Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nắng Hạ Sân Chùa

23/07/201207:42(Xem: 5621)
Nắng Hạ Sân Chùa

An Cu Chua Bat Nha (23)

Nắng Hạ Sân Chùa

Tác bạch Cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Quang Lâm Chùa Bát Nhã - Ảnh: Hạnh Tuệ

Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ:

"Tịnh Nghiệp Đạo Tràng An Cư Kiết Hạ"

Chừng ấy không thôi, cũng đủ thấy sự sum vầy đầy ý nghĩa. Sự vân tập của cộng đồng Tăng trên tinh thần hòa hợp, thanh tịnh. Sự vân tập bằng giá trị tự nguyện, phát tâm để được cùng cộng trú mà tu, mà học, mà tiến thân trên con đường giáo pháp Tam Vô Lậu Học của người xuất gia. Sự vân tập như là một biểu tượng cao quí, thánh thiện của người tìm về lẽ sống thật, sống chơn, sống an nhiên, tự tại giữa cuộc đời nhiều sự xô dạt của sóng cồn, trôi nổi mênh mang. Nơi đây cũng là hải đảo của tự thân, như là ngọn đuốc được thắp sáng do chính mình khơi dậy để soi rọi từng bước chân đi của người con Phật.

Lần đi vào sân chùa, trước mặt là một căn lều bằng tấm bạt màu xám trắng, được thiết trí làm chánh điện tạm trong thời gian an cư. Vì chánh điện Chùa Bát Nhã vốn dĩ đã chật hẹp cho những buổi lễ hằng tuần, bây giờ lại càng chật hơn cho mùa An Cư Kiết Hạ hơn 200 Chư Tôn Đức Tăng Ni, cũng như quí thiện nam tín nữ tham dự lễ quá đường mỗi trưa. Do vậy, Ban Chức Sự trường hạ, mà nhất là Hòa Thượng Hóa Chủ đã sử dụng mọi phương tiện, cho nhu cầu cần thiết.

Lần bước vào chánh điện tạm, nhìn về phía bức màng vải vàng được trang trí qua câu biển ngữ phía sau bàn thờ di ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức, và bốn chân dung của bốn đời Tăng Thống, ấy là:

"Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ

Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Lần Thứ 49

Truy Tán Công Hạnh Bốn Đời Tăng Thống GHPGVNTN"

Chân dung của Bồ Tát Thích Quảng Đức và Di ảnh của Đức Đệ Nhất Tăng Thống HT Thích Tịnh Khiết; Đức Đệ Nhị Tăng Thống HT Thích Giác Nhiên; Đức Đệ Tam Tăng Thống HT Thích Đôn Hậu; Đức Đệ Tứ Tăng Thống HT Thích Huyền Quang đã in sâu vào tâm khảm của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử, để từ đó cảm nhận mà chia sẻ được sự thăng trầm của dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam, mà nhân chứng thật hôm nay là bốn đời Tăng Thống của Giáo Hội.

Tuong_Niem_Bo_Tat_Thich_Quang_Duc__196_
Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và 4 vị Tăng Thống GHPGVNTN- Ảnh: Hạnh Tuệ

Song song với căn liều chánh điện tạm, phía bên trái là trai đường, được trang trí màu sắc hài hòa, tăng thêm vẻ trang nghiêm bằng những câu đối mang hương vị giáo pháp. Từ phía trước huyền môn, ngước nhìn lên ấy là:

"Đường lên Thánh quả có phần

Cho người giới hạnh tinh cần tiến tu"

Từ trước nhìn vào, bàn trên của Chư Tôn Hòa Thượng Chứng Minh là hai câu đối:

"Bốn chúng an cư từng khắc tinh chuyên giới định tuệ

Mười phương kiết hạ mỗi niệm qui ngưỡng Phật Pháp Tăng."

Hai câu đồi ấy đã làm nổi bậc tấm biển ngữ chín giữa trai đường, mà cũng là câu biển ngữ chính:

"Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng An Cư Kiết Hạ

Chùa Bát Nhã - California. PL: 2556-2012"

Song song hai câu đối ở bàn trên, phía dưới trai đường của Đại chúng cũng có 4 câu đối khác đã nói lên được ý nghĩa và giá trị đích thực của khóa An Cư Kiết Hạ.

"Thượng tôn Giới Luật Tăng Ni đồng kiết hạ

Tuân thừa Chánh Pháp Giáo Hội tụ an cư."

"An cư để nuôi lớn tình thương cứu giúp muôn loài

Kiết hạ để nghiêm trì tịnh giới giải thoát tự thân."

Nội dung của những câu biển ngữ, thật sự đã âm thầm, len lỏi vào từng mỗi tâm thức con người. Dù chẳng ai bảo ai, nhưng nó có một hấp lực để từ đó thấy được hạnh phúc của tự thân, thấy được sự bình an của một hội chúng, đã chung sống, chung tu, chung học và chung một lý tưởng của người xuất gia.

Từ đó, từ bên trai đường là ba căn lều lớn rộng. Nơi đây, là chốn ở của Chư Ni. Nơi "ăn chay nằm đất". Nằm sắp lớp trên những chiếc sleeping bags chẳng ai hơn ai, mà cũng chẳng ai thua ai, bình đẳng. Thật là tội nghiệp, bên ngoài trời nắng của mùa hè Cali, bên trong đông người nằm như "cá hộp" nhưng chẳng ai đau yếu, cảm cúm, nóng lạnh chi cả. Có lẽ như tâm an lạc, chẳng giành hơn, không tranh thua cho nên khỏe.

