Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời

18/01/201215:40(Xem: 10141)
Ý nghĩa phước hay họa ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời
Ý NGHĨA PHƯỚC HAY HỌA
NGÀY 23 THÁNG CHẠP ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Thích Trí Giải

cachepcachepTáo Quân(chữ Hán: 灶君); Táo Vương(灶王) hay Ông Táotrong tín ngưỡng dân gian ViệtNam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có nhữngtruyền thuyết về Táo Quân khác nhau. [1]

Thờcúng Ông táo theo Văn hóa Trung Quốc

Người Trung Quốccho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuốitháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗinăm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Vào ngày đó, ngườiTrung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo.Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay vàchở vua lên trời [2]

Thờcúng Ông táo theo Văn hóa Việt Nam

Người Việt quanniệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làmđúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp,trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp làngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ôngCông", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lêntrời. [3]

-Người dân ViệtNam theo tập tục văn hóa thờ cúng Ông Táo để cầu phước, cầu tài, gia đình hưngthịnh. Rồi cứ mỗi dịp tết Âm lịch, người dân thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyệnCẩm Khê (Phú Thọ) lại tất bật quăng chài, thả lưới thu hoạch cá chép đỏ để phụcvụ nhu cầu của người dân trong ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Xem bài“Làngchuyên cung cấp "phương tiện" cho ông Táo

-Họ phục vụ chonhững người mê tín dị đoan mua cá làm phương tiện để đưa Ông Táo về trời để cầuphước. Trong sự tín ngưỡng văn hóa nhân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp đã giếtchết biết bao nhiêu sinh mạng (cá chép vàng) để cúng Ông Táo.

-Theo Văn hóa Phậtgiáo: Phước hay họa cũng từ nơi tâm, người Phật tử cần phải có Chánhkiến thấy đúng như thật, không nên theo những văn hóamê tín dị đoan tiếp tay kẻ xấu hại sinh mạng thì tổn phước, tổn lòngtừ bi, thì tai họa ắt sẽ đến.

-Lòng từ bi của nhàPhật thể hiện văn hóa ăn chay, phóng sinh để tôn trọng sự sống, Đức Phậtdạy “trong mỗi chúng sinh đều có Phậttính.” Mua cá chép vàng về cúng Ông Táo để cầu phước, nhưng việc làm đó hoàntoàn vô ích, chẳng những không có phước mà còn bị mất phước. Trong Kinh PhạmVõng Đức Phật dạy:

Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấygiết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phươngpháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cốgiết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tấtcả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát nàyphạm Ba-la-di tội.” [4]

-Trong Kinh HoaNghiêm Đức Phật dạy: “Cái quý nhất của chúng sinh đó là “thân mạng”, cáiyêu quý nhất của chư Phật là chúng sinh, Hay cứu thân mạng chúng sinh tức làhay hoàn thành tâm nguyện của chư Phật”. Trong Kinh Phân Biệt Thiện Ác báoứng:

Hỏi : Làm việcgì thâu hoạch quả sống lâu?

Đáp:Có 10 điều. Những gì là 10 :

1. Lìa lỗi tự mình giết hại.

2. Lìa lỗi khuyên bảo người khác giết hại.

3. Lìa lỗi sướng thích đối với việc giết hại.

4. Lìa lỗi thấy người giết mình phụ trợ theo.

5. Cứu khỏi tội chết trong hình ngục.

6. Phóng thích thân mạng (phóng sanh).

7. Ban cho mọi loài pháp không sợ hãi.

8. Chẩn cấp cho người bệnh.

9. Bố thí thức ăn đồ uống.

10. Cúng dường đèn đuốc, cờ phướn.

Như vậy là10 việc làm thu hoạch phước báo trường thọ.

-Nếu chúng ta làngười Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tíndị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạolý, tổn hại lòng từ bi, chẳng những không có phước còn mang tội, nghiệp báokiếp sau sinh mạng sẽ tổn thọ.

