Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thống Rime – Bất bộ phái

16/04/201213:46(Xem: 8690)
Truyền thống Rime – Bất bộ phái

Rime là gì?

Một vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế. Thay vào đó, đây là một phong trào xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 19, tìm kiếm sự đánh giá thích hợp các điểm khác biệt giữa các trường phái Tây Tạng khác nhau và công nhận tầm quan trọng của sự đa dạng này cho việc làm lợi lạc hành giả với những nhu cầu khác nhau. Các vị đạo sư của phong trào Rime không chỉ được trưởng thành trong một truyền thống và thông qua sự chứng ngộ nhìn thấy rằng về bản chất truyền thống này bình đẳng về giá trị với các truyền thống khác, mà các ngài còn đạt được sự hiểu biết uyên thâm về tất cả các truyền thống khác nhau.

JamgonKongtrul

JamyangKhyentseWangpodalailama-truyenthongRime

Ngài Jamgon Kongtrul Ngài Đạt Lai Lạt Ma Ngài Jamyang Khyentse Wangpo

Các vị đạo sư Bất bộ phái vĩ đại như ngài Jamgon Kongtrul và ngài Jamyang Khyentse Wangpo không nghiên cứu trong một truyền thống đặc biệt được gọi là Rime. Thay vào đó, các ngài có nền tảng là một truyền thống nào đó và sau đó nhận ra sự giống nhau giữa các truyền thống khác của Phật giáo Tây Tạng. Ví dụ, đức Jamgon Kongtrul được đào tạo trong truyền thống Kagyu, trong khi đức Khyentse Wangpo ban đầu là một bậc trì giữ dòng Sakya. Cũng có rất nhiều các vị đạo sư bất bộ phái từ dòng Nyingma như ngài Patrul Rinpoche và ngài Jigme Tenpe Nyima. Trong truyền thống Jonang cũng có các vị Bất bộ phái vĩ đại, như đức Kunga Dolchog, người từ giữa thế kỉ 15 đã tóm tắt các thực hành và quán đảnh của mỗi truyền thống Phật giáo Tây Tạng trong cuốn Jonang Tridyapa (mang tên này bởi cuốn sách được biên soạn bởi một vị lạt ma Jonang). Sau đó, đức Jamgon Kongtrul sử dụng cuốn sách như nền tảng cho bản văn chi tiết hơn, tên là Rinchen Terzod.

Tại sao phong trào Rime quan trọng?

Theo truyền thống, hành giả Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh vào tri kiến và các chỉ dẫn được trao truyền trong dòng truyền thừa của mình, điều này rất quan trọng trong việc duy trì sự đúng đắn của giáo lý. Hơn thế nữa, rất nhiều hành giả giành trọn cuộc đời ở một tu viện và giành rất nhiều thời gian và nỗ lực để tu tập tỉ mỉ theo một truyền thống (nhận các trao truyền, quán đảnh và chỉ dẫn cốt tủy), do đó họ chẳng có thời gian để tìm hiểu các truyền thống khác. Bởi vì hoàn cảnh như vậy, có một nguy cơ là một vài hành giả sẽ ít không mở [lòng] với các tri kiến và phẩm tánh tốt đẹp của các truyền thống khác. Có rất nhiều câu chuyện thú vị, ví dụ, về các vị Geshe của truyền thống Gelug, những người đã bí mật thực hành Dzogchen và sau đó nhận rất nhiều lời chỉ trích khi bị phát hiện đang theo các bản văn của dòng Nyingma.

truyenthongRime-4

Một nguyên nhân khác khiến Rime rất quan trọng là sự giao tiếp giữa các tu viện rất bị hạn chế và một vài có xu hướng làm việc độc lập. Ví dụ, không giống như các nước phương Tây, ở đây thường có rất ít sự vận chuyển, không điện thoại, không tivi và không báo chí. Do đó, thường có rất ít cơ hội để được biết đến và có được sự kính trọng các truyền thống khác.

