Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?

20/03/201216:57(Xem: 9624)
Thần chú Đại bi, đủ hay thiếu?
THẦN CHÚ ĐẠI BI, ĐỦ HAY THIẾU?
Hạo Nhiên

LTS: Chú Đại bi là thần chú quen thuộc, rất phổ biến, được Tăng Ni và Phật tử trì tụng hàng ngày, có mặt hầu hết trong các kinh Nhật tụng và nghi thức tụng niệm. Lâu nay, trong giới Phật giáo, có nhiều ý kiến về việc chú Đại bi bị thiếu năm âm ‘na ma bà tát đa’ và đề nghị Giáo hội bổ sung để cho kinh Nhật tụng được hoàn chỉnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu Phật học đã có nhiều cách lý giải khác nhau cho sự ‘thiếu, đủ’ này. Nay, BBT trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu đối chiếu của tác giả Hạo Nhiên, khẳng định chú Đại bi không hề bị thiếu, đồng thời thiết tha kêu gọi những độc giả quan tâm, chia sẻ thêm về vấn đề này.

Chú Đại bi là một trong những bài thần chú dài, xuất hiện và thịnh hành trong giới Phật giáo Trung Quốc vào các thời Đường, Tống. Ở Việt Nam, ta không biết chú Đại bi được Tăng Ni, Phật tử trì tụng từ thời nào, nhưng phổ biến nhất có lẽ là ở thời cận đại, từ khi có kinh Nhật tụng ấn hành bằng chữ Quốc ngữ được phát hành rộng rãi.

thanchudaibi-content

Thiên thủ Quán Âm và thần chú Đại bi

Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni, Vô ngại đại bi đà-la-ni, Cứu khổ đà-la-ni, Diên thọ đà-la-ni, Diệt ác thú đà-la-ni, Phá ác nghiệp chướng đà-la-ni, Mãn nguyện đà-la-ni, Tùy tâm tự tại đà-la-ni, Tốc siêu thập địa đà-la-ni.

Theo ghi chép trong Kinh tạng, bài chú này đã được 99 ức hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ tuyên thuyết (đã được chư Phật nhiều bằng số cát trong 99 ức con sông Hằng tuyên thuyết), và Bồ-tát Quán Thế Âm đã thọ trì thần chú này từ nơi Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai. Lúc bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm mới ở ngôi Sơ địa, một lần nghe được thần chú này lập tức vượt lên ngôi Bát địa, cho nên Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ, phát thệ nguyện phổ biến rộng rãi thần chú này để làm lợi lạc chúng sinh. Lời phát nguyện lập tức ứng nghiệm, ngay trên thân Bồ-tát Quán Thế Âm sinh ra ngàn tay ngàn mắt.

Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu(ĐTK/ĐCTT), những bản kinh liên quan đến bài chú này có rất nhiều, ở đây xin liệt kê một số kinh tiêu biểu:

- Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh, 2 quyển, do Bất Không dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1056).

- Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh, 2 quyển, do Trí Thông dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1057).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh,1 quyển, do Bồ-đề-lưu-chí (Bodhiruci) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1058).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh, 1 quyển, do Già-phạm-đạt-ma (Bhagavaddharma) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1060).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản, 1 quyển, do Kim Cang Trí (Vajrabodhi) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1061).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại thân chú bản, 1 quyển, cũng do Kim Cang Trí dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1062).

- Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát đại bi tâm đà-la-ni, 1 quyển, do Bất Không (Amoghavajra) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1064).

- Thiên quang nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát bí mật pháp kinh, 1 quyển, do Tô-phược-la dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1065).

- Đại bi tâm đà-la-ni tu hành niệm tụng lược nghi, 1 quyển, cũng do Bất Không dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1066).

- Thiên thủ Quán Âm tạo thứ đệ pháp nghi quỹ,1 quyển, do Thiện Vô Úy (Śubhākarasiṃha) dịch vào đời nhà Đường (ĐTK/ĐCTT, tập 20, kinh số 1068).

- Thiên thủ nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh Sa-môn Tri Lễ biên tập vào đời nhà Tống (ĐTK/ĐCTT, tập 46, kinh số 1950).

- Đại bi khải thỉnh,Khuyết dịch (ĐTK/ĐCTT, tập 85, kinh số 2843).

