Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa Nghi lễ Phật giáo

23/09/201005:54(Xem: 12980)
Ý nghĩa Nghi lễ Phật giáo

Duc_Phat_Thich_Ca (1)

LỜI NÓI ĐẦU

Các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng một tôn giáo phải có đủ ba yếu tố : Triết học, nghi lễ, và thần thoại. Phật giáo là một tôn giáo nên cũng có đủ ba yếu tố trên. Tuy nhiên, là một tôn giáo không có thượng đế nên yếu tố nghi lễ và thần thoại của đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác. Mặt khác, hai yếu tố này đối với Phật giáo không được nhấn mạnh.

Thời Đức Phật còn tại thế, Bà-la-môn giáo coi việc nghi lễ tế tự là hàng đầu. Nghi lễ là đặc quyền của tu sĩ. Ý nghĩa của nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với Thượng đế, Thần linh, điều mà mọi người bình thường không với tới được. Đức Phật là người đả kích một cách mạnh mẽ vào thành trì nghi lễ ấy, rõ ràng từ thuở ban đầu đạo Phật đã từ bỏ một ý nghĩa nghi lễ như vậy.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, đời sống của Tăng đoàn có thay đổi, do sự thích nghi với phong tục tập quán, đápứng nhu cầu của quần chúng để tồn tại và phát triển, vấn đề nghi lễ được đặt ra.

Đạo Phật Việt Nam chịu sự ảnh hưởng đạoPhật Trung Hoa và chế độ phong kiến nên đã du nhập học thuật của Khổng, Lão và tín ngưỡng dân gian. Do đó, khía cạnh nghi lễ của Phật giáo khá phức tạp và phát triển khá mạnh mẽ. Nhất là thời kỳ phong kiếnkéo dài, nghi lễ tế tự được ưa chuộng khuyến khích. Vì vậy, triết lý đạo Phật cao siêu và trong sáng mà vẫn không khống chế hay giới hạn nổisự phát triển của nghi lễ. Nói cho công bằng thì nghi lễ cũng là góp phần một cách thiết thực và hiệu quả trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh, điều mà bậc tiền bối, Tổ sư thường nhấn mạnh rằng : Nghi lễ dù quan trọng vẫn chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh vào đạo, chứ khôngphải là con đường thật sự đạt đến giác ngộ.

ĐỊNH NGHĨA

Nghi : là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn phép …

Lễ : là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính …

Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.

Nghi lễ thường đi đôi với nhạc. Lễ và Nhạc, theo triết lý chủ yếu của Nho giáo, có tác dụng chuyển hóa con người và xã hội. Đức Khổng Tử coi lễ rất quan trọng để kiểm soát hành vi, ước muốn bất thiện của con người, còn nhạc để điều hòa cảm hóa lòngngười. Nhạc và Lễ của Nho giáo đã ăn sâu vào đường lối cai trị của quốc gia và quan niệm sống của xã hội thời xưa. Nó ảnh hưởng nhất định vào nếp sống của con người và xã hội Á Đông ngày nay.

Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần Lễ và Nhạc, tùy theo truyền thống văn hóa nghệ thuật của mỗi miền mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống ấy. Nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc, là một mảng của nền văn hóa truyền thống cần phải tôn trọng bảo tồn.

Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ

1. Nghi lễ biểu hiện lòng tôn kính Tambảo :

Để bày tỏ niềm tin, lòng thành kính củamình đối với Đức Phật, chánh pháp và chúng tăng, người Phật tử đảnh lễcúng dường, ca ngợi Tam bảo. Niềm tin Tam bảo sâu sắc sẽ tạo một sự chuyển hóa trong tâm hồn con người. Người tu tập dựa vào đức tin cũng có những tiến bộ tâm linh nhất định. Trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật đề cập đến bảy quả vị tu chứng, trong đó quả vị “Tùy tín hành” là một; quảvị này thuộc về tình cảm hay niềm tin vững chắc đối với Tam bảo.

