Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật và nữ tu

16/11/201016:39(Xem: 6310)
Đạo Phật và nữ tu
Ani Choying

ĐẠO PHẬT VÀ NỮ TU
His Holiness The Dalai Lama
Tuệ Uyển
chuyển ngữ


Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.

Chúng tôi thật phấn khích để biết rằng những bước thực tiễn đang được tiến hành để đào tạo những nữ giáo viên Phật Giáo, phát triển triển vọng giáo dục cho phụ nữ và để tạo mạng lưới truyền thông trong tầng lớp phụ nữ Phật Giáo, thuộc bất cứ truyền thống nào. Trong cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng, không giống trong quá khứ, chúng tôi đã giới thiệu những chương trình học vấn nghiêm chỉnh về triết lý Đạo Phật trong một số nữ tự viện ở Ấn Độ từ hơn hai thập niên qua.

Trong chương trình này chúng tôi biết rằng nhiều người tham dự hội nghị của quý vị có một sự quan tâm to lớn trong sự cổ vũ truyền thống Tỳ kheo ni. Có một sự nghiên cứu thuận lợi đã được hoàn thành trên vấn đề này, điều trong chiều hướng đã phát khởi nhiều vấn đề còn lại được giải quyết bởi những nhà chuyên môn về Luật Tạng. Những vấn đề Luật Tạng đã và luôn luôn là phức tạp. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử những cộng đồng Phật Giáo sơ khai, rồi thì chính những câu hỏi về Luật Tạng là trung tâm cho những cuộc bàn cãi.

Chúng tôi cảm thấy rằng việc tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni là rất quan trọng. Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập. Chúng tôi có một nghĩa vụ nâng đỡ ủng hộ quan điểm này.

Bây giờ, làm thế nào để tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni được hoàn thành, đây là một vấn đề cho cộng đồng Tăng già quyết định. Không một cá nhân nào có một quyền hành nào để phán quyết vấn đề này. Một số người bạn và đồng đạo đã từng khuyến khích rằng với tư cách một Dalai Lama chúng tôi có thể ban hành một giáo chỉ hay đề khởi một quyết định, nhưng đây không là một vấn đề của một cá nhân nào, bất cứ ai ông hay bà nào có thể quyết định. Đây là vấn đề của cộng đồng Tăng già.

Thật là hữu ích nếu vấn đề này được bàn luận tại một hội nghị quốc tế của Tăng già. Những đại biểu của tất cả những truyền thống Luật Tạng chính yếu nên hiện diện. Vấn đề nên được giải quyết trên căn bản nghiên cứu và thảo luận hoàn hảo cẩn thận. Nếu chúng ta có thể tập họp một số những học giả chân thành cũng như những hành giả đức độ, những người có những tư tưởng phóng khoáng cởi mở và được tôn kính, để thảo luận vấn đề này một cách cẩn thận, chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thê đạt đến một kết quả tích cực.

Chúng tôi gởi lời chào mừng đến tất cả những thành viên tham dự, cũng như sự cầu nguyện chân thành của tôi rằng hội nghị của quý vị có thể thành công trong việc đưa ra những phương thức thực tiễn để hỗ trợ phụ nữ những người tìm kiếm sự an bình nội tại và qua nền hòa bình to lớn hơn trên thế giới.

July 10, 2002

Sakyadhita International Conference on Buddhist Women in Taiwan
http://dalailama.com/page.103.htm

Tuệ Uyển chuyển ngữ

24-02-2009

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Thỉnh thoảng một vài cá nhân, nhìn vội vả qua một tôn giáo và vẻ ra một sự kết luận bởi một định kiến và phán đoán sai lầm hay thiếu hiểu biết. Bất kỳ nam hay nữ, nhân loại hay côn trùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng ở bản chất cố hữu về tự tánh để trở thành một vị Phật.

Tuy vậy tùy thuộc vào nơi chúng ta sinh ra nơi nào, người nào mà chúng ta được sinh ra, những cá nhân có những thuận lợi hay trở ngại (?).

