Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bóng sắc

05/07/201208:34(Xem: 8604)
Bóng sắc
BÓNG SẮC
Quảng Tánh

bongsac-quangtanhNgười đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.

Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình. Xưa, nàng Matanga (Ma Đăng Già) từng mê mệt Tôn giả Anandà đến mất ăn bỏ ngủ, rồi dùng cả chú thuật để dụ dẫn ngài ân ái nhưng không thành và cuối cùng đành chấp nhận xuất gia để lâu lâu được lén nhìn người trong mộng. Sau nhờ Matanga chứng A la hán (một quả vị tâm hoàn toàn thanh tịnh, hết sạch mọi phiền não, ái dục) nên mọi chuyện thành ra nhẹ nhàng. Đường Tăng khi thân hành qua Tây Trúc cầu pháp, thỉnh kinh, trong gần một trăm kiếp nạn thì nạn bị ma nữ mến thương không phải là ít… nhưng rồi ngài cũng vượt qua được hết để viên thành đại nguyện.


Điều đáng nói là, người tu vượt qua sự mến mộ vấn vương luyến ái của người khác phái tuy chẳng dễ, cũng lắm trần ai nhưng vượt qua sự chấp thủ và luyến ái tự ngã, yêu thương chính mình mới thực sự vô vàn khó khăn…


Tích truyện Pháp cú
kể rằng: “Ni cô Rùpanandà gia nhập Ni chúng không phải với lòng tin mà vì lòng thương gia quyến. Cô có vẻ đẹp tuyệt trần nên được đặt tên Rùpa. Một hôm, nghe Thế Tôn giảng: "Cái đẹp của sắc là vô thường, hệ lụy với khổ đau, phi thực; thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy". Cô cho rằng Thế Tôn chỉ nhìn thấy cái xấu trên thân thể, bởi còn nhiều cái rất đẹp để nhìn, rất xinh để ngắm. Do đó, cô không thích diện kiến Thế Tôn.

Rồi một hôm Rùpanandà có ý định đi nghe pháp. Ni chúng rất vui mừng vì từ lâu cô không muốn đến hầu Phật, có cô chắc Ngài sẽ thuyết pháp với nhiều chi tiết thú vị hơn.

Thế Tôn biết trước Rùpanandà đến đảnh lễ. Và để dạy dỗ người quá đắm trước thân mình, để làm tiêu tan lòng kiêu hãnh của nàng vì ỷ có sắc đẹp, Ngài dùng chính sắc đẹp thân thể làm phương tiện giáo hóa, giống như phải dùng gai lễ gai. Thế Tôn liền hiện thần thông: Một thiếu nữ mười sáu xuân xanh đẹp chưa từng thấy mặc bộ y phục đỏ thẫm, trang điểm với tất cả món trang sức, đứng hầu bên Thế Tôn, cầm quạt phe phẩy. Chỉ có Phật và Rùpanandà trông thấy cô gái.

Rùpanandà vào tinh xá rồi quan sát Thế Tôn từ đầu đến chân. Ngài rực rỡ xán lạn với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Rùpanandà thấy cô gái đứng cạnh Phật có gương mặt rực sáng như trăng rằm. Ngắm lại thân mình, cô thấy chẳng khác gì con quạ đen đang đứng trước con ngỗng chúa sắc vàng. Cô say mê những nét đẹp của người thiếu nữ và thầm mong mình cũng được như thế. Thế Tôn biết được ý tưởng của cô nên bắt đầu thuyết pháp. Ngài hóa hiện thiếu nữ từ mười sáu tuổi lên hai mươi tuổi. Rùpanandà nhận ra ngay bóng sắc này không bằng trước đây. Rồi thiếu nữ thành thiếu phụ một con, đến trung niên và cuối cùng là một lão bà già khụ. Rùpanandà theo dõi từng giai đoạn biến đổi cho đến khi là bà lão răng rụng, tóc bạc, lưng còng oằn xuống, tay chân run rẩy. Thấy vậy, Rùpanandà không khỏi nhàm chán, ghê sợ sắc thân. Cuối bài thuyết pháp, Phật hóa hiện bà lão lâm bệnh, đau đớn kêu thét, té xuống đất, lăn lộn cùng với các vật dơ uế. Bà lão chết rồi, thi thể bà trương phồng, từ chín lỗ máu mủ chảy ra. Quạ và chó bu đến, nhào lên người bà xé xác… Sự kiện này làm Rùpanandà chấn động thực sự. Cô thấy rõ ngay chính thân này sẽ già đi, lâm bệnh rồi chết. Từ cái thấy về bất tịnh và vô thường ấy, khiến tâm Rùpanandà đi vào thiền định.

Thấy vậy, Phật đọc kệ khai thị, Rùpanandà chứng quả Tu đà hoàn. Sau, Rùpanandà chứng đắc Thánh quả A la hán”.


Ni cô Rùpanandà xuất thân từ hoàng tộc, là công chúa dòng họ Thích xinh đẹp. Khi xuất gia rồi cô vẫn tự hào về vẻ đẹp của thân thể mình. Rùpanandà không hài lòng và không chấp nhận lời nhận định "Cái đẹp của sắc là vô thường, hệ lụy với khổ đau, phi thực" của Đức Phật.


