Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?

20/03/201216:57(Xem: 9478)
Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?
THẦN CHÚ ĐẠI BI, ĐỦ HAY THIẾU?
Hạo Nhiên

LTS: Chú Đại bi là thần chú quen thuộc, rất phổ biến, được Tăng Ni và Phật tử trì tụng hàng ngày, có mặt hầu hết trong các kinh Nhật tụng và nghi thức tụng niệm. Lâu nay, trong giới Phật giáo, có nhiều ý kiến về việc chú Đại bi bị thiếu năm âm ‘na ma bà tát đa’ và đề nghị Giáo hội bổ sung để cho kinh Nhật tụng được hoàn chỉnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu Phật học đã có nhiều cách lý giải khác nhau cho sự ‘thiếu, đủ’ này. Nay, BBT trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu đối chiếu của tác giả Hạo Nhiên, khẳng định chú Đại bi không hề bị thiếu, đồng thời thiết tha kêu gọi những độc giả quan tâm, chia sẻ thêm về vấn đề này.

Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thịnh hành trong giới Phật giáo Trung Quốc vào các thời Đường, Tống. Ở Việt Nam, ta không biết chú Đại bi được Tăng Ni, Phật tử trì tụng từ thời nào, nhưng phổ biến nhất có lẽ là ở thời cận đại, từ khi có kinh Nhật tụng ấn hành bằng chữ Quốc ngữ được phát hành rộng rãi.

thanchudaibi-content

Thiên thủ Quán Âm và thần chú Đại bi

Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la-ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni.

Theo ghi chép trong Kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được thần chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi thần chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt.

Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu(ĐTK/ĐCTT), những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu:

- Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056).

- Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh,1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064).

- Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065).

- Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066).

- Thiên thủ Quán Âm tạo thứ đệ pháp nghi quỹ,1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068).

- Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950).

- Đại bi khải thỉnh,Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843).

Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh,quyển Thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh)thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu. Bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu. Bản dịch của Bất Không(Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh,quyển Hạ) thì có 40 câu. Bản dịch của Già-phạm-đạt-ma (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh)thì có 82 câu…

Điều quan trọng là, tất cả các bài chú Đại bi trong những bản kinh thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu,đều không có năm chữ ‘na ma bà tát đa’ (那摩婆薩哆). Do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm chữ này là điều tất nhiên! Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này vốn không có năm âm ‘na ma bà tát đa’; nguyên bản bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng sau này phân chia thành 84 câu.

Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới.

Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng kinh chữ Vạn, liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’, đó là:

- Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hòa Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, chú Đại bi có 84 câu, trong đó câu thứ 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, chú Đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Bản tiếng Tây Tạng không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục đạo tràng pháp luân bảo hối, chú Đại bi có 82 câu, trong đó câu 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499).

- Quán Thế Âm trì nghiệm ký,quyển Hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.

Như vậy, số lượng kinh điển liên quan đến chú Đại bi và có thêm năm âm ‘na ma bà tát đa’ chỉ có trong Tục tạng, và đều do những Tăng nhân nước Trung Quốc biên tập chứ không phải phiên dịch từ bản tiếng Phạn. Cho nên, chúng ta không có bất cứ cơ sở vững chắc nào để khẳng định bài chú Đại bi đầy đủ là phải có năm âm ‘na ma bà tát đa’.

Hạo Nhiên

Bài liên quan:
TÌM HIỂU DO ĐÂU CHÚ ĐẠI BI IN THIẾU- Phúc Trung
Xem thêm:
Những Hạt Đậu Biết Nhảy- Tác giả: Lâm Thanh Huyền - Dịch giả: Phạm Huê

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 8554)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 13510)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 7946)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 4223)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 7346)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 7874)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 6978)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 7458)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
29/03/2013(Xem: 7944)
Trong buổi thiền tọa hôm nay chúng ta đã kết nối được với tổ tiên. Chúng ta biết tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể. Một người mất gốc, một người bị cắt đứt liên hệ với tổ tiên không thể là một người có hạnh phúc. Cũng như cây không có gốc rễ thì cây không thể sống, nếu chúng ta không tìm tới gốc rễ thì chúng ta không sống được. Tết là một dịp để chúng ta tìm về nguồn và tiếp cận được với gốc rễ của mình.
29/03/2013(Xem: 8697)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]