Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?

20/03/201216:57(Xem: 9621)
Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?
THẦN CHÚ ĐẠI BI, ĐỦ HAY THIẾU?
Hạo Nhiên

LTS: Chú Đại bi là thần chú quen thuộc, rất phổ biến, được Tăng Ni và Phật tử trì tụng hàng ngày, có mặt hầu hết trong các kinh Nhật tụng và nghi thức tụng niệm. Lâu nay, trong giới Phật giáo, có nhiều ý kiến về việc chú Đại bi bị thiếu năm âm ‘na ma bà tát đa’ và đề nghị Giáo hội bổ sung để cho kinh Nhật tụng được hoàn chỉnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu Phật học đã có nhiều cách lý giải khác nhau cho sự ‘thiếu, đủ’ này. Nay, BBT trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu đối chiếu của tác giả Hạo Nhiên, khẳng định chú Đại bi không hề bị thiếu, đồng thời thiết tha kêu gọi những độc giả quan tâm, chia sẻ thêm về vấn đề này.

Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thịnh hành trong giới Phật giáo Trung Quốc vào các thời Đường, Tống. Ở Việt Nam, ta không biết chú Đại bi được Tăng Ni, Phật tử trì tụng từ thời nào, nhưng phổ biến nhất có lẽ là ở thời cận đại, từ khi có kinh Nhật tụng ấn hành bằng chữ Quốc ngữ được phát hành rộng rãi.

thanchudaibi-content

Thiên thủ Quán Âm và thần chú Đại bi

Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la-ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni.

Theo ghi chép trong Kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được thần chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi thần chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt.

Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu(ĐTK/ĐCTT), những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu:

- Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056).

- Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh,1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064).

- Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065).

- Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066).

- Thiên thủ Quán Âm tạo thứ đệ pháp nghi quỹ,1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068).

- Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950).

- Đại bi khải thỉnh,Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843).

Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh,quyển Thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh)thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu. Bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu. Bản dịch của Bất Không(Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh,quyển Hạ) thì có 40 câu. Bản dịch của Già-phạm-đạt-ma (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh)thì có 82 câu…

Điều quan trọng là, tất cả các bài chú Đại bi trong những bản kinh thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu,đều không có năm chữ ‘na ma bà tát đa’ (那摩婆薩哆). Do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm chữ này là điều tất nhiên! Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này vốn không có năm âm ‘na ma bà tát đa’; nguyên bản bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng sau này phân chia thành 84 câu.

Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới.

Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng kinh chữ Vạn, liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’, đó là:

- Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hòa Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, chú Đại bi có 84 câu, trong đó câu thứ 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, chú Đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Bản tiếng Tây Tạng không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục đạo tràng pháp luân bảo hối, chú Đại bi có 82 câu, trong đó câu 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499).

- Quán Thế Âm trì nghiệm ký,quyển Hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.

Như vậy, số lượng kinh điển liên quan đến chú Đại bi và có thêm năm âm ‘na ma bà tát đa’ chỉ có trong Tục tạng, và đều do những Tăng nhân nước Trung Quốc biên tập chứ không phải phiên dịch từ bản tiếng Phạn. Cho nên, chúng ta không có bất cứ cơ sở vững chắc nào để khẳng định bài chú Đại bi đầy đủ là phải có năm âm ‘na ma bà tát đa’.

Hạo Nhiên

Bài liên quan:
TÌM HIỂU DO ĐÂU CHÚ ĐẠI BI IN THIẾU- Phúc Trung
Xem thêm:
Những Hạt Đậu Biết Nhảy- Tác giả: Lâm Thanh Huyền - Dịch giả: Phạm Huê

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2017(Xem: 7412)
Nhân - quả là một hệ luận diễn tiến khá chặt chẻ, đành rằng nhân-quả tương tục, nhưng không chỉ đơn thuần nhân nào quả đó một cách đơn giản; ví dụ anh A bị anh B làm khổ vì kiếp trước anh B làm khổ anh A. Nếu truy nguyên mãi người nầy làm khổ người kia do người kia làm khổ người nầy, cứ lòng vòng kéo dài mãi thì nguyên nhân đầu tiên do ai và tại sao?
06/02/2017(Xem: 7869)
Lịch sử đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp: 1/ Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. 2/ Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. 3/ Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. 4/ Các hệ thống liên kết giữa thế giới thực và ảo; còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
06/02/2017(Xem: 7599)
Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca đặt trọng tâm là "Tứ Diệu Đế" / Bốn Sự Thật Cao Thượng/ nhằm giúp chúng ta nhận thức được thực tại đời sống của con người và đưa ra con đường để hướng dẩn đến chỗ giải thoát khỏi những điều bất hài lòng trong cuộc đời. Trong bài này tôi sẽ trình bày: I. Nội dung của Tứ Diệu Đế. II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế. III. Kết luận.
04/02/2017(Xem: 5762)
Ngày làm việc cuối cùng của năm, trước khi nghỉ tết Nguyên đán là ngày chan chứa yêu thương trong chúng tôi. Ngày này thật sự nhiều yêu thương. Chúng tôi tổ chức Tết Yêu Thương. Yêu thương là quan trọng vô cùng. Bởi 2 từ quan trọng nhất Đức Phật dạy chúng ta là yêu thương và trí tuệ. Chúng tôi làm công tác xuất bản, tức cung cấp cho bạn đọc và người dân những cuốn kinh, cuốn sách để thực hiện bước đầu trong 3 bước căn bản của người tu là văn – tư – tu để từng bước tăng trưởng trí tuệ, để tiến đúng trên con đường giác ngộ và giải thoát nên yêu thương (cùng với trí tuệ) luôn được đặt lên hàng đầu.
04/02/2017(Xem: 7039)
Mồng một Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho '' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra. (Nyingma có nghiã là Cổ xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người nắm giữ dòng truyền thừa Nyingma, (đã thị tịch vào tháng Hai năm 2008) - Buổi cúng dường được thực hiện bởi những Tấm Lòng:
01/02/2017(Xem: 7647)
Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu, vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010). Cầm trên tay tập sách, thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú trì đã ghi: Ta-bà vật đổi sao dời Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, Hoa Sơn dù trải nắng mưa Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.
01/02/2017(Xem: 7665)
Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội, dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.
01/02/2017(Xem: 10548)
Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi.
01/02/2017(Xem: 16351)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
31/01/2017(Xem: 5509)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]