Trong ý nghĩa tôn giáo, nghi lễ là một món ăn tinh thần cần thiết của tín đồ. Khi mà tâm hồn con người chưa được khai phóng triệt để, nói cách khác là trình độ nhận thức của tín đồ chưa đạt đến tầm cao, chưa tự giải thoát đối với mọi hệ lụy của cuộcđời thì nghi lễ biểu lộ lòng thành kính trong sạch của tín đồ đối với bậc Đạo sư, đối với Pháp, đối với Tăng, qua hành vi ngôn ngữ. Trong trường hợp này, nghi lễ tất nhiên được coi trọng và khuyến khích, vì đólà hành động tăng thượng tâm, thiện pháp củng cố, ác pháp tổn giảm.

Có người cho rằng, nghi lễ là hình thứckhông cần thiết, họ chỉ tu tâm thôi, tâm mới quan trọng. Thực ra, tâm có tu hay không phải coi tướng có ổn định hay không. Trong nghĩa rộng của nghi lễ thì ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh đều là nghi lễ cả.

2. Nghi lễ nghệ thuật hóa triết lý :

Nền triết lý của đạo Phật rất cao siêu nên đối với quần chúng bình dân khó thâm nhập. Thông qua nghi lễ, đạo lý cao siêu được cảm nhận bằng trái tim hơn là bằng trí óc. Triết lý được nghệ thuật hóa có vẻ như nghịch lý; tuy nhiên, cách thể hiện của nghi lễ lại dựa trên cơ sở triết lý.Điều đó có nghĩa là nội dung và ý nghĩa nghi lễ không xa rời giáo lý Phật dạy. Có điều là chúng ta chỉ cóthể cảm nhận được bằng trực giác hay bằng tình cảm mà không thể diễn tả bằng ngôn từ ý niệm. Có những bài tán, kệ tụng rất thâm thúy, rất hay, làm ta xúc động mạnh, làm tâm hồn ta sáng lên, nhưng ta có thể không hiểu hết ý tứ của nó. Đó là lý do tại sao có những vị thích nhữngbài kệ tụng bằng chữ Hán hơn là dịch ra tiếng Việt. Khi nghi lễ chuyênchở được đạo lý cao siêu thì tín ngưỡng của người Phật tử trở thành pháp môn tu tập và phương pháp hành đạo.

Có những vị thầy chuyên môn về nghi lễ cho rằng nhạc Phật giáo là một nghệ thuật diễn đạt đời sống tâm linh vượt thoát khổ đau phiền muộn, cũng như một thi sĩ sáng tác một bài thơhay đem đến cho người thưởng thức một niềm vui nhẹ nhàng và thanh thoát. Với quan điểm này, họ gợi ý cho ta có cái nhìn về nghi lễ như làmột bộ môn nghệ thuật mà mục tiêu là đem lại an lạc cho tâm hồn. Ví dụ: Khi ta đi vào một ngôi chùa cổ kính ẩn hiện dưới những tàn cây râm mát, không gian yên tĩnh, tiếng chuông ngân nga dìu dặt, tiếng mõ ấm ápvọng đều, những âm điệu của lời kinh tiếng kệ, khi thì cao vút, khi thì trầm hùng, vỗ về dịu nhẹ; tất cả những điều ấy làm cho ta lắng dịu tâm hồn, tan biến những tư dục, những cuồng vọng âu lo phiền muộn. Quả thật, nghi lễ là một nghệ thuật chuyên chở triết lý vào lòng người.

3. Nghi lễ là phương tiện độ sanh :

Trong các phương tiện dẫn dắt người vàođạo, nghi lễ là một phương tiện phổ biến, hiệu quả rất cao, có nhiều người không bao giờ đi chùa, nhân dịp cha mẹ, ông bà qua đời, quý thầy giúp đỡ lễ tang, từ đó họ đi chùa quy y. Nhu cầu về tinh thần của con người rất lớn. Cầu nguyện là một phương pháp tốt nhất khi những bất an xảy đến cho họ mà không thể giải quyết được bằng các phương tiện khác. Không ai có thể nắm chắc những gì mình có, không ai có thể biết được bao giờ tai nạn sẽ đến, mình sẽ chết hay chia tay với người thương. Mặtkhác, khi thể hiện tình cảm với người đã khuất hay bày tỏ những ước mơthầm kín đối với cuộc đời…, người ta thường hướng về cầu nguyện bằng những nghi lễ tôn giáo. Vì nghi lễ đáp ứng nhu cầu tinh thần tình cảm nên dễ thuyết phục quần chúng hơn những bài thuyết pháp đầy triết lý.

