Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng

26/04/201207:53(Xem: 11853)
Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng

chuyen_tinh_lien_hoa_hoa_thuong

 

Chương mười hai

Câu chuyện tình phóng tác từ câu chuyện thật

Nhân duyên để tôi phóng tác câu chuyện thật bên trên (Chương mười một) thành câu “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng” là do những nguyên nhân gần và xa như dưới đây:

Năm 2009 vừa rồi, trong khi tịnh tu, nhập thất tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi lần thứ 7; ngoài giờ tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật và dịch thuật ra, khi nào có thì giờ thì tôi đọc sách và đọc báo. Nhìn trên kệ sách của Tu Viện có quyển “Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong” khá dày của Tác Giả Nguyễn Hiền Đức, tôi lấy xuống đọc, mỗi ngày một ít. Với hơn 800 trang, tôi phải cần hơn 2 tháng mới đọc xong. Quyển sách thật là thú vị, vì với quyển nầy, chúng ta sẽ có thêm một số sử liệu cho Phật Giáo Việt Nam khi mới được truyền vào đây trên dưới 300 năm về trước.

Khi đọc đến trang 231 thì câu chuyện của Hoà Thượng Liên Hoa lại hiện ra trước mắt mình. Đây là một câu chuyện hay, có thật, có thể là 98%, tôi tin như vậy, vì có 2 long vị và bài vị của Hoà Thượng và Hoàng Cô tại Chùa Từ Ân là bằng chứng. Do đó tôi nảy ra ý định là nên phóng tác từ chuyện này thành một quyển tiểu thuyết lấy tên là: “ Chuyện tình của Liên Hoa Hoà Thượng”.

Năm nay 2010 lẽ ra tôi phải dịch kinh sách như mọi lần nhập thất trước, nhưng sách dịch chung với Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng bằng tiếng Anh nhan đề là: Peaceful Death and Joyful Rebirth (Chết an Lạc – Tái sanh hoan hỷ) tôi đã dịch xong trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay tại Chùa Viên Giác Hannover rồi, khi qua đây chỉ mang bản thảo đã dịch để nhờ Thầy Phổ Huân và Sư Cô Giác Anh đánh máy cũng như sửa lại giùm những chỗ cần sửa, sau đó gọp chung lại phần dịch của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng thì chúng tôi sẽ có một tác phẩm dịch chung. Đây là lý do để tôi rảnh rổi đặt bút viết quyển Tiểu Thuyết này từ ngày 22 tháng 11 năm 2010 sau khi tôi đi Thái Lan và Ấn Độ. Tôi viết ròng rã suốt 4 tuần lễ như thế, cho đến hôm nay là ngày 22 tháng 12 năm 2010 nhằm ngày 17 tháng 11 năm Canh Dần, nhân Lễ vía Đức Phật A Di Đà là xong tác phẩm thứ 58 này, gồm 510 trang viết tay như vậy. Sách này sẽ được xuất bản vào năm 2011 tại Đức. Đây là lý do gần tại sao có được tác phẩm này.

Nguyên do xa, như nhiều người đọc sách có lẽ cũng muốn biết một câu chuyện tình, dưới nhãn quan của một người tu sẽ được viết như thế nào, từ đó độc giả sẽ tìm để đọc, nhất là câu chuyện tình của một Hòa Thượng.

Tại Thiền Môn cũng đã xảy ra rất nhiều chuyện tình, nhưng đa phần người tại gia viết, nên dầu ít nhiều nó cũng không thể lột trần hết được tất cả những sự suy nghĩ cần thiết của một nhà tu, nên vẫn còn xa lạ với chốn Thiền Môn. Chỉ có một vài quyển như: “Tình Duyên Tái Thế” hay “ Thoát Vòng Tục Lụy” là do người Xuất Gia viết và dịch, nên đã lột tả hết được nội dung của tác giả muốn gởi đến độc giả.

Khi người cư sĩ viết chuyện trong nhà chùa, cũng chỉ có thể viết một số chi tiết phụ mà thôi, không thể viết và tả rõ hết tất cả những số phận, tâm tình, cách suy nghĩ, sự sinh sống ở trong Thiền Viện được, ngoại trừ người ấy đã sinh sống trong cửa chùa một thời gian.

Tôi không nhận mình là một Văn sĩ, mà chỉ là một Tu sĩ tập viết văn, vẽ tâm trạng và sự suy nghĩ của mình qua chữ nghĩa, để mọi người thưởng thức, nhằm giúp người đọc có một cái nhìn đứng đắn về Phật Pháp ở một vài khía cạnh nào đó.

