Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Michael Roach - một nhà sư Phật giáo mê kim cương

26/03/201201:58(Xem: 10889)
Michael Roach - một nhà sư Phật giáo mê kim cương
michealroach_1MICHAEL ROACH
MỘT NHÀ SƯ PHẬT GIÁO MÊ KIM CƯƠNG
Tâm Diệu

Michael Roach được dân chúng Việt Nam, đặc biệt là giới doanh nhân và giới sinh viên đại học kinh tế thương mại biết đến như là một doanh nhân gốc Mỹ thành đạt trong lãnh vực kim cương hột xoàn.

Ông đã đến Việt Nam nhiều lần để diễn thuyết về nghệ thuật làm giàu và dạy thiền yoga cho các doanh nhân. Nhưng không nhiều người biết đến ông là một nhà sư Phật giáo có bằng cấp và có nhiều vấn đề gây tranh cãi. Trước khi đi vào chi tiết, thiết tưởng cũng nên biết sơ qua về lý lịch của ông.

Michael Roach sinh năm 1952 tại Los Angeles, California trong một gia đình theo giáo phái Tin Lành Episcopalianvà đã lớn lên tại thành phố Phoenix, Arizona. Ông tốt nghiệp cử nhân hạng ưu năm 1974 tại Đại học Princetonvà trước đó đã nhận được Huy chương Học tập do Tổng thống Richard Nixon trao tặng và phần thưởng học bổng Mc Connell của Học viện Quốc tế vụ Woodrow Wilsoncủa Princeton [1].

Tuổi thơ của Michael đã trải qua những tháng ngày ảm đạm. Cha mẹ chia tay sau một vụ ly dị và đã chết sau đó do chứng bệnh ung thư. Ông đã chứng kiến sự thay đổi các trạng thái tình cảm của cha mẹ, từ yêu nhau đến ghét nhau. Rồi lúc ở trung học, ông cũng trải qua một hoàn cảnh tương tự với một cô bạn gái. Ông nhận ra rằng từ yêu đến ghét không có nhiều cách biệt. Do đó, sau khi ra trường Princeton, ông đã đến với Phật giáo mà khởi đầu là một tu viện Phật giáo ở bang New Jersey. Nơi đây ông đã được tu học với lạt ma Sermey Khensur Geshe Lobsang Tharchin, người đứng đầu tu viện. Một thời gian ngắn sau ông nhận được học bổng đi du học tại Ấn Độ và trở lại Hoa Kỳ vào năm 1981 giảng Phật Pháp trên đài phát thanh WBAI ở thành phố New York.

Năm 1983 ông thọ đại giới để chính thức trở thành Tỳ kheo (sư Phật giáo) và 12 năm sau, năm 1995 nhận văn bằng Geshe từ viện đại học Sera Monastery ở Ấn Độ, học vị lớn nhất trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với Tiến sĩ Phật học sau 20 năm học tập (part time) vừa ở Ấn Độ và vừa ở Hoa Kỳ.

Cũng trong khoảng thời gian này, theo lời ông nói trong các buổi diễn thuyết tại Singapore ngày 16 tháng 12 năm 2009 và tại TP. Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 12 năm 2009 ông đã thành lập và điều hành công ty Andin International(1981), một công ty buôn bán kim cương hột xoàn và đá quý ở thành phố New York với số vốn ban đầu vỏn vẹn 50.000 USD. Một thời gian sau, Andin Internationaltrở thành một tập đoàn kinh doanh kim cương quốc tế với số doanh thu hàng trăm triệu dollars mỗi năm và năm 2009, cũng theo lời ông, đã bán cho tập đoàn Warren Buffert 250 triệu USD. Nhiều người tin lời ông nói và cho rằng ông là một người siêu đẳng vì trong suốt 17 năm điều hành công ty, ông đã sống một cuộc sống đôi (double life) mà trong doanh nghiệp không một ai hay biết ông là một nhà sư Phật giáo.