Đã là phương tiện thì chúng không phải là chân thật. Vì vậy vị thầy sử dụng nghi lễ cần có những giới hạn nhấtđịnh và nên có thái độ vô chấp đối với nghi lễ. Nhất là cần tạo cho nghi lễ có những ý nghĩa giải thoát khổ đau.

4. Nghi lễ làm trang nghiêm tâm và đạotràng :

Một cuộc lễ đúng cách có tác dụng làm cho tâm hồn định tĩnh, chuyên chú trang nghiêm. Con người rất dễ bị ngoại cảnh tác động, nên một khung cảnh trang nghiêm có nghi lễ, quy củ, làm cho lòng người có những rung cảm và ứng xử thích hợp. Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai; ở chỗ có đền miếu chùa chiền thì có cái không khí tôn kính. Nhờ nghi lễ mà mọi người tự khép mình vào trong cái không khíấy, và điều quan trọng là nghi lễ tạo ra không khí đạo đức.

Khi tiến hành một cuộc lễ, người chủ lễhay những người tham dự lễ thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, chuyên chú vào nội dung cuộc lễ. Như vậy tâm của mọi người đều được trang nghiêm. Ngay cả những người không theo tôn giáo, hay không thích nghi lễ tôn giáo, khi họ đứng vào hàng ngũ hay đạo tràng thì tự họ trở nên cung kính một cách tự nhiên. Nếu một khóa lễ không đảm bảo được tính nghi lễthì sẽ không có tác dụng tốt như thế mà nó có thể phản tác dụng.

TÁC DỤNG CỦA NGHI LỄ

Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với cáctôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng nghi lễ nhưng nó vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, bởi lẽ để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

1. Đối với quần chúng :

Phần đông quần chúng đến với đạo Phật qua nhu cầu nghi lễ, nghĩa là đến với đạo bằng con đường tình cảm. Một khóa lễ đúng mức có tác dụng cảm hóa rất lớn không thua một thời pháp hay. Có nơi nghi lễ lại có tác dụng hơn sự thuyết giảng. Nhu cầu phục vụ nghi lễ vừa cao rộng vừa gắn bó với các sinh hoạt tinh thần, tình cảm, ước muốn của nhân dân.

Chúng ta biết rằng, xã hội Á Đông chịu ảnh hưởng nền văn hóa Nho, Phật, Lão, nhất là Nho giáo. Trong đó, Nhạc lễ là phương cách chính để cải hóa con người và xã hội. Nhạc lễ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và đạo đức của con người. Vì vậy, Phật giáo đã có một gia tài nghi lễ rất phong phú và chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình duy trì và phát triển đạo pháp.

Mối liên hệ của con người trong xã hội rất phức tạp. Trong đó, các mối liên hệ tình cảm chiếm phần lớn như là :Cúng kỵ ông bà cha mẹ tổ tiên, ma chay, hiếu hỷ, âm binh cô hồn, thờ cúng thần thánh, cầu an, cầu siêu, cưới hỏi, xây dựng nhà cửa, chúc thọ… Các nghi lễ tôn giáo và lễ hội truyền thống như : Tết nguyên đán, rằm tháng giêng, lễ Phật đản, lễ vía Phật, Bồ-tát, Tổ sư, lễ Vu lan, rằm tháng mười … Những lễ như vậy chi phối mạnh mẽ đến các sinh hoạt tinh thần, văn hóa của đời sống nhân dân. Quý thầy được quần chúng coi trọng và ngôi chùa là nơi diễn ra hầu hết các buổi lễ ấy. Thông qua nhucầu nghi lễ, chúng ta tạo được mối quan hệ gắn bó giữa đạo và đời, giữa người tu hành với quần chúng nhân dân. Qua đó, chúng ta có thể chuyển hóa họ bỏ ác làm lành, sống có đạo đức, an lạc.