Khi dựng thành một câu chuyện, dĩ nhiên nó phải có đầu, có đuôi, có chỗ phải thêm vào và có chỗ phải bớt ra để câu chuyện được hợp lý. Do vậy mà độc giả sẽ thấy câu chuyện được chia ra thành nhiều chương. Tôi không phải là người viết chuyên về lịch sử, nhưng nếu muốn nói về triều đại Gia Long mà không nói đến Nguyễn Tây Sơn và Vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài là một điều thiếu sót lớn. Trong chương một về “Nhơn tình thời Lê Mạt Nguyễn Sơ” không nhứt thiết đại diện cho tất cả mọi người. Có thể đó là ý riêng của Tác giả mà thôi. Khi ở vào một thời đại khác, sau hơn 200 năm viết về việc trước đó, chắc hẳn có sai lầm vì không phải là nhân chứng của thời đại. Đồng thời nếu ai là con cháu của Vua Gia Long thì chắc chắn sẽ không thích quan điểm của con cháu Nguyễn Tây Sơn, hoặc ngược lại. Cũng như thế, những ai là con cháu của nhà Hậu Lê và họ Trịnh thì cũng khó lòng mà chấp nhận quan điểm của cả hai họ Nguyễn thời bấy giờ. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Chúng ta không thể nói khác hơn, những gì mà lịch sử đã xảy ra vào thời điểm ấy, nhưng đó cũng chỉ là cái nhìn phiến diện mà thôi.

Tôi mong rằng tác phẩm này không làm hạ uy tín của các bậc Tăng Cang Hoà Thượng thuở ấy hay ngay cả ngày nay, mà ngược lại qua câu chuyện tình này ta thấy Liên Hoa Hòa Thượng đã thoát tục như đoá hoa sen tinh khiết nhiệm mầu khi bị nghiệp trần duyên ràng buộc. Còn Hoàng Cô, cũng là một nhân vật lịch sử, tôi thăng hoa cho bà siêu thoát. Mặc dầu tất cả những “ lá thư tình” là do tôi viết chứ không phải bà. Nếu bà có đầu thai đâu đó, sẽ bảo tôi rằng “ Tại sao ông Hoà Thượng này lắm chuyện thế” là nhiều. Vì lẽ khi yêu thầm nhớ trộm một người, người ta khó có thể chôn hết ngôn từ vào lòng được, mà phải thổ lộ bằng giấy trắng mực đen thì mới có thể nói hết nổi lòng của mình. Nếu tôi có mạo phạm lời lẽ của một Công Chúa Hoàng Triều thì mong tâm thức bà đại xá cho.

Những “chiếu chỉ” hay văn thư của Vua Gia Long hay Minh Mạng là do tôi sáng tạo ra, không phải của những vị ấy viết, khi đọc truyện kính mong chư độc giả hiểu ý, quên lời.

Vì là một Tăng Cang Trụ Trì chùa Thiên Mụ và giảng dạy kinh điển nơi Hoàng Cung, nên tôi đã sắp đặt, cho Hoà Thượng Liên Hoa giảng những bộ kinh quan trọng, nhằm đề cao Phật Học; chưa hẳn lúc ở cung Vua giảng pháp từ năm 1817 đến năm 1823 Ngài đã giảng những kinh này.

Những sự kiện tại Chùa Từ Ân và Khải Tường là những chính sử, tôi thêm vào một số chi tiết trước và sau khi Hoà Thượng Liên Hoa làm Trụ Trì để câu chuyện ý vị hơn.

Một số nhân vật tôi cho thêm vào câu chuyện như Sa Di Mật Hạnh là người tưởng tượng chứ không có thật.

Chuyện tình cảm của con người xưa nay trên quả địa cầu nầy là chuyện bình thường, người ta hay nói “ xưa như quả đất “ . Nghĩa là khi có quả đất này, con người và muôn vạn sinh vật đều sinh sống với nhau bằng tình thức, cho nên mới có nhiều câu chuyện xảy ra như vậy. Nào chuyện vui, chuyện buồn, chuyện hay, chuyện dở v.v…nhưng người đọc sách sẽ nhận được điều gì đó, sau khi gấp sách lại là điều quan trọng mà người viết phải gởi gấm tâm sự của mình vào đó.

Khi phóng tác quyển Tiểu Thuyết này, tôi phải đóng đủ thứ vai trong một cục diện lịch sử nhạy bén như vậy, nên chắc chắn có nhiều điểm yếu kém hay quá cường điệu chăng? lỗi này tôi xin nhận. Vì khả năng của mình cũng chỉ có thể diễn đạt đến thế là nhiều, chứ không khá hơn được nữa.