Thực tế không phải như vậy, ông đã nói sai sự thật. Công ty Andin Internationalđược thành lập vào năm 1981 bởi Ofer Azrielant và Aya Azrielant có trụ sở tại TP. New York. Trong danh sách công ty không có tên Michael Roach. Ông Ofer Azrielant là sở hữu chủ công ty, đồng thời là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc điều hành công ty. Tháng 5 năm 2009 Andin Internationalđã sát nhập vào tập đoàn The Richline Groupmà sở hữu chủ tập đoàn này là Warren Buffet's và chủ nhân của Andin Internationalđã trở thành Phó Chủ Tịch của tập đoàn The Richline Group[2].

Đó là khía cạnh kinh doanh trên miệng nói của Michael Roach. Thực tế ông là một người mê kim cương lại nói giỏi, biết nhiều ngôn ngữ như Phạn ngữ, Tạng ngữ và Nga ngữ. Ông cũng là người năng nổ, sáng lập viện này hội kia như Viện Cổ học châu Á (Asian Classics Institute 1993),dự án Nhập liệu Cổ học châu Á (Asian Classics Input Project)và là đương nhiệm Chủ tịch của Viện Đại Học Núi Kim Cương (Diamond Mountain University 2004), bang Arizona, Mỹ do ông thành lập. Ông có nhiều tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng mà trong đó tác phẩm được giới doanh nhân Việt Nam biết đến nhiều nhất là “The Diamond cutter” (Năng đoạn kim cương– bản dịch Việt ngữ của Trần Tuấn Mẫn).

MichaelRoach_02-contentTừ thámg 3 năm 2000 đến tháng 6 năm 2003, Michael Roach cùng với nữ đồng sự Christie McNally hoàn tất khóa tu 3 năm 3 tháng 3 ngày trong yên lặng ở một vùng hoang vu phía Nam sa mạc Arizona (Hoa Kỳ). Sự việc này đã gây tranh luận trong cộng đồng Phật giáo Tây Tạng vì ông đã cùng tu với một nữ đồng sự tại một nơi vắng vẻ 3 năm. [3]

Mặc dầu Michael Roach tốt nghiệp từ một tu viện Phật giáo nổi tiếng ở Ấn Độ, từng thọ đại giới để trở thành nhà sư Phật giáo nhưng do những hành vi và tư cách của ông như để tóc dài, vẫn mặc áo cà sa nhà sư, vẫn xem mình là một tu sĩ Phật giáo xuất gia trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng dòng Gelugpa và vẫn đang sống chung với một đồng sự nữ nên đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng Phật giáo. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.

Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma lên án Michael Roach

Cuối năm 2005, Michael Roach đã mời một trong những giáo thọ sư của mình, Geshe Thubten Rinchen từ Tu viện Sera Mey, để giảng dạy cho một nhóm sinh viên ở miền Bắc Ấn vào tháng 7 năm 2006. Michael Roach phụ trách thông dịch những lời dạy cho sinh viên của mình. Tuy nhiên, do sức khoẻ yếu kém vào đầu năm 2006 Geshe Thubten Rinchen đã hủy bỏ khoá giảng dạy và Michael Roach quyết định mình sẽ thay thế. Địa điểm cũng được thay đổi từ Kulu Valley ở Himachal Pradesh đến Dharamsala, thủ phủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khóa giảng dạy này đã được lên kế hoạch trùng hợp với ngày thuyết giảng công cộng của đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala. Do đó, Geshe Michael Roach lên kế hoạch dạy vào buổi chiều tối. Điều này đã vi phạm các nghi thức truyền thống không được giảng dạy ở cùng địa điểm và thời gian với một vị Lama khác mà không được phép.

Việc thay đổi địa điểm đến Dharamsala đã được quảng bá trên trang website Diamond Mountain của Michael Roach, nhưng văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không biết được kế hoạch ở giai đoạn này.