Trong những tác phẩm trên, toàn văn bài chú giữa các kinh khác nhau cũng có những sai biệt về số câu và số chữ. Chẳng hạn, bản dịch của Trí Thông (Thiên nhãn thiên tí Quán Thế Âm Bồ-tát đà-la-ni thần chú kinh,quyển Thượng), và bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát mụ đà-la-ni thân kinh)thì toàn văn bài chú Đại bi có 94 câu. Bản dịch của Kim Cang Trí (Thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni chú bản) thì có 113 câu. Bản dịch của Bất Không(Kim cang đỉnh du-già thiên thủ thiên nhãn Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành nghi quỹ kinh,quyển Hạ) thì có 40 câu. Bản dịch của Già-phạm-đạt-ma (Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni kinh)thì có 82 câu…

Điều quan trọng là, tất cả các bài chú Đại bi trong những bản kinh thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu,đều không có năm chữ ‘na ma bà tát đa’ (那摩婆薩哆). Do đó, nghi thức tụng niệm lưu hành ở Việt Nam từ trước đến nay đều y cứ vào Đại tạng kinh, nên không có năm chữ này là điều tất nhiên! Thêm nữa, từ trước đến nay, cả hai truyền thống Mật giáo và Hiển giáo, đều sử dụng bản dịch của Già-phạm-đạt-ma để trì tụng, mà bản dịch này vốn không có năm âm ‘na ma bà tát đa’; nguyên bản bài chú này phân chia thành 82 câu, nhưng sau này phân chia thành 84 câu.

Gần đây, các nước sử dụng chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng đều sử dụng bản dịch của một học giả người Nhật, mà toàn văn bài chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’ vốn không có trong bản dịch của hai vị đại sư Bất Không và Già-phạm-đạt-ma. Bản chữ Phạn cũng được trưng ra để làm y cứ cho các bản dịch ra chữ Hán, Mãn, Mông, Tạng mới.

Theo chỗ chúng tôi tìm kiếm, thì chỉ có bốn bản kinh nằm trong Tục tạng kinh chữ Vạn, liên quan đến chú Đại bi có năm âm ‘na ma bà tát đa’, đó là:

- Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm chú hành pháp, do Tứ minh tôn giả Tri Lễ biên tập nghi quỹ lần đầu, Hoa sơn Luật sư Độc Thể hiệu đính và Gia hòa Sa-môn Tịch Xiêm thêm vào hình tượng, chú Đại bi có 84 câu, trong đó câu thứ 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’ (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1480).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục thắng hội tu trai nghi quỹ, do Tứ minh Đông Hồ Sa-môn Chí Bát cẩn soạn đời Tống, Sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê, làng Cổ Hàng, hiệu đính vào đời nhà Minh, chú Đại bi có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ với lời chú thích ‘Bản tiếng Tây Tạng không có 5 âm này [藏本無此五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1497).

- Pháp giới thánh phàm thủy lục đạo tràng pháp luân bảo hối, chú Đại bi có 82 câu, trong đó câu 16 có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng lại để trong ngoặc với lời chú thích là ‘bản lưu truyền ở thế gian có 5 âm ‘na ma bà tát đa’ [世本有那摩婆薩哆五字] (Tục tạng kinh chữ Vạn, tập 74, kinh số 1499).

- Quán Thế Âm trì nghiệm ký,quyển Hạ, do Thích Tuân Thức, tăng nhân của Thiên Thai tông, thời Bắc Tống biên soạn. Tác phẩm này dẫn chú Đại bi do Bất Không dịch, có năm âm ‘na ma bà tát đa’, nhưng như chúng ta thấy, trong ĐTK/ĐCTT, tác phẩm của Bất Không dịch không có năm âm này.

Như vậy, số lượng kinh điển liên quan đến chú Đại bi và có thêm năm âm ‘na ma bà tát đa’ chỉ có trong Tục tạng, và đều do những Tăng nhân nước Trung Quốc biên tập chứ không phải phiên dịch từ bản tiếng Phạn. Cho nên, chúng ta không có bất cứ cơ sở vững chắc nào để khẳng định bài chú Đại bi đầy đủ là phải có năm âm ‘na ma bà tát đa’.