Suốt cả câu chuyện dài, tôi viết liên tục hết 10 cây bút mực, chưa dò lại trang nào, nên chắc chắn có sự lập lại nhiều lần ngoài ý muốn. Để dựng nên một câu chuyện vừa thật vừa hư, nhiều khi cũng tự biến mình thành người của hơn 200 năm về trước, để nói hoặc viết văn phong, ngôn ngữ cho hợp với thời đại lúc bấy giờ. Đây không phải là chuyện dễ.

Trong 58 tác phẩm của tôi vừa viết vừa dịch từ năm 1974 đến năm 2010 này; trong đó có 4 quyển Tiểu Thuyết do tôi tự dựng lên câu chuyện để trình bày như: Tình Đời Nghĩa Đạo,Vụ Án Một Người Tu, Giai Nhân Và Hoà Thượng. Vì là câu chuyện tự biên tự diễn nên nhân vật do mình sáng tác ra. Còn tác phẩm này thực sự ra rất khó đối với tôi, vì cần nhiều sự suy nghĩ làm sao để viết cho hợp với nhân vật đó.

Tôi mong rằng mọi người sau khi đọc tác phẩm này. Nhất là những vị Phật Tử tại gia sẽ hiểu Phật Pháp và chuyện đời, chuyện Đạo một cách cao thượng, đứng đắn hơn, không phải người xuất gia bị tình đời ràng buộc, rồi quên đi chuyện “xuất trần thượng sĩ” của mình.

Tất cả 10 đến 12 chương đều là thật mà cũng đều là giả. Vì sao vậy ? Vì tất cả mọi hiện tượng đều không có thật tướng. Thật tướng của hiện tượng chỉ là không . Do vậy khi xem xong sách, xin quý vị đừng trụ vào đâu cả, thì đó là mục đích tối hậu của tác phẩm này.

Riêng chương thứ 10 nói về “Giải oan, Đàn tràng chiêu mộ” cũng do tôi sáng tác và dựa theo những kinh sách đã trích dẫn nhằm giới thiệu một nghi lễ đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam cho những ai muốn tìm hiểu đến. Đây không phải là mê tín mà là một điều phải tin. Đó là “chết không phải là hết”. Sự chết chỉ là sự bắt đầu của một kiếp sống khác mà thôi. Cho đến ngày nay nghi lễ ấy vẫn còn tổ chức trong và ngoài nước Việt Nam để cầu nguyện cho cõi âm được siêu và cõi dương được thái bình.

Tôi sẵn sàng để nghe những lời đóng góp, phê bình và xây dựng cho tác phẩm, cho nên nếu tác phẩm phóng tác này có gì sai, thì xin quý vị giúp đỡ chia sẻ cho những chỗ thừa hay thiếu. Xin chân thành niệm ân quý vị trước.

Rất thận trọng cho mọi việc, nhất là phương diện lịch sử. Cho nên tôi đã nhờ một số quý vị con cháu là hậu duệ nhà Nguyễn của Vua Gia Long, Minh Mạng đọc lại giùm tác phẩm này trước khi in thành sách để ra mắt độc giả đó đây. Xin cảm ơn những vị Phật Tử đã giúp cho tôi về việc này.

Về phần giáo lý Phật Pháp qua tinh thần kinh Kim Cang trong quyển sách này và do chính tôi dịch từ bản chữ Hán và bình chú ra tiếng Việt. Riêng phần trích dẫn “Phật Quang Đại Tự Điển” do Hoà Thượng Thích Quảng Độ dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt thì đã có ghi chú rõ ràng từng nơi được trích lại.

Quyển “Như Áng Mây Bay” của Cư Sĩ Tâm Đức viết về cưộc đời của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN và là Trụ Trì Chùa Thiên Mụ từ năm 1932 cho đến ngày Ngài viên tịch vào ngày 21 tháng 3 âm lịch năm 1992 là một bằng chứng lịch sử qua 60 năm thăng trầm của Phật Giáo Việt Nam.

Truyện Kim Vân Kiều là một tuyệt tác văn chương của Việt Nam do cụ Nguyễn Du đã diễn thành văn lục bát. Khi nói về phận bạc của người đàn bà, ít ai mà không lấy Kiều để mà so sánh. Trong tác phẩm này ngoài Hòa Thượng Liên Hoa ra, Hoàng Cô cũng đóng một vai trò quan trọng, cho nên trong những “Bức thư tình” đều có trích một số đoạn thơ trong truyện Kiều để nói lên nỗi lòng của những kẻ “hồng nhan bạc mệnh”.

Cuối cùng và cũng rất là quan trọng, nếu không có quyển sách “Lịch sử Phật Giáo Đàng Trong “ của Nguyễn Hiền Đức thì tác phẩm này không có cơ duyên để thành tựu. Từ câu chuyện thật với 5 trang sách, tôi đã cố gắng dàn dựng và diễn dịch, cũng như tô điểm thành 510 trang viết tay. Đây chắc chắn không phải là do công của người viết, mà chính là do chất xúc tác quan trọng của quyển sách lịch sử kia.