Ngày nay, trong nhiều xứ sở, nữ giới có những trở ngại trong xã hội. Vì vậy trong một số lời dạy, Đức Phật đề cập rằng nữ giới đã gặp phải những chướng ngại như vậy và tái sinh làm một người nữ sẽ gặp những điều không thuận lợi trong việc thực hành Phật pháp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó đúng hay mâu thuẫn với việc nữ nhân có thể giác ngộ và trở thành lãnh tụ tôn giáo.

Đức Phật đã cho phép nữ nhân được thọ giới tỳ kheo ny (một tu sĩ Phật giáo thực thụ) hai mươi lăm thế kỷ trước, mặc dù Ngài đã cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục gặp những chướng ngại trong xã hội. (25 thế kỷ sau thì vẫn chưa một tôn giáo nào ngoài Phật giáo và Phật Tổ Thích Ca đã đặt nữ tu vào vị trí đáng tự hào như vậy!)

Khi Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề (nữ tỳ kheo đầu tiên) sắp viên tịch, Đức Phật nói rằng, "hãy chỉ cho ai đấy nghi ngờ rằng nữ nhân có thể giác ngộ được sự thật". Và bà đã thi triển thần thông trên hư không, chứng minh sự giác ngộ của mình, đã làm các vị Nam trưởng lão kinh ngạc. Đức Phật thường giải thích cho những bậc cha mẹ về ý nghĩa, giá trị của những người con gái và rằng quan niệm của họ đã không đúng đắn.

Tổ sư Liên Hoa Sinh, người mang đạo Phật đến Tây tạng đã nói rõ ràng với Quốc vương rằng, một người con gái có thể có năng khiếu hơn trong việc thực tập Phật hơn là người con trai. Người đệ tử tuyệt vời nhất của Tổ Liên Hoa Sinh là một người nữ, Lady Yeshe Tsogyal.

Nhiều vị giáo thọ nữ đã đóng vai trò trụ cột trong Phật giáo Tây tạng và trở thành những vị nữ tổ sư như Niguma và Machig Lhadron, đã tạo ra những truyền thống vẫn lưu truyền đến ngày naY.

Trong kinh Pháp hoa có một ví dụ về hình ảnh của Tiểu Long Nữ, đã chứng tỏ mình có thể trở nên một bậc giác ngộ ngay lập tức trước sự sửng sốt của cả Pháp hội.

Bồ tát Tara chắc chắn là một ví dụ tuyệt hảo về quan điểm của Phật giáo đối với những nữ hành giả. Bồ tát Tara đã chứng ngộ vào thời Đức Phật Bất Không Thành Tựu vô lượng kiếp về trước, một nhóm tu sĩ đã gợi ý rằng, "Bây giờ ngài có thể tái sinh thành một người nam để đạt giác ngộ hoàn toàn để lợi lạc cho khắp mọi loài." Thay vì vậy, Bồ tát Tara đã nguyện luôn luôn tái sinh là một người nữ để giác ngộ và lợi lạc muôn loài.

Những chướng ngại của nữ giới trong văn hoá và xã hội khi đối diện với sinh hoạt trong Phật giáo đã không có sự ủng hộ trong những lời dạy của Đức Phật. Điều này, một ví dụ chính có thể tìm thấy trong lịch sử China. Trong suốt thời kỳ vàng son của Phật giáo, cụ thể là triều Đường và buổi đầu của triều Minh, nữ nhân không là một chủ đề nóng bỏng, ác liệt để tạo dấu ấn và được đánh giá như là những đề tài phụ thuộc khác.

Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý và chính là tác giả bài khai kinh kệ:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như lai chân thật nghĩa

Vũ Tắc Thiên chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia. Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.

Tuệ Uyển trích dịch từ trang http://www.simhas.org/qanda.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1100)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1059)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1645)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1216)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1089)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2093)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1387)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 815)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 905)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1768)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567