Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Ký Ức Một Mùa Phật Đản

02/05/201211:23(Xem: 7927)
Từ Ký Ức Một Mùa Phật Đản

Cho đến bây giờ, nhắc đến mùa Phật Đản 2508 (1964) rất ít ai còn nhớ cảnh sắc huy hoàng và quy mô ngày ấy, nhất là lứa “U 50”được xem là ‘nhỏ tuổi” nhất tính từ thời điểm ấy.

Đặc biệt là hình ảnh lễ đài tại bến Bạch Đằng, bên bờ sông Sài gòn. Trong rất nhiều cố gắng tìm kiếm từ các nguồn thông tin, hiện chỉ có ba tấm hình trong ngày lễ ấy và hai tấm hình đoàn thiếu nữ Gia Đình Phật Tử đứng phía phải đường Nguyễn Huệ, hướng nhìn từ lễ đài, còn đang tồn tại trên mạng.

GDPT_Hinh_nghanh_nu_tai_le_Phat_Dan_1964_2__Goc_phai_Nguyen_Hue_nhin_tu_phia_Le_Dai_

GDPT Hình nghành nữ tại lễ Phật Đản 1964 (Góc phải Nguyễn Huệ nhìn từ phía Lễ Đài)

GDPT_Hinh_nghanh_nu_tai_le_Phat_Dan_1964_goc_phai_Nguyen_Hue_nhin_tu_phia_Le_dai_

GDPT Hình nghành nữ tại lễ Phật Đản 1964 (góc phải Nguyễn Huệ nhìn từ phía Lễ đài)

Riêng hình lễ đài thì hầu như hầu như rất ít, ngoại trừ tấm hình màu này được sưu tầm từ tài liệu của báo ảnh “Thế Giới Tự Do” mà tôi may mắn tìm được từ cuối năm 2011 vừa qua.

Le_Dai_Phat_Dan_1964_tai_Ben_Bach_Dang_Saigon__anh_mau_

Lễ Đài Phật Đản 1964 tại Bến Bạch Đằng Sài Gòn

Le_dai_Phat_dan_1964_tai_Sai_gon_duong_Nguyen_Hue

Lễ Đài Phật Đản 1964 tại Sài gòn Đường Nguyễn Huệ

Vì vậy, tiện thể nay tôi xin công bố tấm ảnh đen trắng cùng chủ đề ấy trong tư liệu gia đình còn lưu giữ, dù đã xuống cấp trầm trọng, không còn rõ lắm nhưng hy vọng từ nay nó sẽ hiện diện trên mạng để các thế hệ sau được tường tận vì nó lưu giữ rất nhiều kỷ niệm của tôi và gia đình, rất muốn được chia sẻ cùng người đọc.

Le_dai_Phat_dan_1964_tai_ben_Bach_Dang_Saigon_anh_den_trang-Tu_lieu_gia_dinh_DKT_

Lễ Đài Phật Đản 1964 tại Bến Bạch Đằng Sài gòn (ảnh đen trắng-Tư liệu gia đình DKT)

Đây là tấm hình phụ thân người viết chụp từ chiếc máy mượn của người thân, trong buổi chạng vạng tối, lất phất mưa nhẹ ngày mùng 10 tháng 4 âm lịch. Tức trước 4 ngày buổi lễ chính thức sẽ diễn ra nơi đây. Đính kèm bên đây là vài hình ảnh của buổi lễ ấy được sưu tầm trên mạng như vừa nói trên.

Như chúng ta từng biết, lễ đài được khởi công từ hơn một tháng trước, do ngành công binh chế độ Sài gòn thực hiện, hoàn thành đúng ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Công trình rất kỳ công và bề thế. Lúc đó nghe những vị lớn tuổi nói rằng làm như vậy cũng phải thôi. Người dễ cảm thì cho rằng để xoa nhẹ vết đau mà Phật giáo Việt Nam (PGVN) đã vừa trải qua khốc liệt một năm trước đó!

Le_Phat_dan_1964_Goc_Bach_Dang_

Lễ Phật Đản 1964 (Góc Bạch Đằng trước lễ đài)

Le_Phat_dan_1964_goc_Ham_Nghi-Hai_Quan_

Lễ Phật Đản 1964 (góc Hàm Nghi - Hải Quan)

Le_Phat_dan_1964_goc_Nguyen_Hue_

Lễ Phật Đản 1964 (góc Nguyễn Huệ)

Vị trí lễ đài xoay lưng với sông Sàigòn, ngay bến Cầu Kiệu. Mặt hướng thẳng về tòa đô chính (nay là Ủy ban nhân dân Tp.HCM) với con đường Nguyễn Huệ rộng thoáng. Phía trái trước mặt là con đường Hàm nghi và phía phải là đường Tự do (nay là Đồng Khởi). Con đường cắt ngang mặt lễ đài dành cho diễu hành các phái đoàn Phật giáo và xe hoa là Bạch Đằng (nay là Tôn Đức Thắng) được kết nối từ phía Cầu Quay (Cột Cờ Thủ Ngữ - nay là cấu Khánh Hội) trải dài cho đến bùng binh Trần Hưng Đạo ngày nay mà trước đó một năm là tượng hai Bà Trưng (nhưng người dân cho đó là tượng hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu).

Như vậy từ trên nhìn xuống đó sẽ là sơ đồ toàn cảnh lễ đài được kết nối với những cung đường chung quanh, tạo thành hình rẽ quạt rất chuẩn.