Nhân đây xin tạ ơn tất cả quý vị Tác Giả và Dịch Giả của những sách trên. Người còn hay kẻ đã qua đời, nếu không có những chất tơ óng ả mà quý vị đã đem tâm huyết của mình ra để dệt nên những gấm hoa của tư tưởng, của trí tuệ thì người đời sau không thể cậy nhờ được. Đây là một công trình không thể tính bằng công sức, tiền bạc, mà là một sự hy sinh thì giờ cũng như cuộc sống cá nhân của mình để làm nên được những việc hy hữu như thế.

Sách là một đứa con tinh thần của tác giả sinh ra nó. Do vậy nếu không quý sách thì Tác Giả đã không sinh ra những đứa con tinh thần như vậy. Trong gần 60 đứa con ấy chắc chắn cũng có đứa hoàn hảo, có đứa bị thương tật, có đứa đẹp lạ lùng, có đứa cao thượng không còn chỗ nào chê được, nhưng cũng có đứa khó tánh, nhút nhát v.v… tất cả đó là những bề mặt và bề trái, đúng và sai của một thời kỳ, một thuở cầm bút của Tác Giả. Nếu ai đó hoan hỷ thì xin bỏ qua những chuyện thị phi nhân ngã, còn những ai khó tánh, chỉ muốn đón nhận phần cao đẹp nhất, thì có lẽ không có tác giả nào có thể mang lại sự mong đợi đầy đủ này cho tất cả mọi người được.

Khi xem sách, xin chỉ lưu ý đến những điểm hay, liệu tâm mình có thể chấp nhận được. Còn những điểm dở, điểm không cần thiết… nó giống như những cái xấu, cái tệ thì chẳng nên mang vào tâm thức mình làm gì. Vì nó sẽ làm choán chỗ tư duy của người đọc và làm cho người đọc khó chịu không ít.

Khi tác phẩm này được ra đời, chắc chắn sẽ có nhiều nhà xuất bản in, ấn và phát hành tại nhiều nơi khác nhau trên Thế Giới. Ơn này người cầm bút cũng ghi sâu vào lòng. Nếu không có những người bỏ vốn ra như vậy thì khó tìm được những tấm lòng hy sinh cao hơn cho việc này, khi mà có nhiều người chỉ mong có được lợi nhuận mà thôi. Sự hy sinh ấy là do ý thức của nhà xuất bản và mong cho văn hoá được tiếp nối lâu bền. Ở đây xin thành thật biết ơn về nỗi lo của quý vị, khi tác phẩm chưa thâu hồi vốn lại được.

Thói quen của tôi là viết tay chứ không tự đánh máy. Vì nếu nhỡ máy hư thì còn bản thảo. Do vậy bản thảo này cũng sẽ được quý vị trong văn phòng Chùa Viên Giác đánh máy và sau đó còn layout nữa để quyển sách thật sự là quyển sách. Khi quý độc giả cầm quyển sách trên tay để đọc, chúng ta cũng không nên quên công khó của những người này. Cũng xin cảm ơn Cô Quảng Tuệ Duyên đã layout bìa sách này và những bìa sách khác trong thời gian qua. Khi độc giả cầm quyển sách trên tay, thường hay xem bìa sách trước. Công đức này xin hồi hướng đến Cô và Gia Đình vậy.

Có lẽ đây là cuốn sách cuối về Tiểu Thuyết mà tôi muốn trao đến cho mọi người. Vì tuổi trên 60 rồi, nên dồn nổ lực dụng công tu học, nghiêm trì tịnh giới và dịch giải những kinh điển khác qua tiếng Việt bằng những ngôn ngữ khác nhau thì có lẽ ích lợi cho đời sau nhiều hơn. Do vậy xin chào tạm biệt về việc sáng tác Tiểu Thuyết có tính cách Phật Giáo này và xin tự nguyện đứng qua một bên để cho những cây bút trẻ tiến lên và hội nhập vào nền văn minh khoa học hiện đại qua cái nhìn mới mẻ và trẻ trung hơn.

Xin chấp hai tay, con xin tạ ơn Tam Bảo,Thầy Tổ, huynh đệ, đệ tử, học trò và những người Phật Tử khác đã giúp cho con tròn ước nguyện của một kiếp nhân sinh, khi mình là Trưởng Tử của Như Lai -Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự.

Viết xong vào ngày 22 tháng 12 năm 2010 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất, tịnh tu thứ 8 tại đây.

Sa Môn Thích Như Điển


pdf
Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2021(Xem: 5564)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5477)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6892)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4274)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9091)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5437)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5056)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5647)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6145)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5161)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]