Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột cùng của Phật pháp là an lạc

08/10/201216:00(Xem: 5406)
Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột cùng của Phật pháp là an lạc

TỘT CÙNG CỦA LUÂN HỒI LÀ KHỔ ĐAU,

TỘT CÙNG CỦA PHẬT PHÁP LÀ AN LẠC
Tsenzhab Serkong Rinpoche đời thứ Nhất
Longueuil, Quebec, Gia Nã Đại, 19 tháng Tám, 1980
Alexander Berzin dịch

phatphapanlac-berzinTất cả chúng sinh đều muốn có hạnh phúc và không muốn khổ. Phật pháp giảng dạy các phương tiện để chúng sinh diệt khổ và có được an lạc. Theo nghĩa đen, Phật pháp mà chúng ta tu tập là những điều giữ gìn ta. Việc này có thể được giải thích theo nhiều cách. Phật pháp giúp ta tránh xa nỗi khổ và chứa đựng tất cả cội nguồn của an lạc.

Ta có thể có sự an lạc của thân hay tâm. Ta cũng có hai loại khổ: nỗi khổ về thân xác và nỗi khổ tinh thần. Dù đa số chúng ta mong có được hạnh phúc, nhưng chúng ta lại không hiểu biết gì về những phương tiện để đạt được điều này. Những phương tiện mà ta sử dụng lại đưa ta đến nỗi khổ.

Một số người trộm cắp và giết chóc để sinh nhai. Họ nghĩ điều này sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Thật sự thì không phải vậy. Nhiều người khác cố gắng để đạt được hạnh phúc bằng cách làm một thương gia, một nông dân và v.v…, trong khuôn khổ của luật pháp. Nhiều người trở nên rất giàu có và nổi tiếng bằng các phương tiện này. Loại hạnh phúc này không trường tồn miên viễn; nó không là niềm an lạc cứu cánh. Dù ta có bao nhiêu niềm hạnh phúc hay tài sản đi nữa, ta sẽ không bao giờ hài lòng rằng ta đã có đầy đủ. Thậm chí nếu ta làm chủ cả một quốc gia, ta vẫn muốn có nhiều hơn.

Những việc mà ta thực hiện để đạt được hạnh phúc sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta cố gắng đi đến các nơi bằng những phương tiện nhanh nhất mà ta có, như sử dụng xe cộ, v.v…, nhưng sự theo đuổi hạnh phúc theo cách này không có điểm chấm dứt. Đó là lý do người ta nói sự hiện hữu trong luân hồi là bất tận, nó chỉ đi lẩn quẩn, vòng quanh mà thôi. Tất cả chúng ta đều có thể thông hiểu điều này, rằng những sự theo đuổi các pháp thế gian sẽ không bao giờ chấm dứt.

Một bông hoa tươi đẹp khi nó còn mới, rồi héo tàn theo thời gian. Bất cứ điều gì mà chúng ta đạt được trong cuộc đời này, đều sẽ chấm dứt. Nó sẽ đi đến một kết cuộc khi thời gian trôi qua mãi, đến cuối cuộc đời này, khi mà ta sẽ trải qua nỗi khổ tột cùng. Ví dụ như một chiếc xe hơi. Quý vị đi ngang qua một bãi xe cũ, nơi mà những chiếc xe hơi cũ bị phế thải. Đây là kết cuộc của chúng, trong một tình trạng mà mọi thứ đã biến thành rác. Thậm chí khi chiếc xe còn tốt, thì ta đã lo lắng về điều này. Ta lo là các bộ phận xe sẽ hư, lo về tiền thuế và bảo hiểm v.v. và v.v… Chúng ta có thể mở rộng thí dụ này đến tất cả những của cải vật chất mà ta sở hữu. Càng có nhiều của cải thì ta càng lo lắng nhiều hơn.

Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình. Tuy nhiên, tâm thức có một dòng tương tục, thậm chí tiếp nối trong những kiếp tương lai và từ những đời quá khứ. Trong mỗi kiếp sống, ta có một thân thể và cố gắng tạo ra hạnh phúc cho thân thể ấy, nhưng khi ta chết, thì tâm thức vẫn tiếp nối. Vì thế, niềm hạnh phúc ta nên mong cầu không chỉ rộng lớn và vững vàng, mà còn phải kéo dài trong tất cả những kiếp sống tương lai và không bị gián đoạn trong sự tương tục của dòng tâm thức.

Bất kể loại hành động nào mà ta thực hiện, có tính cách xây dựng hay không chăng nữa, vẫn không phải là Pháp, nhưng nếu ta hoàn tất những hành vi tích cực vì lợi lạc cho những kiếp vị lai, thì đó chính là Pháp.

Hạnh phúc hay bất hạnh đến từ những hành vi của chúng ta. Về mặt các hành nghiệp này, hành vi tiêu cực sẽ mang đến kết quả tiêu cực, và hành vi tích cực sẽ mang lại kết quả tích cực. Bất cứ điều gì ta có thể làm tốt trong kiếp sống này, như trồng trọt và v.v…, đều là kết quả của những hành vi tích cực mà ta đã tạo ra trong những tiền kiếp. Nếu ta đau yếu, hay cảm thấy bất hạnh, hoặc có đời sống ngắn ngủi, thì đây là kết quả của những hành vi tiêu cực mà ta đã tạo ra trong quá khứ.

