Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cơn sốt hóa chất tạo nạc tăng trọng: cơ duyên sách tấn ăn chay

11/04/201223:47(Xem: 8765)
Cơn sốt hóa chất tạo nạc tăng trọng: cơ duyên sách tấn ăn chay
an_chay_7

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những thông tin về cúm gia cầm H5N1 chưa qua, thì những thông tin về việc sử dụng hóa chất tạo nạc và tăng trọng cho heo nuôi lại ập tới, gây hoang mang trên phạm vi tầm phủ sóng của các phương tiện truyền thông, tức là cho cả nước.

Thực ra điều này không lạ, vì từ lâu đã nghe nói đến việc sử dụng những thứ hóa chất này khác để thúc đẩy con vật tăng trưởng trong chăn nuôi. Có điều, có thể chất này được phép, chất kia cấm, rồi chất trước đó được phép sử dụng có thể lại bị cấm vì phát hiện khả năng gây bệnh. Điều này diễn ra không chỉ ở những nước đang phát triển, mà ngay cả ở những nước phát triển cũng vẫn nghe nói.

Hóa chất tăng trọng, tạo nạc, thúc lớn con vật nuôi được sử dụng tại Việt Nam, trước tiên, từ tỉnh Đồng Nai, là một loại hóa chất độc, tồn tại trong cơ thể vật nuôi sau khi giết thịt, có thể gây ngộ độc cho người dùng thịt, thậm chí gây tử vong.

Người nuôi heo chắc chắn không phải không biết, nhưng vì lợi nhuận trước mắt, họ không thể không sử dụng. Rồi do cạnh tranh, việc sử dụng đương nhiên mở rộng. Người dùng, dù ăn thịt ở nhà hàng sang trọng, mua về nhà trong sự chọn lọc cẩn thận, hay ăn ở quán vỉa hè, đều không thể thoát khỏi bị đe dọa, ngộ độc tức thời hay dần dần.

Vì mắt thường khó có thể phân biệt đâu là thịt heo nuôi kích thích bằng hóa chất.

Người ăn mặn gắp miếng thịt gà thì tất không thể không rợn người khi nghĩ đến H5N1, gắp miếng thịt heo thì không tránh khỏi rùng mình khi nghĩ đến hóa chất tạo nạc, tăng trọng…

Người tránh cái độc của mỡ động vật, của cholesterol… chọn thịt nạc mà ăn, thì nay phải đối diện với một thứ độc chất mới, còn nguy hại hơn nhiều, vì với liều cao, nghe nói người ta có thể bị chết ngay, bệnh ngay, chứ không chết dần mòn.

Trước hoàn cảnh này, lo lắng là một việc, nhưng đối với người Phật tử, lại là cơ hội để tạo phúc, khi nhân đó mà tổ chức những đợt cổ động, quảng bá việc ăn chay.

Đây chính là phóng sinh gián tiếp. Công đức của việc phóng sinh gián tiếp cũng vô cùng lớn lao, khi việc giết thịt giảm bớt.

Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.

Không chỉ bằng những hoạt động truyền thông lớn, như in ấn, phân phát tờ rơi, sách mỏng, chiếu các video clip cổ động trên truyền hình, dựng các pa-nô, dán áp phích nêu bật cái lợi cho sức khỏe của việc ăn chay, các hội đoàn, đạo tràng, chùa chiền Phật giáo còn nhiều hình thức khác, kể cả truyền thông cá nhân đến cá nhân.

Điều quan trọng là trước đây, nói đến việc ăn chay vì sức khỏe, thì sẽ có không ít người không quan tâm, thì nay, tình hình sẽ khác đi rất nhiều, khi thịt gà, thịt heo đều trở nên nguy hiểm.

Những người thân của chúng ta trước đây không chịu ăn chay, nay nếu người Phật tử lo phần nấu bếp trong gia đình không nấu các món gà, heo nữa, mà thay bằng các món chay, thì người khó tính mấy cũng phải chấp nhận, vì nỗi lo H5N1 hay ngộ độc hóa chất.

Mời nhau đi dự tiệc, đề nghị lựa chọn quán chay, thay vì ăn mặn, chắc chắn là một đề nghị lịch sự và dễ được nhất trí.

Chúng ta cũng đều biết, công nghệ chăn nuôi là một những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên.

Vì vậy, sách tấn, cổ động ăn chay trong bối cảnh hiện nay không chỉ là việc phóng sinh gián tiếp ở mức độ từng con vật được cứu sống, mà đó còn là việc góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cuộc sống.


Minh Thạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 10288)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7120)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8411)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6946)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10036)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7408)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5943)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6422)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6779)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 7985)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]