2. Đối với đạo pháp :

Duy trì và phát triển đạo pháp là nhiệmvụ của người Phật tử, phát triển tín đồ là nhiệm vụ của chư tăng trongGiáo hội, nhất là các vị Trụ trì. Để làm tốt nhiệm vụ đó, vị Trụ trì phải nắm vững nghi lễ. Thực hành nghi lễ đúng mức sẽ là phương tiện sắcbén để hoằng pháp. Tuy nhiên, nếu không vững vàng bản lĩnh, ta có thể biến nghi lễ thành mê tín dị đoan, biến đạo Phật thành tà đạo. Nhu cầu nghi lễ của quần chúng rất khó kiểm soát, có những yêu cầu về nghi lễ rất phi lý nhưng không ai hướng dẫn hoặc mạnh dạn bác bỏ nên chúng tồn tại một cách có hại. Người trụ trì vững chãi về nghi lễ và hiểu rõ ý nghĩa của nó sẽ dễ dàng hướng dẫn quần chúng đi vào chánh pháp. Bằng ngược lại, mình sẽ làm công không cho tà đạo, tuyên truyền giùm họ những nghi lễ vốn không được chấp nhận trong đạo Phật, điều đó dẫn đến sự pha loãng phẩm chất tốt đẹp của đạo Phật.

Sử dụng nghi lễ như là phương tiện độ sanh cần phải có định hướng rõ và nhất quán, nghĩa là nghi lễ phải có ýnghĩa và nội dung đúng chánh pháp. Như vậy nghi lễ mới có ích cho đạo pháp.

MẶT TRÁI CỦA NGHI LỄ

Yếu tố nghi lễ đối với Phật giáo không được coi trọng mấy so với yếu tố triết lý hay tu tập, thiền định. Bởi lẽ, nghi lễ thỏa mãn nhu cầu cảm xúc mang tính sơ khai của một người mới vào đạo. Vì vậy, nghi lễ dễ bị đi lệch hướng, dẫn đến hạ thấp giá trị của nghi lễ. Nghĩa là cũng có những tác dụng tiêu cực, có thể có baphương diện tiêu cực như sau :

1. Nghi lễ là phương tiện kiếm sống :

Có một số Tăng Ni hành nghề cúng bái đểsinh sống; họ đáp ứng mọi yêu cầu về nghi lễ của quần chúng với điều kiện giá cả thỏa thuận, có chùa còn niêm yết bảng giá của một khóa lễ là bao nhiêu, tùy theo thời kinh dài hay ngắn, lễ lớn hay nhỏ. Vai trò của họ một mặt nào đó cũng góp phần vào công việc hoằng pháp nhưng chủ yếu là lợi ích về kinh tế. Họ không cần phải thực hành nghi lễ đúng chánh pháp mà tùy thuộc vào đối tượng cần cái gì theo tiêu chuẩn của kinh tế thị trường : “Khách hàng là thượng đế”. Vì vậy, lễ nào cũng đápứng sẽ làm cho giá trị của nghi lễ bị hạ thấp. Qua đó, một bộ phận nhân dân ngoài xã hội nhìn vào đạo Phật qua khía cạnh nghi lễ của các vị này, và họ xem đạo Phật như là một loại tín ngưỡng dân gian thấp kém.

Một vị tu sĩ trở nên một thầy cúng, thường thì không cần phải tinh chuyên giới luật hay học hành kinh luận gì, chỉ cần nắm một ít nghi lễ là được. Đó là tai hại của nghi lễ trongý nghĩa tiêu cực.

