôn tốt hơn, nhưng đôi khi nguời ta có thể hành động vì sự luyến ái.

Hỏi: Có phải nếu ta có lòng bi mẫn nghĩa là ta phải luôn luôn làm người thụ động và chìu theo ý người khác không, hay là đôi khi ta có thể áp dụng các biện pháp mạnh?

Đáp: Có lòng bi mẫn không phải là “bi mẫn một cách ngu xuẩn”, để ai muốn gì thì được nấy. Ta không thể vì bi tâm mà mang rượu cho người nghiền rượu, hay đưa súng cho kẻ sát nhân. Đây nhất định không phải là lòng bi nếu ta hành động như thế để làm vừa lòng họ. Lòng bi mẫn và rộng lượng phải đi đôi với óc phán đoán và trí tuệ.

Đôi khi, chúng ta cần có biện pháp mạnh để răn dạy một đứa bé, hoặc ngăn chận một tai họa khủng khiếp có thể xảy ra. Nếu như hoàn cảnh cho phép, thì ta nên hành động một cách bất bạo động, để ngăn ngừa hoặc cải thiện một tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cách đó không có hiệu quả, và ta thấy rằng chỉ có hành vi mạnh mẽ mới chận đứng được sự nguy hiểm ngay lập tức, thì ta sẽ phải hành động, vì nếu không làm như thế thì xem như ta đã không muốn ra tay cứu nguy. Dù sao đi nữa thì ta cũng nên cố gắng không gây nhiều thiệt hại cho người khác.

Trong một lần phỏng vấn, một câu hỏi tương tự đã được đặt ra và Đức Dalai Lama đã cho một ví dụ như sau: Một người đàn muốn bơi qua một dòng sông rất nguy hiểm. Hai người khác đứng gần đó và biết chắc là nếu anh kia bơi qua sông thì sẽ bị chết chìm. Một người chỉ điềm tĩnh đứng nhìn và không làm gì cả, vì nghĩ rằng mình phải giữ tư cách bất bạo động, nghĩa là không nên xen vào chuyện của người khác. Còn người kia thì lên tiếng kêu người đàn ông và khuyên ông ta đừng nhảy xuống sông, vì dòng nước rất nguy hiểm. Người đàn ông trả lời rằng, “Tôi không cần biết. Tôi sẽ lội qua sông.” Hai người cãi vã một hồi lâu và cuối cùng, vì muốn cứu người đàn ông khỏi chết, người này đánh ông ta bất tỉnh. Trong trường hợp này, người thứ nhất sẵn lòng ngồi yên nhìn người đàn ông kia lội qua sông để chết đuối là người đã phạm tội bạo động. Người bất bạo động là người đã cố ngăn cản, không để cho người đàn ông kia bị chết đuối, dù họ đã phải dùng một biện pháp mạnh để cứu người.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2014(Xem: 8243)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7176)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 6925)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8049)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10031)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12242)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22132)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9445)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 58887)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15775)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]