Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện của rồng

18/01/201209:20(Xem: 7360)
Chuyện của rồng
conrong2
Có 990 ức cư sĩ, do vì đấu tranh kiên cố, phỉ báng kinh giới… sau khi chết đều vào trong loài Rồng..., nay số lượng của loài rồng nhiều không thể tính hết.

Quyến thuộctrước ít sau nhiều

Long vương hỏi Phật:

- Con trụ ở biển lớn này từ Kiếp sơ (Kalpāgra – thế giớihữu tình mới hình thành). Thuở Phật Câu-lưu-tôn, vợ con quyến thuộc ở trongbiển lớn này rất ít, nhưng nay thì rất đông.

Phật bảo Long vương:

- Những người xuất gia ở trong Phật pháp mà vi phạmgiới luật, trái với phạm hạnh, giới chưa xả mà đã phá giới… thì phần nhiều saukhi chết đều sanh vào loài Rồng.

Long vương lại hỏi:

- Những người phạm giới như vậy không thấy họ rơithẳng xuống địa ngục, mà sau khi hết thọ mạng đều sanh vào trong loài Rồng?

bac hai lv.jpg

Bắc Hải long vương

Phật bảo Long vương:

- Thời Phật Câu-lưu-tôn có 98 ức cư sĩ xuất gia, nhữngai phạm cấm giới đều sanh vào trong loài Rồng. Thời Phật Câu-na-hàm mâu-ni có80 ức cư sĩ xuất gia, những người huỷ giới, buông lung, sau khi hết thọ mạngđều sinh vào trong loài Rồng. Thời Phật Ca-diếp có 64 ức cư sĩ xuất gia, phạm giớiđều sanh vào trong loài Rồng. Nay ở trong thời của Ta, có 990 ức cư sĩ, do vìđấu tranh kiên cố, phỉ báng kinh giới… sau khi chết đều vào trong loài Rồng.Ngày nay đã có sự sinh sôi như thế là vì có những nguyên nhân trên, cho nên ởtrong biển lớn vợ con quyến thuộc của các loài Rồng số nhiều không thể tínhhết. Sau khi ta niết-bàn, có rất nhiều ưu-bà-tắc xấu ác, trái phạm cấm giới sẽsinh vào trong loài Rồng hoặc đoạ xuống địa ngục. (Kinh luật dị tướng, ĐTK/ĐCTTtập 53, N° 2121 dẫn Hải long vương kinh, quyển thứ 2)

Rồng giữ giới cho đến chết

Đại lực Độc longdùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồicũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia, vào rừng, ngồidưới gốc cây tư duy thiền quán. Ngồi lâu, Độc long mỏi mệt nên ngủ gục. Cáchthức của loài Rồng khi ngủ có hình dạng như con rắn bảy màu quý hiếm. Một ngườithợ săn trông thấy hết sức vui mừng, nghĩ rằng: Thật là hy hữu khó gặp, nếu talấy được bộ da của con vật này rồi dâng lên cho quốc vương để làm đồ phục sứcthì không có gì sánh bằng. Nghĩ vậy rồi, thợ săn bèn lấy mũi dao lột da Rồng.Rồng tự nghĩ rằng: Sức mạnh của ta có thể làm nghiêng đổ đất nước, thì một mũidao nhọn bé nhỏ này có thể làm khó được ta sao? Nhưng hôm nay ta đã phát nguyệngiữ giới, cho nên không thèm nghĩ đến thân này nữa. Nghĩ vậy rồi, Rồng liền ytheo lời Phật dạy, tự hành nhẫn nhục, nhắm mắt không nhìn, nín hơi không thở,khởi niệm từ bi đối với người thợ săn. Rồng hết lòng giữ giới, cam chịu bị lộtda, không hề hối tiếc. Da thịt bị lóc ra đỏ cả mặt đất. Hôm ấy trời nắng to,sức nóng uyển chuyển trong lòng đất, Độc long thấy rõ muôn loài vi trùng nhỏ bétừ khắp nơi tụ về ăn thịt của mình, nhưng vì giữ giới, Độc long không cảm thấysợ hãi, lại tự suy nghĩ rằng: Hôm nay ta bố thí thân này cho muôn trùng là đểvì Phật đạo. Ngày nay đem xác thịt bố thí để thành tựu cái thân viên mãn, ngàysau đem pháp bố thí để thành tựu cái tâm viên mãn. (Kinh luật dị tướng,ĐTK/ĐCTT tập 53, N° 2121 dẫn Đại trí luận, quyển 14).