Trong LuậnĐại Trí Độ: cũng có nói rằng: “Trong các việc ác, nghiệp sátlớn nhất. Giữa các việc lành, phóng sanh trên hết.” Vì vậy chúng ta làPhật tử cần phải hành theo lời Phật dạy, không mua cá chép để cúng Ông Táo,không theo văn hóa mê tín dị đoan, tức là chúng ta không có tiếp tay cho nhữngngười kia lợi dụng nuôi cá để bán trong ngày 23 tháng chạp

Phướchay họado tâm tạo

Phước hay họa,thiện, ác cũng từ do từ tâm tạo, nếu tâm chúng ta hành thiện thì cuộc sốngchúng ta sẽ an lạc, Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Trong các pháp, tâmdẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thìkhổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp,tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm thanhtịnh thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng với hình.” [5]

-Qua đó chúng tathấy rằng họa hay phước do tâm tạo, muốn gia đình bình an, hạnh phúc, gia đạohưng thịnh, không nên tin vào đấng Thần linh nào cả, mà hãy cần thiết lập tâmchúng ta một cách bền vững, bằng niềm tin vào Chánh Pháp và Trí tuệ để sốngđúng đạo đức nhân bản bằng cách giữ gìn năm giới:

Mỗi người tự mình không sát sanh và khuyên người đừngsát sanh.
Mỗi người không trộm cắp và khuyên người đừng trộmcắp.
Mỗi người không tà hạnh và khuyên người đừng tà hạnh.
Mỗi người không nói dối và khuyên người đừng nói dối.
Mỗi người không uống rượu và khuyên người đừng uốngrượu.

-Năm giới là nềntảng xây dựng đời sống hạnh phúc an ổn cho gia đình và xã hội. Trong cuộc sốnghàng ngày chúng ta phải có niềm tin vững chắc, khi phước đến không mừng, họađến không lo. Cứ tùy duyên mà vui sống. Như khi ta gặp hoạn nạn, như bệnhhoạn đau yếu, đang sống cảnh cô độc, hoặc giả đang mang chứng bệnh nan y v.v…chẳng hạn, thì ta biết đó là do nghiệp quả của ta đã gây tạo, nên giờ đây taphải trả. Nhờ ngày hôm nay chúng ta có tu, có phước báu để trả nợ kiếp trước,khi trả hết nợ không phải chúng ta chuyển họa thành phước sao?

-Chúng ta cố gắngtu hành làm thiện, tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú, hành thiền (phước vô lậu)… bốthí, cúng dường (phước hữu lậu)… thì cái chết có đến với chúng ta, cũng chẳngcó gì phải lo sợ, vì chúng ta đã trả nghiệp nhân đời quá khứ, và ta biết rằngai cũng phải bước vào cửa tử. Đây là con đường mòn mà tất cả mọi người già trẻbé lớn gì cũng phải đi qua. Khi xả báo thân này thì phước báo tu hành trongkiếp này sẽ đưa chúng ta đến một cảnh giới an lành (Niết-Bàn) giải thoát khổđau sinh tử. Như vậy, không phải là ta đã chuyển họa thành phước đó sao?

-Ngược lại chúngta cầu giàu sang, phước báu, con cái bình an, gia đạo hưng thịnh… không biết tuhành tạo phước, theo những tập tục văn hóa mê tín dị đoan cúng vái Thần linh,sát sinh hại vật để cúng tế cầu khẩn, thì không phải là phước trong họa sao?

-Trong các Tôngiáo đa Thần hay nhất Thần, họ tin tưởng vào đấng Thần linh có quyền năng, banơn gián họa, cho nên những tín đồ mới sát sinh hại vật để cúng tế Thần linh,ban phước….

-Khi Đức Phật thịhiện xuống Ấn Độ, Ngài đã dẹp bỏ những tư tưởng ban phước giáng họa của Thầnlinh dưới dạng mê tín dị đoan. Đức Phật dạy rằng: “phước họa đều do nghiệpmình tạo, mọi việc trên cõi đời này đều được xét xử công bằng dựa trên luậtnhân quả, nghiệp báo.” Nếu người làm ác phải gánh quả báo xấu, làm thiệnđược hưởng kết quả tốt đẹp, không tin vào Đấng Thần linh nào cả:

-“Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tintưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớđược nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích củaThánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng mộtvị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tíncủa các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinhnghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mụcđích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉchuẩn."