Còn lại hai căn nhà là dành cho Chư Tăng, bên cạnh những căn nhà tắm quê hương, chỉ có một vòi nước, cái thau và chiếc gáu. Đúng như tinh thần giáo pháp lục hòa mà Đức Thế Tôn đã dạy: "Thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân." Có lợi cùng chia và thật sự đã chia cho nhau từng chiếc nệm, từng thau nước, từng vật dụng cần thiết, đơn sơ.

Những điều tường thuật một cách khái lược từ trước đến đây chỉ là đôi điều về hình thức, bên ngoài để thấy được: "cái khó bó cái khôn", nhưng cái khó ấy thật vô cùng quí báu, mà trong cuộc sống bình thường giữa một xã hội văn minh tiến bộ vật chất của mỗi tự thân hiếm có được.

Khat_Thuc__12_
"Nhất bát thiên gia phạn..." Khất Thực - Ảnh: Hạnh Tuệ

Đặc biệt, mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, về phần nội dung tu học được chia làm hai phần: 1. Giảng dạy cho Chư Tăng Ni và 2. Phần khác là cho nam nữ cư sỹ Phật tử. Giảng dạy qua các chủ đề Kinh, Luật, Luận, kinh nghiệm trong công cuộc hoắng pháp nơi hải ngoại. Người Tăng sỹ PGVN trang bị cho mình một hành trang mới để dấn thân trên con đường phụng sự nơi xứ người... nhiều và nhiều đề tài thiết thực cho thế hệ thanh niên Tăng Ni - thế hệ kế thừa, thấy được trách nhiệm của mình mà tu, mà học, mà hiến dâng cho Phật Pháp. Đối với các bậc Tôn túc thì quả thật, quí Ngài đã thể hiện tấm lòng bao dung, chở che, độ lượng để sách tấn đàn hậu học. Trong những buổi giảng dạy, quí Ngài rõ thật một lòng trao truyền tất cả những kinh nghiệm, sở học cho hàng hậu bối. Quí Ngài luôn nhắc nhở "tre tàn" thì "măng phải mọc". Do vậy mà, suốt thời giảng dạy tất cả đều được học hỏi, lợi ích. Còn đối với quí Thầy Cô trẻ - Tân học Tỳ Kheo, thì thiết tha tìm cầu cái gì cao quí nơi các bậc cha ông và luôn thể hiện tinh thần tuân thủ, phụng hành như Luật dạy.

Còn phần 2, lớp học - vấn đáp Phật pháp của nam nữ cư sỹ Phật tử lại càng sôi nổi, hào hứng hơn, khi mà trên bàn của vị điều hợp hàng mấy chục câu hỏi chờ sẳn để được giải đáp của Ban Giáo Thọ. Tấm lòng nghiên tầm kinh điển, học hỏi giáo pháp để áp dụng vào đời sống xã hội của nam nữ cư sỹ Phật tử quả thật rất hăng say và nhiệt tình. Đấy là điểm nóng mà trong những đạo tràng tu học khác ít có được.

Và sau cùng là Đoàn Tăng Ni an cư đi khất thực, gợi lại hình ảnh thời Đức Thế Tôn và hàng Thánh Đệ Tử còn tại thế, làm sống dậy tâm thức, ước nguyện cúng dường của đàn na tín thí. Một hình ảnh đẹp, hình ảnh tự lợi và lợi tha, hình ảnh gieo nhân lành, gặt quả thiện, mà từ lâu rồi trong cộng đồng Phật tử nơi đây ít thấy có hơn 200 Chư Tăng Ni đắp y vàng, mang bình bác thứ đệ khất thực. Thật:

"... Hạnh phúc thay Tăng già hòa hợp

Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu."

Chiều nay, sau lễ khởi công xây dựng Chùa Bát Nhã, dưới sự chứng minh của Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng cùng sự tham dự của các giới chức chính quyền các cấp, đã tạo nên một sinh khí mới cho Chùa Bát Nhã. Và mọi người, ai nấy đều kỳ vọng nay mai Phật sự kiến tạo ngôi Già lam Bát Nhã sẽ thành tựu viên mãn. Đây là mái chùa có tầm cở, đủ sức chuyên chở nền văn hóa PGVN cho nhiều thế hệ nơi hải ngoại.

Trả lại không khí yên tĩnh cố hữu như thuở nào cho Chùa Bát Nhã, Chư Tôn Đức Tăng Ni ra về trú xứ của mình để tiếp tục Phật sự tại địa phương. Cổng Chùa Bát Nhã được khép lại, nhưng những hình ảnh của những chiếc y vàng và hương vị giáo pháp vẫn còn vương vương trên lá hoa, trên ngọn cỏ, như là sức sống miên trường không tăng không giảm của dư âm mùa hạ năm nay.

Hạ 2012, tháng 6, Nhâm Thìn

Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 6427)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 8007)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9689)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9834)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 8921)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 7956)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6456)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 9059)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 10202)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
23/12/2013(Xem: 7468)
Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567