Điều này cũng là lẽ thường đối với những ai nhìn thân này cạn cợt nơi hình thức bên ngoài. Và công bằng mà nói, nếu chỉ nhìn bên ngoài thôi thì thân này "còn nhiều cái rất đẹp để nhìn, rất xinh để ngắm" đấy chứ!? Nhưng đối với người dấn thân cầu giác ngộ thì phải rèn luyện cái nhìn sâu sắc hơn, thấy rõ bản chất sự vật y như chính nó, không thể khác được. Do vậy, cái thấy về sự thật này đôi khi thật lạnh lùng, trần trụi, thậm chí gần như tàn nhẫn nhưng lại xác thực với chân lý và có khả năng trị liệu, chuyển hóa ái dục, nhất là tham ái tự ngã rất hữu hiệu.

Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thường và phi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm, suy ngẫm của hành giả. Đẹp thì dễ sinh tham ái, chấp thủ và hệ quả kéo theo là khổ đau. Ngược lại, thấy rõ như thật thân này là vô thường, bất tịnh thì ly tham, ly dục ắt thảnh thơi và tự tại.

Ni cô Rùpanandà nhờ Phật hiện thần thông nên thiền quán về thân thể mà siêu việt từ phàm phu lên Thánh giả. Thần thông ấy Đức Phật vẫn thị hiện cho chúng ta trong những biến động của cuộc sống hàng ngày nhưng liệu có ai nhận ra để chuyển hóa như Rùpanandà không? Và đó cũng là việc của tự thân mỗi hành giả cần phấn đấu và thành tựu.


Quảng Tánh
http://www.thichquangtanh.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2015(Xem: 8773)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên.
07/02/2015(Xem: 13595)
Chùa tôi có khoảnh vườn nhỏ khoảng 100m2. Trước đây ai cho gì trồng nấy. Đi đâu thấy cây, cỏ, hoa lạ liền mua về dúi vào vườn rồi chăm sóc, rồi ngắm nghía, rồi thỏa thích. Ngày qua ngày cái vườn nhỏ xíu mà trăm cây giành khoe sắc.
03/02/2015(Xem: 12934)
Tôi là Phật tử, nhà tôi thờ Phật đã hơn 10 năm nay, bàn thờ có một bát hương thờ Phật và một bát hương thờ gia tiên. Cách đây vài tuần, có người bạn từ miền Bắc vào chơi và có hỏi bát hương nhà tôi đã được các thầy bốc chưa. Tôi trả lời, bát hương trên bàn thờ chỉ có tro sạch, ngoài ra không có gì cả.
03/02/2015(Xem: 11915)
Một phóng viên nhà báo đăng lên trang nhất kể rằng vào năm 2008, khi phóng viên và bạn mình đang ngồi ăn tối trong nhà hàng thì thấy một người đàn ông đứng ngoài hành lang của khách sạn. Họ nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời ông cùng ăn tối. Nhưng ông từ chối không ăn và nói rằng ông đang phải đi đến phòng tập thể dục.
03/02/2015(Xem: 8644)
Con người chúng ta vốn rất nhỏ bé, nhưng khi chúng ta biết ơn thì sẽ trở thành con người vĩ đại. Bởi vì biết ơn là chiếc huân chương rực rỡ nhất, cho sự chiến thắng chính mình. Vì chúng ta đã vượt qua nghịch cảnh, chính bằng năng lực của mình. Vì trong cuộc đời con người, với bất cứ ai và hoàn cảnh nào, thì ai cũng từng gặp thất bại cả. Và có mấy ai dám biết ơn chính những thất bại của mình không. Và chỉ khi người ta thành công,
03/02/2015(Xem: 9057)
Ngày 3-4, tháng 1, năm 2015, trời lạnh xuống 36 độ F, bên ngoài chánh điện, các bồn hoa và lối thiền hành bị đóng một lớp băng đá trong vắt phủ lên trên, khiến cho thành phố Perris vốn là vùng bán sa mạc nắng nóng, bỗng nhiên trở thành băng giá trong tiết đầu đông của miền Bắc Mỹ. Gió se thắt lòng người và lạnh run lập cập, nhưng cũng không cản bước được các giới tử đủ mọi lứa tuổi từ trong và ngoài tiểu bang California vân tập về Chùa Hương Sen để tham dự khoá tu lạy tam bộ nhất bái, thọ Thập Thiện cùng Bồ Tát Giới.
01/02/2015(Xem: 6915)
Họ tôi chạp mộ đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Trời mưa lạnh, ai nấy cũng lủ khủ áo mưa cuốc xẻng, như đoàn quân ô hợp, lớn bé, trẻ trai, già lão. Tôi lớn nhất đang ở tuổi 63 lại là trưởng họ. Tôi đang cuốc cỏ, chị Loan gọi mời tôi họp đầu năm. Lúc ấy, 9 giờ 30, còn hơn tiếng đồng hồ nữa mới xong. Tôi cúng họ năm mươi ngàn đồng trà lá, phụ vào buổi ăn trưa vì về sớm, rồi phóng xe chạy đi. Ngày mai, ngày chạp chính. Các em tôi bắt heo từ chiều qua.
01/02/2015(Xem: 11352)
Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy? Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
01/02/2015(Xem: 8721)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 8031)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]