Mặc dầu hiểu rằng khoá giảng dạy có thể sẽ không được đón chào nhưng Michael Roach với sự phụ giúp của các sinh viên vẫn tiến hành tổ chức một cách bí mật khoá giảng dạy tại Dharamsala, mà không tiết lộ địa điểm giảng dạy này. Họ cử một người phụ nữ Tây Tạng liên lạc và cúng dường một khoản tiền lớn cho Học Viện Biểu Diễn Nghệ Thuật Tây TạngTibetan Institute of Performing Arts” (TIPA) để sử dụng cơ sở của họ vào việc giảng dạy. Cô thông báo cho TIPA rằng buổi giảng dạy có thể gây tranh cãi, nhưng đã không thông báo cho họ biết rằng Michael Roach sẽ là người giảng dạy. Khi không một ai trong học viện TIPA biết về những vấn đề đang gây tranh cãi của Michael Roach, họ chấp nhận các khoản tiền ký gửi.

Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ông Michael Roach không được chào đón tại Dharamsala


Tin về kế hoạch thuyết giảng tại TIPA sau đó đến văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã ngay lập tức hủy bỏ việc đặt chỗ tại TIPA. Dưới đây là nội dung các văn thư trao đổi giữa Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Michael Roach:


1. Ngày 24 tháng năm 2006- Chhime Rigzin từ Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết cho Michael Roach thông báo về việc hủy địa điểm TIPA và yêu cầu ông hủy bỏ lời dạy của mình tại Dharamsala.


2. Ngày 30 tháng 5 năm 2006- Michael Roach gửi một bức thư dài cho Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bằng hai thứ tiếng Tạng và Anh, giải thích rằng ông hội đủ điều kiện để giảng dạy Phật Pháp và biện minh cho hành vi của mình với cô Christie Mc Nally. Bức thư được ký bởi Rev Michael Roach.


3. Ngày 05 tháng 6 năm 2006- Tenzin Geyche Tethong, Thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời Michael Roach bằng email thông báo cho ông biết rằng ông không được chào đón tại Dharamsala, hoặc để giảng dạy, hoặc tham dự những buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma . Bản sao văn thư đã được chuyển đến tổ chức Diamond-Cutter.orgđể thông báo.

MichaelRoach_03-contentMichael Roach và nữ đồng sự Christie McNally tôn trọng ý muốn của Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định không đến Dharamsala để giảng dạy hoặc nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp. Thay vào đó, họ đã lên kế hoạch giảng dạy của họ tại Palampur, một nơi cách Dharamsala khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, vào một tuần sau khi Ngài Đạt Lai Lạt Ma dạy xong. Trong khoá giảng dạy này Michael Roach đã nói sai sự thật với những người hiện diện là văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi quà hỗ trợ cho khoá giảng dạy Phật Pháp của ông.

Dưới đây là nguyên văn những văn thư đã trao đổi. Các văn thư này tự nó đã nói lên chính họ.

Quý độc giả có thể tìm thấy nơi website của Văn Phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma. [4]

May 24, 2006
To: Rev. Michael Roach<[email protected]>
Subject: Teachings in June

Dear Rev. Michael Roach,

We have recently learnt that you are planning to come to Dharmsala during the June teachings of His Holiness the Dalai Lama with a large group of Western Buddhists. We also understand that you plan to give separate teachings on the "Essence of Eloquence" to this group in the evenings following His Holiness's teachings in the afternoons.

On your Diamond Mountain website it is stated "that Geshe Thupten Rinchen is ill. As you may already know, he has tuberculosis in the past, and now he is having a recurrence, which is likely to require surgery. Geshe Thupten Rinchen has strongly encouraged Geshe Michael to conduct these teachings himself. Geshe Michael, knowing how many of you had already made their travel plans, has graciously agreed to do so."

We have made inquiries about what you have said and find that it is not strictly true, because Geshe Thupten Rinchen did not ask you to give the teachings on his behalf. Moreover, we have become aware that there is an unresolved controversy over your current observation of the Vinaya vows and your keeping company with women. We have received inquiries and letters of concern about your status and conduct from many people.

