Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niêm hoa vi tiếu

17/02/201211:00(Xem: 10196)
Niêm hoa vi tiếu

NIÊM HOA VI TIẾU

Niêm:Cầm đưa lên. Hoa:cái bông. Vi:nhỏ. Tiếu:cười. Niêm hoa:cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu:cười mỉm.

Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu."Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.

Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.

1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:

"Trongcuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

-Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưanay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."

Nhưngviệc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhàTùy, Đường, cũng không có nói đến.

Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.

2. Theo sách Tông môn Tạp lục:

"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:

- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?

Tuệ Tuyền đáp:

- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.

Vương An Thạch nói:

-Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.

ĐứcThế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.

Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, chonên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)

Ý NGHĨA:

CaDiếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nóẩn tàng sâu kín vi diệu bên trong, tuy có tướng mà không có tướng. Cái bông là biểu hiệu của Tâm, sự im lặng là biểu hiệu của Pháp. Tâm với Pháp tuy có mà không, tuy không mà có.

CaDiếp đã biết đem Nhãn với Tâm phối hiệp mà tương ứng nhau. Thần quang từ Mắt phát dụng, mà Thần quang chính là Linh quang của Tự Tánh, nó vốn ởnơi bổn Tâm. Đem Thần quang phối hiệp với bổn Tâm thì Tâm được quang minh tự tại. Còn nếu đem Thần quang vọng ra ngoài, nhiễm lấy trần cảnh thì Tâm bị vọng động hôn mê. Ca Diếp đã dùng Mắt xem Tâm, thâu Thần nơi con Mắt, khiến nó trở về Tâm khiếu, gọi là phép Hồi Quang Phản Chiếu, hay là Phản Bổn Hoàn Nguyên. Ấy là bí quyết về Tâm không, vô chấp vậy.

Phậtđưa cái bông lên là ý Ngài đưa cái Tâm duy nhứt lên cho tăng chúng thấy. Thế mà tăng chúng chỉ thấy bông chớ không thấy Tâm. Chỉ có Ca Diếplà thấy được Tâm, quán triệt được chỗ vi diệu của Chánh pháp của Phật, không bị cái tướng của cái bông che mắt, nên mới đạt được Tâm ấn bí truyền của Phật. Vì vậy mà Đức Phật Thích Ca mới giao ngôi Nhứt Tổ Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp.

Câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu nầy được xem là hột giống Thiền mà Đức Phật Thích Ca đã gieo vào Phật giáo lúc Phật còn sanh tiền.

Nhưnghột giống ấy không nẩy nở được ở đất nước Ấn Độ, phải chờ đợi đến đời Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, Ngài mới đem hột giống Thiền ấy gieo vào đất Trung Hoa thì nó mới nẩy nở và phát triển rực rỡ vào thời Lục Tổ HuệNăng, và được truyền lại cho đến ngày nay.

(Nguồn: http://www.caodaiebook.info/CaoDaiTuDien/n/n3-003.htm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2017(Xem: 10011)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29532)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102200)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8740)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 8001)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11645)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
11/10/2017(Xem: 7615)
Sáng nay, mở cửa đón một ngày mới, ngày mới có thực đang hiển hiện rõ ràng trước lục căn cùng lúc tiếp nhận, nên xin đừng nói đó là ngày của cõi chiêm bao hư ảo, của cõi vô thường giả tạm, tôi lại nhận được tin thêm một người hàng xóm đã qua đời. Một người mẹ, người bà, đã tám mươi năm sống với thế gian hỗn độn lổn ngổn sướng khổ buồn vui. Hết nợ hết duyên kiếp này rồi, thì bà xuôi tay nhắm mắt vĩnh biệt trần gian mà ra đi thôi.
11/10/2017(Xem: 9777)
Tôi vừa hoan hỷ, vừa xúc động khi nhận được thư thông báo về đại nguyện xuất gia của anh Trần Duy Phô. Hoan hỷ là vì sinh ra kiếp làm người đã khó; lại được nhìn thấy ánh sáng Phật pháp lại càng khó hơn. Một bước cuối đời là được xuất gia Phật đạo để tìm con đường giải thoát là một hồng ân mà trong cuộc sống của một xã hội vừa thực dụng vừa năng động như Hoa Kỳ thì mộng ước xuất gia đi tu, trong anh em chúng ta, mấy người có được.
11/10/2017(Xem: 8698)
“Sau những giờ gò bó, ăn mặc nghiêm trang khi ở tòa án hay ở văn phòng, về tới lớp Thiền, tôi mặc thoải mái thế này, tôi cảm thấy mình thật trở về với chính mình, trút bỏ được những hình thức, những suy tư rối rắm thường ngày…”.
08/10/2017(Xem: 8669)
Tâm Thư Về Việc Thành Lập Bệnh Viện Đa Khoa Miễn Phí - Tiến Sỹ Tiến Đặng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]