Thí dụ, có hai người thương gia, một người thành công và người kia thì không. Đây là do nghiệp báo của kiếp trước. Ta có thể thấy hai thương gia, một người làm việc rất hăng say nhưng không thành công, trong khi người kia không phải làm việc cực nhọc, nhưng lại rất thành công. Một thí dụ khác, nếu quý vị giết hại chúng sinh, quý vị sẽ có thọ mạng ngắn ngủi và hay đau ốm. Quý vị có thể hỏi Geshe-la của quý vị ở đây về tất cả những điều này.

Nếu quý vị tránh tạo ra những hành vi tiêu cực này, quý vị sẽ không tái sinh vào những cảnh giới thấp hơn, mà sẽ tái sinh thành một con người hay trong cảnh giới chư thiên. Nhưng thậm chí nếu quý vị được sinh ra làm một con người hay một chư thiên, điều này cũng không mang đến niềm hạnh phúc viên mãn cho quý vị – vì tất cả đều mang bản chất của khổ. Tại sao lại như thế? Nếu quý vị có được một vị trí cao, quý vị sẽ rơi xuống một chỗ thấp; nếu quý vị ở trong vị trí thấp, quý vị sẽ vươn lên một vị trí cao hơn. Những sự kiện này tạo ra nhiều đau khổ. Thí dụ, nếu quý vị đói, quý vị sẽ ăn; nhưng nếu như ăn quá nhiều thì quý vị sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu quý vị lạnh, quý vị mở máy sưởi, rồi lại cảm thấy quá nóng; thế là quý vị phải hạ nhiệt độ của máy sưởi xuống. Chúng ta có đủ các loại khổ như thế.

Luân hồi (sự hiện hữu tái diễn ngoài vòng kiểm soát) bao gồm những loại khổ này. Nó là kết quả của nghiệp cùng các loại phiền não khác nhau. Chúng ta cần phát triển trí tuệ chứng ngộ tánh Không hay vô ngã.

Ta có thể thấy qua những ví dụ điển hình của các hành giả đã chấm dứt vòng luân hồi sinh tử, như mười sáu vị A la hán và các vị thánh giả khác, những người đã đạt được trạng thái này. Tuy ta có thể chấm dứt vòng luân hồi của bản thân mình, nhưng chỉ đạt được điều này thì không đủ, bởi vì không có ai tử tế với chúng ta bằng tất cả chúng sinh. Các sản phẩm bơ sữa mà ta có được là nhờ vào lòng tốt của các thú vật. Nếu chúng ta thích ăn thịt, thì ta có được các thực phẩm này là vì những con vật đã bị giết trong khi chúng vẫn còn khỏe mạnh. Vào mùa đông, chúng ta mặc áo da và áo len, là những thứ đều do thú vật cung cấp. Chúng rất tốt lành, vì chúng đã cung cấp những sản phẩm này cho ta. Chúng ta cần phải đền đáp lòng tử tế của tất cả chúng sinh bằng cách tự mình đạt được Phật quả – rồi thì ta có thể hoàn thành ước nguyện của chúng sinh.

Các vị Thanh văn và A la hán không thể hoàn thành tất cả các mục tiêu của chúng sinh. Người duy nhất có thể làm được điều này là một vị Phật. Vì vậy, đây là điều mà chúng ta phải đạt được, để có thể thật sự giúp đỡ chúng sinh. Chúng ta cần phải tự mình trở thành những vị Phật.

Ta sẽ thực hiện điều này bằng cách nào? Bằng cách tu tập theo Phật pháp. Ở Ấn Độ, có những bậc đại thành tựu giả (mahasiddhas) mà chúng ta đã có những sử tích về cuộc đời của tám muơi vị, nhưng thật sự thì có vô số các vị như thế. Các ngài đã đạt giác ngộ ngay trong một kiếp người. Ở Tây Tạng, có thí dụ về ngài Milarepa, và nhiều vị đại sư cao cả khác từ các trường phái Kagyu, Nyingma, Sakya và Gelug.

Một khi ta đạt được quả vị của một vị Phật, các nỗ lực đối với việc thực hành Pháp đi đến sự kết thúc. Việc tu tập theo giáo pháp rất khó khăn vào lúc đầu, nhưng nó sẽ dần dần trở nên dễ dàng hơn, và ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và an lạc hơn, khi ta tiếp tục dấn thân trên con đường tu tập. Ta sẽ hoàn tất việc tu tập Pháp ở một trạng thái an lạc viên mãn. Các hoạt động của thế gian chỉ mang lại thêm nỗi khổ cho ta mà thôi.