Hạo Nhiên

Bài liên quan:
TÌM HIỂU DO ĐÂU CHÚ ĐẠI BI IN THIẾU- Phúc Trung
Xem thêm:
Những Hạt Đậu Biết Nhảy- Tác giả: Lâm Thanh Huyền - Dịch giả: Phạm Huê

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2017(Xem: 10127)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thông báo đến phật tử xa gần ! “Xây Chùa làm phúc nối tiền nhân Tô tượng, đúc chuông truyền hậu thế” Sự hiện hữu của ngôi chùa, âm thanh vang vọng của tiếng chuông như giọt nước cành dương xoá tan bao nỗi khổ đau, thức tỉnh con người bỏ ác làm lành, quay về với đạo lý giác ngộ và giải thoát.
18/02/2017(Xem: 8342)
Rừng chiếm 31% diện tích đất của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng của thế giới vì rừng đã tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú các loài sinh vật; và là nơi nương tựa của hơn 1,6 tỷ người về lương thực, nước sinh hoạt, nước sạch, dược thảo, áo quần và nhà ở.[1] Không những thế, rừng giữ vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng vì rừng giúp điều hòa không khí: cung cấp dồi dào lượng ô-xy cho con người và muôn loài động vật, vi sinh sinh vật đồng thời hấp thụ khí CO2 và những chất khí gây ô nhiễm làm sạch môi trường; chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; và bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm.
17/02/2017(Xem: 8582)
Lạc là vui, an có âm là yên. An lạc là yên ổn trong vui sướng. Ai cũng muốn sống trong vui sướng, không ai muốn sống trong đau khổ. Sáng nay, đứng trên cầu Hàm Luông nhìn dòng sông nhẹ trôi mà cảm nhận mọi thứ đều an lạc.
14/02/2017(Xem: 9609)
Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ? Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi - Danh lợi mất, tôi xem rằng chưa mất - Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!
12/02/2017(Xem: 9978)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như khai thác quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp hiện đại như chăn nuôi, dùng thuốc hóa học, trừ sâu, diệt cỏ, khai thác rừng bừa bãi, các ngành công nghiệp nặng, ngành vận tải, vv… làm gia tăng đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo thành một ‘tấm kính lớn’ phản chiếu ngược lại đốt nóng Trái đất của chúng ta, tận diệt “Đất Mẹ”.
11/02/2017(Xem: 9257)
Cuốn Tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải" của nhiều tác giả.
11/02/2017(Xem: 8132)
Có một mảnh đất (đúng hơn là khu núi và rừng) rộng chừng gần 20 héc ta, cách Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan khoảng 300 km tại khu vực Khao Yai được biết đến là Làng Mai Thái Lan. Có người gọi vùng đất này là Pack Chong. Có người tìm về Khao Yai. Nhưng ai đó bắt xe về Làng Mai. Cả tây lẫn ta. Cả người Thái, người phương tây, lẫn người các nước khác nhau trên thế giới và người Việt.
08/02/2017(Xem: 5701)
Lẽ ra trưa nay tôi đã không gặp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh bởi tôi luôn chọn cho mình 1 góc riêng trong trai đường để ngồi ăn trưa, tránh tối đa tiếp xúc với mọi người, để có thời ăn trưa thật sự trong chánh niệm. Tuy nhiên vừa đặt cơm xuống bàn thì thầy Từ Thông xuất hiện ngồi xuống ngay đối diện tôi. Dĩ nhiên rằng cả 2 thầy trò đã hoàn toàn im lặng và rất chánh niệm trong bữa ăn. Sau đó 2 thầy trò mới dành thời gian bàn về chuyện thiền, chuyện đạo. Đã hơn 12 giờ trưa.
08/02/2017(Xem: 14070)
Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. ngộ nhận này kéo dài hơn 2500, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử. KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.
08/02/2017(Xem: 7564)
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai Đó là Xuân của Ngài Thiền Sư Mãn Giác, Xuân của Phật Pháp là vậy. Thêm một mùa Xuân nữa trôi qua trên xứ người, 42 mùa xuân viễn xứ. Chúng ta tự hỏi, mỗi một người đã góp công góp sức cho đời, cho đạo được bao nhiêu lợi tha. Trong kinh Đại Trí Độ Luận, đức Phật có dạy rằng: Mọi việc xảy ra trong đời này có thể tốt với người này mà cũng có thể trở thành xấu với người kia. Tất cả cũng đều do nhân duyên thành tựu và cũng từ nhân duyên nó cũng sẽ tan rã ra. Trùng trùng duyên khởi và trùng trùng biến hiện là vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]