Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không lầm thân mộng

22/01/201217:59(Xem: 6910)
Không lầm thân mộng
ht%20thanh%20tu

Mỗi đêm chúng ta đềutụng Bát-nhã “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chiếu kiến ngũ uẩn của ai? Ngũuẩn của mình. Như vậy là soi sáng, xét nét lại chính mình để biết rõ năm uẩnkhông thật, không có thực thể, từ đó mà qua tất cả khổ nạn. Thân đã không thậtthì cảnh bên ngoài có thật được không? Không. Vậy mà con người luôn thấy thântâm và muôn sự muôn vật lúc nào cũng có thật.

Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quantrọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng taphải khắc tỉnh, mạnh dạn vượt qua ảo mộng. Có một sự tích liên quan đến đếnviệc gá thân mộng như thế này: Thiền sư “Đả Táo Đọa”, do đập bể ông táo màthành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng. Mộthôm Ngài dẫn chúng đi dạo núi, đến gần thung lũng thấy một miếu thờ, dân chúnglàm thịt bò, trâu, heo, gà dâng cúng liên miên. Hỏi ra được biết vị thần Táo ởmiếu này rất linh, cầu gì được nấy. Nghe rồi, Ngài cầm gậy vô miếu, thấy trênbàn thờ có để ba viên gạch, Ngài lấy gậy gõ vào đó nói: “Đây là do gạch đấthợp thành, linh từ đâu lại, thiêng ở chỗ nào ?”Nói xong, Ngài đập một gậy,ba viên gạch bể nát rơi xuống đất. Lát sau trên đường đi, gặp một vị áo xanh mũxanh quì trước mặt. Ngài hỏi:

- Ông là ai ?

- Con là thầnTáo trong miếu đến tạ ơn Hòa thượng.

Ngài nói:

- Ta đã làmgì mà ngươi tạ ơn ?

- Nhờ ơn Hòathượng nói lý vô sanh mà con tỉnh ngộ, thác sanh lên cõi trời, bỏ thân đọa đàytrong bao nhiêu đời ở tại miếu này.

Nói xong ôngđảnh lễ rồi biến mất. Thị giả thấy vậy mới thưa:

- Bạch Hòathượng, con hầu Ngài đã lâu mà không được nghe nói lý vô sanh, thần Táo này cóphước gì mà Hòa thượng mới nói một câu ông liền ngộ ?

Ngài lặp lạicâu nói trên cho thị giả nghe và hỏi:

- Ông hộikhông ?

- Dạ conkhông hội.

Ngài nói:

- Bể rồi! Bểrồi! Rơi rồi! Rơi rồi!

Thị giả liềnngộ.

Kể chuyện nàyđể quí vị hiểu chỗ chúng tôi dùng chữ gá. Thần Táo gá vào đất gạch mà phải ở đóbao nhiêu năm. Còn chúng ta gá vào cái gì? Gá vào đất nước gió lửa, rồi chấp đócho là mình, có đau khổ chưa? Cho là mình rồi thì giành hơn giành thua, chấpphải chấp quấy. Bao nhiêu tội nghiệp cũng từ đó mà ra. Nếu bây giờ nhớ thân nàylà cái mình gá, không có gì quan trọng hết, biết như vậy là biết được lý vôsanh.

Thân này làgiả tạm, là mộng, mộng thì có gì thật đâu. Trong khi mộng, sanh cũng mộng, tửcũng mộng, sanh không thật sanh, tử không thật tử. Nhận được như vậy thì lý vôsanh hiện tiền. Ngay thân này, nhận được lẽ thật thì thấy đạo, thấy đạo thìthoát ly sanh tử. Ngược lại, chúng ta cứ bám vào thân này cho là thật, là quírồi xem cái khổ vui, hơn thua của nó là quan trọng, tức nhiên mình bị nó chiphối, không những trong hiện đời, mà cả lúc thọ thân sau. Cho nên ngay thân nàychúng ta thức tỉnh, biết được nó là mộng thì tự nhiên có thể lần lần thoát ly,không bị nó cuốn lôi nữa. Do đó thần Táo chỉ nhờ nghe câu: “Đây là do gạch đấthợp thành, linh từ đâu lại, thiêng ở chỗ nào ?”, ông giựt mình thức tỉnh liềnbuông được cái gạch đất và sanh lên cõi trời.

Chúng ta khibiết rõ thân này do đất nước gió lửa hợp thành, không phải thật mình thì sao ?Thật nhẹ nhàng biết mấy, nhưng không chịu buông, cứ bám vào đó mà hơn thua phảiquấy. Có những đêm tôi ngồi ở ngoài, đuổi muỗi cắn, tôi rờ thấy xương, thấythịt, một hồi tôi tức cười quá. Thân này thật không ra gì, gá vào nó cực quá.Gá từng khúc từng mảnh, mà cứ cho là mình, từ đó bao nhiêu cái dở phát sanh, kểkhông thể hết. Vậy mà cứ hài lòng, động đến là phản đối chống trả mãnh liệt.