Thí dụ như khi người ta chết, đời sống của họ đi đến cực điểm hay sự kết thúc bằng cái chết, không chỉ khiến cho riêng họ mà những người còn sống cũng phải ưu sầu và đau khổ, ví dụ như trong đám tang của họ. Chúng ta cần nghĩ về điều này và áp dụng một cách tu tập nào đó. Nếu ta tiếp cận cực điểm hay điểm kết thúc của sự hành trì Pháp bằng thành tựu giác ngộ thì điều này sẽ đem đến an lạc mà thôi, không chỉ cho chúng ta mà cho tất cả những người khác.

Ta cần tránh vi phạm mười nghiệp bất thiện. Nếu ta tạo ra hành vi tích cực, ta sẽ có được hạnh phúc, và nếu ta có hành vi tiêu cực, ta sẽ nếm trải sự bất hạnh. Ta cần phải xem xét kết quả của những hành động của mình và xem tâm mình là nguyên nhân của các hành vi ấy. Khi ta quán sát tâm, ta sẽ thấy mình có ba loại phiền não độc hại: tham, sân và si.

Từ tam độc này, ta có 84 000 loại phiền não. 84 000 vọng tưởng này là những kẻ thù chính yếu của ta, vì thế ta nhìn vào bên trong, chứ không phải chung quanh ta, để thấy những kẻ thù của mình. Trong 84 000 phiền não này, những phiền não chính là tam độc đã nêu ra ở trên, và loại độc hại nhất là vô minh hay si mê trong dòng tâm thức của chúng ta.

Tóm lại, ta cần nhìn vào nội tâm của mình và cố gắng tận diệt những kẻ thù nội tại này. Đó là ý do mà các tín đồ Phật giáo được gọi là “người trong cuộc” (nang-pa), vì họ luôn luôn nhìn vào nội tâm mình. Nếu ta tiêu diệt được những phiền não này trong dòng tâm thức tương tục của mình, thì ta sẽ chấm dứt tất cả những khổ đau của bản thân. Một người dụng công để thực thi điều này được xem là một người tu tập theo Phật pháp.

Sự tu tập của một cá nhân nhằm loại trừ phiền não cho riêng người ấy là hành vi tu tập Pháp của Tiểu thừa. Nếu ta tu tập để loại trừ vọng tưởng của mình không chỉ để chấm dứt khổ đau cho bản thân, mà còn thấy tha nhân quan trọng hơn và vì vậy cố gắng để vượt thắng vọng tưởng của chính mình để có thể giúp họ tiêu trừ phiền não trong tâm thức họ, thế thì ta là những hành giả Đại thừa. Dựa trên nền tảng hoạt động của thân thể này, chúng ta cần nỗ lực để trở thành những hành giả Đại thừa, và kết quả là ta có thể đạt được tâm giác ngộ của một vị Phật.

Điều chính yếu là luôn luôn cố gắng tạo lợi lạc cho mọi người và đừng bao giờ làm hại bất cứ ai. Nếu như quý vị trì tụng “Om Mani Padme Hum”, thì quý vị cần nghĩ rằng, “Nguyện cho năng lực tích cực của hành trì này làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.”

Thân thể mà ta có được như một nền tảng hoạt động rất khó có được, bởi vì được sinh ra làm con người không phải là điều dễ dàng. Thí dụ, ta hãy nhìn vào địa cầu này. Phần lớn của nó là đại dương, và hãy nghĩ có bao nhiêu cá trong các đại dương này. Số lượng lớn nhất của sự sống là thú vật và côn trùng. Nếu ta nghĩ về cả hành tinh và số lượng của thú vật cũng như côn trùng, ta sẽ thấy sự hiếm hoi của việc sinh ra làm một con người.

Trong Phật pháp, các thực chứng và tuệ giác phát sinh rất chậm, không chỉ trong một vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Chỉ có một số rất ít người thật sự nghĩ về Pháp, mong gì đến việc chứng ngộ Pháp. Chúng ta cần tu tập một cách liên tục trong một thời gian dài. Quý vị có một vị Geshe đầy đủ phẩm hạnh ở đây, là người có thể trả lời tất cả những câu hỏi của quý vị. Về mặt lâu dài, Phật pháp sẽ tiếp tục phát triển và phổ biến rộng rãi. Nó vẫn đang phát triển và vô cùng sống động. Khi Đức Phật lần đầu tiên giảng dạy, ngài chỉ có năm vị đệ tử. Phật pháp đã được truyền bá từ những vị này, và giờ đây đã có mặt một cách rộng rãi khắp nơi.

Hiện nay quý vị có được một vị ngang hàng với Đức Thích Ca Mâu Ni, đó là Đức Dalai Lama, người sẽ đến đây trong tháng Mười. Bất kỳ giáo huấn nào mà Đức Dalai Lama ban cho quý vị thì xin hãy giữ trong lòng và thực hành chúng một cách chân thành. Tinh túy của giáo huấn là không bao giờ phương hại bất cứ một tạo vật nào và không có các ý tưởng độc hại – hãy cố gắng làm lợi lạc cho chúng sinh mà thôi. Đây là điểm chính. Nếu quý vị hành động theo cách này thì sẽ mang lại những lợi lạc vô cùng lớn lao trong tương lai.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 12750)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 5159)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 5736)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 10306)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 7371)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 30606)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 9448)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 10876)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 7755)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 12187)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567