Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trồng hoa trên đá

18/01/201209:20(Xem: 8396)
Trồng hoa trên đá
hoa-phu-dung
Một đóa Phù Dung trồng trên đá của Thiền sư Đạo Giai đến bây giờ vẫn còn lung linh sắc xuân: "Ngộ sắc ngộthinh như thạch thượng tài hoa/ Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết".

Tạm dịch:

Gặp sắc gặpthinh như trồng hoa trên đá,
Thấy lợi thấydanh như bụi rơi trong mắt.

Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng.

Chúng ta cũngthích an nhàn tự tại nhưng lại sợ cô đơn, thanh đạm. Quanh quẩn bên mình có mộtchút sắc thinh danh lợi thì đời dường như vui hơn, khởi sắc hơn. Cho nên conngười đã không ngần ngại dệt gấm thêu hoa nơi chốn trần gian lắm mộng. Con mắtlà một cơ quan, chức năng của nó là để nhìn thấy. Chúng sanh nhìn thấy sanhchuyện, Bồ-tát nhìn thấy không sanh chuyện, khác nhau ở chỗ tâm phan duyên. Mắtem xanh thẳm những trời xanh… Quá! Thi nhân cho đó là hồn thu thủy, mặc sức màbơi lội chìm nổi trên đầu sóng thức lô xô. Phật gia thì bảo điên đảo vọngtưởng, dẹp quách cho rồi. Sống bình thường dễ thấy bình an.

Tâm là tiếng Tàu, dịch qua tiếng Việt làtim. Vì là tim nên nó quyết định mạng sống của mình. Chỉ cần tim ngừng đập làchúng ta chết. Thiên hạ ai không từng đứng tim khi chạy theo tài sắc danh thựcthùy, vậy mà vẫn cứ mê chạy theo nó, cho nên chết điếng liên miên. Càng theođuổi càng mệt mỏi, dù được hay không cuối cùng cũng mất trắng, bởi vì nó cóthật đâu mà được. Nắm ngũ dục trong tay chưa chắc là đã có hạnh phúc, đôi khicòn khổ hơn chưa nắm. Thử tưởng tượng ta nắm một cục nước đá trong tay, khi nócòn mình lạnh buốt, khi nó tan mình trắng tay. Thế thôi. Hợp tan là luật củaduyên sinh vô thường, không phải chuyện con người định đoạt.

Thiền sư thấu đạt lẽ này nên thích trồnghoa trên đá, thưởng hoa trên đá, không trồng trên ngũ dục như chúng ta. Hoa nởthì biết hoa nở, hoa tàn biết hoa tàn chứ không tàn nở theo hoa. Ngũ dục chỉ lànhững thứ ảo giác chóng đổi thay, nhưng nó lại có một sức hấp dẫn kinh người.Ngẫm mà xem, cái ảo mà làm cho ta đau ta khổ mới thật vô lý, nhưng con ngườivẫn cảm thấy có lý. Thật ra các pháp tựu tán không làm cho chúng ta khổ, mà tâmtham ái chấp trước làm mình khổ. Tất cả các pháp trên thế gian là vô thường màta muốn nó còn hoài là ta đi ngược với luật vô thường. Chống lại một quy luậtkhông thể chống là tự đưa mình vào con đường cùng, vào nỗi khổ cùng đường.

Trong kinh Kim Cang, Phật dạy: “Bất ưngtrụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sởtrụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh,hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia. Chúng tacó thể tạm diễn nghĩa thế này “không nên trụ nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, conngoan, công danh, sự nghiệp mà sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm”,được không? Nếu sống được như vậy là chúng ta đang bắt chước thiền sư trồng hoatrên đá. Thực tập chỗ này không phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, nhưng đôi khi lạiquá sức mình? Tại sao lạ vậy? Tại nghiệp lôi mạnh quá. Chúng sanh quen chạytheo những thứ ấy rồi, bây giờ bảo đừng chạy theo không phải chuyện dễ. Cần rấtnhiều công phu, chịu khó sửa lại thói quen, dĩ nhiên là cực hơn chạy theo thóiquen.

Không nên trụ tức là không nên kẹt. Khôngnên trụ sắc sanh tâm, là không nên mê thích sắc rồi sanh tâm muốn nó thuộc vềmình. Người thế gian khi thấy sắc đẹp liền thích, muốn sắc đó thuộc về mình.Muốn không được thì đau khổ, thất vọng. Muốn được lại càng khổ hơn vì phải gìngiữ. Nếu nó mất đi nỗi khổ cứ thế nhân thêm lên. Đang thanh thản an nhiên, bỗngdưng chuốc khổ vào thân vì một chút sắc bên ngoài, rồi đổ thừa ngũ dục lôi. Hỏikỹ lại, ta lôi ngũ dục hay ngũ dục lôi ta? Phật dạy nếu muốn hết khổ thì khôngnên trụ sắc, thanh, hương… sanh tâm. Tổ bảo gặp sắc gặp thinh như trồng hoatrên đá, cả hai đều không ngoài một diệu chỉ nhất như.

Việc tu sửa thật ra không phải quá sứcchúng ta, nhưng vì mình ít làm, hoặc không quyết tâm làm, thành ra thấy khó.Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằmtrong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở. Trong vận mệnhnày chúng ta toàn quyền quyết định, tự hạ lệnh cho mình và tự hành lệnh mộtcách nghiêm chỉnh. Nếu không nghiêm chỉnh thì tự nhận phạt bằng cách thọ khổ.Có thế thôi. Ngày nào chúng ta chưa hết khổ là ngày đó chưa hành chánh lệnhquyết liệt, không nên đổ thừa cho ai, cũng không nên kêu cứu ai, mà phải tựmình cứu mình.

Chúng sanh khổ là do gá tâm vào các duyênrồi chấp kẹt nơi đó. Bây giờ đừng gá nữa, hoặc lỡ gá thì gỡ từ từ, đằng nàychúng ta không gỡ mà còn cố cột thêm. Như vậy biết bao giờ mới hết khổ. Hồichưa học Phật, chưa là Phật tử, chúng ta khổ mười bây giờ giảm bớt còn tám,sáu, năm, ba, hai, một, chứ không thể hồi trước khổ một bây giờ khổ hai ba. Nhưvậy không phải là Phật tử.

Tổ dạy “Trồng hoa trên đá” là làm tất cảviệc mà không dính, tức là làm trong tâm tỉnh giác. Muốn thế phải có đạo lựcrất mạnh. Nếu tâm không tỉnh chúng ta sẽ tạo nghiệp, trước tiên là tạo nghiệptrong ý tưởng. Một khi ý đã dấy rồi mà không có sự tỉnh giác, thì sẽ dẫn tớimiệng, miệng nói chưa đủ sẽ dẫn tới tay chân. Thế là tam giới mở ra, ba cõi sáuđường đồng hiện bày. Người tỉnh giác, an ổn trong cái thấy nghe thì đâu có việcgì. Nhìn mắt em chỉ thấy mắt em, chứ đừng thêm một trời xanh thăm thẳm thìkhông chói mắt. Chỉ vậy thôi.

Căn cảnh không dính nhau, đó là trồng hoa trên đá, làđóa Phù Dung mãn khai của thiền sư năm xưa hiến tặng cho cuộc đời trong vạn kỷniên xuân.

Hạnh Chiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 10949)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 8104)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9479)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9487)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 8091)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17427)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8999)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8628)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8643)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17913)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]