Chúng ta chỉcần thức tỉnh thân này tạm gá mượn, lấy đó làm bè qua sông, đừng nghĩ nó làthật, cứ lo bồi bổ tô điểm đủ thứ mà chìm đắm, không qua sông được. Những điềutôi nói trên đây nhằm nhắc nhở cho cả Tăng Ni và cư sĩ. Nếu chúng ta thức tỉnhđược điều đó thì chuyện thoát ly sanh tử không khó. Còn nếu chúng ta mê hoàithì không biết chừng nào ra khỏi biển sanh tử. Cho nên chủ yếu Phật dạy lý vôngã là như vậy. Thấy rõ thân này không phải thật ngã thì tự nhiên thoát ly sanhtử. Nếu thấy là thật ngã thì ngàn đời không bao giờ ra khỏi sanh tử, dù tu hạnhgì cũng thế. Đó là một lẽ thật.

Đối với người tỉnh,thương mình là phải tìm ra cái gì thật mình, cái gì không phải thật mình. Chúngta xét xem nơi mình cái gì thật, cái gì không thật. Thân này thật không ? Khôngthật. Tạo sao? Vì thân vô thường, duyên hợp tạm có. Nhà Phật nói thân do bốnphần đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Chất cứng trong người là đất, chất ướttrong người là nước, chất động trong người là gió, hơi ấm trong người là lửa.Bốn thứ đó thiếu một thì không sống được.

Khi bốn chất đó hợp lạithành thân rồi, muốn thân tăng trưởng lâu dài thì phải mượn đất, nước, gió, lửabên ngoài bồi bổ thêm hoài. Như vậy nó mới còn, mới tăng trưởng. Như lỗ mũichúng ta đang thở. Hít vô là mượn, thở ra là trả. Mượn trả, mượn trả… trả ra màkhông mượn lại thì tắt thở. Nếu thân thật thì đâu cần mượn, mà mượn thì khôngthật. Đó là nói về gió.

Đến nước, một lát mượntách nước, mượn rồi trả. Rồi mượn cơm tức là mượn đất, mượn rồi cũng trả. Nhưvậy chúng ta sống an vui, khỏe mạnh là nhờ mượn trả suông sẻ. Nếu mượn trả trụctrặc thì phải đến bệnh viện cứu cấp liền. Thế thì giá trị của con người ở chỗnào? Chỉ là sự mượn trả, mà chúng ta cứ ngỡ mình thật, mình là chủ tất cả. Khithấy được thân này vay mượn tạm bợ, chúng ta có bớt quí nó không? Giả sử aichê, nói mình xấu quá ta có giận không? Đã là đồ vay mượn, xấu tốt có quantrọng gì.

Sở dĩ người ta chê mộtcâu mà mình nổi sân đùng đùng là do ta tưởng mình quí, tưởng mình tốt. Còn nếubiết mình là hư giả, người ta nói gì mình cũng cười thôi. Đó là người trí tuệ,ngược lại là kẻ si mê. Như vậy lấy cái tạm bợ làm cái chân thật của mình cóđược không ? Chắc chắn không được rồi. Đó là tôi nói về thân.

Đến tâm, cái gì là tâmmình ? Vấn đề này tế nhị hơn. Lâu nay chúng ta quen cho nghĩ thiện nghĩ ác… làtâm mình. Tôi xin hỏi, từ khi cha mẹ sinh ta ra đến ngày nhắm mắt, mình là mộthay trăm thứ tạp nhạp ? Tâm suy nghĩ thiện ác hơn thua phải quấy tạp nhạp, mộtngày đổi thay cả trăm lần. Nếu tâm ấy là mình thì chúng ta tạp nhạp mất rồi.Nên phải biết tâm buồn thương giận ghét hơn thua phải quấy chỉ là những mảnhvụn, tạm bợ, chứ không phải thật tâm mình.

Đạo Phật chỉ cho chúngta cái gì là thật nơi mình. Như khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tâm khôngcòn suy nghĩ lăng xăng nữa, mới được đức Phật đón về Cực Lạc. Tại sao phải niệmtới chỗ nhất tâm? Vì tất cả những nghĩ suy đều là tạp nhạp hư dối, không phảithật mình. Lặng hết những thứ đó, tâm chân thật mới hiện bày. Tâm chân thậthiện bày nên Phật mới đến đón. Cho nên niệm Phật phải niệm tới nhất tâm là vậy.

Người tu thiền để đượcđịnh. Định những tâm lăng xăng lộn xộn mà lâu nay chúng ta mê cứ tưởng nó làmình. Những thứ giả dối tạm bợ ấy lặng rồi thì được định. Định tới chỗ cứu kínhsẽ được Niết-bàn vô sanh. Như vậy, chủ trương đạo Phật dạy tu là dẹp tâm lăngxăng lộn xộn, trở về tâm chân thật sẵn có nơi mình. Lâu nay chúng ta quên nêncứ chạy theo những thứ lăng xăng thành ra chìm mãi trong sanh tử khổ đau.

Năm cũ sắptàn, bước qua năm mới, chúng tôi mong rằng quí vị tại gia nỗ lực làm đúng tinhthần học hiểu của mình. Còn giới xuất gia lập chí đúng tinh thần người xuấtgia, để chúng ta chuẩn bị cho năm mới, cương quyết tiến tới mục đích mình đãđịnh.

Mong tất cảchuẩn bị cho năm mới đẹp đẽ hơn, mạnh mẽ hơn, cứng cỏi hơn để đạt được sở nguyệncủa mình. Đó là lời chúc xuân của tôi.

HT. Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4931)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4953)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5381)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4811)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4115)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7362)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5942)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5354)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6092)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5244)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]