We have seen a photograph of you wearing long hair, with a female companion at your side, apparently giving ordination. This would seem to conflict with the rules of Vinaya, and as you know, the Gelug tradition makes a point of upholding these very strictly.

This unconventional behavior does not accord with His Holiness's teachings and practice.

Under the circumstances, keeping the greater interest of the purity of Buddhist tradition in mind, we advise you not to come to Dharamsala on this occasion.

Chhime R. Chhoekyapa
Joint Secretary

Cc: Department of Religion and Culture, Dharamsala
Cc: Office of Tibet, New York
Cc: Geshe Thupten Rinchen

Office of H.H. the Dalai Lama
Thekchen Choeling
McLeod Ganj - 176 219
Dharamsala, (H.P.)
INDIA

Ph.: +91 (1892) 221343, 221879, 221210
Fax: +91 (1892) 221813
Email: [email protected]

June 5, 2006
To: Rev. Michael Roach<[email protected]>
Subject: Dharmsala visit

Dear Rev. Michael Roach,

This is to thank you for your letter of May 30, addressed to Chhime Rigzin-la both in English as well as Tibetan. Chhime-la is presently away with His Holiness and I am responding to your letter on behalf of our Office here.

We have gone through your long explanation but still do not support your coming to Dharmsala. If you have reached the path of seeing, as you claim in your letter, you should then be able show extraordinary powers and perform miracles like the Siddhas of the past. Only then will the followers of Tibetan Buddhists be able to believe and accept your claims.

Otherwise, as His Holiness the Dalai Lama is the Spiritual and Temporal leader of Tibet having responsibility over the welfare of Tibetan Buddhism many have often complained to Him that He should be strict with those who are not adhering to the general norms of discipline according to our tradition. And your coming to Dharmsala will be seen by many as His Holiness condoning your behavior and practice.

In view of all these we advise you not to visit Dharmsala in the greater interest of the purity of the Tibetan Buddhist tradition as clearly indicated in the letter of Chhime Rigzin-la dated May 24, 2006. However, as for the other members of your group those who are interested are welcome to attend the teachings of His Holiness the Dalai Lama.

Tenzin Geyche Tethong
Secretary to H.H. the Dalai Lama

Office of H.H. the Dalai Lama
Thekchen Choeling
McLeod Ganj - 176 219
Dharamsala, (H.P.)
INDIA

Ph.: +91 (1892) 221343, 221879, 221210
Fax: +91 (1892) 221813
Email: [email protected]

Ngoài ra theo website http://www.geshe.org/, nơi đào tạo và cấp bằng Tiến sỹ cho Michael Roach cũng đã quyết định không cho ông ta trở lại tu viện này để bảo vệ tính trong sáng của Phật Giáo. Trên Website đã ghi rất rõ thông tin lên án ông này như sau: “WARNING: Geshe Michael Roach is a danger to his students, the community and to Buddhism. ..Geshe Michael Roach's behaviour is currently causing controversy and concern within much of the Buddhist community due to his relationship with female students and unconventional teachings”.

Trong bài kế tiếp chúng tôi sẽ nói về ông có phải là nhà sư Phật giáo không.

Tâm Diệu

Ban Biên tập Thư Viện Hoa Sen

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Michael_Roach

[2] http://www.diamondworld.net/contentview.aspx?item=3775

[3] http://www.diamond-cutter.org/geshe-michael-roach/geshe-michael-roach-retreat.html

“.. Geshe Michael Roach and Christie McNally spent the entire 3 years together in the same retreat house, night and day. To this day they sleep together in the same bed and eat off the same plate...”

[4] http://www.diamond-cutter.org/dalai-lama-office/dalai-lama-office-denounce.html

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2010(Xem: 15289)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7124)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7251)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8598)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8630)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9048)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8639)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7836)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9305)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 15953)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]