Thêm vào đó, có rất nhiều các vị học giả uyên bác chỉ trích tri kiến của các truyền thống khác với ý định tốt đẹp rằng như thế sẽ giúp các đệ tử đánh giá cao các giáo lý của mình. Tuy nhiên, điều này đôi khi trở nên rất tệ và một vài đệ tử nuôi dưỡng thái độ rằng các truyền thống khác theo một cách nào đó là thấp kém hơn. Tri kiến cá nhân của tôi là, một vài học giả Tây Tạng say đắm với việc tiến gần các vị đạo sư vĩ đại người Ấn và sau đó cố ganh đua với họ bằng cách chỉ trích các truyền thống khác. Tuy nhiên, thái độ phê bình đúng đắn của các vị đạo sư Ấn Độ có thể được thấy trong các trường hợp các cuộc tranh luận lớn mà xảy ra giữa đạo Hindu và đạo Phật, với một phe bị đánh bại sẵn sàng chiếm vị trí của phe kia. Ở Tây Tạng, khi người ta biết được tri kiến của Phật giáo như vậy, dường như không cần thiết phải quá nhấn mạnh vào các điểm khác biệt tinh tế, chính là những cách khác nhau được miêu tả đến cùng một sự hiểu các kinh nghiệm.

Bởi vì tất cả các lý do trên, thật khó để chúng Phật tử coi mọi truyền thống với sự kính trọng như nhau. Điều này không chỉ đúng ở Tây Tạng và Ấn Độ, những nơi mà thường có thói quen phê bình người khác, mà còn đúng với những người mới biết đến Phật giáo. Không may thay, họ thường trở thành nạn nhân của tri kiến sai lầm hay thành kiến rằng chỉ có một truyền thống duy nhất là chân chính, hay để trở thành một học trò Pháp chân chính, người ta chỉ nên theo một trường phái. Ví dụ, tôi có những trải nghiệm của người phương Tây, đã miễn cưỡng mua các sách hay nhận các giáo lý từ các vị lạt ma bên ngoài một truyền thống đặc biệt. Đây là lý do tại sao, mặc dù tôi không phải một vị đạo sư Bất bộ phái vĩ đại, tôi luôn cố gắng xiển dương tinh thần Bất bộ phái càng nhiều càng tốt, đặc biệt để giúp các đệ tử mới nhập môn.

Tôi thấy rất biết ơn rằng đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói riêng với tôi vào năm 2003, rằng ngài rất ấn tượng rằng tôi là một vị đạo sư Bất bộ phái, nói rằng điều này rất hiếm, quan trọng và được đánh giá cao. Ngài nói về sự ngưỡng mộ với hai vị lạt ma Golok mà ngài thường đề cập đến trước đại chúng, đạo sư dòng Nyingma ngài Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima và đạo sư Gelug ngài Chawoe Tulku Songrab Gyamtso, những người mà kiến thức vô tận và sự kính trọng được đặt bình đẳng vào tất cả các truyền thống.

Tóm lại, Bất bộ phái là một phong trào hợp thời và độc đáo với những kết quả lớn lao, khởi xướng bởi hại vị đạo sư vĩ đại thế kỉ 19, ngài Khyentse Wangpo và ngài Jamgon Kongtrul. Không có những nỗ lực không biết mệt mỏi của các ngài trong việc kết tập và truyền bá giáo lý, rất nhiều các tác phẩm Phật giáo có thể sẽ mất. Điều này giúp đỡ cho việc phá bỏ phong tục chỉ có các giáo lý của một dòng truyền thừa duy nhất, điều đã làm tách biệt một vài truyền thống khỏi những truyền thống khác, và đã thiết lập được một nền tảng mà từ đây mọi người có thể coi mọi truyền thống với sự kính trọng như nhau. Trên thực tế, đức Phật luôn cấm đệ tử chỉ trích các vị thầy và giáo lý từ các truyền thống và văn hóa khác. Đó là Rime.

Tinh thần Bất Bộ phái

Để hoàn thiện việc thực hành và trở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo. Ví dụ, đức Jetsun Tsongkhapa đã nhận được các chỉ dẫn về thực hành Dzogchen từ đạo sư Nyingma vĩ đại từ [tu viện] Lodrak tên là Layki Dorje, các chỉ dẫn Trung Đạo từ đạo sư Sakya ngài Rendawa Zhonu Lodro, các chỉ dẫn về Sáu Pháp du già của Mật điển Kalachakra từ đức Jonang Panchen Chogle Namgyal, và các chỉ dẫn về Bát nhã Ba la mật kinh từ ngài Jonang Nyawon Kunga Pal. Nếu ngài Tsongkhapa không kính trọng các vị đạo sư tâm linh và tinh thần Bất Bộ phái, ngài sẽ không muốn nhận và thực hành những chỉ dẫn tinh túy khác nhau này.