Trong thời Phậtcòn tại thế Xá Lợi Phất đã thưa với Đức Phật rằng:

- “Xin Ngài chỉdạy xem tại sao vị Tỳ kheo đó rất thông minh, mà lại bị quả báo luôn luôn bị bỏsót, nên phải ăn cơm của Xá Lợi Phất chia cho”.

Đức Phật nói rằng:

“Vị Thầy này khôngphải mới tu, mà tiền kiếp đã là một Thượng tọa. Tuy có giới phẩm, nhưng vị nàykhông bỏ lòng ích kỷ. Quý Phật tử nên suy nghĩ điều này, tu lâu, tạo được nhiềuphước, nhưng tánh ích kỷ, ganh tỵ vẫn còn nguyên, thì vẫn phải trả quả báo.”

- Vì thế Con ngườimuốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ khôngphải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần linh, Ông Táo, ThầnTài, Thổ Địa, hoặc tử vi tướng số….

Chỉ có phước báumới có thể giúp đỡ con người được tai qua nạn khỏi, được bình yên may mắn.Phước báu có được do những việc làm phước thiện, tốt lành, lương thiện, chẳnghạn như: ăn chay, bố thí cúng dường, đi chùa lễ Phật, ấn tống kinh sách, cứungười giúp đời, tụng kinh niệm Phật, trì chú thiền quán, trì giới nhẫn nhịn.Phước báo không phải mùa cá chép vàng, vàng mã,… để cúng tế Thần linh ban phướcmột điều hết sức phi lý trái chân lý. Vì vậy người Phật tử của chúng ta khôngbao giờ theo những văn hóa mê tín dị đoan như thế

Trí Giải

Chú thích:

[1] Tự điển BáchKhoa Toàn Thư

[2] Xem bài Người Trung Quốc ănTết ra sao?

[3] Nguồn gốc và ý nghĩanhững từ ngữ Tết

[4] Kinh PhạmVõng, Bồ Tát Tâm Địa Phẩm lược sớ, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch giới thứ nhất

[5] Kinh Pháp Cúsố 1 phẩm song yếu;

Mời quý vị xem nhữnghình ảnh sau:

PhuocHoa002

Những người dânThủy Trầm hối hả thu gom cá sát ngày ông Táo về trời

PhuocHoa004

Anh Hiếu 1 trongnhững gia đình xuất cá đỏ nhiều nhất

PhuocHoa006

Ở Thủy Trầm cá nhỏđược giá hơn cá to

PhuocHoa008

Cá đỏ Thủy Trầmđược nuôi cùng cá chép để cho chậm lớn

PhuocHoa010

Lọc và tuyển chọnnhững loại cá tốt

PhuocHoa012

Bổ sung oxy vàgiúp cá nhả sạch bùn đất

PhuocHoa013

Những gia đình cócá đẹp luôn được các lái buôn để mắt tới

PhuocHoa015

Bơm oxy mỗi khi cáđược vận chuyển đi xa

PhuocHoa017

Những mẻ cá đầutiên được mang đi những xã lân cận

PhuocHoa019

Còn vài ngày nữalà đến ông Táo nên trong làng hầu hết mọi nhà đã vét sạch cá

PhuocHoa021

Phút nghỉ ngơicùng mùi cá nướng thơm phức

PhuocHoa023

Chuyến hàng đầutiên được các lái buôn đưa đi tỉnh xa

PhuocHoa025

Phơi lưới sau khiđã vét sạch cá, làng quê này lai trở về với vẻ thanh bình vốn có của nó

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2013(Xem: 6739)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8220)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 9991)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9791)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 7002)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 6951)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8203)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7563)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11232)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10411)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]