Đối diện bên kia sông Sài gòn là Cây Bàng (Thủ Thiêm) quê tôi. Nơi sinh ra và lớn lên, tuổi thơ tôi cũng kịp trải qua một mùa Phật đản kinh hoàng, bàn thờ Phật gia đình phải đem giấu vào buồng ngủ, ai có hỏi thì không dám xưng là Đạo Phật. Hằng ngày từ bên này sông vọng qua tiếng đạn xéo, tiếng người la hét thất thanh và những tiếng gầm rú của xích sắt xe tăng đàn áp các cuộc biểu tình của những người con Phật hiền lành.

Cho đến một buổi sáng sớm, khi được thân phụ dẫn theo đi uống cà phê, nghe người lớn nhỏ to với nhau “Ông Diệm bị đảo chánh”. Từ đó về sau tôi lại được bà và mẹ dẫn đi chùa thường xuyên trở lại và mỗi chiều hiên ngang ra bàn ông thiên đốt nhang, hình ảnh đức Phật được trang trọng ngự trị lại giữa nhà.

Sau tết, trưa hè rủ nhau tắm sông, nhìn qua bên kia sông thấy người ta đang dựng một trụ sắt to cao, không ai biết đó là lễ đài Phật Đản, anh em chúng tôi kháo nhau đủ thứ hình tượng (sau này mới biết đó là lấy cảm hứng từ trụ đá của A Dục Vương).

Khi lễ đài hoàn chỉnh, đèn đuốc được thắp sáng cả một khúc sông, sáng luôn tới bên kia sông quê tôi. Lúc ấy Thủ Thiêm chưa có điện và nước ống. Thì anh em chúng tôi nài nỉ xin ba mẹ cho được qua xem. Sau hai ngày lấy điểm cao bài học về làm điều kiện để được đi, thân phụ tôi cũng vừa đi làm về bảo chúng tôi tắm rửa sạch sẻ để ông dẫn qua bến Bạch Đằng xem. Mừng lắm!

Từ nhà đi bộ lên bến đò Cây Bàng không xa, bước lên đò bên kia là nhà hàng Mỹ Cảnh, bước thêm chừng mươi bưới là đã đến lễ đài. Tôi choáng ngợp với cảnh sắc huy hoàng chưa từng thấy. Chỉ vài ngày nữa thôi khu vực này sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi đâu ngờ rằng với tôi chỉ chừng ấy thôi đã là diễm phúc dài lâu mà có lẽ đến bây giờ nhiều người rất mong muốn trong đời mình sẽ có một lần như vậy.

Khi về lại nhà, anh em chúng tôi chạy khoe khắp xóm, kéo nhau ra bờ sông tay chỉ về bên kia, nơi có lễ đài đang rực sáng một vùng sông nước rằng mình đã được tới gần, rằng tượng Phật sơ sinh bự lắm (cao 8 mét nặng ba tấn)!

Rồi tối 14 tháng tư âm lịch, người dân Cây Bàng Thủ Thiêm chúng tôi lại được cái diễm phúc nhìn no con mắt những ánh sáng hoa đăng lung linh khắp mặt sông trong những chiếc đèn búp sen bằng nhựa đủ màu rất đẹp, chứng tỏ nó đã được chuẩn bị từ lâu. Nhìn sang bên kia sông từng chiếc xe hoa chạy qua có âm thanh nhạc đạo bi hùng như chưa từng có một mùa pháp nạn đau thương.

Sáng sớm hôm sau, những búp sen này trôi dạt, tấp vào bờ sông, trải dài từ chợ Cây Bàng xuống cho tới cầu 13, chen lẫn với từng khóm lục bình cũng đang trổ bông tím, tạo nên cảnh sắc rất đặc biệt.

Bà và Ba Má tôi cho đó là chư thiên tung hoa đón mừng đức Phật đản sinh. Những chiếc đèn hoa sen bằng nhựa này anh chúng tôi lượm và cất giữ rất nhiều năm sau, và dùng nó trang trí cho các huyền môn (bây giờ gọi là cổng chào) và lễ đài Phật đản xóm ấp của tôi.

Sáng hôm sau cả khung trời Sàigòn và ngay khu vực lễ đài là những âm thanh, màu sắc tưng bừng. Vang vọng qua bến sông này, nơi tôi đang đứng thèm thuồng nhìn về bên ấy với đủ thứ tưởng tượng trong đầu. Trên bầu trời thì nhiều chiếc máy bay uốn lượn tung làn khói ngũ sắc hòa lẫn với một rừng bong bóng đang tung tăng chen nhau vươn thẳng trời cao.

Như vậy, trên trời, dưới đất, và cả mặt sông, toàn là âm thanh và màu sắc, thử hỏi có còn mơ ước nào hơn với người con Phật mỗi năm hân hoan chào đón ngày đức Thế Tôn Đản sinh!

Thật không có khung cảnh nào hơn thế mà tôi từng chứng kiến. Xứng đáng với tầm vóc và tuyên ngôn: Một tôn giáo lớn luôn song hành cùng dân tộc suốt hai ngàn năm!

Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng này làm hành trang cất bước.

Giờ đây, tuồi đời ngày một chồng chất mà niềm tự hào, hoài vọng ấy vẫn còn nguyên như thưở tinh khôi. Mong rằng những thế hệ người con Phật ngày sau sẽ thêm một lần chứng kiến ngày lễ Phật Đản như vậy, như thuở thiếu thời của tôi, thời của nhiều khuyết duyên nhưng cũng lắm tự hào.

Trích hồi ký: Nửa Thế kỷ độc hành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2013(Xem: 7066)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7297)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11232)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8644)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
10/06/2013(Xem: 12292)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15328)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 11818)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 9975)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]