Giống như ngài Tsongkhapa, có rất nhiều các vị đạo sư từ các truyền thống Sakya, Gelug, Kagyu, Nyingma và Jonang, đã nhận ra và duy trì sự hiểu biết triết học từ các truyền thừa khác mà không hề xung đột. Một ví dụ khác là Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5, Ngawang Lozang Gyatso, một bậc nắm giữ chính yếu truyền thống Gelug nhưng đã biên soạn một bản văn chỉ dẫn cốt yếu các giáo lý Dzogchen của dòng Nyingma, được biết đến là Khẩu truyền của các bậc trì giữ tỉnh thức. Ngài Kunkhyen Longchen Rabjam, một bậc trì giữ chính yếu dòng Nyingma, nhận và thực hành các giáo lý mở rộng về ý nghĩ rõ ràng của zhentong (hay shentong: Không Môn phái) từ đức Karmapa đời thứ ba Rangjung Dorje. Ngài Ju Mipham Jamyang Gyatso của truyền thống Nyingma khẳng định đến tri kiến zhentong tương tự như của Jonang trong tác phẩm nổi tiếng, Tiếng Sư tử Hống. Đạo sư vĩ đại dòng Nyingma, ngài Za Patrul Orgyen Jigme đã hoàn thành nhập thất ba năm về Sáu pháp du già của mật điển Kalachakra từ truyền thống Jonang và có thể giải thích hệ thống này. Ngài Konton Konchog Gyalpo, một vị lạt ma từ Sakya, cũng có thể đưa ra những lời khuyên giáo huấn không vấy bẩn từ truyền thống Nyingma. Ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, một bậc tiên phong của tinh thần Bất bộ phái, đã kết tập cuốn Kho tàng các chỉ dẫn tâm linh, kết hợp các chỉ dẫn cốt tủy từ tám dòng truyền thừa thực hành của Phật giáo Tây Tạng. Đạo sư Jonang, ngài Kunpang Thugje Tsondru thực hành các chỉ dẫn của 17 dòng truyền thừa khác nhau về các mật điển Kalachakra ở Tây Tạng.

Các dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng quyện lại thông qua các quán đảnh, trao truyền và chỉ dẫn, đến mức mỗi một dòng đều kết nối với các dòng khác. Vì thế, đánh giá một truyền thống với sự thiên vị, coi một truyền thống là tốt đẹp hơn, là sai lầm. Bởi vì các truyền thống này đều là những cánh cửa bình đẳng đến với trí tuệ, chúng đều làm lợi lạc. Như vị sáng lập và các vị đạo sư vĩ đại của các truyền thống này giải thích, nghiên cứu và thực hành những điều từ những truyền thống này cho phép chúng ta tránh sự thành kiến. Tinh thần Bất bộ phái không thành kiến đặc biệt được duy trì bởi đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người lãnh một nhiệm vụ đặc biệt trong việc nắm giữ các giáo lý, thực hành và giải thích của dòng truyền thừa từ cả 5 truyền thống của Phật giáo Tây Tạng.

Các giáo huấn của vùng đất tuyết Tây Tạng, và mỗi bậc nắm giữ tối thượng các giáo huấn

Là một mà không cần xung đột, được thiết lập thông qua các trao truyền chân chính!

Những người bình thường tỏ ra kiêu mạn vì những bám chấp ngây thơ

Tại sao lại có quá nhiều cuộc nói chuyện ngu ngốc về gắn bó và thù địch?

Nguồn: http://www.rimebuddhism.com/tradition_rime.html

Việt dịch: Hạnh Phúc – Nhóm Thuận Duyên

JamyangKhyentseWangpo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2014(Xem: 8219)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7163)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 6898)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8013)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10006)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12215)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22097)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9418)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 58870)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15764)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]