Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổi mới để có một mùa xuân

12/01/201202:00(Xem: 8623)
Đổi mới để có một mùa xuân
ĐỔI MỚI ĐỂ CÓ MỘT MÙA XUÂN
Nguyễn Thế Đăng


mua-xuan2Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?

Trong ước mong và hành động của con người cái mới bao giờ cũng đồng hóavới cái tốt hơn, đẹp hơn, đúng hơn.

Nếu nhìn kỹ thì trong một ngày cũng có bốn mùa: tảng sáng cho đến giữabuổi sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu và tối rút vào giấc ngủlà mùa đông. Sự đổi thay là phần việc của thiên nhiên, sự đổi mới chủ yếu là docon người. Nếu không có sự đổi thay biến chuyển như thế làm sao có tiến bộ? Nếukhông có sự đổi mới mỗi ngày ắt cuộc đời sẽ buồn tẻ và bất hạnh.

Con người muốn sống vui vẻ, sung sức, hạnh phúc thì phải đổi mới, đổi mớitừng ngày. Nhưng đổi mới cái gì? Đổi mới của thiên nhiên thì chúng ta tạm biếtrồi, còn đổi mới của con người là gì?

Đổi mới của con người là làm sạch thân tâm mình, tịnh hóa những tiêu cực,gây tai hại, làm chướng ngại, để tiếp nhận và phát triển cái mới. Cắt bỏ (đoạntrừ) những phiền não và những thứ gây ra phiền não; tịnh hóa những ám ảnh,những buồn đau, những cái hư hỏng, xấu xí, cũ kỹ.

Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tíchcực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cáitích cực.

Đổi mới là tự hoàn thiện theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Đâylà sự tiến bộ và phát triển của con người.

Những chữ “tịnh hóa, loại bỏ, chuyển hóa, hoàn thiện, tiến bộ, pháttriển, tích tập xông ướp” là những thực hành Phật giáo đã trở thành những từngữ quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Như thế, đạo Phật là phương tiện giúp ta đổi mới mỗi năm, mỗi tháng, mỗingày, thậm chí mỗi giờ. Đổi mới thân, khẩu, ý của chúng ta theo chiều hướngChân, Thiện, Mỹ. Chúng ta chỉ cần thực hành bất cứ một pháp môn nào của đạoPhật trong một giờ đồng hồ, sau một giờ ấy, dù tiến trình đổi mới này khó nhậnra, chúng ta cũng phải cảm thấy thân tâm mình tươi mới lại, sạch sẽ ra, trongsáng hơn, thanh nhẹ hơn, an vui sáng suốt hơn. Thế nên, nếu biết đổi mới mìnhmỗi ngày bằng niệm Phật, ngồi thiền, bằng sám hối, bằng tụng kinh trì chú, bằngphát Bồ-đề tâm và hồi hướng… là chúng ta đang tạo dựng hạnh phúc cho mình, đangđi trên con đường đổi mới của tự do và an vui, con đường Phật đạo.

Nếu thực sự biếtlàm một phápmôn nào, chúng ta sẽ tiếp xúc được với Phật pháp, cái mà chúng ta thường nói làPhật, Pháp, Tăng thường trụ.

Nếu không đổi mới được thân tâm mình, thời gian đối với chúng ta là mấtthay vì được. Và cuối chuyến đi buôn có phần mệt nhọc trên trần thế này mớibiết là mình lỗ lả nặng nề thì đã muộn.

Đạo Phật giúp ta chủ động đổi mới thường trực. Sự đổi mới đi từ nhữngmảnh nhỏ của cuộc đời mình lần lần đến đổi mới toàn diện, triệt để. Sự đổi mớiđược người xưa đồng hóa với mùa xuân, có lẽ vì người Việt Nam ưa thích mùa xuân hơn ai hết.Những bài thơ buổi đầu của thi ca Việt Nam ở thời Lý Trần hay nhắc đến mùaxuân. Chỉ riêng vua Trần Nhân Tông thì trong 30 bài thơ, đã có tới 16bài có chữ xuân.

Đạo Phật giúp chúng ta đổi mới toàn diện và triệt để đến độ thấy và sốngđược một mùa xuân vĩnh cửu, một mùa xuân bất tử. Lúc ấy chúng ta mới hết nghi cáimùa xuân bất tử này. Mùa xuân bất tử ấy không chỉ siêu vượt ngoài sự đến đi, nởtàn, còn mất, mà còn nằm ngay chính nơi sự đến đi, nở tàn, còn mất:

Xuân đến xuân đi nghi xuân tận
Hoa tàn hoa nở chỉ là Xuân.
Thiền sư Chân Không (1046-1100)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8353)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6105)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7961)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12137)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8100)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7496)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13838)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8055)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9256)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6701)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]