Vậy rồi, thân hết, mạngdứt, Độc long liền sinh về cõi trời Đao-lợi.

29.jpg

Bốn Đại long gặp họa Chim cánh vàng, đến cầu xin Phật

Có bốn Long vương,một tên là Hấp khí, hai tên là Đại hấp khí, ba tên là Hùng-bi, bốn tên là Vôlượng sắc, đến bạch Thế Tôn rằng:

- Ở trong biển nàycó vô số loài Rồng. Có bốn loài Chim cánh vàng thường đến trong biển này để bắtcác loài Rồng để ăn thịt. Nguyện xin Phật thương xót chúng con, ủng hộ chúngcon, để cho chúng con được an ổn, không còn bị lo lắng, âu sầu, sợ hãi.

Thế Tôn cởi chiếc yđen trên thân rồi bảo với Hải long vương rằng:

- Ngươi hãy giữchiếc y đen này của Như Lai, đem phân chia cho tất cả các loài Rồng ở khắp nơi;ở trong biển lớn chỉ cần có một sợi tơ của chiếc y này thì Chim cánh vàng vươngkhông dám xúc phạm.

Bấy giờ Hải longvương nhận lấy y của Phật rồi phân chia cho các Long vương khác, tùy theo thânhình của mỗi loài rộng hẹp, lớn nhỏ mà cấp cho. Số lượng y như vậy tính rakhông thể cùng tận. Khi ấy, Hải long vương nói với các Long vương khác rằng:

- Các người phảicung kính tấm y này giống như cung kính, cúng dường xá-lợi Thế Tôn sau khi nhậpniết-bàn. Hãy dùng tất cả mọi phương tiện có được để phụng sự Thế Tôn.

Bốn Chim cánh vàngvương nghe Phật ban phép như vậy thì thảy đều kinh hãi, tức tốc bay đến chỗPhật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi kiện rằng:

- Hà cớ gì Thế Tônđoạt mất miếng ăn của chúng tôi?

Đức Phật nói:

- Có bốn cách kiếmthức ăn khiến cho chúng sanh bị đoạ vào ba đường ác. Những gì là bốn? Một là,dùng lưới vây bắt cầm thú, tàn hại muôn loài, sát sinh oan mạng… để kiếm thứcăn. Hai là, dùng gậy gộc, đao kiếm, thương trượng, xà mâu, cung tên… bức bách,đâm chém, cướp đoạt tài sản của người khác để kiếm thức ăn. Ba là, xan tham,nịnh hót, gây rối loạn, phạm cấm giới, tà kiến, lừa dối… để kiếm thức ăn. Bốnlà, không phải thầy tự xưng làm thầy, không phải Thế Tôn tự xưng là Thế Tôn,theo tà đạo mà cho mình chính, không phải tịch chí mà tự xưng tịch chí, khôngthanh tịnh tự xưng thanh tịnh, không có phạm hạnh mà tự xưng phạm hạnh… tự xưngbừa như vậy để cầu mong có được thức ăn. Bốn cách kiếm thức ăn như vậy khiếncho chúng sanh đoạ lạc vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ta thuyếtpháp là để từ diệt bốn cách kiếm thức ăn này, để chúng sanh không vì nuôi dưỡngcái thân này mà tổn hại đến các loài chúng sanh khác. Muốn tự bảo hộ thân mìnhphải biết bảo hộ thân của người khác, phải cẩn thận giữ gìn chứ có vi phạm.

Khi ấy bốn Chimcánh vàng vương, mỗi con đều đem theo ngàn quyến thuộc, tề tựu trước Phật vàbạch lời rằng:

- Hôm nay chúng conxin quy y Phật, Pháp và Tăng. Chúng con xin sám hối những lỗi lầm đã phạm trướcđây, từ nay về sau nguyện xin phụng trì cấm giới, xin lấy đức tính vô uý để banbố cho tất các loài Rồng. Chúng con nguyện ủng hộ cháp chánh, để chánh pháp củaPhật trụ vững ở tương lai; theo đạo pháp cho đến khi diệt tận, chúng con cũngkhông trái lời Phật dạy. (Kinh luật dị tướng, ĐTK/ĐCTT tập 53, N° 2121 dẫn Hảilong vương kinh, quyển 4).

Thích Nguyên Hùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7895)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9250)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8026)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8870)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9718)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8434)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8389)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18081)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11953)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 9688)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]