2. Nghi lễ và mê tín dị đoan :

Vấn đề nghi lễ chân chính, đúng chánh pháp và nghi lễ không đúng chánh pháp ít ai đặt ra cho phân minh. Sự mập mờ của nó làm cho nghi lễ dễ bị lệch lạc. Nhu cầu nghi lễ của quần chúng rất đa dạng và phức tạp. Tùy theo tín ngưỡng địa phương, phong tục tập quán văn hóa của từng vùng mà yêu cầu nghi lễ trở nên phức tạp đa dạng. Tiêu chuẩn của nghi lễ chân chính không rõ, chỉ dựa vào trình độ của một vị thầy mà sắc thái nghi lễ của nơi ấy đúng hay sai. Ngày xưa có một số người ngoài xã hội, họ hành nghề bói toán thiên văn, địa lý, ngày giờ tốt xấu, trừ tà, trừ quỷ, rước hồn vớt xác, cúng hình nhânthế mạng, đốt vàng mã … Ngày nay các loại nhu cầu ấy đều nằm ở trong chùa. Có nhu cầu đương nhiên phải giải quyết nhu cầu. Nếu vị Trụ trì không vững chãi, không đủ trình độ thì dễ dàng biến chùa thành nơi hoạtđộng mê tín dị đoan.

Mê tín hay chánh tín khác nhau căn bản ởchỗ ý nghĩa đạo lý của nghi lễ ấy, nội dung phải phù hợp với đạo lý nhân quả, nghiệp báo, duyên sinh. Nếu người chủ lễ thông suốt về nội dung và mục đích của cuộc lễ, có thể biến tà đạo thành chánh đạo. Như chàng Sigala theo ngoại đạo lễ bái lục phương với ý nghĩa cầu thần sáu phương phù hộ. Đức Phật chỉ cho anh ta ý nghĩa khác mang tính đạo đức hơn, đó là sáu mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Nhờ vào sự hướng dẫn sáng suốt của các vị Trụ trì, quần chúng sẽ dần dần chuyển hướng đúng theo chánh pháp.

3. Nghi lễ làm cho đạo Phật thuần túy tín ngưỡng :

Nghi lễ nếu được coi trọng thực hành thường xuyên và không có gì thêm nữa thì nó sẽ đưa đạo Phật trở thành tín ngưỡng thuần túy. Nghĩa là đạo Phật sẽ đánh mất phần cao siêu và giá trị là trí tuệ và giải thoát. Niềm tin vào thần thánh, cúng tế cầu nguyện là tín ngưỡng phổ thông. Nếu không có phần triết lý đạo học, thìđạo Phật sẽ đứng ngang hàng với các tín ngưỡng dân gian khác. Nghi lễ như vậy không còn là phương tiện nữa mà trở thành mục đích cứu cánh.

Có nhiều người nhìn đạo Phật qua các khía cạnh tín ngưỡng, coi những người Phật tử là những người chuyên “cầu trời khẩn Phật” và những ông thầy tu chỉ biết quỳ gối lạy lục cầu xin. Tín ngưỡng dù là một loại hình văn hóa nhưng nó không biểu hiện sựgiải thoát giác ngộ và thoát khổ được. Đạo Phật chỉ coi tín ngưỡng là bước đầu tiên mà thôi. Do đó, nghi lễ dễ biến đạo Phật thành một loại tín ngưỡng thuần túy.

KẾT LUẬN

Nghi lễ Phật giáo là một pháp môn tu tập cũng có tác dụng chuyển hóa khổ đau, làm giảm áp lực của tham lam, sân hận, si mê. Mặt khác, đó là một phương tiện hoằng pháp lợi sanh rấtcó hiệu quả. Suốt gần 2.000 năm, đạo Phật có mặt trên đất Việt, nghi lễ Phật giáo đã tạo thành những dấu ấn tín ngưỡng văn hóa, đã xây dựng nền đạo đức và truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt.

Để tiếp tục thực hiện tốt đẹp chức năngcủa nghi lễ Phật giáo, trong thời hiện đại, chúng ta cần phải quan tâmhơn về việc thay đổi những gì không còn phù hợp, để làm cho nghi lễ vẫn là nét văn hóa đẹp của xã hội và đáp ứng nhu cầu hoằng pháp trong thế kỷ mới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2023(Xem: 2833)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2160)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4430)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 2993)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1919)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2305)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 4320)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 7559)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
22/09/2023(Xem: 4459)
Hương mây quyện giữa dòng hư huyễn Ai bồi hồi đưa mắt dõi xa xăm Chạnh dâu bể dăm khi hồn nức nở
04/09/2023(Xem: 6824)
Lời nói đầu Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]